intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết và tiếp cận công cụ tài chính phái sinh

Chia sẻ: Bui Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

865
lượt xem
314
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CCTCPS là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục đích thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết và tiếp cận công cụ tài chính phái sinh

  1. Nhận biết và tiếp cận công cụ tài chính phái sinh  TCKT cập nhật: 01/11/2008  Công cụ tài chính phái sinh (CCTCPS) là một thuật ngữ khá mới và chưa được áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế Việt Nam.  Hiện nay, một số ngân hàng thương mại và DN đã bắt đầu phái sinh các giao dịch liên quan đến cctcps nhưng Nhà nước  chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành hướng dẫn kế toán một số công cụ tài chính, nhưng việc  hướng dẫn còn bó hẹp trong một số loại CCTCPS nhất định và đôi chỗ chưa thật sự hợp lý. Trong phạm vi của bài này, chỉ  xin trao đổi về phương pháp nhận biết và cách thức tiếp cận đối với một số loại CCTCPS đã bắt đầu xuất hiện trong hoạt  động kinh tế tại Việt Nam.  CCTCPS là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì  mục đích thương mại. CCTCPS có các đặc điểm: Giá trị của CCTCPS có thể bị thay đổi theo sự biến động của lãi suất trên  thị trường, sự biến động của giá trị công cụ tài chính gốc (hợp đồng), giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, tỷ suất hoặc  chỉ số tín dụng hoặc các biến động khác của hợp đồng gốc; DN sử dụng CCTCPS có thể phải bỏ ra khỏan đầu tư ban đầu  nhưng khỏan đầu tư ban đầu đó nhỏ hơn giá trị của các hợp đồng gốc mà những hợp đồng này có khả năng thay đổi do  những biến động của các yếu tố không chắc chắc trên thị trường; được thanh toán vào một ngày trong tương lai.  CCTCPS bao gồm 4 loại:  Hợp đồng tương lai:  Là hợp đồng được thực hiện một ngày trong tương lai với một mức giá hoặc lãi suất nhất định. Các bên tham gia trong hợp  đồng tương lai có trách nhiệm phải thực hiện các nghĩa vụ của mình tại ngày kết thúc hợp đồng. Tại ngày bắt đầu hợp đồng,  không bên nào phải trả phí mà chỉ phải mở tài khoản ký quỹ tại nhà môi giới. Theo thông lệ quốc tế, nhà môi giới là Sở thanh  toán bù trừ được cài đặt tại ngân hàng giao dịch hoặc trung tâm giao dịch tài chính.  Hợp đồng kỳ hạn  Về nguyên tắc, hợp đồng kỳ hạn có bản chất tương tự như hợp đồng tương lai, nhưng có sự khác biệt nhất định, đó là hợp  đồng được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC; giá trị hợp đồng được xác định căn cứ vào sự thỏa thuận cụ thể của  các bên tham giá hợp đồng; có thể mang đến rủi ro cho các bên tham giá; Các bên tham gia phải thanh toán tiền ký quỹ một  lần vào ngày đáo hạn hợp đồng và hợp đồng chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.  Hợp đồng quyền chọn  Là hợp đồng bắt đầu được thực hiện vào một ngày hoặc một khỏang thời gian trong tương lai, bên mua quyền chọn có thể  hoặc không thực hiện quyền chọn tại thời điểm được quy định trong hợp đồng. Bên mua quyền chọn phải trả phí cho bên bán  quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC)  Đặc điểm của các bên tham gia hợp đồng quyền chọn: 
  2. Bên tham gia HĐ ­ Giá thị trường > giá gốc HĐ: thực hiện  ­ Giá thị trường > giá gốc HĐ: Không phải  HĐ; thực hiện HĐ (do bên mua không yêu cầu     ­  Giá thị trường 
  3. Giao dịch phái sinh lãi suất  Hình thức thanh toán  Thanh toán đơn lẻ  Thanh toán phức hợp  ­ Hợp đồng tài chính tương lai ­ Thỏa thuận lãi suất kỳ hạn ­ Quyền chọn lãi suất ­ Lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất trung ­ Hoán đổi lãi suất ­ Quyền chọn hoán đổi lãi suất  X X X     X        X X 
  4. Hiện tại, ở Việt Nam đã phát sinh thêm một số giao dịch tài chính phái sinh lãi suất như sau:  Hợp đồng tài chính tương lai là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý để mua hoặc bán một số lượng chuẩn các công  cụ tài chính cụ thể tại một ngày trong tương lai với mức giá thảo thuận giữa các bên trên sàn giao dịch tập trung.  Để tham gia vào hợp đồng tương lai, người bán và người mua phải xác định họ mong chờ cái gì và nghĩa vụ pháp lí họ phải  thực hiện ra sao. Hợp đồng tương lai có mức giá cố định, các bên tham gia phải thực hiện toàn bộ hợp đồng chứ không thể  thực hiện hiện một phần của hợp đồng. Tại ngày bắt đầu hợp đồng, cả người mua và người bán đều phải đặt cọc một khoản  tiền tối thiểu gọi là tiền ký quỹ tại Sở Giao dịch. Mức độ ký quỹ thực tế được tính toán bởi ngân hàng mở tài khoản/ hoặc Sở  thanh toán bù trừ (của ngân hàng hoặc trung tâm giao dịch). Phương pháp được sử dụng để tính mức ký quỹ là hệ thống  phân tích rủi ro đầu tư tiêu chuẩn. Tiền ký quỹ được niêm yết công khai cho từng hợp đồng tương lai và số tiền ký quỹ này có  thể thay đổi tùy theo sự biến động của thị trường. Cần chú ý rằng các bên tham gia vào hợp đồng tài chính tương lai có thể  mua bán các hợp đồng trên danh nghĩa chứ không phải bắt buộc phải trao đổi với nhau khoản tiền gốc theo hợp đồng.  Hoạt động của hợp đồng tương lai dựa trên nguyên tắc tham chiếu thị trường hàng ngày bằng cách so sánh giao dịch của  khách hàng với giá thanh toán hàng ngày. Theo đó, lợi nhuận hoặc lỗ cũng được xác định hàng ngày. Nếu khahc hàng rơi  vào tình trạng lỗ trong ngày, họ phải trả ngay khỏan lỗ đó bằng tiền trong ngày, ngược lại, họ sẽ nhanạ được khỏan thanh  toán tiền lãi ngay trong ngày. Việc thanh toán lỗ hoặc nhận lãi trong ngày được gọi là sự biến động của tiền ký quỹ (có nghĩa  là tài chính ký quỹ của khách hàng sẽ biến động theo ngày phụ thuộc vào khách hàng lỗ hay lãi)  Ví dụ: tại ngày 1/10, DN cho rằng lãi suất dollar sẽ giảm vào cuối nă. Lãi suất thả nổi liên ngân hàng thời hạn 3 tháng tại thời  điểm 1/10 ở London là 6.25%, lãi suất kỳ hạn 3 tháng dự tính tại thời điểm cuối năm là 6.25%. Do vậy, thị trường hợp đồng  tương lai sẽ chiết khấu theo sự giảm lãi suất. DN muốn kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán sự biến động giảm của lãi suất ngắn  hạn nên đã mua một hợp đồng tương lai là một giao dịch cho vay danh nghĩa  5 triệu dollar (danh nghĩa vì giao dịch chỉ là  việc mua một công cụ tài chính trên danh nghĩa chứ không thực sự phải cho vay tiền), với lãi suất là 6.15%. Nếu tại thời điểm  cuối năm, lãi suất cho vay thực tế chỉ là 4.65% thì có nghĩa là DN đã có được lợi nhuận do lãi suất DN đã ký trong hợp đồng  tương lai là 6.15%.  Thỏa thuân lãi suất kỳ hạn  Là một thỏa thuận mang tính ràng buộc pháp lý giữa hai bên để xác định mức lãi suất sẽ phải áp dụng đối với khoản vay  hoặc cho vay danh nghĩa để được nhận hoặc đầu tư một giá trị thỏa thuận vào một ngày tương lai với một thời hạn cụ thể.  Trong hợp đồng kỳ hạn, một bên là người mua, một bên là người bán. Người mua đồng ý vay trên danh nghĩa một khỏan tiền  theo lãi suất kỳ hạn. Tại ngày thanh toán, khỏan chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn và lãi suất liên ngân hàng sẽ được các bên  thanh toán cho nhau bằng tiền. Khái niệm người bán và người mua được sử dụng để xác định ai là người cho vay danh nghĩa  và ai là người đi vay danh nghĩa.  Do thỏa thuận lãi suất kỳ hạn là mang tính ràng buộc pháp lý, nên hai bên đều phải thực hiện hợp đồng. Cả hai bên đều có  thể sử dụng thỏa thuận lãi suất kỳ hạn để ngăn ngừa rủi ro phái sinh do biến động của lãi suất trong tương lai. Thông thường, 
  5. một bên sẽ là ngân hàng và một bên là DN/ hoặc cũng có thể là ngân hàng khác. Lãi suất kỳ hạn có thể được tính toán dựa  trên cơ sở kỳ hạn cộng (+) với mức lợi nhuận nhất định. Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC  và được niêm yết giá bởi các ngân hàng. Về thực chất, mỗi người tham gia sẽ nhận rủi ro của người khác, vì vậy, tại thời điểm  ký hợp đồng kỳ hạn, chưa biết ai sẽ phải thanh toán tiền cho ai. Ngân hàng có thể phải trả tiền cho khách hàng và ngược lại,  khách hàng có thể phải trả tiền cho ngân hàng, tùy thuộc vào sự biến động của lãi suất. Cần chú ý rằng các bên tham gia   vào thỏa thuận lãi suất kỳ hạn chỉ ký kết các hợp đồng cho vay trên danh nghĩa chứ không thực sự trao đổi với nhau khỏan   tiền gốc theo hợp đồng.  Ví dụ: DN dự định vay 5 triệu dollar, kỳ hạn 6 tháng vào tháng sau. DN có thể làm hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để bảo vệ  khoản vay này. Lãi suất thị trường tại thời điểm hiện tại cho khỏan vay 6 tháng là 6.5% là mức DN chấp nhận được. Trường  hợp đến tháng sau, lãi suất thị trường biến động tăng, DN sẽ được ngân hàng thanh toán cho phần chênh lệch về lãi suất  thực tế và lãi suất kỳ hạn đã ký. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, DN phải thanh toán cho ngân hàng phần chênh lệch  này.  Hợp đồng quyền chọn lãi suất  Quyền chọn lãi suất cho phép người mua được quyền, nhưng không bắt buộc, để chốt cố định lãi suất một khỏan vay/hoặc  cho vay danh nghĩa với giá trị thỏa thuận vào/ hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai. Bên mua quyền chọn phải trả phí  cho bên bán.  Quyền chọn lãi suất bao gồm quyền chọn mua lãi suất và quyền chọn bán lãi suất, cho phép người mua và người bán cố  định mức lãi suất áp dụng cho các giao dịch của họ trong tương lai. Công cụ quyền chọn cho phép khách hàng chọn lãi suất  được đảm bảo và ngân hàng sẽ bảo đảm cho mức lãi suất này khi khách hàng yêu cầu. Khách hàng sẽ phải thanh toán  khoản phí cho ngân hàng trước. Thông thường, nếu quyền chọn lãi suất nội tệ thì khách hàng phải thanh toán phí cho ngân  hàng ngay tại ngày ký hợp đồng quyền chọn, nếu quyền chọn lãi suất ngoại tệ thì phí được thanh toán trong vòng 2 ngày.  Việc thực hiện quyền chọn hoàn toàn phụ thuộc vào người mua quyền chọn, người bán ở thế bị động, phải thực hiện theo yêu  cầu của người mua. Về nguyên tắc, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, nếu có lợi, người mua sẽ thực hiện quyền chọn, nếu bất  lợi, người mua sẽ không thực hiện quyền chọn.  Ví dụ: ngày 1/4/200X, DN có một khoản vay 6 tháng với lãi suất thả nổi liên ngân hàng tháng 4 là 8%. DN cho rằng lãi suất  sẽ tăng trong thời gian tới. Do vậy, DN mua quyền chọn lãi suất 6 tháng với mức lãi suất 8% là mức DN chấp nhận được và  trả cho ngân hàng một khoản phí. Nếu trong tương lai, lãi suất tăng lên 9% thì ngân hàng phải bù đắp cho DN phần lãi suất  tăng thêm. Nếu lãi suất giảm xuống 7% DN sẽ không thực hiện quyền chọn.  Hợp đồng hoán đổi lãi suất  Là một thỏa thuận trao đổi mang tính ràng buộc pháp lý để trao đổi khoản phải trả về lãi suất bằng cùng một đồng tiền từ lãi  suất cố định lấy lãi suất thả nổi (hoặc ngược lại) hoặc từ loại lãi suất thả nổi này lấy lợi lãi suất thả nổi khác. Trong hợp đồng  hoán đổi lãi suất, một bên đồng ý trả lãi suất cố định, bên kia đồng ý nhận lãi suất cố định và trả lãi suất thả nổi, thông 
  6. thường là lãi suất liên ngân hàng tại thị trường London. Hợp đồng không yêu cầu phải hóan đổi cả khoản vay gốc mà chỉ yêu  cầu các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch lãi suất thuần giữa lãi suất nhận về và lãi suất trả đi.  Ví dụ: một DN muốn vay 10 tr thời hạn 5 năm và muốn trả lãi suất cố định. Tuy nhiên, mức lãi suất cố định mà DN có thể vay  là rất cao. Do vậy, DN vay 10 tr đồng với lãi suất thả nổi với điều kiện 6 tháng thay đổi lãi suất 1 lần. Điều này sẽ làm DN đối  mặt với rủi ro là lãi suất sẽ tăng lên trong tương lai. Để tránh rủi ro, DN tham gia vào hợp đồng hoán đổi lãi suất để cố định  mức lãi suất phải trả trong kỳ và tránh sự biến động của lãi suất thả nổi hay nói cách khác, DN muốn nhận lãi suất thả nổi và  trả lãi suất cố định. Mức lãi suất cố định của hợp đồng hoán đổi lãi suất là 7%. Như vậy, DN sẽ trả lãi suất cố định và nhận lãi  suất thả nổi 6 tháng 1 lần. Đến thời điểm thanh toán, nếu lãi suất thả nổi là 8% thì DN được nhận phần chênh lệch 1% về lãi  suất do bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi lãi suất trả. Ngược lại, nếu lãi suất thả nổi là 5% thì DN phải trả cho bên đối tác  trong hợp đồng là 2%.    Trịnh Đức Vinh­Bộ Tài chính (Tạp chí Kế toán) Tapchiketoan.com 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2