intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện và xử trí với "sếp nhỏ rắc rối"

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó có thể là những giám sát viên luôn nhiếc móc nhân viên, là những trưởng nhóm luôn chia rẽ nội bộ, là người quản lý luôn tỏ ra chiếu cố khi nói chuyện với cấp dưới mà chẳng bao giờ nghe đóng góp của họ. Những "sếp nhỏ rắc rối" này thật là khó chịu! Họ làm cạn sức lực của mọi cá nhân trong tổ chức. Họ bị mất tín nhiệm vì nhỏ nhen, thích ồn ào khoa trương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện và xử trí với "sếp nhỏ rắc rối"

  1. Nhận diện và xử trí với "sếp nhỏ rắc rối" Đó có thể là những giám sát viên luôn nhiếc móc nhân viên, là những trưởng nhóm luôn chia rẽ nội bộ, là người quản lý luôn tỏ ra chiếu cố khi nói chuyện với cấp dưới mà chẳng bao giờ nghe đóng góp của họ. Những "sếp nhỏ rắc rối" này thật là khó chịu! Họ làm cạn sức lực của mọi cá nhân trong tổ chức. Họ bị mất tín nhiệm v ì nhỏ nhen, thích ồn ào khoa trương. Họ tự xem mình giỏi nhất và không cần để mắt
  2. đến ai. Tất cả những điều họ quan tâm chỉ là "công việc được hoàn thành", không hơn. Trên con đường để đạt đến mục tiêu, họ phớt lờ hoặc coi thường những người khác trong tổ chức. Họ có thể làm giảm sản lượng và tăng chi phí. Họ có thể biến một cơ quan lớn thành một nơi làm việc không vui vẻ, và họ có thể hủy hoại các tổ chức nhỏ... Làm sao để phát hiện những "sếp nhỏ rắc rối" này? Bạn có thể hy vọng ngoài giờ làm việc hoặc ngoài văn phòng, nhân viên nào đó sẽ tìm bạn để chỉ ra ai là "sếp nhỏ rắc rối". Nhưng đa phần họ có tâm lý sợ bị những ông sếp trực tiếp của họ trù dập. Vì thế mà bạn phải tìm cách khác để nhận ra những người này. Hãy nói chuyện với khách hàng, thậm chí là khách hàng cũ. Nghe những lời bình luận của họ khi họ trả lời những câu hỏi của bạn về một vấn đề n ào đó. Hãy hỏi họ về những mặt mạnh trong cách quản lý và để ý đến những điều hoặc những người họ xa lánh.
  3. Hãy nhìn vào những con số. Để ý xem có nhóm nào mà nhiều người bỏ việc hơn các nhóm khác không? Có nhóm nào mà mấy nhân viên cùng bỏ việc trong cùng một khoảng thời gian rất ngắn không? Có nhóm nào mà chi phí làm ngoài giờ cao hơn các nhóm khác quá nhiều không? Nhóm nào có nhiều nhân viên không có ngày nghỉ nhưng ngày ốm nhiều hơn mức trung bình không? Khi đã phát hiện ra họ, bạn sẽ làm gì? Những trưởng nhóm, trưởng bộ phận hay những nhà quản lý dưới quyền này chắc chắn không có được vị trí hiện tại nếu họ không giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Bạn cần ước định giá trị của họ với tổ chức và cân nhắc với tổn thất mà họ gây ra.
  4. Chẳng hạn, nếu doanh thu của nhóm n ày đã thấp, lại thêm nhiều người nghỉ việc, thêm chi phí đào tạo nhân lực mới, chi phí cho các trung tâm môi giới việc làm, chi phí cho nhân viên ốm, phí ngoài giờ cao, bạn sẽ phải cân nhắc. Cách xử lý của bạn với những vị "sếp nhỏ rắc rối" này phải tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Có thể họ cần huấn luyện hoặc đào tạo thêm. Có thể sẽ có một vài trong số họ phải chuyển sang những vị trí khác, ít trách nhiệm h ơn. Có thể những mục tiêu được đặt ra cho họ vượt quá khả năng, khiến họ có cách quản lý nh ư vậy, và nếu thế thì nên điều chỉnh lại mục tiêu. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đ ưa ra tài liệu và cách để chứng tỏ những "sếp nhỏ rắc rối" đó đang làm hại tổ chức. Bạn có thể căn cứ vào chi phí hàng năm cũng như chi phí trực tiếp để thấy rõ những ảnh hưởng tiêu cực của họ.
  5. Cuối cùng, hãy sử dụng chính những công cụ đo lường đó để đánh giá lợi ích với tổ chức khi bạn đã giải quyết được vấn đề với những "sếp nhỏ rắc rối" này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2