intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân dòng và phân tích trình tự gene 28S rRNA của chủng nấm đảm sinh tổng hợp cellulase

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả kết quả nhân dòng và phân tích trình tự gene 28S rRNA của chủng nấm đảm NDVN sinh tổng hợp cellulase phân lập ở Việt Nam. Trình tự gene 28S rRNA của chủng NDVN có kích thước 602 bp và có độ tương đồng cao với một đại diện của chi nấm đảm Peniophora (96 - 99,8%). Chủng NDVN được đặt tên là Peniophora sp. NDVN01. Trình tự gene 28S rRNA của chủng này đã được đăng ký trên Genbank với mã số JF 925333.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân dòng và phân tích trình tự gene 28S rRNA của chủng nấm đảm sinh tổng hợp cellulase

Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 96(08): 115 - 118<br /> <br /> NHÂN DÒNG VÀ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GENE 28S rRNA<br /> CỦA CHỦNG NẤM ĐẢM SINH TỔNG HỢP CELLULASE<br /> Trịnh Đình Khá1*, Quyền Đình Thi2, Nghiêm Ngọc Minh2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br /> Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Cellulase là enzyme xúc tác thủy phân liên kết β-1,4-glycoside trong phân tử cellulose. Cellulase<br /> có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp. Hiện nay, cellulase được sản xuất bằng<br /> phương pháp lên men các chủng vi khuẩn, nấm và nấm đảm.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả kết quả nhân dòng và phân tích trình tự gene 28S rRNA<br /> của chủng nấm đảm NDVN sinh tổng hợp cellulase phân lập ở Việt Nam. Trình tự gene 28S rRNA<br /> của chủng NDVN có kích thước 602 bp và có độ tương đồng cao với một đại diện của chi nấm<br /> đảm Peniophora (96 - 99,8%). Chủng NDVN được đặt tên là Peniophora sp. NDVN01. Trình tự<br /> gene 28S rRNA của chủng này đã được đăng ký trên Genbank với mã số JF 925333.<br /> Từ khóa: cellulase, nhân dòng, gene 28S rRNA, giải trình tự, Peniophora sp. NDVN01<br /> <br /> MỞ ĐẦU*<br /> Cellulase là hệ enzyme có khả năng thủy phân<br /> liên kết β-1,4-glycoside trong phân tử<br /> cellulose tạo thành các polysaccharide mạch<br /> ngắn, dextrin và glucose. Do đó, cellulase có<br /> ý nghĩa lớn và nhiều ứng dụng trong công<br /> nghiệp và nông nghiệp [1, 2]. Cellulase được<br /> sinh tổng hợp bởi các chủng vi khuẩn, vi nấm<br /> và nấm đảm. Một trong những công việc cần<br /> tiến hành khi nghiên cứu các chủng vi sinh<br /> sinh tổng hợp enzyme là phải phân loại chủng<br /> vi sinh đó. Hiện nay, để phân loại chủng vi<br /> sinh vật người ta có thể dựa vào những đặc<br /> điểm hình thái, sinh lý sinh hóa và phân loại<br /> phân tử. Trong đó, phân loại học phân tử dựa<br /> vào trình tự nucleotit của gene mã hóa rRNA<br /> đang là một công cụ hữu hiệu trong phân loại<br /> và bổ sung cho quá trình phân loại bằng các<br /> đặc điểm hình thái, sinh lý sinh hóa.<br /> Gene 28S rRNA là gene mã hóa đặc trưng<br /> cho rRNA của các chủng nấm nói chung và<br /> nấm đảm nói riêng. Vùng D1, D2 trên gene<br /> 28S rRNA có trình tự với độ bảo thủ cao, do<br /> đó trình tự vùng này thường được dùng trong<br /> phân loại phân tử [4]. Cặp mồi NL1, NL4<br /> được thiết kế để nhân vùng D1, D2 đã được<br /> nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu phân<br /> loại học phân tử các chủng nấm [3, 6]. Trong<br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 034876, Email: trinhdinhkha.tnus@gmail.com<br /> <br /> nghiên cứu này, chúng tôi công bố kết quả<br /> nhân dòng và phân tích trình tự vùng D1, D2<br /> của gene 28S rRNA của chủng nấm đảm<br /> NDVN có khả năng sinh tổng hợp cellulase<br /> phân lập ở Việt Nam<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Vật liệu<br /> - Chủng giống<br /> Chủng nấm NDVN có khả năng sinh tổng<br /> hợp cellulase phân lập từ gỗ mục được cung<br /> cấp từ bộ sưu tập chủng giống của phòng thí<br /> nghiệm Sinh học – Khoa Khoa học Sự sống –<br /> Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái<br /> Nguyên. Chủng E. coli DH10B được cung<br /> cấp bởi Phòng Công nghệ Sinh học Enzyme –<br /> Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học<br /> và Công nghệ Việt Nam.<br /> - Hóa chất<br /> Kit nhân dòng pJET 1.2/blunt, XhoI, XbaI, T4<br /> – DNA ligase được mua từ hãng Fermentas,<br /> CMC (carboxylmethyl cellulose) từ Sigma,<br /> Peptone, cao nấm men, agarose từ Bio Basic<br /> (Canada).<br /> Phương pháp<br /> - Tách chiết DNA tổng số<br /> Chủng nấm NDVN được nuôi cấy trong môi<br /> trường PDA dịch thể sau 5 ngày thu pellet.<br /> Pellet nấm được nghiền nhanh trong ni tơ<br /> lỏng thành dạng bột mịn. Mẫu được chuyển<br /> 115<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> vào tube 2 ml, bổ sung dung dịch phá tế bào<br /> và 50 µl protease K (200 mg/ml) trong 3h ở<br /> 56°C, thỉnh thoảng đảo nhẹ. Sau đó, mẫu<br /> được bổ sung 200 µl dung dịch 5M potassium<br /> acetate ủ 10 phút trong đá. Sau khi ly tâm 10<br /> phút ở 4°C với 10000 vòng/phút, dịch nổi<br /> chứa DNA tiếp tục được chiết bằng<br /> chloroform : isoamyl alcohol (24:1) để loại<br /> protein và tủa DNA bằng 100% isopropanol.<br /> DNA được hòa trong đệm TE, pH 8,0 điện di<br /> kiểm tra và bảo quản ở -20°C [6].<br /> - Phân tích trình tự gene 28S rRNA<br /> Cặp mồi NL1 (5´- GCA TAT CAA TAA<br /> GCG GAG GAA AAG - 3´) và NL4 (5´GGT CCG TGT TTC AAG ACG G - 3´)<br /> được sử dụng để nhân phân đoạn gene 28S<br /> rRNA có kích thước khoảng hơn 600 bp của<br /> chủng nấm NDVN. Hỗn hợp phản ứng gồm<br /> 1,5 µl DNA khuôn; 1 µl mồi mỗi loại; 2 µl<br /> MgCl2; 0,25 µl Taq polymerase; 2,5 µl đệm;<br /> nước cất khử ion đến 25 µl. PCR được tiến<br /> hành theo chu trình: 95°C/ 5 phút, 30 chu kỳ<br /> (95°C/1 phút, 50°C/1 phút, 72°C/1 phút),<br /> 72°C/10 phút.<br /> Sản phẩm PCR được lai vào vector pJET 1.2<br /> bằng T4 ligase theo kit của hãng Fermentas.<br /> Sản phẩm lai được biến nạp vào tế bào E. coli<br /> chủng DH10B và chọn lọc trên môi trường<br /> LB có bổ sung ampicillin nuôi cấy ở 37°C<br /> qua đêm. DNA plasmid được tách chiết và<br /> tinh sạch theo phương pháp của Sambrook và<br /> Russell (2001) [5].<br /> Trình tự gene 28S rRNA được đọc trên máy<br /> đọc trình tự tự động ABI PRISM 3100 Avant<br /> Genetic Analyser. Trình tự nucleotit được xử<br /> lý và phân tích bằng phần mềm DNA star và<br /> Blast để xác định hệ số tương đồng và dựng<br /> cây phân loại.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Tách chiết DNA tổng số và khuếch đại<br /> gene 28S rRNA<br /> DNA tổng số của chủng nấm NDVN được<br /> tách chiết theo phương pháp đã mô tả. Kết<br /> quả điện di trên gel agarose cho thấy DNA<br /> không bị đứt gãy, đảm bảo độ sạch và đủ hàm<br /> lượng cho các nghiên cứu về nhân dòng gene<br /> (hình 1A). Sử dụng cặp mồi NL1, NL4 thiết<br /> 116<br /> <br /> 96(08): 115 - 118<br /> <br /> kế dựa trên trình tự vùng bảo thủ của gene<br /> 28S rRNA chúng tôi đã nhân được sản phẩm<br /> PCR tương đối đặc hiệu có kích thước khoảng<br /> 600 bp (hình 1B). Kết quả này phù hợp với<br /> tính toán lý thuyết về kích thước của phân<br /> đoạn gene 28S rRNA và tương đương với<br /> những nghiên cứu trước đây về phân đoạn<br /> gen 28S rRNA của chủng Aspergillus<br /> fumigatus, Emericella sp. DTQ-RM1.5 và<br /> Penicillium sp. DTQ-HK1 [6].<br /> <br /> M<br /> 1<br /> <br /> bp<br /> 2<br /> <br /> M<br /> <br /> 1000<br /> 3000<br /> 1000<br /> 500<br /> <br /> >600<br /> bp<br /> <br /> B<br /> <br /> A<br /> <br /> Hình 1. Hình ảnh điện di DNA<br /> tổng số (A) và sản phẩm PCR (B)<br /> M: Marker; 1: DNA tổng số; 2: Sản phẩm PCR<br /> <br /> A<br /> <br /> B<br /> <br /> Hình 2. Hình ảnh điện di plasmid (A) và sản<br /> phẩm cắt bằng enzyme giới hạn (B)<br /> dc: đối chứng pJET1.2; M: Marker; 1: plasmid<br /> không mang đoạn chèn; 2: plasmid có mang đoạn<br /> chèn; 3: sản phẩm cắt plasmid tái tổ hợp bằng<br /> enzyme XhoI và XbaI<br /> <br /> Nhân dòng<br /> Sản phẩm PCR được lai vào vector pJET 1.2<br /> và biến nạp vào tế bào E. coli chủng DH10B.<br /> Plasmid tái tổ hợp đã được tinh sạch và điện<br /> di kiểm tra. Kết quả cho thấy dòng plasmid số<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 2 cao hơn đối chứng âm (Hình 2A), rất có thể<br /> sản phẩm PCR đã được lai vào vector pJET<br /> 1.2. Để khẳng định chúng tôi đã tiến hành cắt<br /> plasmid tái tổ hợp bằng enzyme giới hạn XhoI<br /> và XbaI. Kết quả điện di cho thấy có sản<br /> phẩm cắt kích thước khoảng 600 bp (hình 2B)<br /> phù hợp với tính toán lý thuyết. Như vậy, sản<br /> PCR đã được được nhân dòng bằng vector<br /> pJET 1.2.<br /> Phân tích trình tự<br /> Sản phẩm plasmid tái tổ hợp mang phân đoạn<br /> chèn đã được đọc trình tự. Kết quả cho thấy<br /> phân đoạn gene 28S rRNA của chủng NDVN<br /> có kích thước 602 bp (hình 3).<br /> Sử dụng phần mềm Blast so sánh với các<br /> trình tự gene đã công bố trên Genbank chúng<br /> tôi nhận thấy, trình tự phân đoạn gene 28S<br /> rRNA của chủng NDVN có độ tương đồng<br /> cao với một số loài thuộc chi nấm đảm<br /> <br /> 96(08): 115 - 118<br /> <br /> Peniophora. Sử dụng phần mềm DNA star<br /> chúng tôi đã tính được hệ số tương đồng di<br /> truyền của chủng NDVN với một số chủng<br /> thuộc chi Peniophora và dựng được cây phát<br /> sinh chủng loại (hình 4).<br /> Hệ số di truyền về trình tự gene 28S rRNA<br /> của chủng NDVN tương đồng 99,8% với<br /> chủng Peniophora sp. M126-1 (mã số trên<br /> Genbank: HM 595612); tương đồng 99% với<br /> chủng Peniophoraceae sp. ZLY-2010 (mã số<br /> trên Genbank HM 595614); tương đồng<br /> 98,3% với chủng Peniophora aurantiaca (mã<br /> số trên Genbank HQ 604854) và tương đồng<br /> 96,3% với chủng Peniophora sp. CBS 122.91<br /> (mã số trên Genbank DQ 094783). Chủng<br /> NDVN đã được đặt tên là Peniophora sp.<br /> NDVN01 và trình tự phân đoạn gene 28S<br /> rRNA đã được đăng ký trên Genbank với mã<br /> số JF 925333.<br /> <br /> GCATATCAATAAGCGGAGGAAAAGAAACTAACAAGGATTCCCCTAGTAACTGCGAGT<br /> GAAGCGGGATGAGCTCAAATTTAAAATCTGGCGTCTTCGGCGTCCGAGTTGTAATTT<br /> AGAGAAGCGTTTTCCGTGCTGGACCGTGTACAAGTCTCCTGGAACGGAGCGTCATAG<br /> AGGGTGAGAATCCCGTCTTTGACACGGACCCCCAGTGCTCTGTGATACGCTCTCGAA<br /> GAGTCGAGTTGTTTGGGAATGCAGCTCAAAATGGGTGGTGAACTCCATCTAAAGCTA<br /> AATATTGGCGAGAGACCGATAGCGAACAAGTACCGTGAGGGAAAGATGAAAAGCACT<br /> TTGGAAAGAGAGTGAAACAGTACGTGAAATTGTTGAAAGGGAAACACTTGAAGTCAG<br /> TCGCGTCCGCCGGGATTCAGCCGCAAGGTGTACTTTCCGGTGGACGGGCCAGCATCA<br /> CTTTCGATCATCGGAAAAGGGCGAGAGGAATGTGGCACCTCCGGGTGTGTTATAGCC<br /> TCTTGTCGTATACGGTGACCGGGAGTGAGGACCGCCTTTGTAGGATGCTGGCGTAAT<br /> GGCTTTAAACGACCCGTCTTGAAACACGGACC<br /> Hình 3. Trình tự nucleotit phân đoạn gene 28S rRNA của chủng NDVN<br /> Pci42 4.se q<br /> Ub c1 98 .s eq<br /> Pci78 6.se q<br /> Ps M6 12 .s eq<br /> Pa u8 54 .s eq<br /> Pin 42 5.se q<br /> Ab y597 .se q<br /> Pp i65 1.se q<br /> ND VN_ 28 .seq<br /> Ps M6 11 .s eq<br /> Ps Z6 14 .s eq<br /> Ps C7 83 .s eq<br /> Da p4 28 .s eq<br /> Vs p2 18 .seq<br /> Ss 12 41 .s eq<br /> <br /> 5.1<br /> 4<br /> <br /> 2<br /> Nu cle otide S ub stitu tio ns (x10 0)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Hình 4. Cây phát sinh chủng loại chủng nấm NDVN phân lập ở Việt Nam<br /> Aby597: Amphinema byssoides (AF518597); Dap428: Dichostereum aff. pallescens KHL10258<br /> (AF506428); Pau854: Peniophora aurantiaca (HQ604854); Pci424: Peniophora cinerea (AF506424);<br /> Pci786: Peniophora cinerea (DQ094786); Pin425: Peniophora incarnate (AF506425); Ppi651:<br /> Peniophora pini (EU118651); PsC783: Peniophora sp. CBS 122.91 (DQ094783); PsM611: Peniophora sp.<br /> M104-3B (HM595611); PsM612: Peniophora sp. M126-1 (HM595612); PsZ614: Peniophoraceae sp.<br /> ZLY-2010 (HM595614); Ss1241: Scytinostroma sp. 171a (AB470241); Ubc198: Uncultured<br /> Basidiomycota clone bas07110 (HQ433198); Vsp218: Vararia sphaericospora (AY293218).<br /> <br /> 117<br /> <br /> Trịnh Đình Khá và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Đã nhân dòng và phân tích trình tự gene 28<br /> rRNA của chủng nấm NDVN phân lập ở Việt<br /> Nam. Phân đoạn gene 28S rRNA của chủng<br /> NDVN có kích thước 602 bp. Trình tự<br /> nucleotit tương đồng 96-99,8% với một số<br /> chủng thuộc chi nấm đảm Peniophora. Chủng<br /> NDVN đã được đặt tên là Peniophora sp.<br /> NDVN01 và trình tự nucleotit gene 28S<br /> rRNA đã được đăng ký trên Genbank với mã<br /> số JF 925333.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bhat M.K., (2000), "Cellulase and related<br /> enzymes in biotechnology", Biotechnol. Adv., 18,<br /> 355-383.<br /> [2]. Dürre P., (1998), "New insights and novel<br /> developments<br /> in<br /> clostridial<br /> acetone/butanol/isopropanol fermentation", Appl.<br /> Microbiol. Biotechnol., 49, 639-648.<br /> <br /> 96(08): 115 - 118<br /> <br /> [3]. Hans P.H., Steven F.H., Timothy J.L., David<br /> W.W., Christine J.M., (2005), "Assessment of<br /> ribosomal<br /> large-subunit<br /> D1-D2,<br /> internal<br /> transcribed spacer 1, and internal transcribed<br /> spacer 2 regions as targets for molecular<br /> identification of medically important Aspergillus<br /> species", J. Clin. Microbiol., 45, 2092–2103.<br /> [4]. Prasanna D.K., Daisy L.K., David N.F.,<br /> (2009), "Sequencing and analysis of fungal rRNA<br /> operons for development of broad-range fungal<br /> PCR assays", Appl. Environ. Microbiol., 75,<br /> 1559-1565.<br /> [5]. Sambrook J., Russell D.W., (2001), Molecular<br /> cloning: A Laboratory Manual, Cold Spring<br /> Harbor Laboratory Press, Cold Spring Harbor,<br /> New York.<br /> [6]. Trịnh Đình Khá, Quyền Đình Thi, Nguyễn Sỹ<br /> Lê Thanh, (2007), "Tuyển chọn và nghiên cứu ảnh<br /> hưởng của các yếu tố môi trường lên khả năng<br /> sinh tổng hợp cellulase của chủng Penicillium<br /> sp. DTQ-HK1", Tạp chí Công nghệ Sinh học, 5,<br /> 355-362.<br /> <br /> SUMMARY<br /> CLONING AND SEQUENCING ANALYSIS 28S rRNA GENE<br /> OF BASIDIOMYCETE STRAIN FOR CELLULASE PRODUCTION<br /> Trinh Dinh Kha1*, Quyen Dinh Thi2, Nghiem Ngoc Minh2<br /> 2<br /> <br /> 1<br /> College of Sciences – TNU<br /> Institute of Biotechnology – VAST<br /> <br /> Cellulase is an enzyme catalyzing hydrolysis of 1,4-β glycoside bonds in molecule cellulose.<br /> Cellulase has a broad variety of applications in industries and agricultures. Currently, the cellulase<br /> is produced by fermentation of bacteria, fungus and basidiomycetes.<br /> In this study, we described results from cloning and sequencing analysis 28S rRNA gene of<br /> basidiomycete strain for cellulase production. 28S rRNA gene of NDVN strain had size 602 bp.<br /> Gene sequence had high homology to some representatives of basidiomycetes genus Peniophora<br /> (96-99,8%). The 28S rRNA gene of NDVN strain was deposited in GenBank with accession<br /> number JF 925333 (Peniophora sp. NDVN01).<br /> Key words: cellulase, cloning, gene 28S rRNA, peniophora sp. NDVN01, sequencing<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0983 034876, Email: trinhdinhkha.tnus@gmail.com<br /> <br /> 118<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2