intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết của tác giả giới thiệu khái quát về cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những ưu thế vượt trội về công nghệ tác động đến ngành du lịch với sự phát triển của mô hình “du lịch thông minh”. Đồng thời, bài viết phân tích thực trạng du lịch thông minh đang diễn ra tại Việt Nam xem xét với tất cả các chủ thể trong ngành du lịch nước ta bao gồm khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, điểm đến/ khu du lịch/ điểm du lịch và cơ quan quản lý du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân lực ngành du lịch trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam

  1. NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRƯỚC BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM ThS. Đỗ Thị Thu Huyền1 Tóm tắt: Bài viết của tác giả giới thiệu khái quát về cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những ưu thế vượt trội về công nghệ tác động đến ngành du lịch với sự phát triển của mô hình “du lịch thông minh”. Đồng thời, bài viết phân tích thực trạng du lịch thông minh đang diễn ra tại Việt Nam xem xét với tất cả các chủ thể trong ngành du lịch nước ta bao gồm khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, điểm đến/ khu du lịch/ điểm du lịch và cơ quan quản lý du lịch. Trước thực trạng phát triển của hệ thống du lịch và thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu đội ngũ nhân lực ngành du lịch phải được nâng cao về chất lượng. Điều này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ sở đào tạo du lịch là trước tiên. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch thông minh của nước ta trong bối cảnh CMCN 4.0. Từ khóa: Nhân lực, du lịch, cách mạng công nghiệp, công nghệ, cơ sở đào tạo,… Abstract: The article by author introduces an overview of the 4.0 industrial revolution with the superior advantages of technology affecting the tourism industry with the development of the “smart travel” model. At the same time, the article analyzes the current status of smart tourism going on in Vietnam, considering all actors in our country’s tourism industry including tourists, tourism businesses, destinations/ resorts/ tourist attractions and tourism management organizations. Facing the development situation of the tourism system and the current situation of Vietnam’s tourism human resources, under the impact of the 4.0 industrial revolution, it is required that the human resources of tourism industry must be improved in quality that raises the responsibility for tourism training facilities firstly. On that basis, the article proposes a number of solutions for training facilities to improve the quality of tourism human resources to promote the smart tourism development of our country in the context of the 4.0 industrial revolution. Keywords: Human resources; tourism; industrial revolution; technology; training facilities;... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nước ta. Trong đó, ngành du lịch cũng nhanh chóng phát triển theo mô hình “du lịch thông minh”. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đặt ra yêu cầu đội ngũ nhân lực phải đảm bảo kỹ năng, nghiệp vụ và thành thạo sử dụng các phần mềm, công nghệ quản lý du lịch thông minh. Vì thế, các cơ sở đào tạo du lịch cần nhanh chóng tiếp cận và đưa các ứng dụng tiên tiến của công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy và thực hành. 1 Email: huyen.dhtm@gmail.com, Khoa Khách sạn – Du lịch, Trường Đại học Thương mại.
  2. 594 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trong bối cảnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu đến các vấn đề như cách mạng công nghiệp 4.0, du lịch thông minh,… Trong đó, điển hình phải kể đến công trình Tổng luận “Cuộc CMCN lần thứ 4” của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017) nghiên cứu các vấn đề cơ bản nhất về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay. “Du lịch thông minh: tầm nhìn chính sách” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2018) và “Báo cáo đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngành Du lịch Việt Nam” của Tổng cục Du lịch (2018), đã chỉ ra việc ứng dụng công nghệ trong toàn hệ thống du lịch Việt Nam xem xét với các chủ thể như khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, khu du lịch/ điểm đến du lịch và cơ quan quản lý về du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2018 có bài của tác giả Hoàng Ngọc Hiển “Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0” đã trình bày thực trạng vấn đề nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong thời gian tới. Tác giả Dương Sao với bài “Giải pháp đột phá cho ngành du lịch” cũng chỉ ra một trong những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển du lịch hiện nay đó là phát triển nhân lực du lịch. Còn rất nhiều các bài viết trên các tạp chí, trang web cũng đã đề cập đến các vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, thực trạng nhân lực du lịch hiện nay và các vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực du lịch,... Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp để tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam. Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các dữ liệu trực tuyến và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu, từ đó có những đánh giá, làm cơ sở cho các đề xuất. 2. BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ DU LỊCH THÔNG MINH 1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp Thế giới đã trải qua ba cuộc CMCN đó là các cuộc CMCN: - CMCN lần thứ nhất (1784): Cơ khí hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới này được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó gây bất tiện ở nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Phát minh này được coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.  - CMCN lần thứ hai (1871-1914): Điện khí hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor (đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi tiên phong). Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự động..
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 595 - CMCN lần thứ ba (1969): Tự động hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần ba diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. Thực tế chỉ ra rằng sự hội tụ các khám phá khoa học và sáng tạo công nghệ đã dẫn đến các cuộc CMCN và các nước dẫn đầu các cuộc CMCN phát triển vượt bậc so với các nước còn lại như Anh, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Hình 1.1. Lịch sử các cuộc các mạng công nghệ (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc CMCN 4.0 tạo ra môi trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để điều khiển mà không cần sự can thiệp của con người. CMCN 4.0 sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng hoá tái tạo, hoá học và vật liệu. Cùng với đó lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano.
  4. 596 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.2. Du lịch thông minh Cuộc CMCN 4.0 đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nước ta, trong đó có ngành Du lịch. Thực hiện CMCN 4.0 mang lại cho ngành Du lịch rất nhiều cơ hội nhưng cũng không khỏi vấp phải những khó khăn: Hình 1.2. Tác động của CMCN 4.0 đến ngành Du lịch (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Cơ hội: Áp dụng những đổi mới về công nghệ sẽ giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người và dữ liệu được thu thập đầy đủ hơn. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo do kiểm soát được từ khâu nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và chuyển đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, con người sẽ không phải trực tiếp làm việc ở những môi trường làm việc nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật trong quá trình lao động. Thách thức: Nhiều lao động sẽ mất việc làm do bị máy móc thay thế. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này có thể dẫn tới sự bất bình đẳng, thậm chí là phá vỡ thị trường lao động. Ngoài ra, CMCN 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Muốn tồn tại và phát triển, họ phải đầu tư và nâng cấp công nghệ, cùng lúc nâng cao chất lượng nhân sự. Những bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống, thậm chí là chính trị. Công nghệ mới sẽ gây ra sự thay đổi về quyền lực, mối lo ngại về an ninh, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt ra thách thức về bảo mật thông tin cho cả các hệ thống và cá nhân con người. Chúng ta phải làm gì để bảo mật khi dữ liệu có ở khắp mọi nơi và được trao đổi thường xuyên giữa các hệ thống. Các chuyên gia cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam vì nó không chỉ nhằm vào công nghiệp, nó nhằm vào công nghệ số, đem những thành tựu vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch. Ở đây, ngành Du lịch được hình dung có rất nhiều khâu. Du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển với sự hỗ trợ của
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 597 công nghệ số. Việc sử dụng công nghệ số có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam.Vì vậy, phát triển du lịch tiếp cận mô hình du lịch thông minh là rất cần thiết. Hình 1.3. Mô hình tiếp cận CMCN 4.0 và du lịch thông minh (Nguồn: Tổng cục Du lịch) 2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH VÀ THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam Sự phát triển của du lịch thông minh hiện nay trước bối cảnh CMCN 4.0 diễn ra trong toàn hệ thống du lịch của Việt Nam, đối với tất cả các chủ thể bao gồm du khách, doanh nghiệp Du lịch, điểm đến và cơ quan quản lý du lịch. Đối với du khách tìm địa chỉ, tra cứu trên mạng, tìm kiếm khách sạn, tìm các chỗ  đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi khâu này, cách mạng công nghiệp 4.0 đều có tác dụng. Bên cạnh đó, với cạch mạng 4.0 đã phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng viber hay dùng các phần mềm khác như zalo… cho phép tương tác gần như tức thì, không có chậm trễ ngay cả khi ở nước ngoài. Nên khi khách du lịch đi du lịch ở nước ngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, giải quyết công việc. Bảng 2.1. Du khách thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet Đánh giá hiện trạng ứng dụng vạn vật - Sử dụng kết nối Internet (với máy tính - Điều tra khách du lịch quốc tế đến (2017) và điện thoại thông minh) + 71% có tham khảo thông tin điểm đến trên Internet - Tìm kiếm thông tin dịch vụ trên mạng + 64% có đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến Việt Nam Internet - Khách du lịch nội địa - Đặt, mua dịch vụ trực tuyến + Trên 50 dân số VN có sử dụng Internet - Thanh toán trực tuyến + Trên 30% dân số VN có tham gia ít nhất một diễn đàn trên mạng xã hội - Ý kiến phản hồi (Nguồn: Tổng cục du lịch) Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, khách du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật bằng việc sử dụng kết nối Internet (với máy tính và điện thoại thông minh), tìm kiếm thông
  6. 598 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tin dịch vụ trên mạng Internet, đặt và mua dịch vụ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, gửi ý kiến phản hồi. Năm 2017, có 71% khách du lịch quốc tế tham khảo thông tin điểm đến trên Internet, 64% khách đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến Việt Nam, trên 50 dân số Việt Nam có sử dụng Internet, trên 30% dân số Việt Nam có tham gia ít nhất một diễn đàn trên mạng xã hội. Đối với các doanh nghiệp Du lịch đây cũng là một cơ hội để tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến, đồng thời cũng nhận lại những thông tin xấu về tuyến điểm như có chỗ nào chặt chém, chèo kéo hay đeo bám du khách để giảm thiểu và đi đến giải quyết dứt điểm. Đây là biện pháp rất tốt để có thể tăng du khách, giảm tình trạng khách du lịch đến và không muốn quay lại nữa. Hiện nay, 100% các doanh nghiệp du lịch đều quan tâm sử dụng Internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT trong đại đa số các doanh nghiệp Du lịch mới dừng ở mức cơ bản, chưa khai thác được tối ưu các lợi thế của công nghệ trong cạnh tranh, thu hút khách hàng cũng như trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bảng 2.2. Doanh nghiệp Du lịch thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet vạn vật, Đánh giá hiện trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn - Website giới thiệu, quảng bá sản phẩm. - Gần 100% các doanh nghiệp - Bán hàng, thanh toán online - Trên 50% doanh nghiệp có áp dụng nhưng hiệu quả không đồng đều, doanh số thu được qua mạng chưa cao - Sàn giao dịch điện tử du lịch: giúp khách - Khoảng 10 sàn điện tử như Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu. lựa chọn dịch vụ và thanh toán online; giúp com…, chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, còn lại doanh nghiệp quảng cáo và bán hang do sàn điện tử nước ngoài thực hiện. (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Theo điều tra của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp Du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn bằng việc gần 100% doanh nghiệp sử dụng các website giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Trên 50% doanh nghiệp có áp dụng bán hàng và thanh toán online nhưng hiệu quả không đồng đều, doanh số thu được qua mạng chưa cao; Khoảng 10 sàn điện tử du lịch như Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu.com…, chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, còn lại do sàn điện tử nước ngoài thực hiện giúp khách lựa chọn dịch vụ và thanh toán online, giúp doanh nghiệp quảng cáo và bán hàng. Đối với các điểm đến du lịch cần các phương pháp mới để phục vụ các loại nhu cầu mới. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong ngành được thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới nhằm giải quyết các phân đoạn thị trường nhỏ. Bảng 2.3. Điểm đến du lịch thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet vạn vật, Đánh giá hiện trạng ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn - Website giới thiệu thông tin dịch vụ - 100% các điểm đến có website, chủ yếu tiếng Việt, bằng chữ và ảnh, ít các video có cốt truyện
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 599 - Quảng bá điểm đến bằng công cụ tìm kiếm, - Chủ yếu sử dụng dịch vụ miễn phí, hiệu quả chưa cao mạng xã hội - Phát triển các ứng dụng di động giới thiệu - Đang thí điểm: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… điểm tham quan, kết nối giao thông, dịch vụ - Thí điểm ở một số địa phương với các hãng taxi tại điểm đến. - Cung cấp đường truyền Internet không dây - Hầu hết các khách sạn, điểm vui chơi, nhà hàng đều có wifi miễn phí. (wifi, 5G) - Các nhà mạng đang thí điểm dịch vụ 5G ở một số khu vực các thành phố lớn. - Thiết bị ứng dụng, Robot thuyết minh ngôn - Đang thí điểm: Hà Nội (Văn Miếu - 8 ngôn ngữ); Huế (Di tích Huế ngữ và hướng dẫn - 5 ngôn ngữ), một số bảo tàng. - Ứng dụng công nghệ thực tế ảo - Hạn chế - Hệ thống camera an ninh - Hầu hết các điểm du lịch lớn đã có camera - Hệ thống soát vé tự động - Đã có nhưng chưa phổ biến (Nguồn: Tổng cục du lịch) Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, các điểm đến du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn bằng việc 100% các điểm đến có website giới thiệu thông tin dịch vụ, nhưng chủ yếu bằng tiếng Việt, nhiều chữ và ảnh, ít các video có cốt truyện. Quảng bá điểm đến bằng công cụ tìm kiếm, mạng xã hội chủ yếu sử dụng dịch vụ miễn phí, hiệu quả chưa cao. Phát triển các ứng dụng di động giới thiệu điểm tham quan, kết nối giao thông, các dịch vụ tại điểm đến đang thí điểm chủ yếu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, còn mới chỉ thí điểm một số địa phương khác các hãng taxi. Cung cấp đường truyền Internet không dây (wifi, 5G) hầu hết các khách sạn, điểm vui chơi, nhà hàng đều có wifi miễn phí, các nhà mạng đang thí điểm dịch vụ 5G ở một số khu vực các thành phố lớn. Thiết bị ứng dụng, Robot thuyết minh ngôn ngữ và hướng dẫn đang thí điểm tại Hà Nội (Văn Miếu - 8 ngôn ngữ), Huế (Di tích Huế - 5 ngôn ngữ) và một số bảo tang; ứng dụng công nghệ thực tế ảo còn hạn chế. Hầu hết các điểm du lịch lớn đã có camera an ninh, hệ thống soát vé tự động đã có nhưng chưa phổ biến. Đối với cơ quan quản lý du lịch, thị trường du lịch đang thay đổi do sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến. Thực tế này buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, trong đó có các cơ quan quản lý du lịch đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đối số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam. Hệ thống dữ liệu thông minh này sẽ thống nhất khối dữ liệu du lịch khổng lồ đang tản mát hiện nay, được cơ quan quản lý du lịch chỉ đạo tất cả các thành phần trong ngành du lịch cùng xây dựng và khai thác, qua đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ du lịch nhờ khả năng cá nhân hóa được xu hướng và nhu cầu của các du khách. Bảng 2.3. Cơ quan quản lý du lịch thông minh Tiêu chí công nghệ 4.0: Internet vạn Đánh giá hiện trạng ứng dụng vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn - Dịch vụ công trực tuyến - 100% các cơ quan quản lý thực hiện chế độ 1 cửa và dịch vụ công trực tuyến. - Hành chính công trực tuyến - 100% cơ quan quản lý du lịch có website giới thiệu thông tin hoạt động, 80% có mạng nội bộ quản lý điều hành. - Chiến lược E-Marketing - Đã có, nhưng thực hiện chưa hiệu quả.
  8. 600 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Kết nối mạng liên thông: quản lý, điều - Đã có nhưng triển khai chưa hiệu quả. hành, thống kê du lịch - Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch - Đã có nhưng chưa đầy đủ, một số lĩnh vực còn thiếu như: thị trường, nhân lực du lịch, thanh tra… - Thị thực điện tử - Đã có, cần mở rộng. - Hoàn thuế điện tử - Chưa có. - Thanh toán điện tử - Đã có, nhưng chưa đồng bộ hóa giữa các ngân hàng. - Đào tạo nhân lực trực tuyến - Đã có, nhưng chưa được xã hội thực sự quan tâm. (Nguồn: Tổng cục du lịch) Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý du lịch ứng dụng công nghệ 4.0 chủ yếu là Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn bằng việc 100% các cơ quan quản lý thực hiện chế độ 1 cửa và dịch vụ công trực tuyến, 100% cơ quan quản lý du lịch có website giới thiệu thông tin hoạt động, 80% có mạng nội bộ quản lý điều hành; đã có chiến lược E-Marketing, kết nối mạng liên thông (quản lý, điều hành, thống kê du lịch) nhưng thực hiện chưa hiệu quả; đã có xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch nhưng chưa đầy đủ, một số lĩnh vực còn thiếu như thị trường, nhân lực du lịch, thanh tra…; đã có và cần mở rộng thị thực điện tử; thanh toán điện tử còn chưa đồng bộ hóa giữa các ngân hàng; đào tạo nhân lực trực tuyến chưa được xã hội thực sự quan tâm. Để phát triển du lịch thông minh, ngành Du lịch cần chủ động đón đầu xu thế và yêu cầu của thị trường lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đặc biệt cần sự kết hợp giữa Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0. 2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay Theo Tổng cục Du lịch, cả nước hiện có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Điều này dẫn đến một thực tế là số lao động có chuyên môn, kỹ năng vừa thiếu vừa yếu nhưng lại dư thừa số lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch đạt từ 25 - 35%/năm và toàn ngành cần trên 2 triệu lao động trực tiếp làm việc cho các cơ sở dịch vụ du lịch; chưa kể một lượng lao động cung cấp cho du lịch tàu biển. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, yêu cầu mỗi năm phải đào tạo thêm 25.000 lao động mới và phải đào tạo lại số lượng tương tự. Tuy nhiên, thực tế mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh đó, cơ cấu trình độ nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn; trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chiếm 51%, trình độ dưới sơ cấp chiếm 40%, trình độ đại học và sau đại học chiếm 9%. Tỷ lệ 40% trình độ dưới sơ cấp là một thách thức rất lớn đối với ngành Du lịch Việt Nam. Đội ngũ trình độ dưới sơ cấp chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt là thiếu về ngoại ngữ giao tiếp. Hiện nay, hàng loạt khách sạn 4, 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động như VinGroup, SunGroup, FLC, Saigontourist... Cùng với đó, nhiều thương hiệu quốc tế hàng đầu về bất động sản du lịch như Accor, JW Marriott, Hyatt, InterContinental, Four Seasons...
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 601 đã và đang rốt ráo tăng thêm thị phần tại Việt Nam. Vì thế, nguồn lao động chất lượng cao được “săn đón” quyết liệt; đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch gần như không đủ cung cấp cho thị trường thời điểm này và cả những năm tới. Để khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên, Tổng cục Du lịch đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác đào tạo, cấp thẻ và tăng cường số lượng hướng dẫn viên. Mặt khác, có những biện pháp linh hoạt, không cứng nhắc trong công tác quản lý, đào tạo và cấp thẻ cho hướng dẫn viên. Đặc biệt, Tổng cục Du lịch cũng đã khẩn trương triển khai ứng dụng công nghệ mới trong việc cung cấp dịch vụ, thông tin điểm đến cho du khách... hướng tới phát triển mô hình du lịch thông minh. Điều này cho thấy nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Ngành Du lịch Việt Nam phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực, quốc tế và phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên mọi lĩnh vực.  Trước thực trạng nêu trên, nếu không có các giải pháp kịp thời và phù hợp thì ngành Du lịch Việt Nam sẽ khó bắt kịp được xu thế phát triển “du lịch thông minh” trên thế giới. Bên cạnh đó, thị trường lao động Du lịch Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, bởi nguồn lao động du lịch có trình độ, năng lực và kỹ năng giỏi trong khối cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang tiếp cận, làm việc tại Việt Nam. 2.3. Vấn đề đặt ra đối với các cơ sở đào tạo về du lịch Nhu cầu về nhân lực của ngành Du lịch rất lớn, nhưng học sinh, sinh viên ra trường tìm được việc làm không dễ mà nguyên nhân chính vẫn là do kiến thức được trang bị trong thời gian đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Sở dĩ có tình trạng trên là do các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học đều chú trọng đào tạo sinh viên theo diện rộng, để sinh viên sau khi ra trường dễ thích ứng với hoàn cảnh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi ngành Du lịch đang là ngành mang tính cạnh tranh cao hơn so với các ngành dịch vụ khác. Nhiều trường đại học và cao đẳng chưa trang bị được phòng thực hành, xưởng thực tập ngành nghề, nghiệp vụ nên sinh viên phải học lý thuyết quá nhiều, ít có cơ hội thực hành để vận dụng lý thuyết đã được học. Một số trường chưa có định hướng thực tập cuối khóa và thực tập môn học cho sinh viên một cách cụ thể, rõ ràng và chưa xác định được thời gian cần thiết cho công việc này. Chương trình ngoại ngữ chưa tập trung vào chuyên ngành, chưa được nhấn mạnh các kỹ năng cần thiết cho sinh viên du lịch như nghe nói, giao tiếp... Do đó, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp không có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ… Trình độ đội ngũ giảng viên cần được nâng cao hơn nữa, vẫn còn hiện tượng giảng viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chưa có sự gắn kết giữa Nhà trường – Doanh nghiệp trong quá trình đào tạo người lao động nên vẫn còn hiện tượng đầu vào của các doanh nghiệp thì thiếu nhưng đầu ra của các trường thì thừa. Sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM Thống nhất năng lực tiếng Anh cho các cơ sở đào tạo: Tiếng Anh là phương tiện quan trọng đầu tiên giúp chúng ta tiếp cận hiệu quả hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, các cơ
  10. 602 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 sở đạo tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay cần thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ đầu vào và đầu ra cho sinh viên theo học ngành Du lịch. Cần thống nhất lấy khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (từ sơ cấp đến đại học) dùng cho Việt Nam áp dụng cho các chương trình đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (KNLNNVN) với mục đích, đối tượng sử dụng và mức độ tương thích với Khung tham chiếu châu Âu. KNLNNVN được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau: Bảng 3.1. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam KNLNNVN CEFR Sơ cấp Bậc 1 A1   Bậc 2 A2 Trung cấp Bậc 3 B1   Bậc 4 B2 Cao cấp Bậc 5 C1   Bậc 6 C2 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo) Để triển khai hiệu quả khung năng lực trên, cần có sự phối hợp, thống nhất giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội có quy định bắt buộc các trường trực thuộc bộ mình quản lý thực hiện. Sự thống nhất này sẽ tạo ra sự đồng bộ, công bằng giữa các cơ sở đào tạo trong vấn đề tuyển sinh đầu vào đảm bảo chất lượng tiếng Anh đầu ra. Xin đưa ra đề xuất tham khảo như sau: Bảng 3.2. Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Tiếng Anh Khung năng lực Cambridge IELTS TOEFL TOEIC BEC BULATS ngoại ngữ VN Exam CEFR 450 ITP Cấp độ 3/6 4.5 133 CBT 450 PET Preliminary 40 B1 45 iBT Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được. (Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội) Đây là quy định đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp đại học của nhiều trường đại học hiện đang áp dụng tại Việt Nam và cần áp dụng rộng rãi hơn nữa, thống nhất giữa tất cả các cơ sở đào tạo trong cả nước. Xây dựng quy định về điều kiện cơ sở thực hành áp dụng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại Việt Nam: Các cơ sở đào tạo cần đồng bộ trong việc trang bị phòng thực hành cùng
  11. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 603 với các phần mền quản lý, ứng dụng công nghệ thông minh vào giảng dạy các môn chuyên ngành. Để thực hiện giải pháp này, mỗi phân ngành cần ký liên kết với các doanh nghiệp để được phép trang bị phần mềm tương tự đối với doanh nghệp, giúp người học nhanh chóng bắt nhịp khi học tập thực tế, thực tập và làm việc khi ra trường. Xây dựng quy định về chất lượng giảng viên áp dụng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Việt Nam: Cần quy định các giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch phải có chứng chỉ nghề Du lịch Việt Nam, đặc biệt là các giảng viên tham gia giảng dạy các môn nghiệp vụ, hướng dẫn thực hành theo hai phân ngành Lưu trú và Lữ hành. Áp dụng thống nhất về đề cương, bài giảng theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch VTOS và bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực Du lịch tại Việt Nam: Xây dựng giờ học tại trường và giờ thực hành làm việc thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch song song với nhau là yếu tố rất quan trọng giúp sinh viên nắm chắc được kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế được hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay hầu như toàn bộ các cơ sở đào tạo du lịch không quan tâm và không có tiêu chí để đánh giá được chất lượng sinh viên thực hiện giờ học thực tế. Cần xây dựng ngay quy định cụ thể về việc đánh giá bằng điểm đối với giờ học thực tế của sinh viên trong tổng thể điểm hoàn thành môn học. Tức là quá trình đào tạo tại trường và quá trình sinh viên thực hiện giờ học thực tế cần thực hiện song song, chứ không phải như hiện nay kết thúc quá trình học mới cho sinh viên đi thực tập ngoài doanh nghiệp. Gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và các tổ chức, hiệp hội du lịch trong nước, khu vực và thế giới: Cần xây dựng cơ chế mới cho việc đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch. Cụ thể là trong quá trình đào tạo, tới giai đoạn sinh viên học các môn chuyên ngành, đặc biệt là các môn nghiệp vụ các trường được phép đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp trong khuôn khổ bộ tiêu chuẩn VTOS. Đánh giá giá kết quả của sinh viên sẽ được tiến hành giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ngay khi ký kết, và tiến hành ngay việc sinh viên học tại trường và học việc thực tế tại doanh nghiệp trong thời gian hoàn tất chương trình học. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần tham gia vào các tổ chức, hiệp hội Du lịch trong nước và quốc tế để nắm bắt được xu thế phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Đây cũng là một trong những cơ sở để xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng khu vực và trên thế giới. KẾT LUẬN Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch trở thành điều kiện tất yếu để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của du lịch thông minh là kết quả tất yếu. Để phù hợp với bối cảnh mới, các yếu tố tham gia vào du lịch phải thay đổi, trong đó có nguồn nhân lực. Chất lượng nhân lực Du lịch cần được nâng cao để có thể thích nghi điều kiện mới và ứng dụng những giải pháp công nghệ trong cung ứng phục vụ các sản phẩm du lịch cũng như hoạt động kinh doanh nhằm đạt được những hiệu quả nhất định.
  12. 604 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 01/2014/TT – BGDĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-01-2014-TT-BGDDT-Khung-nang- luc-ngoai-ngu-6-bac-Viet-Nam-220349.aspx. 2. Bộ VHTTDL (2018), Du lịch thông minh: tầm nhìn chính sách. 3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), Tổng luận “Cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4”. 4. Hoàng Ngọc Hiển (2018), “Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6, 2018. 5. Dương Sao, Giải pháp đột phá cho ngành Du lịch, http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/giai-phap-dot-pha- cho-nganh-du-lich-549036, ngày 08/9/2018. Tổng cục du lịch, Báo cáo đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngành Du lịch Việt Nam, http://vietnamtourism.gov.vn/ index.php/items/26069, ngày 14/3/2018.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0