intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch: Đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch: Đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường" tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam thông qua hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường. Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khoa học chính là phân tích tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó, các kinh nghiệm thế giới; và phỏng vấn các chuyên gia du lịch cũng như các nhà nghiên cứu về du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch: Đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO NGÀNH DU LỊCH: ĐÀO TẠO PHẢI ĐÁP ỨNG VÀ ĐÓN ĐẦU NHU CẦU THỊ TRƢỜNG PGS, TS. Nguyễn Hoàng Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài báo tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam thông qua hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường. Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khoa học chính làphân tích tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó, các kinh nghiệm thế giới; và phỏng vấn các chuyên gia du lịch cũng như các nhà nghiên cứu về du lịch. Trên cơ sở đó, bài báo chỉ ra thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trường của đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay, cũng như một số hoạt động của các trường đào tạo nhân lực du lịch để đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường. Từ đó, tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường du lịch Việt Nam. Từ khóa: Nguồn nhân lực, du lịch, đào tạo, nguồn nhân lực chất lƣợng cao,nhu cầu thị trƣờng, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy và phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đƣợcmô tả là ngành ―công nghiệp không khói‖ lớn nhất thế giới (Goeldner và Richie, 2003), những năm qua, ngành du lịch vẫn tiếp tục giữ đà tăng trƣởng bền vững, khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ, phát triển cơ sở hạ tầng. Theo số liệu báo cáo của các điểm đến trên toàn cầu, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), ƣớc tính lƣợng khách du lịch quốc tế (inbound) năm 2018 đạt 1,403 tỷ lƣợt, tăng khoảng 75 triệu lƣợt so với năm 2017 (tăng trƣởng 5,6%). Hội nghị cấp cao của OECD năm 2017 về các chính sách phát triển du lịch bền vững và tăng trƣởng lợi ích đã nhận định, du lịch có vai trò nhƣ một đầu tàu phát triểnkinh tếbền vững của các thành viên OECD và các quốc gia khác khi dựa trên các chính sách lành mạnh cũng nhƣ quản lý hiệu quả. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bƣớc vàogiai đoạn khởi phát mạnh mẽ và tác động trực tiếpđến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia. Tuy nhiên, ngành du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần đƣợc phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số. Một trong những khâu quan trọng giúp ngành du lịch phát triển là đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao (Phan Thị Ngàn, 2018). Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành kinh tế dịch vụ theo các qui luật của kinh tế thị trƣờng 4.0 phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con ngƣời. Lợi nhuận cũng nhƣ tốc độ phát triển chóng mặt của ngành du lịch trong bối cảnh mới đã đặt yêu cầu xã hội phải cung cấp nguồn nhân lựcổn định, bao gồm việc đào tạo và thiết lập các cơ sở giáo dục cho ngành du lịch. Những thay đổi và phát triển của cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi những ngƣời lao động phải thuần thụcnhiều kỹ năng mới để có thể thích nghi với bối cảnh mới của ngành thƣơng mại du lịch quốc tế. Đào tạo chất lƣợng cao đòi hỏi lao động phải nắm bắt công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, cũng nhƣ các cơ hội mà nó mang lại (European Commission, 2016). Đào tạo nhân lực du lịch cũng cần tập trung vào việc giáo dụckỹ năng đặc thù của ngành du lịch. Tuy nhiên, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về các chƣơng trình giáo dụccho ngành du lịch tại các trƣờng đại học. Cũng chính vì vậy, du lịch bền vững đã trở thành một chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên toàn cầu quan tâm. Trƣớc những nhu cầu cấp thiết trong việcđào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, tác giả đã lựachọn thực hiện chủ đề: ―Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch: đào tạo phải đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường”. Trong đó, tác giảđã đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng, thách thức củangành du lịchViệt Nam trong thời đại 4.0;thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của đào tạo ngành du lịch tại hiện nay; từ đóđƣa ra những giải phápnâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng du lịchViệt Nam trong thời gian tới. 2
  2. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Lịch sử và thực trạng đào tạo ngành du lịch hiện nay Nhiều năm sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc, các quốc gia dần đi vào ổn định, kinh tế hổi phục và bƣớc vào giai đoạn phát triển. Ở một số quốc gia châu Âu, nhƣ các nƣớc Baltic, hay tại Mỹ, chất lƣợng cuộc sống ngày càng nâng cao đã kéo theo sự phát triển của ngành du lịch. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nƣớc, và làmột trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển.Những nghiên cứu ban đầu về ảnh hƣởng của nền kinh tế đến sự phát triển của du lịch xuất hiện từ những năm 1970. Khi các nhà quản lýnhận thấy sự cấp thiết phải gắn du lịch với sự phát triển bền vững, đi đôi với việc cần phải phát triển đào tạo nguồn nhân lực thì từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu dần tập trung vào nhiều vấn đề của ngành du lịch hơn nhƣ: văn hóa, thị hiếu, viễn cảnh ngành du lịch (Wang, 2000; Kinnaird vàHall, 1994), và sau này là đào tạo du lịch (Churchward và Riley, 2002). Theo dòng lịch sử, Châu Âu đƣợc ví nhƣ đầu tàu kinh tế thế giới sau thế chiến thứ 2, là nơi khởi phát các trƣờng đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân lực cho ngành du lịch. Những ngôi trƣờng này tập trung vào việc giáo dục những kỹ năng cốt yếu nhƣ: sự thân thiện, thái độ phục vụ, nghiệp vụ quản lýkhách sạn, hay những kỹ năng thƣơng mại thiết yếu (Morgan, 2004). Lợi nhuận và yêu cầu từ cộng đồng cũng nhƣ các ngành công nghiệp thúc đẩy các nhà nghiên cứu tập trung vào ngành du lịch, từ đó phát triển mở rộng các khoa, chuyên ngành đào tạo du lịch tại các trƣờng nghề bên cạnh các trƣờng kỹ thuật. Trong khi một số chƣơng trình đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo và giáo dục thực tế, vẫn còn nhiều tranh cãi về chất lƣợng đào tạo của một số trƣờng. Những cuộc tranh cãi liên tục nổ ra về giáo trình đào tạo tại các trƣờng đại học, nên tập trung cân bằng giữa dạy nghề (vocational) hay lý thuyết (academic). Các khóa đào tạo nâng cao thƣờng đƣợc gọi là dạy nghề (vocational) (Busby, 2001), trong khi giảng viên tập trung hƣớng dẫn các kiến thức và kỹ năng quản lý nhân sự cho học viên.Điều này vô hình chung đã tạo ra một hạn chế nhất định cho giá trị và ý nghĩa của đào tạo trong ngành du lịch. Trong thực tế, tỷ lệ làm việc tƣơng đối cao của các sinh viên ngành du lịch đƣợc cho là xuất phát từ những kỹ năng thuần thục, hữu ích, kinh nghiệm thực tiễn - là những thành quả của quá trình đào tạo (Busby, 2001). Kết quả của mô hình giáo dục tại trƣờng Đại học Plymouth- Vƣơng Quốc Anh, cho thấy: các học viên du lịch tại Anh có ảnh hƣởng ngƣợc lại đến nội dung bài giảng. Các mô hình giáo dục suy cho cùng đƣợc thiết kế để phù hợp với xu hƣớng nghề nghiệp thực tế cũng nhƣ kỹ năng trí tuệ.Dale và Robinson (2001) từng đề xuất 3 cấp độ nên phân chia trong các giáo trình du lịch: cấp độ chung (generic degrees) tập trung vàonhững hiểu biết về du lịch và kỹ năng liên ngành; cấp độ chức năng (functional degrees) tập trung vào các địa hạt đặc biệt của du lịch nhƣ maketing, hệ thống thông tin, hay kế hoạch; và cấp độ nền tảng thị trƣờng (market/product based degrees) tập trung vào sự phát triển của sản phẩm chuyên biệt hay thị trƣờng yêu cầu chuyên môn hóa trong khu vực. Cả ba chƣơng trình này tỏ ra khá thành công trong việc cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng khuyến khích họ làm việc hiệu quả trong ngành du lịch. - Xu hướng phát triển ngành du lịch Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng rõ nét trong các hoạt động kinh tế toàn cầu, tạo việc làm, tăng thặng dƣ xuất khẩu và doanh thu nội địa. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục mang lại những thay đổi sâu sắc đối với ngành du lịch, dự kiến ngày càng rõ nét và tích cực trong những năm tới. Các chuyên gia dự đoán rằng, các đơn vị du lịch cần chú tâm vào sự thay đổi công nghệ truyền thông và những xu hƣớng hội nhập mới trong ngành du lịch. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trƣờng du lịch đang chứng kiến sự bùng nổ, lên ngôi của xu hƣớng kinh doanh trực tuyến. Dữ liệu lớn (big data), hệ thống đám mây… đã làm thay đổi ngành du lịch một cách chóng mặt. Với sự bùng nổ của công nghệ, du khách có thể nắm bắt điểm đến, đặt phòng, ăn uống chỉ bằng một cú click. Khi ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc tiếp cận nhiều hơn với xu hƣớng tìm kiếm trực tuyến thì ngành du lịch càng không thể đứng ngoài cuộc cách mạng 4.0. Theo nhận định của các chuyên gia, công nghệ sẽ thay đổi xu hƣớng nghỉ dƣỡng của du khách, trƣớc hết là ở phƣơng thức quảng bá xúc tiến du lịch, tiếp đó là phƣơng thức đi du lịch, trải nghiệm tại điểm đến của du khách và lĩnh vực khách sạn, địa điểm nghỉ dƣỡng.Thậm chí, robot thông minh còn có thể đảm nhận nhiệm vụ thay cho các nhân viên lễ tân với các công việc đón 3
  3. khách, bƣng bê đồ ăn, hỗ trợ thanh toán tự động… Ngành du lịch của hiện tại và tƣơng lại sẽ hƣớng đến cung cấp dịch vụ bền vững, ổn định, hòa bình, văn hóa trong suốt cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 này. Đó cũng chính là lý do, nhiều xu hƣớng mới trong ngành du lịch sẽ xuất hiện. Thực tế, sự phát triển của ngành dịch vụ đƣợc hình thành chủ yếu bởi các xu hƣớng xã hội cũngnhƣ sự thay đổi trong thói quen nghỉ dƣỡng, gia tăng tính cá nhân hóa, hay nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Những xu hƣớng này và ảnh hƣởng của chúng đến ngành du lịch phản ánh quacác sản phẩm và dịch vụ du lịch, nghĩ dƣỡng khác nhau cũng nhƣ sựthay đổi cơ cấu nghề nghiệp của nhân lực ngành du lịch (Abicht và Freikamp, 2005). Cụ thể, gồm: du lịch bền vững (là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tƣơng lai); du lịch tiếp cận cho những ngƣời khuyết tật; du lịch nông thôn và di sản văn hóa; du lịch hòa bình; du lịch thể thao; du lịch sức khỏe; và du lịch công nghệ (Jonckers, 2005). Sự phát triển khoa học công nghệ những năm gần đây liên tục mang lại những thay đổi sâu sắc trong ngành du lịch. Có rất nhiều quan điểm đƣợc đƣa ra nhận định về xu hƣớng của ngành du lịch trong tƣơng lai. Ngành du lịch đã dần đổ bộ vào giờ làm việc, tạo ra quy trình liên tục giữa công việc và giải trí. Mối quan hệ này là điển hình của xã hội thời hậu công nghiệp. Sự phát triển nhƣ vũ bão của các doanh nghiệp khoa học đã tạo tiền đề cho công nghệ làm thay đổi diện mạo toàn xã hội trong nửa cuối thế kỷ 20. Bƣớc phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 với các yếu tố và đặc điểm của nó nhƣ dữ liệu lớn big data, internet vạn vật, an ninh mạng, điện toán đám mây, robot, tự động hóa… đã tạo ra cơ hội và thách thức cho các ngành công nghiệp về lâu dài. Với ngành du lịch, chu trình sản xuất mới dựa trên sự phát triển của công nghệ và quy luật tự nhiên của ngành du lịch đã ảnh hƣởng đến mô thức của ngành du lịch. Cuộc cách mạng 4.0 với sức mạnh của máy móc tham gia vào lực lao động làm thay đổi chu trình sản xuất một cách tự động (Bulut và Akçacı, 2017). Quá trình số hóa các sản phẩm đãtạo điều kiện để các nhà cung cấp dịch vụ du lịch dễ dàng hiểu và đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng tốt hơn, giúp chuyển đổi từ mô hình kinh doanh du lịch truyền thống sang mô hìnhkinh doanh hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ số. Các vấn đề nhƣ tiền lƣơng, chi phí lao động, thức ăn, chi phí sức khỏe, giao thông… sẽ đơn giản hóa hơn trong các nhà máy thông minh hay tòa nhà văn phòng nhờ ứng dụng công nghệ. Các chi phí năng lƣợng nhƣ sƣởi ấm, thắp sáng và điều hòa trong các tòa nhà thông minh sẽ bị bỏ lại phía sau, giúp tiết kiệm năng lƣợng và giảm khí CO2, qua đó đóng góp vào việc bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng phát triển bền vững. Chính vì vậy, Bulut và Akçacı (2017) nhấn mạnh, quá trình toàn cầu hóa và xã hội hóa thông tin tƣơng thích với công nghệ sẽ cho ra đời xu hƣớng du lịch với những đặc tính nhƣ cá nhân, tự nhiên, trực quan dựa trên nền tảng không gian mạng. - Thách thức đối với đào tạo ngành du lịch trong thời gian tới Ngày nay, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có tính xã hội hóa cao, nội dung văn hóa sâu sắc và cũng làlĩnh vực có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh, nhƣ vũ bão của công nghệ đã đặt ra không ít thách thức cho việc đào tạo ngành du lịch. Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu mục tiêu của đào tạo trong ngành du lịch có thể cung cấp trực tiếp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành du lịch. Liệu việc phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm có thành công hay không, và các chƣơng trình hƣớng nghiệp này có làm giảm những hoài nghi liên quan đến vai trò của giáo dục du lịch. Morgan (2004) từng đề xuất chuyển trọng tâm từ giáo dục trong khuôn khổ ngành du lịch sang giáo dục gắn với nhiều ngành khác. Nghịch lý thay, giáo dục chất lƣợng cao trong du lịch có thể cần cả việc khám phá cả giá trị nhân văn của con ngƣời để đáp ứng nhân tố quản lý, qua đó tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Liệu đào tạo có phải là mục đích ban đầu của giáo dục du lịch? Với tƣ cách là các nhà giáo dục du lịch, liệu trách nhiệm của họ đơn giản chỉ là chuẩn bị và đào tạo sinh viên cho nghề nghiệp tƣơng lai? Tất cả những điều này sẽ đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Thực tế cho thấy, đào tạo du lịch đã trải qua thay đổi sâu sắc chỉ trong một thời gian ngắn. Các trƣờng đại học và các tổ chức đào tạo ngày càng phải đau đầu với việc mở rộng giáo trình phù hợp với yêu cầu mới của ngành du lịch. Tƣơng lai của ngành giáo dục du lịch, cũng giống nhƣ tƣơng lai của bất kỳ bộ môn nào nằm ở bản thân nó và yếu tố khách quan bên ngoài xã hội. Với 4
  4. ngành du lịch, có hai thách thức tự thân mà nó phải đối mặt. Trƣớc hết, nếu nó giữ mục tiêu phát triển nhƣ một ngành giáo dục chuyên môn đơn thuần, thì cần phải tiếp tục chú trọng phát triển vào kiến thức liên ngành (interdisciplinary). Nếu du lịch có thể phát triển kiến thức liên ngành thì nó có thể tạo ra vị trí vững chắc cho sự tồn tại trong cộng đồng học thuật và cùng lúc nó có thể cung cấp nền tảng để cộng đồng học thuật đóng góp sâu rộng hơn nữa cho nhân loại. Một thách thức nữa đến từ thực tế mà đào tạo du lịch đang đứng ở điểm dễ dàng trƣợt khỏi định hƣớng dạy nghề, khiến các sinh viên dễ dàng chạm đến những suy nghĩ tự do hơn. Thách thức ở đây là phải làm sao để có thể cân bằng giữa hƣớng nghiệp vàlý thuyết. Một số chƣơng trình đào tạo du lịch có nền tảng học thuật vững chắc nhƣng lại đánh mất kiến thức dạy nghề và ngoại khóa, sẽ có nguy cơ bị mất học viên (Morgan, 2004). Với thách thức đến từ nhân tố bên ngoài, đào tạo du lịch có hai nhân tố chính: sinh viên, những ngƣời tuyển dụng và sự điều hành trong ngành du lịch. Sự phát triển và mở rộng không ngừng của ngành du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn với các sinh viên. Sự gia tăng của số lƣợng sinh viên đã mang đến nhiều nguồn tài nguyên cho ngành giáo dục du lịch, bao gồm cả các học giả và nhà nghiên cứu. Điều này có lợi cho sự sự phát triển các môn học cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về thế giới du lịch, xã hội và các hiện tƣợng môi trƣờng... nhƣng cũng đòi hỏi các nhà giáo dục phải không ngừng trau dồi kiến thức và cập nhật giáo trình. Kết hợp cả ba thách thức trên sẽ cho thấy có ba yêu cầu đặt ra cho ngành du lịch nếu nó muốn tăng cƣờng vị trí nhƣ một nhân tố quan trọng, đó là: (i) Phát triển kiến thức liên ngành, (ii) cung cấp kiến thức mở rộng ngoài hoạt động dạy nghề trong chƣơng trình, và (iii) giữ bí mật thông tin nghề nghiệp mà nhà đào tạo đã tiết lộ cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Một trong lợi thế rất lớn của ngành du lịch hiện nay là việc cung cấp kiến thức ngoại khóa, đa ngành, liên ngành... Điều này giúp du lịch và đào tạo du lịch trở thành một lĩnh vực thú vị, thu hút các học giả có thêm nhiều nghiên cứu có ích đóng góp cho phát triển ngành du lịch một cách bền vững. - Nguồn nhân lực chất lượng cao Chu Hảo (2012) cho rằng nguồn nhân lực chất lƣợng cao trƣớc hết phải đƣợc thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những ngƣời có năng lực thực tế để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội. Bên cạnh đó, phẩm chất và nhân cách con ngƣời là yếu tố cơ bản tạo nên nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Sự phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao tùy thuộc vào trình độ phát triển nhân cách tạo thành những bộ phận hợp thành cấu trúc nguồn nhân lực. Đào tạo nhân cách phải đƣợc thực hiện trong mọi quá trình của chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực (Phạm Tất Dong, 2011). Nhìn chung, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tài sản quý giá của một doanh nghiệp, là thành quả của sự đầu tƣ và các chính sách nhân sự đúng đắn, hiệu quả. Nguồn lực chất lƣợng cao có hiểu biết sâu rộng, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại. Để đƣợc đánh giá là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, một số yêu cầu cơ bản mà nguồn nhân lực cần đáp ứng nhƣ: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng xử lý thực tế, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm; có kỷ luật, đạo đức; có khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trƣờng lao động và tiến bộ khoa học công nghệ mới; có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc;... (Chu Hảo, 2012). Nhƣ vậy, việc hƣớng tới phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành du lịch có ý nghĩa quan trọng để vƣợt qua đƣợc các thách thức đã nêu trên. Trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của đội ngũ nhân lực có vai trò quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và các dịch vụ du lịch uy tín. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chính là: Nghiên cứu & phân tích tài liệu để thu thập kiến thức kinh nghiệm trên thế giới, từ đó liên hệ đến ngành du lịch trong nƣớc; và Phân tích tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia du lịch cũng nhƣ các nhà nghiên cứu về du lịch. Đối với phƣơng pháp đầu tiên, xuất phát từ việc nhìn nhận bối cảnh thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế phát triển bùng nổ trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả đã quan sát đƣợc nhu cầu cấp thiết của việc phát triển nguồn nhân lực bắt kịp với sự phát triển của ngành du lịch. 5
  5. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đã đặt ra nhiều câu hỏi nhƣ: Ngành du lịch thế giới và trong nƣớc hiện nay đã phát triển ra sao? Những vấn đề còn tồn tại trong ngành du lịch? Xu hƣớng tƣơng lai của ngành du lịch là gì? Việc đào tạo nhân lực trong ngành du lịch phải làm gì để đón đầu xu hƣớng thị trƣờng? Những giải pháp phù hợp nào cho đào tạo nhân lực ngành du lịch? Trên cơ sở đó, tác giả đã đi tìm câu trả lời thông qua tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các trƣờng đại học uy tín nhƣ Satakunta Univesity, Oxford, Plymouth...; các cuốn sách chuyên ngành về du lịch và các bài báo từ các tờ báo hàng đầu thế giới; các báo cáo thƣờng niên của Ủy ban Châu Âu EC; những số liệu nghiên cứu về ngành du lịch ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam. Đối với phƣơng pháp thứ hai, trƣớc hết, tác giả đi sâu phân tích các tài liệu, sau đó sử dụng biện pháp tổng hợp, lựa chọn phân tích thông tin định tính thông qua phỏng vấn 15 chuyên gia du lịch và các nhà nghiên cứu về du lịch để đƣa ra các quan điểm về vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phƣơng pháp phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin liên quan. Nội dung phỏng vấn tập trung vào thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành du lịch Việt Nam thông qua hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng trong những năm gần đây. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu bao gồm các cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời tham gia phỏng vấn nhằm tìm hiểu nhận thức của họ về vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc, trong đó tác giả không thực hiện đúng theo một danh sách các câu hỏi chính thức mà sẽ hỏi thêm những câu hỏi mở để thảo luận với ngƣời đƣợc phỏng vấn về các vấn đề xoay quanh thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành du lịch Việt Nam thông qua hoạt động đào tạo. Sau khi xác định rõ đối tƣợng, phƣơng pháp và nội dung phỏng vấn, tác giả tiến hành liên hệ và sắp xếp các buổi phỏng vấn để thu thập thông tin. Kết quả phỏng vấn đƣợc tác giả ghi chép cẩn thận để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thông tin thu thập đƣợc qua các số liệu thống kê và phỏng vấn thực tế là cơ sở để tác giả đƣa ra những minh chứng cụ thể về đặc điểm, thực trạng của ngành du lịch và đặc biệt là thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, từ đó hỗ trợ tìm ra các giải pháp cho những tồn tại liên quan tới vấn đề giáo dục trong ngành du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng du lịch Việt Nam trong thời gian tới. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trường của đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay Theo kết quả nghiên cứu, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã giúp Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và các dịch vụ công nghệ số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là một số ngành có lợi thế nhƣ du lịch, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, logistics… Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt, lƣợng khách du lịch nội địa và quốc tế liên tục gia tăng trong giai đoạn 2011 - 2018. Bảng 1: Số lƣợt khách du lịch nội địa và quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 Đơn vị tính: nghìn lượt khách Cả nƣớc 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Khách quốc tế 6.014 6.848 7.572 7.874 7.944 10.013 12.922 15.498 Khách nội địa 30.000 32.500 35.000 38.500 57.000 62.000 73.200 80.000 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011 - 2018 Bên cạnh đó, tổng thu từ khách du lịch cũng liên tục gia tăng trong giai đoạn 2011 - 2018. Nếu nhƣ năm 2011, tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam chỉ là 130 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này đã tăng lên thành 637 nghìn tỷ đồng. Cụ thể nhƣ sau (hình 1): Trƣớc bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức ra đời vào cuối năm 2015, ngành du lịch Việt Nam lại càng đối mặt với những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có yếu tố về nhân lực. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng (Phan Huy Xu và Võ Văn Thành, 2017). Nhiều năm qua, ngành du lịch đã có những cố gắng huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nhân lực. Ngành du lịch Việt Nam cũng chú trọng đầu tƣ cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho giai đoạn 2017 - 2020. Theo Tổng cục Du lịch, trong giai đoạn 2017 - 6
  6. 2020, kinh phí đầu tƣ cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch chú trọng vào một số vị trí công việc quan trọng, bao gồm: hƣớng dẫn viên (17,33% tổng kinh phí); quản trị doanh nghiệp du lịch (13,18% tổng kinh phí); phục vụ buồng (12,72% tổng kinh phí); lễ tân (8,67% tổng kinh phí); nhân viên lữ hành, đại lý du lịch (8,24% tổng kinh phí); nhân viên chế biến món ăn (7,20% tổng kinh phí); phục vụ bàn, bar (6,64% tổng kinh phí); và vị trí khác (26,02% tổng kinh phí). Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng 700 600 500 400 300 637 541 200 355.5 417.2 100 160 200 230 130 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hình 1: Tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2018 Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam 2018 Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định, đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến khoảng cách khá xa về chất lƣợng nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội (Phan Thị Ngàn, 2018). Những hạn chế của đào tạo ngành du lịch Việt Nam hiện nay có thể kể đến: Thứ nhất, các chuyên gia tham gia phỏng vấn cho rằng chất lƣợng của nguồn nhân lực chƣa tƣơng xứng với số lƣợng lao động. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2018), quy mô số lƣợng lao động trong ngành du lịch khoảng 2,25 triệu ngƣời, chiếm khoảng 4% lực lƣợng lao động cả nƣớc, nhƣng về chất lƣợng thì còn rất khiêm tốn. Ƣớc tính, chỉ có xấp xỉ 50% lao động du lịch đã qua đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm khoảng 20% nhân lực toàn ngành). Số lao động đã qua đào tạo trình độ đại học và sau đại học về du lịch đạt khoảng 7,5% số nhân lực có chuyên môn du lịch (chiếm khoảng 3,2% tổng nhân lực lao động du lịch). Trong khi số lao động du lịch dƣới sơ cấp (đào tạo truyền nghề dƣới 3 tháng) vẫn còn chiếm hơn 45% nhân lực có chuyên môn, bằng gần 20% nhân lực toàn ngành. Mặt khác, ngay cả trong lực lƣợng lao động đã qua đào tạo, rất nhiều trong số đó vẫn còn hạn chế về trình độ Ngoại ngữ (nhân lực du lịch sử dụng đƣợc ngoại ngữ đạt khoảng 60% tổng nhân lực), Công nghệ thông tin (toàn ngành có khoảng 68% nhân lực biết sử dụng máy tính đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc), Tính chuyên nghiệp (nhân lực đầu ra từ trung cấp trở lên đạt khoảng 3,05 điểm/ trên 5 điểm - thang điểm tối đa).Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016, Việt Nam xếp 56/140 quốc gia, nhƣng các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo lại thấp (chỉ số năng lực hấp thụ công nghệ xếp hạng 121/140; mức độ phức tạp của quy trình sản xuất xếp hạng 101/140; chất lƣợng của các tổ chức nghiên cứu khoa học xếp thứ 95/140...). Điều đó cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế, trong khi đây lại là yếu tố quyết định trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Thứ hai, theo kết quả phỏng vấn, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vẫn còn nhiều yếu kém, chƣa đƣợc các cơ quan quản lý quan tâm, đầu tƣ thích đáng. Cả nƣớc hiện có 156 cở sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch chính quy gồm 48 trƣờng đại học, 43 trƣờng cao đẳng, 40 trƣờng trung cấp, 23 trung tâm đào tạo nghề và 2 công ty đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có trƣờng đại học chuyên biệt về du lịch và tại các trƣờng đại học và cao đẳng chuyên nghiệp có chƣơng trình đào tạo ngành học du lịch cũng chƣa có thống nhất cơ bản đƣợc chƣơng trình khung đào tạo; hệ đào tạo nghề du lịch cũng đang tồn tại nhiều hệ thống trên chuẩn khác nhau: Hệ thống trên chuẩn nghề quốc gia có 8 nghề thuộc nhóm du lịch, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; Hệ thống trên chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS gồm 10 nghề do dự án EU hỗ trợ xây dựng; hệ thốn g trên chuẩn kỹ năng nghề ASEAN gồm 6 nghề đã đƣợc bộ trƣởng các nƣớc ASEAN ký cam kết thực hiện. 7
  7. Thứ ba, về đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên du lịch, theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nƣớc có khoảng 5.000 ngƣời tham gia đào tạo mới về du lịch, trong đó có 2.000 giáo viên, giảng viên (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 2580 đào tạo viên du lịch và 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp… song con số này mới chỉ đáp ứng đƣợc xấp xỉ 60% nhu cầu về số lƣợng và còn khoảng cách xa về trình độ chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch so với yêu cầu của ngành, của doanh nghiệp và xã hội. Trong đó, một phần trong đội ngũ này cũng chƣa có trình độ chuyên sâu về du lịch. Nhiều giảng viên chuyển từ ngành khác sang giảng dạy cho nên thiếu sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, vấn đề đầu ra với các sinh viên, học viên khi theo học tại các cơ sở đào tạo du lịch cũng chƣa đƣợc bảo đảm, dẫn tới sức hút đối với ngƣời có năng lực tốt theo học chƣa nhiều, do đó cũng tác động ngƣợc lại với việc thu hút các giảng viên, giáo viên có trình độ giỏi đối với ngành học này. - Một số hoạt động của các trường đào tạo nhân lực du lịch để đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trường Kết quả phỏng vấn chuyên gia về du lịch cho thấy, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì càng cần phải quyết liệt cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và tăng cƣờng năng lực khoa học - công nghệ nhằm tránh nguy cơ tụt hậu. Vì vậy, để ít nhất không bị thua ngay trên sân nhà, và hƣớng tới mục tiêu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, đào tạo du lịch cần phải nhanh chóng có những giải pháp, chiến lƣợc bài bản trong đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, các chuyên gia cho rằng các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch cần thay đổi về tƣ duy đào tạo. Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu du lịch bắt đầu đề xuất những cuộc điều tra về nhận thức của công luận đối với kiến thức du lịch. Sự phát triển của du lịch phải đƣợc tiếp cận trƣớc tiên từ nhận thức của dƣ luận và cần có nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn nữa để phân tích và hiểu sâu hơn về khía cạnh xã hội học của ngành du lịch. Theo các chuyên gia tham gia phỏng vấn, không nên coi du lịch đơn thuần là một loại hình công nghiệp kinh doanh, mà đócòn là một lĩnh vực văn hóa có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến mỗi cá nhân và quốc gia. Du lịch chỉ có giá trị nhân văn nếu ngành đào tạo nhân lực du lịch đƣợc đầu tƣ thích đáng từ điểm gốc. Chỉ khi những nhà quản lý chính sách và lực lƣợng lao động trong lĩnh vực du lịch nhận thức nghiêm túc về việc đào tạo, giáo dục thì mới có thể thay đổi diện mạo, bản chất của ngành du lịch, qua đó thúc đẩy trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, theo kết quả nghiên cứu, các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch cần thay đổi về quan điểm đào tạo. Từ cách đây hơn 20 năm, các học giả đã mƣờng tƣợng ra xu hƣớng tƣơng lai của ngành du lịch. Trong thời đại công nghệ số, thông qua những liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ, hầu hết khách du lịch luôn muốn đƣợc xác thực về tính an toàn của chuyến đi (sự an toàn bản thân, môi trƣờng thân thiện, không ô nhiễm…), bên cạnh việc có những trải nghiệm thực tế trong chuyến đi, bởi hầu hết du khách đều xem hành trình chuyến đi nhƣ một cách trải nghiệm những khía cạnh muôn màu mà họ chƣa từng trải qua trong cuộc sống. Ngày nay, cách thức khiến khách du lịch nhớ đến lịch sử, di sản văn hóa tại nơi họ tham quan cần đƣợc gắn với những sản phẩm lƣu niệm tại địa phƣơng. Điều đó đồng nghĩa với yêu cầuphát triển cả các trang web kinh doanh hàng hóa lƣu niệm, sản vật của địa phƣơng tại Việt Nam. Điều này cần phảiđƣa vào các giáo trình giảng dạy du lịch một cách nghiêm túc đểnhắm tới mục tiêu thu hút khách du lịch đối với sản vật của địa phƣơng. Các trang web đƣợc thƣơng mại hóa này có thể đóng vai trò là công cụ hữu hiệu quảng bá thƣơng hiệu, đồng thời đánh giá một phần chất lƣợng du khách và dịch vụ tại Việt Nam. Thứ ba, một số chuyên gia về du lịch khẳng định các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam cần thay đổi góc nhìn bình đẳng giới. Kinnaird (1994) đã sớm nhận ra tầm quan trọng của việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch. Nó có ảnh hƣởng đến hệ tƣ tƣởng cũng nhƣ góc nhìn xã hội trong lĩnh vực này. Du lịch có khả năng tạo ra các cơ hội việc làm cho những ngƣời có hoàn cảnh, năng lực và kỹ năng khác nhau. Để phát huy các kỹ năng còn tiềm tàng trong bất kỳ xã hội nào, du lịch cần phải tìm cách thu hút ngƣời tài từ tất cả các cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là những cộng đồng chƣa đƣợc tham gia đầy đủ vào đội ngũ lao động. Hiện nay, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã đạt đƣợc một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt về giáo dục. Vì vậy, các nhà giáo dục trong 8
  8. ngành du lịch Việt Nam cần phải gắn kết công việc và trách nhiệm của mình đối với các phong trào tiến bộ bao gồm cả bình đẳng giới để đảm bảo sự công bằng trong ngành du lịch. Thứ tư, các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam cần quan tâm đến sự cần thiết xây dựng nền tảng triết học. Các giảng viên, chuyên gia trong ngành du lịch cần nhận thức mối liên hệ chặt chẽ giữa thực tiễn và lý luận. Đây là mối quan hệ biện chứng buộc các nhà đào tạo luôn nhắc nhởhọc viên cần phải phát triển song song tƣ duy thực hành và lý luận. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này, yếu tố xuất phát là các chƣơng trình đào tạo phải xây dựng một cách nghiêm túc giáo trình triết học du lịch để ngƣời học có thể nắm vững bản chất, đặc điểm sâu xa của ngành du lịch cũng nhƣ những tác động của nó đối với toàn xã hội. Tại Việt Nam, hiện nay, cả xã hội và nhà trƣờng đều rất lúng túng trong việc giáo dục cho sinh viên đảm bảo kỹ năng thực hành và lý luận. Chính vì vậy, các giáo trình du lịch cần phải đáp ứng mục tiêu đào tạo ra những học viên lành nghề nhƣng có kiến thức lý luận vững chắc. Thứ năm, các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch tại Việt Nam cần tập trung phát triển các kỹ năng cần thiết cho học viên ngành du lịch trong bối cảnh mới. Cũng nhƣ các ngành công nghiệp khác, mức độ cạnh tranh trong ngành du lịch diễn ra ngày khốc liệt và khắc nghiệt. Chính vì vậy, trong thời buổi hội nhập và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, nhà trƣờng cần giúp sinh viên làm chủ những kỹ năng, kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế giảng đƣờng để có thể phát triển kinh doanh du lịch quốc tế nhƣ sau: Các kỹ năng cần phát triển trong giáo trình ngành giáo dục bao gồm: Kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm du lịch; Kỹ năng tiếp thị truyền thông và bán hàng; Kỹ năng hợp tác và thiết lập mạng lƣới kinh doanh gắn kết; Kỹ năng quốc tế hóa, và Kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Một trong những tấm gƣơng điển hình đạt nhiều thành công nhờ áp dụng 5 kỹ năng này trong giáo trình đào tạo nhân lực ngành du lịch là Phần Lan, một quốc gia ở khu vực Bắc Âu. Nhờ nghiêm túc thực hiện phát triển các kỹ năng trên, Phần Lan không chỉ trở thành một đất nƣớc nổi tiếng với nền giáo dục hàng đầu thế giới mà còn là điểm đến hấp dẫn có khả năng thu hút hàng triệu du khách bởi những thắng cảnh tuyệt đẹp và nền văn minh nổi tiếng. Các kỹ năng yêu cầu tối thiểu trong phỏng vấn nhân lực ngành du lịch: Du lịch là một ngành đặc thù đòi hỏi nhiều kỹ năng linh hoạt. Theo tiêu chuẩn của Ủy ban Châu Âu EC (2016), ở cấp độ quản lý, các nhà quản lý cần phải đảm bảo những kiến thức nền tảng giáo dục vững chắc về kế toán, tiếp thị, luật, công nghệ, các nghiệp vụ chuyên môn; kỹ năng hoạch định chiến lƣợc, quản lý nhân sự, đổi mới sáng tạo trong việc phát triển sản phẩm du lịch; kỹ năng quản lý dự án và đối phó với ảnh hƣởng toàn cầu hóa...Vì vậy, trong thời đại 4.0, các nhà quản lý du lịch cần thành thạo kỹ năng công nghệ để đảm bảo yêu cầu công việc ngày càng cao, và quan trọng có thể tuyển dụng đƣợc những nhân sự lành nghề. Trong quá trình phỏng vấn nhân sự, 5 tiêu chuẩn yêu cầu tối thiểu đặt ra khi phỏng vấn nhân lực ngành du lịch bao gồm: Kỹ năng Hội nhập, Kỹ năng truyền thông maketing và bán hàng; Kỹ năng phát triển sản phẩm; Kỹ năng tạo lợi nhuận; Kỹ năng phối hợp liên ngành. Chỉ khi đảm bảo đƣợc 5 kỹ năng cơ bản này thì nhân sự mới có thể trở thành nguồn nhân lực trình độ cao đảm bảo yêu cầu công việc ngày càng cao của ngành du lịch Việt Nam. 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG VÀ ĐÓN ĐẦU NHU CẦU THỊ TRƢỜNG DU LỊCH Nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lƣợng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trƣớc yêu cầu của của quá trình phát triển và hội nhập. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng du lịch, cụ thể nhƣ sau: - Nhóm giải pháp từ phía các trường Thứ nhất, là cái nôi giáo dục kiến thức và kỹ năng cho các sinh viên, các trƣờng cần chủ động xây dựng giáo trình giảng dạy phù hợp với xu hƣớng mới của thời đại, đồng thời hoàn thiện khung chƣơng trình đào tạo ngành du lịch với định hƣớng tiếp cận các chƣơng trình đào tạo tiên 9
  9. tiến trên thế giới kết hợp với phát triển các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng (đào tạo đại học liên thông, sau đại học, các lớp ngắn hạn,…). Để làm đƣợc điều này, các trƣờng đào tạo cầnkhông ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ giảng viên thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dƣỡng, trau dồi kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch, kỹ năng sƣ phạm… bên cạnh việc tổ chức các phong trào hoạt động, mở các lớp giảng dạy về kỹ năng, thái độ sống cho giảng viên, học viên. Đặc biệt, các trƣờng cần tăng cƣờng công tác đào tạo kỹ năng nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, dịch vụ khách hàng… để ngƣời lao động có thể tự tin, chủ động phát huy đƣợc khả năng của mình trong môi trƣờng hội nhập. Thứ hai, để học viên có đầy đủ điều kiện học tập tốt nhất, các trƣờng và các cơ sở đào tạo du lịch cần chủ động, có chính sách tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, thực hành, thực tập của sinh viên ngành du lịch. Cơ sở vật chất tạo tiền đề quan trọng để nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng du lịch hiện nay. Thứ ba, các trƣờng cần phải tăng cƣờng gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp ngành du lịch. Một số hoạt động cần quan tâm nhƣ dành tỷ lệ ngân sách trong quỹ nghiên cứu khoa học thực hiện công trình nghiên cứu có địa chỉ ứng dụng cụ thể tại doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra của học viên. - Nhóm giải pháp về phía người lao động và học viên Thứ nhất, lao động trong ngành du lịch cần nắm bắt kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sâu rộng. Du lịch là một ngành có tính chất đặc thù với những công việc đa dạng từ quản lý, điều hành dịch vụ, truyền thông maketing, tổ chức sắp xếp tour, cho đến việc làm hƣớng dẫn viên, lễ tân… Chỉ khi nắm vững kiến thức chuyên ngành thì ngƣời lao động mới đảm bảo hoàn thành tốt công việc của một ngành kinh doanh dịch vụ. Thứ hai, ngƣời lao động cần thông thạo ngoại ngữ và hiểu biết công nghệ.Trong thời kì hội nhập nhƣ hiện nay, vốn tiếng Anh đối với những ngƣời hoạt động trong ngành du lịch là hết sức cần thiết, vì vậy để trở thành lao động du lịch chất lƣợng cao thì cần phải không ngừng trau dồi ngoại ngữ. Bên cạnh đó, ngành du lịch ngày càng phát triển mở rộng trên nền tảng số và việc số hóa dữ liệu du lịch đang diễn ra một cách nhanh chóng, do đóhọc viên càng cần sử dụng thành thạo vi tính và am hiểu về công nghệ. Thứ ba, học viên cần trang bị kỹ năng ứng biến và xử lý tình huống linh hoạt. Là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp nên du lịch luôn chứa đựng những tình huống nằm ngoài kế hoạch. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng ―phản ứng nhanh‖ sẽ giúp cho ngƣời lao động ngành du lịch luôn làm chủ đƣợc tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra. - Nhóm giải pháp từ phía ngành du lịch Thứ nhất, các cơ quan quản lý chức năng cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nguồn nhân lực du lịch nhƣ: bổ sung những nghề du lịch còn thiếu, xây dựng và ban hành trên chuẩn kỹ năng nghề du lịch quốc gia, ban hành danh mục nghề nghiệp phải qua đào tạo du lịch… Thứ hai, các cơ quan chức năng cần tăng cƣờng năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, cả về cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo cũng nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cập nhật đổi mới xây dựng chƣơng trình, giáo trình đào tạo du lịch tiên tiến… Thứ ba, các cơ quan chức năng cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch sử dụng nhân lực đầu ra trong công tác đào tạo; hợp tác quốc tế với nhiều trƣờng đào tạo có uy tín; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong công tác nghiên cứu, đào tạo du lịch nhƣ đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning), xây dựng giáo trình đào tạo du lịch điện tử…; khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nhân lực du lịch, tạo cơ chế và điều kiện để các thành phần xã hội, trong và ngoài nƣớc có thể tham gia góp vốn, kiến thức… cho công tác đào tạo nhân lực du lịch. KẾT LUẬN Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thị trƣờng du lịch đang chứng kiến sự bùng nổ và lên ngôi của xu hƣớng kinh doanh trực tuyến. Việc đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành kinh tế dịch vụ du lịch theo các quy luật của kinh tế thị trƣờng 4.0 phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con ngƣời. Việc 10
  10. đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đang đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam nhiều thách thức cần phải không ngừng thay đổi và cải tiến trong giai đoạn sắp tới. Trong nghiên cứu này,tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về (i) lịch sử và thực trạng đào tạo ngành du lịch hiện nay, (ii) xu hƣớng phát triển ngành du lịch; và (iii) thách thức đối với đào tạo ngành du lịch trong thời gian tới. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụnghai phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chính là: Nghiên cứu & phân tích tài liệu để thu thập kiến thức kinh nghiệm trên thế giới, từ đó liên hệ đến ngành du lịch trong nƣớc; và Phân tích tài liệu, phỏng vấn các chuyên gia du lịch cũng nhƣ các nhà nghiên cứu về du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề cập đến thực trạng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của đào tạo ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ một số hoạt động của các trƣờng đào tạo nhân lực du lịch để đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng. Từ đó, chúng tôi đãđề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng và đón đầu nhu cầu thị trƣờng du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, xu thế và ảnh hƣởng nhƣ vũ bão của công nghệ vào ngành du lịch là không thể đảo ngƣợc, trở thành một nhân tố không thể chối bỏ. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý chức năng, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo cũng nhƣ học viên, lao động ngành du lịch cần chủ động đón nhận, đối mặt và không ngừng thay đổi để cùng góp sức phát triển ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abicht Lothar, Freikamp Henriette (2005), Trend qualifications in German tourism, in Strietska- Ilina Olga, Tessaring Manfred (2005), Trends and skill needs in tourism, Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities. 2. Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch. 3. Bulut E., Akçacı T. (2017), Endüstri 4.0 ve İnovasyonGöstergeleri Kapsamında Türkiye Analizi,ASSAM International Refereed Journal, 7, 50-72. 4. Busby G. (2001), Vocationalism in Higher Level Tourism Courses: the British perspective,Journal of Further and Higher Education, Vol. 25(1), 29-43. 5. Chu Hảo (2012), Nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa học vị cao, http://www.doanhtri.vn/article/chuyen-muc-chuyen-gia/nhan-luc-chat-luong-cao-khong-dong- nghia-hoc-vi-cao.aspx, 03/02/2012. 6. Churchward J., Riley M. (2002), Tourism Occupations and Education: An Exploration Study, International journal of Tourism research, Volume4, Issue2, Pages 77-86. 7. Dale C., Robinson N. (2001), The Theming of Tourism Education: a Three-domain approach, International Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 13(1), 30-34. 8. European Commission (2016), A New Skills Agenda for Europe Working together to strengthen human capital, employability and competitiveness, Referred 9.3.2017. file:///C:/Users/sarenfo/Downloads/COM_2016_381_F1_COMMUNICATION_FROM_COMMIS SION_TO_INST_EN_V6_P1_852322.pdf. 9. Goeldner C.R., Ritchie J. R. B. (2003), Tourism: Principles, Practices, Philosophies (9th ed). New York, NY: John Wiley and Sons. 10. Jonckers Piet (2005), General trends and skill needs in the tourism sector in Europe, in Strietska-Ilina Olga, Tessaring Manfred (2005), Trends and skill needs in tourism, Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities. 11. Kinnaird V., Hall D. (Eds.) (1994), Conclusion: The Way Forward. In Tourism: A Gender Analysis. Chichester, West Sussex, England: John Wiely and Sons. 12. Morgan M. (2004), From Production Line to Drama School: Higher Education for the Future of tourism, International Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 16(2), pp91-99. 13. Phạm Tất Dong (2011), Xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, http://dvhnn.org.vn/vi/news/Dien-dan-day-va-hoc/Xay-dung-con-nguoi-va-phat-trien-nguon-nhan- luc-chat-luong-cao-282, 29/03/2011. 14. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2017), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, Số 2 (2017). 11
  11. 15. Phan Thị Ngàn (2018), Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0, ISBN: 978-604-73-5980-6. 16. Tổng cục Du lịch Việt Nam: http://vietnamtourism.gov.vn/ 17. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011 - 2018), Niên giám thống kê Việt Nam 2011 - 2018, NXB Thống kê. 18. UNWTO (2017), UNWTO Tourism Highlights 2017 Edition, World Tourism Organization, Madrid, www.e-unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284419029. 19. Wang N. (2000),Tourism and Modernity: A Sociological Analysis, Kidlington, Oxford: ElsevierScience. CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY PGS, TS. Lê Anh Tuấn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch TÓM TẮT Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam được xác định tập trung phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo đó, nhiều chính sách và văn bản quản lý liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, hội nghị nhằm tháo gỡ các chính sách, cơ chế đã được tổ chức triển khai. Nguồn nhân lực du lịch cũng đã dần từng bước đáp ứng yêu cầu của Ngành, tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết để chính sách và hành lang pháp lý liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch thực sự góp phần cho việc phát triển ngành Du lịch trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Chính sách và hành lang pháp lý, Đào tạo và Phát triển nhân lực du lịch, bối cảnh hiện nay 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, Du lịch là một một trong các lĩnh vực tham gia hội nhập sớm, cũng là một trong 8 lĩnh vực tham gia thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thực hiện dịch chuyển lao động trong ASEAN. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bƣớc phát triển ấn tƣợng trong nhiều chỉ số, từ lƣợng khách du lịch đã vƣợt chỉ tiêu đƣợc xác định trong chiến lƣợc và quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2020, hoạt động đầu tƣ du lịch đƣợc tăng cƣờng, nhiều tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam có những bƣớc tăng trƣởng mạnh, làm thay đổi hình ảnh, bộ mặt của du lịch Việt Nam. Nguồn nhân lực du lịch cũng đƣợc quan tâm phát triển nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành. Lực lƣợng lao động trong du lịch tăng về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng, từng bƣớc đáp ứng với sự phát triển của Ngành du lịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới với những yêu cầu mới về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ nhân lực đòi hỏi có những bƣớc phát triển nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, hạn chế của nguồn nhân lực hiện nay. Tham luận này có mục tiêu phân tích những đặc điểm về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay, trong đó tập trung vào phân tích những nội dung liên quan đến chính sách, hành lang pháp lý, bàn luận về những vấn đề đặt ra cần đƣợc quan tâm giải quyết trong thời gian tới. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái lƣợc những nghiên cứu liên quan - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Lƣu Đức Kế (2016) đã dƣới góc nhìn của chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã phân tích thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đề xuất hệ thống các 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0