intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các quan hệ hữu cơ trong đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các quan hệ hữu cơ trong đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững hiện nay" sẽ làm sáng tỏ vai trò, nhu cầu các nhân lực du lịch liên quan, những khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh đào tạo du lịch hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các quan hệ hữu cơ trong đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững hiện nay

  1. CÁC QUAN HỆ HỮU CƠ TRONG ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH BỀN VỮNG HIỆN NAY TS. Đỗ Hải Yến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nền tảng tích hợp cao độ, kết nối các hệ thống trong và ngoài ngành du lịch, làm thay đổi cục diện của ngành nói chung và những biến đổi trong cơ chế đào tạo nhân lực du lịch. Từ đó đặt ra đòi hỏi cho các cơ sở đào tạo, các nhà quản lý những yêu cầu để phát triển; một trong những yêu cầu trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay là việc xác định và điều tiết hiệu quả vai trò của các nhân lực liên quan: “Gia đình - người học - nhà trường - doanh nghiệp - giảng viên chuyên ngành (chuyên gia) - thị trường lao động du lịch”. Dựa vào phương pháp điều tra xã hội học, hệ thống hóa và phỏng vấn chuyên gia. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ vai trò, nhu cầu các nhân lực du lịch liên quan, những khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh đào tạo du lịch hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững; quan hệ hữu cơ trong đào tạo du lịch. 1. THỰC TRẠNG, VAI TRÒ CỦA NHÂN LỰC TRONG TRONG ĐÀO TẠO HIỆN NAY Theo nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 16-01-2017 đã nêu chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam là ― đến năm 2020 cơ bản trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn‖. Thu hút 17 - 20 triệu lƣợt khách quốc tế, 82 triệu lƣợt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, liên ngành với các ngành kinh tế khác, Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á‖… Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Du lịch (2019) về một trong những vấn đề nhân lực bền vững của ngành du lịch hiện nay: Cả nƣớc có trên 1,3 triệu lao động, chiếm 2,5% tổng lao động cả nƣớc; trong đó chỉ 42% đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, 38% đƣợc đào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chƣa qua đào tạo chính quy mà chỉ đƣợc huấn luyện tại chỗ. Thực tế đó cũng đòi hỏi việc xác định đƣợc các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, các đối tác liên quan, những khó khăn đang tồn tại, các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong đào tạo du lịch bền vững trong bối cảnh đào tạo hiện nay. 2. QUAN HỆ HỮU CƠ CỦA “GIA ĐÌNH - NGƢỜI HỌC - NHÀ TRƢỜNG - DOANH NGHIỆP - GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH (CHUYÊN GIA - THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG DU LỊCH” 2.1. Nhà trƣờng với gia đình - ngƣời học và thị trƣờng lao động, xã hội Có thể thấy, quan hệ giữa các đối tƣợng liên quan đến phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững: Gia đình - ngƣời học - nhà trƣờng - doanh nghiệp - giảng viên chuyên ngành (chuyên gia) với thị trƣờng lao động trong bối cảnh hiện nay có quan hệ gắn bó hữu cơ và quan trọng. Có thể quan niệm nhà trƣờng trong bối cảnh đào tạo hiện nay giống nhƣ một doanh nghiệp hoạt động, mà cần giải quyết đƣợc hai bài toán cung và cầu: Đối tác có khả năng cung ứng nguồn nhân lực (đầu vào) để duy trì doanh nghiệp nhà trƣờng là gia đình và ngƣời học và ―đầu ra‖ của Nhà trƣờng: cũng cần đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhà trƣờng có thƣơng hiệu cao thì ngƣời học càng tham gia thi và xét tuyển đông, cơ hội có sinh viên ghi danh tuyển sinh nhiều; ngƣợc lại nhà trƣờng có uy tín đào tạo hay ngành học không hấp dẫn, thì lƣợng sinh viên mong muốn dự tuyển thấp. Hiện tại, theo thống kê của tổng cục du lịch, hiện nay cả nƣớc có 346 cơ sở đào tạo về du lịch các cấp từ sơ cấp đến bậc đại học. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, hiện có 63 cơ sở đào tạo du lịch (với 24 trƣờng Đại học, 20 trƣờng Cao đẳng và 19 trƣờng Trung cấp) cung cấp khoảng 3.000 lao động hàng năm cho cả nƣớc [3], Tuy nhiên, cũng tồn tại thực trạng: Lao động du lịch sau khi tốt nghiệp từ nhà trƣờng, có khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc trong du lịch thời kỳ hội nhập 4.0 326
  2. cũng chiếm tỉ trọng chƣa cao: 60% lao động biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh chiếm 42%, còn lại là tiếng Trung (5%), tiếng Pháp: 4%. Theo thông tin cập nhật từ những ngày gần đây trong ngành du lịch: Tiếng Hàn đang rơi vào tiếng hiếm để phục vụ cho lƣợng khách Hàn, do lƣợng khách du lịch Hàn Quốc sang du lịch Việt Nam đang khá đông đảo. Số lƣợng lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn chiếm tỉ trọng thấp: khoảng 15%, chủ yếu tập trung ở bộ phận hƣớng dẫn du lịch và lễ tân khách sạn. Điều đó chứng tỏ, việc đào tạo ngƣời làm du lịch có năng lực sử dụng ngoại ngữ sau khi ra trƣờng vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, một vấn đề mang tính thời sự khó khăn trong việc đào tạo nhân lực du lịch hiện nay là: Tình trạng mở cửa và quan điểm ―coi đào tạo du lịch nhƣ một ngành kinh tế‖ nên việc kiểm soát năng lực đào tạo của giáo viên chuyên ngành du lịch - cả lƣợng và chất còn nhiều lỗ hổng trong đào tạo. Hòa theo xu hƣớng của thị trƣờng, nhiều trƣờng mở và đón sinh viên vào quá đông. Đơn cử: Tại khoa Du lịch, ĐH… năm 2019 tuyển đƣợc hơn 500 chỉ tiêu, trong khi lƣợng giáo viên dạy chƣa đảm bảo, dẫn đến tình trạng giảng viên chuyên ngành kiêm nhiệm quá nhiều giờ giảng/ tháng. Tình trạng này ở nhiều cơ sở đào tạo du lịch hiện nay cũng phổ biến, khi nhiều giảng viên trái ngành nghề cũng tham gia dạy du lịch, trong khi để trở thành giảng viên dạy nghề du lịch - lẽ ra cần điều kiện đúng ngành nghề đào tạo, trải nghiệm, kinh nghiệm nhất định thì tình trạng này lại lại thiếu; từ đó chất lƣợng sinh viên ra trƣờng chuyên ngành du lịch vẫn chƣa cao. Theo anh H (Công ty lữ hành và du lịch Buffalo, 2018): ―Sau khi nhận sinh viên nhiều trƣờng ĐH có đào tạo về Du lịch, chúng tôi thƣờng phải đào tạo lại...‖ Tại khoa du lịch, trƣờng ĐH… Do tình trạng tuyển sinh ồ ạt, quá đông, dẫn đến tình trạng tuyển sinh quá tải trong đào tạo với nhiều giảng viên chuyên ngành, trong khi cơ sở hạ tầng dạy học không đảm bảo. Sinh viên quá tải về môn học, việc quá đông sinh viên cũng khiến trùng các giờ dạy học nhiều, phải liên kết đào tạo với nhiều giảng viên lệch mã ngành, dẫn đến chất lƣợng thực hành chuyên ngành cho sinh viên không đảm bảo. Nhiều sinh viên kêu tình trạng chồng chéo giờ học. Có những kỳ học sinh viên lên lớp, do lƣợng giảng viên không đủ, việc sắp xếp giờ học cho lƣợng sinh viên quá đông, khi tuyển sinh ồ ạt nên còn chƣa hợp lý. Trong mối quan hệ giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp du lịch ngoài thị trƣờng cũng tồn tại mối quan hệ hữu cơ vô hình khi: Ngành học và nhà trƣờng cần có cơ chế đáp ứng cầu nhân lực của doanh nghiệp du lịch, đơn vị đào tạo cần xây dựng cho sinh viên những ―chiếc cầu‖ tới doanh nghiệp, đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực thì cơ hội để sinh viên có khả năng ra trƣờng, đạt đƣợc những vị trí công việc cao, trong các doanh nghiệp có thƣơng hiệu cũng thấp hơn những trƣờng có quan hệ với doanh nghiệp thƣờng xuyên, đặc biệt là quan hệ tƣơng tác chuyên ngành với các doanh nghiệp du lịch. Hình 1: Quan hệ hữu cơ của các nhân lực liên quan trong đào tạo Nguồn: Tác giả, 2018 2.2. Gia đình, ngƣời học - Nhà trƣờng có đào tạo về du lịch Qua tƣ liệu thống kê điều tra xã hội học của tác giả [5] tại nhiều gia đình, trong giai đoạn ghi tên cho con dự tuyển vào các trƣờng có ngành học du lịch: Hiện nay, các gia đình có xu hƣớng ―thực tế hóa‖ hơn việc lựa chọn ngành học cho con em mình. Khi quyết định cho con theo học trƣờng/ ngành học nào, các gia đình có xu hƣớng tìm những ngành đào tạo ―dễ xin việc‖ - mà ngành du lịch là ngành đạt tiêu chí đó, bên cạnh đó, các gia đình cũng quan tâm tới việc nghề học ―có thu 327
  3. nhập cao hơn‖, ―học phí và các khoản thu chi hợp lý‖ - từ đó, họ sẽ quyết định chọn ngành và trƣờng Đại học hay cao đẳng nghề du lịch nào cho con em mình. Xuất phát từ thực trạng đó, giải pháp tăng cƣờng hiệu quả chất lƣợng đào tạo là sự đáp ứng đƣợc nguyện vọng của các gia đình trƣớc quyết định chọn trƣờng đào tạo về du lịch, chọn ngành học cho ngƣời học tƣơng lai. Để thu hút đƣợc ngƣời học nhiều hơn, các trƣờng nghề và các ngành đào tạo nghề du lịch hiện nay cần giải đƣợc bài toán ―việc làm sau khi ra trƣờng‖ cho sinh viên và cho nguyện vọng của các gia đình. Bên cạnh đó, theo thống kê từ thực trạng đào tạo của nhiều trƣờng Đại học và cao đẳng: tỉ lệ sinh viên sau khi ghi tên nhập học những năm đầu tiên, họ vẫn có thể thôi học hay chuyển trƣờng chiếm một tỉ trọng lớn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó cho thấy, để giữ đƣợc sự ổn định trong lƣợng sinh viên đầu vào cơ sở đào tạo, một trong những vấn đề các trƣờng đào tạo du lịch cũng cần quan tâm hơn đó là: Duy trì một quan hệ thƣờng xuyên nhất định với gia đình, ngƣời học; lắng nghe đòi hỏi về nghiệp vụ của ngƣời tuyển dụng để trang bị cho sinh viên mình các kiến thức nghiệp vụ sau khi ra trƣờng. Đó cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm hơn để hƣớng tới mục tiêu tuyển sinh và đào tạo bền vững nhân lực du lịch với các khoa và trƣờng Đại học có đào tạo về du lịch. 2.3. Doanh nghiệp (chuyên gia) trong đào tạo du lịch Theo tƣ liệu phỏng vấn sâu đại diện doanh nghiệp du lịch của tác giả về vấn đề này, theo chị NQP (Viettravel, HN, 2018): ―Trên thực tế tuyển dụng của công ty chúng tôi, mặc dù tuyển dụng nhân sự từ nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trong trƣờng Đại học, nhƣng khi nhận nhân sự về rồi, chúng tôi vẫn phải đào tạo lại và đào tạo thêm nhiều do nhiều cơ sở đào tạo còn nặng về lý thuyết, khả năng thực hành không cao. Từ đó chúng tôi cũng sẵn sàng cùng nhà trƣờng đào tạo nhân lực du lịch có năng lực thực hành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trƣờng vào thời gian thấp điểm du lịch‖. Trên thực tế ngành du lịch hiện nay, hƣởng ứng xu hƣớng ―cùng đào tạo về du lịch‖ trong trƣờng Đại học cùng với nhà trƣờng đào tạo. Các doanh nghiệp du lịch khá hƣởng ứng nhiệt tình phong trào này, từ đó ở trong ngành du lịch, tại các trƣờng có đào tạo du lịch, tiên phong là khoa Du lịch, Đại học KHXH&NV HN, thƣờng xuyên có các buổi tọa đàm, mời cựu sinh viên thành đạt của khoa hay ngƣời giỏi nghề từ doanh nghiệp về dạy cho sinh viên với tƣ cách ―chuyên gia‖, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng hƣởng ứng vào các thời gian thấp điểm khách du lịch. Tuy nhiên, trong vấn đề thanh toán cho các chuyên gia cùng về hỗ trợ giảng viên dạy các môn chuyên ngành hay trợ giảng còn eo hẹp, từ đó dẫn tới việc trong thanh toán, có khi giảng viên và sinh viên phải cùng đóng góp để hỗ trợ kinh phí cho các giờ giảng có yếu tố chuyên gia cùng tham gia giảng dạy. Và nhƣ vậy, tình trạng đồng lƣơng giảng viên chuyên ngành vốn đã thấp, lại ―chia năm xẻ bảy‖ để đạt mục tiêu đào tạo nhân lực du lịch chất lƣợng cao, xét trong bối cảnh phát triển nhân lực du lịch bền vững, cũng tiềm ẩn những vấn đề bất cập. Bên cạnh đó, ở một số cơ sở có đào tạo về du lịch, vấn đề mời chuyên gia cùng tham gia đào tạo cũng đƣợc quan tâm, tuy nhiên để đƣợc coi là ―chuyên gia‖ cũng là một vấn đề chƣa rõ ràng về mặt pháp lý trong đào tạo du lịch, do vậy cũng khó khăn; từ đó dẫn tới rào cản nào về thủ tục lên lớp cho những ngƣời giỏi nghề ngoài doanh nghiệp để họ đƣợc phép lên lớp truyền giảng cho sinh viên vì hầu nhƣ các hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế, các hƣớng dẫn viên du lịch của các doanh nghiệp hầu nhƣ chƣa có chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm… Một thiểu số ở một ―cơ sở đào tạo rất thƣơng mại về du lịch‖ (xin giấu tên), có cơ sở còn lợi dụng việc ―mời chuyên gia du lịch giá cao‖, từ đó lợi dụng để thu tiền sinh viên giá cao trong đào tạo. Rõ ràng, việc khẩn thiết có một chế tài minh bạch, nhƣng hỗ trợ khách quan cho giảng viên để vai trò của chuyên gia cùng tham gia đào tạo chuyên ngành với nhà trƣờng là việc cần thiết, nhƣng cũng cần rõ ràng trong giai đoạn quy chế đào tạo nhân lực du lịch hiện nay. Mặt trái của xu hƣớng ―nhà nhà làm du lịch‖ cũng là sự thiếu nhân sự là giảng viên có chuyên ngành, giảng viên chuyên ngành bị quá tải giờ lên lớp, ở nhiều cơ sở uy tín vì vậy nảy sinh tâm lý ―đào tạo cho xong‖ của giáo viên ở những cơ sở đào tạo, trƣờng Đại học có nhiều sinh viên, học viên tham gia đang là một trong những vấn đề xã hội của ngành du lịch chƣa giải quyết đƣợc trong quan hệ nhân lực du lịch trong đào tạo hiện nay. 328
  4. 3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG ĐÀO TẠO HIỆN NAY 3.1. Đối với cơ quan quản lý đào tạo Việc gia tăng lƣợng sinh viên ghi tên vào ngành học du lịch là một thực trạng đáng mừng trong xu thế phát triển đào tạo du lịch hiện nay, nhƣng việc duy trì và có sự phát triển đào tạo nhân lực du lịch bền vững lại là mục tiêu sâu xa và bền vững hơn với vấn đề phát triển nhân lực du lịch bền vững. Từ đó, nên chăng, các cơ quan quản lý hữu quan cần quan tâm hơn tới việc kiểm tra và quản lý các điều kiện nhân lực có khả năng đào tạo (về cả lƣợng và chất) cùng các cơ sở vật chất chuyên ngành trƣớc khi xét duyệt lƣợng sinh viên cho phép cơ sở hay trƣờng Đại học tuyển sinh. Tránh việc tuyển sinh ồ ạt, khiến chất lƣợng học không đảm bảo và sự quá tải cho giảng viên chuyên ngành. Cần bổ sung chế tài kiểm tra với các cơ sở không đủ giảng viên chuyên ngành cơ hữu - có khả năng đảm nhiệm giờ dạy ổn định, thay vì ―mời giảng‖ - với lƣợng giảng viên chuyên ngành không ổn định tại nhiều cơ sở đào tạo đang thực hiện hiện nay. Gia tăng quyền đƣợc nhận và từ chối số lƣợng tiết/ học phần tự nguyện giảng viên cuối năm trong điều kiện số lƣợng đƣợc phép tuyển sinh vào chuyên ngành của cơ sở đào tạo với giảng viên cũng cần đƣợc thực hiện nghiêm khắc ở nhiều cơ sở đào tạo. Để đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng tuyển sinh ngành đảm bảo. Tránh tình trạng ―ép giảng‖ ở nhiều cơ sở đào tạo, khi phân công quá nhiều giờ cho giảng viên chuyên ngành, sẽ hạn chế khả năng phát triển chuyên môn và nghiên cứu khoa học về sau cho giảng viên chuyên ngành có trình độ. 3.2. Giải pháp với quan hệ Nhà trƣờng với doanh nghiệp trong mục tiêu cùng đào tạo chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch Ở nhiều trƣờng Đại học có uy tín trên thế giới, việc mời các chuyên gia, ngƣời đang giỏi nghề tại các doanh nghiệp về giảng dạy một chuyên đề hay ―nói chuyện‖, dạy học cho các sinh viên của các ngành, các trƣờng đào tạo không còn là việc hiếm thấy. Ở trong nƣớc, Khoa Du lịch, Đại học KHXH &NV HN cũng đang phổ cập phƣơng pháp này trong đào tạo thí điểm. Mô hình đào tạo kết hợp với thị trƣờng này khá hiệu quả, giúp sinh viên có kiến thức thực tế, giỏi lên nhanh, lại xây dựng đƣợc quan hệ cho giảng viên - sinh viên - thị trƣờng lao động ngay sau khi ra trƣờng. Thậm chí là tổ chức cho sinh viên chuyên ngành du lịch thi tại điểm (một số môn trong ngành sự kiện du lịch). Trên thực tế, nhờ thực hiện điều này mà tỉ lệ ra trƣờng, có việc làm ngay của sinh viên du lịch, ĐH KHXH & NV luôn đạt 100% sau khi tốt nghiệp. Một số trƣờng ĐH có hợp tác với doanh nghiệp khá mạnh trong việc liên kết thực hành thực tập trong nƣớc và quốc tế khác có thể kể đến nhƣ: Khoa Du lịch, ĐH CN Hà Nội với việc cử sinh viên đi Nhật thực tập; Khoa Du lịch, ĐH Thƣơng Mại với việc kí thỏa thuận với các đối tác thuộc tập đoàn Vingroup; Khoa Du lịch ĐH Thủ Đô với việc kí hợp tác cùng hỗ trợ đào tạo với các doanh nghiệp du lịch trên thị trƣờng Hà Nội. Mối quan hệ hữu cơ giữa: ―Nhà trƣờng - ngƣời học - gia đình - doanh nghiệp‖ trong mục tiêu nâng cao hiệu quả tuyển sinh các ngành đào tạo đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục hiện đại hơn. Cụ thể: Nhƣ đã nêu trên, việc trao đổi giáo viên, sinh viên các ngành đào tạo và trƣờng đào tạo phù hợp trên thế giới ở các trƣờng nghề đã đƣợc thực hiện từ rất lâu (Cao đẳng Du lịch Hà Nội với các thỏa thuận công nhận tay nghề và các cuộc thi tay nghề du lịch ASEAN), tuy nhiên trong đƣợc đẩy mạnh sự quan tâm và thực hiện trong những năm gần đây. Với ngành đào tạo mới là hƣớng dẫn du lịch là chƣa đƣợc thực hiện. Đây là một việc làm thiết thực và đem lại lợi ích lớn cho ngành đào tạo trong nhà trƣờng bởi nó mở ra các cơ hội hợp tác và phát triển trên thế giới, trên một phạm vi rộng hơn. 3.3. Xây dựng quan hệ gắn kết thƣờng xuyên giữa các nhân lực hữu cơ với việc mục tiêu đào tạo nhân lực chất lƣợng cao trong nhà trƣờng Tại một số trƣờng Đại học và doanh nghiệp tiên tiến, có cách đào tạo rất nhân văn nhƣng lại đáp ứng kịp thời nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giải quyết vấn đề quan hệ hữu cơ giữa nhà trƣờng với gia đình, có thể kể đến trƣờng Đại học FPT với ngày tri ân, mời ăn trƣa và gặp mặt phụ huynh để sinh viên có cơ hội đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và nhà trƣờng; về phía nhà trƣờng có thể trực tiếp lắng nghe các nguyện vọng của gia đình và xã hội; hay với tập đoàn công nghiệp Viettel: Gửi thƣ cảm ơn phụ huynh và thƣ mời phụ huynh của sinh viên tham dự hội thảo để lắng nghe và nâng cao chất lƣợng đào tạo, từ phía ―gia đình‖, từ đó kịp thời điều chỉnh cơ chế, 329
  5. chính sách theo nguyện vọng của gia đình và xu thế phát triển xã hội. Trong các trƣờng đào tạo du lịch, vai trò của ―giáo viên chủ nhiệm ở trƣờng Đại học‖ cần đƣợc nâng cao hơn nữa trong việc đại diện và duy trì quan hệ với các phụ huynh học sinh, để kịp thời điều chỉnh và động viên sinh viên với các vấn đề liên quan đến đào tạo và nề nếp để hƣớng tới mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực du lịch bền vững. 3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chuyên ngành Trong bối cảnh mới, đội ngũ Cán bộ giáo viên (CBGV) chuyên ngành du lịch cần có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, đảm bảo kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, kỹ năng sƣ phạm và những kỹ năng mềm thời kỳ 4.0 khác. Trong đó, vì du lịch là một nghề có tính chất xã hội và đòi hỏi kinh nghiệm thực tế cao, nên cần chú trọng công tác này trong việc tiếp nhận giảng viên chuyên ngành và đào tạo để giảng viên cũ có kiến thức và khả năng thực tế chuyên ngành để dạy cho sinh viên. - Cần thực hiện việc rà soát tổng thể đội ngũ CBGV để xây dựng kế hoạch nhân sự đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ lao động và xây dựng lộ trình chuẩn hóa. Đội ngũ CBGV chuyên ngành phải đủ số lƣợng, phù hợp về cơ cấu và đảm bảo chất lƣợng để đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo nghề của nhà trƣờng; Cần có cơ chế sàng lọc, đánh giá CBGV để có đƣợc những CBGV đáp ứng yêu cầu. Đào tạo lại, bố trí lại các vị trí lao động phù hợp với năng lực và chuyên môn. Thƣờng xuyên tạo điều kiện cho giảng viên duy trì hoặc nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng tin học và khả năng nghiên cứu khoa học trên thị trƣờng quốc tế. Đối với GV dạy thực hành nghề hƣớng dẫn du lịch (HDDL): Quy định hiện hành là phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 hoặc điều kiện khác tƣơng đƣơng. Hiện nay nghề HDVDL (hƣớng dẫn du lịch) chƣa có quy định và áp dụng chính thức về khung bậc nghề quốc gia, do vậy trong bối cảnh hiện nay tác giả đề xuất ngƣời dạy cần có Thẻ hƣớng dẫn viên du lịch, hoặc có kinh nghiệm thực tế tại Doanh nghiệp du lịch (DNDL), hoặc chứng chỉ VTOS về nghề HDDL, về đào tạo nghề HDDL; Đào tạo, rèn luyện đội ngũ giảng viên chuyên ngành bằng hình thức yêu cầu đi làm thực tế tại DNDL. Cụ thể: Yêu cầu GV dạy nghiệp vụ phải có kinh nghiệm thực tế; mỗi năm có ít nhất 15 ngày làm việc tại các DNDL do Nhà trƣờng chỉ định, thực hiện hƣớng dẫn du lịch cho 1 tour out bound, 2 tour nội địa, có đánh giá của khách du lịch và xác nhận của DNDL. Ngoài GV giảng dạy chuyên ngành HDDL, tiến tới yêu cầu tất cả đội ngũ GV tham gia giảng dạy nghề HDDL, bao gồm cả GV ngoại ngữ, các môn cơ bản đều phải trải qua thực tế tại DNDL, để họ có thể gắn đƣợc nội dung chuyên môn của bài giảng với yêu cầu của lĩnh vực du lịch; - Đối với những GV giỏi, ngƣời có trình độ kỹ năng nghề cao, có thành tích tốt trong các hội thi giáo viên giỏi, trong huấn luyện thí sinh dự thi tay nghề; ngƣời có thâm niên cần có cơ chế ứng xử, đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, điều kiện và môi trƣờng làm việc; - Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng Cán bộ giảng viên (CBGV); Đào tạo, bồi dƣỡng GV theo chuẩn nghề quốc gia gắn với nhu cầu hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế; - Thông qua các chƣơng trình hợp tác song phƣơng, liên kết đào tạo để trao đổi CBGV với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) trong nƣớc và quốc tế để cọ sát, học tập kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và kỹ năng tay nghề trong lĩnh vực đào tạo nghề, tiếp cận các phƣơng pháp dạy nghề tiên tiến; - Tham gia tích cực và hiệu quả các Hội thi Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giỏi để Giảng viên (GV) dạy nghề có điều kiện nghiên cứu, phát triển những ý tƣởng, sáng kiến về kỹ thuật tay nghề để thể hiện hết các kiến thức chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đây cũng là cơ hội GV tự rèn luyện và đánh giá bản thân, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; - Xây dựng cơ chế phù hợp với đội ngũ chuyên gia là các nhà quản lý DNLH, các cán bộ điều hành và HDVDL có kinh nghiệm đến từ các DNDL đối tác của Nhà trƣờng để tạo ra cơ chế chính thức và phổ cập các cơ chế đào tạo nhân lực du lịch bền vững. 3.5. Hoàn thiện phƣơng pháp giảng dạy các môn chuyên ngành theo xu thế công nghệ số và nhu cầu xã hội Đào tạo nhân lực thực hành chuyên ngành du lịch do đặc thù ngành nên phải đi lại rất nhiều, tuy nhiên với ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ VR và AI hiện nay, trên thế giới có xây dựng nhiều phòng học thông minh để dạy các môn chuyên ngành khá tốt. Từ đó giảm thiểu sức 330
  6. khỏe và thời gian đi lại cho sinh viên nhờ việc tạo ra các phòng học thực hành tại chỗ mà vẫn đảm bảo chất lƣợng chuyên môn ngành và khoa học. Cần theo xu hƣớng thực chất của đào tạo thế giới hiện nay: Khi công nghệ số và việc truy cập các thông tin liên quan đến ngành, nghề đã trở lên nhanh và phổ biến với mỗi cá nhân, việc dạy học của giảng viên cần hƣớng tới các phƣơng pháp mở, ―lấy ngƣời học làm trung tâm‖- trong mục tiêu: giảm lƣợng kiến thức chủ quan trong sách vở mà giảng viên cần truyền đạt cho sinh viên cách khai thác tài liệu trực tuyến, cách tổ chức và thực hiện các kĩ năng nghề chính; trên nền đó sáng tạo ra những cách thức làm du lịch mới nhƣng vẫn theo chuẩn nghề- kết hợp với các chuyên gia trên thị trƣờng du lịch để cùng giảng dạy và đánh giá tay nghề du lịch trong thực tiễn. Cách học này sẽ khiến sinh viên tiến bộ rất nhanh vì đƣợc học những công nghệ, thông tin mới nhất, ngƣời truyền giảng lại là những chuyên gia trên thị trƣờng du lịch và ngƣời đánh giá cũng chính là những ngƣời sử dụng nhân lực du lịch trong tƣơng lai. Khoa Du lịch, Đại học KHXH &NV HN đơn vị tiên phong cho việc vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy này. Đơn cử: Trong các môn học chuyên ngành, Khoa Du lịch, ĐHKHXH &NV thƣờng xuyên mời các diễn giả là những ngƣời đang thành công trong nghề về dạy cho sinh viên cách làm nghề, trao đổi nghề; giảng viên ở đây đóng vai trò kết nối giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trực tiếp trong môn học để hỗ trợ ngƣời học. Một số môn đang dạy trong Khoa Du lịch, ĐH KHXH &NV còn tổ chức thi tại chính các doanh nghiệp và cơ sở thực hành nghề trên thị trƣờng, trong đó giảng viên và chuyên gia đóng vai trò thẩm định, đánh giá tại chỗ. Do đó rất tạo cảm hứng cho ngƣời học, tính thực tiễn và xây dựng quan hệ cho ngƣời học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trƣờng. Với giờ giảng Thực hành Nghiệp vụ HDDL: Việc giảng dạy nội dung Thực hành Nghiệp vụ HDDL cần đƣợc căn cứ theo các tuyến điểm du lịch trong CTĐT để có phƣơng pháp dạy thực địa thích hợp với điều kiện đặc thù của mỗi tuyến điểm. Với dạy học ngoại ngữ: Cần tiến hành phân loại chất lƣợng SV theo năng lực ngoại ngữ từ đầu vào để có các chƣơng trình phù hợp với năng lực, trình độ của SV. Nghề HDDL cần ngoại ngữ để giao tiếp, không đi sâu theo hƣớng đào tạo kỹ năng viết nên cần áp dụng phƣơng pháp nghe - hiểu thay vì đọc - hiểu để hình thành đƣợc kỹ năng phản xạ đối đáp. 3.6. Tăng cƣờng liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ sở đào tạo quốc tế nhằm tiếp cận các mô hình đào tạo, phƣơng pháp quản lý đào tạo, phƣơng pháp giáo dục (PPGD), chất lƣợng đào tạo (CLĐT), nội dung giảng dạy, mời chuyên gia cố vấn giảng dạy, nguồn tài chính hỗ trợ… để tiếp cận đƣợc các nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Việc liên kết quốc tế cũng chính là cánh cửa, là cơ hội để đào tạo nghề du lịch ở mức độ CLĐT quốc tế, để SV sau khi tốt nghiệp tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở nƣớc ngoài. Trên thế giới là sự hợp tác giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và quy mô hợp tác hóa giáo dục trong phạm vi khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, xu hƣớng này biểu hiện qua việc: Các trƣờng có đào tạo nghề nhanh nhạy bắt kịp xu hƣớng và liên kết, trao đổi giáo dục để gửi sinh viên sang các trƣờng có đào tạo ngôn ngữ và nghề phù hợp để cùng hợp tác phát triển. Xu hƣớng này cũng biểu hiện ở việc các ngành đào tạo trong các trƣờng nghề gửi sinh viên, giảng viên có tay nghề tốt đi dự thi ở các quốc gia, tổ chức, cuộc thi có uy tín để học và nâng cấp tay nghề và trải nghiệm với thực tế xã hội… Hiện nay, một số trƣờng đào tạo du lịch và doanh nghiệp lữ hành - du lịch có quan tâm đến hợp tác đào tạo nhân lực đa phƣơng diện trên thế giới có thể kể tới nhƣ: Đại học Walailak (Thái Lan), Đại học Chiang Mai (Thái lan), Học viện quảng bá văn minh văn hóa (Malaysia), Đại học quốc gia Văn hóa và Nghệ thuật Yangon (Mianma), Đại học Kelantan (Malaysia), Đại học Ngoại thƣơng (Mỹ), Trƣờng Cao đẳng Khách sạn Quốc tế Imperial và Đại học Niagara (Mỹ)… Một số tập đoàn du lịch khách sạn nhƣ: Sheraton, Nikko, Soffiltel… 3.7. Giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của doanh nghiệp du lịch vào đào tạo Liên kết giữa Nhà trƣờng và doanh nghiệp du lịch (DNDL) nhằm tạo nên sự gắn kết, tƣơng thích giữa chƣơng trình đào tạo (CTĐT) và nhu cầu của DNDL, để chất lƣợng đào tạo (CLĐT) của Nhà trƣờng đáp ứng đƣợc các tiêu chí yêu cầu nhân lực của DNDL. Quan hệ này đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Nhà trƣờng, DNDL, ngành Du lịch, xã hội và trên hết là lợi ích của 331
  7. ngƣời học. Để phát huy quan hệ hữu cơ giữa các DNDL với Nhà trƣờng, cần thực hiện đồng bộ các nội dung hợp tác sau: - Thành lập Ban chỉ đạo về hợp tác giữa Nhà trƣờng với các DNDL, trong đó có thành viên Ban chỉ đạo là đại diện của các DNDL nhằm tạo nên sự hợp tác toàn diện, sâu sắc, lâu dài giữa Nhà trƣờng và DNDL. - DNDL cung cấp định kỳ hàng năm và cho Nhà trƣờng sử dụng các tài liệu thực tế của DNDL làm tài liệu giảng dạy tại trƣờng: Hợp đồng du lịch, phụ lục hợp đồng du lịch; CTDL; các mẫu nhƣ lệnh điều động HDV, lệnh điều xe, hóa đơn chứng từ thanh toán, danh sách đoàn khách… - Có cơ chế mời các GV thỉnh giảng là nhà quản lý, điều hành, HDVDL kỳ cựu… tới từ DNDL để tham gia giảng dạy các chuyên đề cho SV; - Đƣa nội dung học tại DNDL vào CTĐT, tập trung vào mô học thực hành nhằm rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; Đây là hình thức DN đặt yêu cầu với Nhà trƣờng về yêu cầu cung cấp nguồn HDVDL về số lƣợng, chất lƣợng, tiến độ… Ngƣời học đƣợc học tập, thực hành, thực tập với hai phần học tại Trƣờng và học tại DNDL theo chƣơng trình, kế hoạch đào tạo hai bên đã thống nhất trong biên bản/ hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Kết thúc khóa học, nếu đạt yêu cầu, ngƣời học sẽ đƣợc nhận vào làm việc tại DNDL; Thời gian tổ chức đào tạo tại DNLH và tại trƣờng tùy theo đối tƣợng đào tạo, thời gian đào tạo, điều kiện, năng lực và sự thống nhất của hai bên. - Cử GV thực tế tại DNDL; các DNDL do Nhà trƣờng chỉ định, các giáo viên chuyên ngành sẽ làm việc nhƣ một nhân viên thực thụ của DNDL, chấp hành đầy đủ các quy định của DNDL trong thời gian thực tế và có sự đánh giá của DNDL gửi về Trƣờng; - DNDL tham gia tài trợ học bổng, tài trợ và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của SV nhƣ Hội thi Hƣớng dẫn viên Du lịch giỏi, giao lƣu định hƣớng và tƣ vấn nghề nghiệp… - DNDL cung cấp thông tin về tình hình thị trƣờng khách du lịch, về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng HDVDL cho Nhà trƣờng; phản hồi về chất lƣợng HDVDL do Nhà trƣờng đào tạo đang công tác tại DNDL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ chính trị: Nghị quyết Trung ương 08- NQ/ TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 16/1/2017. 2. Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, (2018): Báo cáo về Du lịch Việt Nam. 3. Tham luận trong Diễn đàn “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam - 2019”. 4. Đỗ Hải Yến (2018), Giải pháp phát triển ngành hướng dẫn du lịch trường Cao đẳng sư phạm Trung ương, qua khảo sát doanh nghiệp Viettravel và Hanoi tourist, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 5. Đỗ Hải Yến (2018), Thống kê điều tra xã hội học tại Viettravel và Hanoi tourist. 6. Đỗ Hải Yến (2018), Thống kê tư liệu Phỏng vấn sâu tại Viettravel. 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2