intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp nhồi máu não tuần hoàn sau được cứu sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả một trường hợp nhồi máu não cấp do tắc hoàn toàn động mạch thân nền được điều trị thành công với tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch kết hợp với đặt stent nội sọ. Bệnh nhân nam 57 tuổi vào viện giờ thứ 2 với các triệu chứng lâm sàng ban đầu giống với một trường hợp tắc động mạch não giữa phải, liệt ½ người trái, NIHSS: 20 điểm và GCS 5 điểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp nhồi máu não tuần hoàn sau được cứu sống

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU NÃO TUẦN HOÀN SAU ĐƯỢC CỨU SỐNG Phạm Lý Chí Hùng, Hà Minh Đức Và Cs TÓM TẮT Chúng tôi mô tả một trường hợp nhồi máu não cấp do tắc hoàn toàn động mạch thân nền được điều trị thành công với tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch kết hợp với đặt stent nội sọ. Bệnh nhân nam 57 tuổi vào viện giờ thứ 2 với các triệu chứng lâm sàng ban đầu giống với một trường hợp tắc động mạch não giữa phải, liệt ½ người trái, NIHSS: 20 điểm và GCS 5 điểm. CTscan sọ não không cản quang trong 2 giờ đầu chưa ghi nhận hình ảnh tổn thương, bệnh nhân được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, đồng thời chuyển chụp CTA . Sau liều bolus thuốc tiêu sợi huyết khoảng 30 phút, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn GCS 15 điểm, NIHSS 4 điểm, sức cơ ½ người trái 3/5, ngày hôm sau bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sức cơ. Bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 6, điều trị với ức chế kết tập tiểu cầu kép 2 tuần, sau đó chúng tôi tiến hành chụp DSA mạch máu não với kết quả hẹp 90% động mạch thân nền và kết hợp đặt stent … . Thời gian từ khởi phát triệu chứng đến nhập viện trước 3 giờ, nhận định đánh giá lâm sàng chính xác, kết hợp với bolus tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch nhanh chóng là những yếu tố dẫn tới sự thành công trong trường hợp này. Từ khóa: nhồi máu não tuần hoàn sau, tắc thân nền. SUMMARY We describe a case of acute cerebral infarction due to complete obstruction of the basilar artery successfully treated with intravenous fibrinolytic associated with intracranial stent placement. A 57-year-old male patient was admitted to the hospital in the second hour with initial clinical symptoms similar to a case of right-sided cerebral artery occlusion, ½ left person with paralysis, NIHSS: 20 points and GCS 5 points. Brain scans with no contrast during the first 2 hours have not been shown. The patient was given intravenous fibrinolytic drug and also underwent CTA scan. After bolus fibrinolytic bolus about 30 minutes, patients fully awake GCS 15 points, NIHSS 4 points, muscle strength ½ left 3/5, the next day the patient fully recovered muscle. The patient was discharged on day 6, treated with dual platelet aggregation inhibition for 2 weeks, then we performed a DSA scan of cerebral vessels with 90% stenosis of the basal artery and combination stent ... . The time from symptom onset to hospitalization before 3 hours, accurate clinical judgment, combined with rapid intravenous fibrinolytic bolus are the factors leading to success in this case. Key words: posterior cerebral infarction, basilar oclussion I. TỔNG QUAN Đột quỵ do tắc động mạch thân là một dạng đột quỵ ít gặp. bệnh nhân tử vong và tàn tật lâu dài nếu không được điều trị tái thông kịp thời. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 253
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Động mạch thân nền là động mạch sinh mạng của cơ thể, có nhiệm vụ cấp máu cho phần lớn thân não, thùy chẩm, tiểu não và đồi thị. Nhồi máu do tắc động mạch thân nền chiếm khoảng 1-4% tổng số trường hợp đột quỵ nhồi máu não nhưng lại có tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong và tàn tật lên đến trên 80% nếu không được điều trị kịp thời. Thăm khám và định khu lâm sàng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, tiên lượng cũng như đưa ra chiến lược điều trị. Trong đó một số triệu chứng có thể giúp gợi ý nhồi máu tuần hoàn sau như rối loạn ý thức, yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác 2 bên, liệt thần kinh sọ, thất điều hay rung giật nhãn cầu. Biểu hiện lâm sàng của tắc động mạch thân nền khác nhau tùy thuộc vào vị trí tắc mà thường chia ra làm 3 đoạn: đầu, giữa và xa. Mỗi vị trí tắc thường liên quan đến một nguyên nhân cụ thể và tiên lượng cũng khác nhau. Đối với nhồi máu tuần hoàn sau cụ thể là tắc động mạch thân nền, nghiên cứu BASICS là nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng duy nhất cho đến hiện tại vẫn đang trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên trong các phương pháp điều trị tái tưới máu não, chưa có phương pháp nào được cho là tối ưu nhất cho bệnh nhân đột quỵ do tắc động mạch thân nền. II. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG Bệnh nhân nam 57 tuổi có tiền căn tăng huyết áp vào viện vì liệt ½ người phải sau đó mê được đưa vào Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang giờ thứ 2. Bệnh nhân được chụp CTscan sọ não không thuốc cản quang tại phòng cấp cứu sau đó chuyển khoa can thiệp nội mạch Khám lâm sàng ghi nhận: - Bệnh mê GCS 5 điểm, đồng tử đường kính 3,5 mm đáp ứng ánh sáng tốt đều 2 bên, thở phì phò. Huyết áp 160/90 mmHg, Mạch 80 l/p, SpO2: 98%, kích thích đau không đáp ứng, NIHSS 20 điểm, Tim đều tần số 80 l/p. Glucose mao mạch: 128 mg%, TQ: 12,7 giây, TCK: 27,9 giây, INR: 0,88, Tiểu cầu: 286.000/mm3. - CTscan sọ não không cản quang không thấy hình ảnh xuất huyết và dấu hiệu nhồi máu não cấp.( Hình 1) - Bệnh nhân được chỉ định điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch với Alteplase liều 0,9 mg/kg. Sau liều bolus 30 phút, triệu chứng lâm sàng bắt đầu cải thiện, bệnh nhân mở mắt đáp ứng với các kích thích. Sau 1 giờ kết thúc truyền tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch bệnh nhân tỉnh hoàn toàn GCS 15 điểm, NIHSS giảm còn 4 điểm, sức cơ tay trái và chân trái 3/5. - Bệnh nhân được chụp CTA sau đó, trên dựng hình CTA động mạch thân nền đã được tái thông nhưng vẫn còn hẹp khoảng 90% ( hình 2). Chúng tôi quyết định tiếp tục điều trị nội với kháng kết tập tiểu cầu kép bao gồm aspirin và clopidogrel, statin liều cao và đặt stent nội sọ…..động mạch thân nền sau 2 tuần. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 254
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Hình 1: CT thường Hình 2:CTA bệnh nhân lúc vào viện Hình 3: Hình DSA trước và sau can thiệp đặt stent nội sọ III. BÀN LUẬN Với trường hợp lâm sàng này, bệnh nhân vào viện vì hôn mê bệnh cảnh đột quỵ không rõ ràng. Nhưng bằng việc hỏi bệnh sử trước đó bệnh nhân đã có khởi phát triệu chứng giống với đột quỵ cấp, do bệnh nhân mê nên việc thăm khám lâm sàng khó khăn không đánh giá được các dấu hiệu thần kinh khu trú khác, hình ảnh CTscan không xuất huyết não. Sau khi loại trừ các nguyên nhân hôn mê có thể xảy ra, chúng tôi nghi ngờ đây là Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 255
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 một trường nhồi máu não cấp tuần sau. Điều trị với thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch nhanh là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công ở trường hợp này. Hướng dẫn điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch Alteplase của Hiệp Hội Tim Mach Hoa Kỳ 2015 khuyến cáo nhồi máu não cấp đến sớm trước 3 giờ, phụ thuộc thời gian sử dụng càng sớm bệnh nhân nhồi máu não cấp càng hưởng nhiều lợi ích. Vì vậy đứng trước một bệnh nhân hôn mê nghi ngờ nhồi máu não cấp đến sớm, tái thông bằng thuốc đường tĩnh mạch càng sớm bệnh nhân sẽ có kết cục và tiên lượng tốt hơn những bệnh nhân chậm trễ hay không được sử dụng. Đối với tắc động mạch thân nền hiện nay chưa có đồng thuận nào về điều trị tái thông, các lựa chọn như thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp nội mạch và hút huyết khối có giá trị tương đương trong một nghiên cứu quan sát đa trung tâm gần đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kumar G., Shahripour R.B, Alexandrov A.V. (2015), “Recanalization of acute basilar artery occlusion improves outcomes: a metaanalysis”, Journal of neurointerventional surgery, pp 868-874. “Basilar artery occlusion”, The Lancet Neurology, pp. 868-874. Schonewille W.J., Algra A., Serena J., et al. (2005), “Outcome in patients with basilar artery occlusion treated conventionally”, Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry, pp. 1238-1241. Schonewille W.J., Wijman C.A., Michel P., et al (2009), “Treatment and outcomes of acute basilar artery occlusion in the basilar atery international cooperation study (BASICS): a prospective registry study”, The Lancet Neurology, pp 724-730. Perttu J. Lindsberg, MD; Heinrich P. Mattle, MD, Therapy of Basilar Artery Occlusion A Systematic Analysis Comparing Intra-Arterial and Intravenous Thrombolysis. (Stroke. 2006; 37:922-928.) Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 256
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1