Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC <br />
VÙNG 0 ĐIỀU TRỊ BẰNG GIÁ ĐỠ CÓ PHỦ KẾT HỢP TÁI TẠO TOÀN PHẦN <br />
CÁC NHÁNH CỦA QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KHÔNG QUA MỞ NGỰC <br />
Võ Tuấn Anh*, Nguyễn Hoàng Định**, Lê Minh Khôi***, Nguyễn Anh Dũng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Phình động mạch chủ ngực, trong đó có phình quai động mạch chủ đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe <br />
trong giai đoạn hiện nay, khi độ tuổi trung bình của dân số tăng lên và các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường <br />
và tăng huyết áp đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 86 tuổi <br />
được chẩn đoán phình động mạch chủ ngực đoạn quai xa và đầu động mạch chủ ngực xuống. Bệnh nhân được <br />
điều trị bằng phương pháp đặt giá đỡ có phủ với chân bám giá đỡ vượt qua vùng 0 của động mạch chủ kèm theo <br />
tái tạo hoàn toàn các nhánh của quai động mạch chủ không qua mở ngực với kỹ thuật ống khói bằng giá đỡ có <br />
phủ nhỏ hơn trong động mạch thân cánh tay đầu. Không có biến chứng và than phiền của bệnh nhân sau một <br />
tháng theo dõi. CT Scan sau mổ cho thấy vị trí các giá đỡ tốt, không di lệch, không có dò vào túi phình và các cầu <br />
nối động mạch cảnh chung phải – động mạch cảnh chung trái, động mạch cảnh chung trái – động mạch dưới <br />
đòn trái thông tốt. Đây là phương pháp hứa hẹn để điều trị các bệnh nhân phình động mạch chủ nguy cơ cao có <br />
giới hạn chân bám giá đỡ vượt qua vùng 0. Tuy nhiên, cần phải có các nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm, trong <br />
thời gian dài với mẫu lớn để đánh giá tốt hơn. <br />
Từ khóa: phình động mạch chủ ngực, đặt giá đỡ có phủ <br />
SUMMARY <br />
ZONE 0 THORACIC ENDOVASCULAR ANEURYSM REPAIR WITH TOTAL DEBRANCHING AND <br />
CHIMNEY STENTING OF INOMINATE ARTERY <br />
Vo Tuan Anh, Nguyen Hoang Dinh, Le Minh Khoi, Nguyen Anh Dung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 154 ‐ 160 <br />
<br />
Aortic aneurysm, especially arch aneurysm, is becoming a problem in our healthcare system, regarding to <br />
the increasing age of the population and the raise of chronic diseases like hypertension and diabetes mellitus. We <br />
report a case of a 86‐year‐old woman with distal arch and proximal descending aorta aneurysm. This patient was <br />
treated with an endovascular stent graft of which the landing zone in the zone 0 combined with total arch <br />
debranching using a chimney grafts in the brachiocephalic trunk. No complaints and complications after one <br />
month follow‐up. The CTA demonstrates a good position of the stent graft and the chimney graft, no endoleak, no <br />
migration. Right common carotid – left common carotid and left common carotid – left subclavian artery <br />
anastomosis are patent. This may be a valuable theurapeutic for high risk arch aneurysm patient with the landing <br />
zone in the zone 0. However, long‐term, multicenter researchs with large volume of patient will provide better <br />
assessment. <br />
Keywords: thoracic aneurysm, stent‐graft, chimney technique <br />
<br />
<br />
<br />
* Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM <br />
** Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM <br />
*** Bộ môn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS. Võ Tuấn Anh ĐT: 0908520016 Email: tuananh21285@yahoo.com <br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 155<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
TỔNG QUAN kinh điển, Desai N.D và cộng sự đã so sánh giữa <br />
đặt giá đỡ có phủ và phẫu thuật động mạch chủ <br />
Phình động mạch chủ ngực, trong đó có với các kết quả như sau(4): <br />
phình quai động mạch chủ đã và đang trở <br />
85% các bệnh nhân đặt giá đỡ có phủ không <br />
thành vấn đề sức khỏe trong giai đoạn hiện <br />
cần can thiệp lại sau 10 năm(4). <br />
nay, khi độ tuổi trung bình của dân số tăng lên <br />
và các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường Tương tự, nghiên cứu của tác giả Goodney <br />
và tăng huyết áp đang xuất hiện ngày càng P. và cộng sự cũng cho thấy tỉ lệ tử vong của <br />
nhiều hơn. Tại Mỹ, tần suất phình động mạch TEVAR thấp hơn so với phẫu thuật kinh điển <br />
chủ ngực là 6 – 10 trường hợp/100.000 dân, (6,1% với TEVAR và 7,1% với phẫu thuật kinh <br />
trong đó 60% là phình động mạch chủ ngực điển) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê <br />
đoạn lên, 10% phình quai động mạch chủ và (p = 0,04)(5). <br />
khoảng 30% phình động mạch chủ ngực Giới hạn lớn nhất đối với các trường hợp đặt <br />
xuống(10). Tỉ lệ sống còn sau 5 năm nếu không giá đỡ có phủ cho quai động mạch chủ là phần <br />
điều trị dao động trong khoảng từ 15 – 55%(7). động mạch an toàn cần thiết đề giá đỡ bám vào <br />
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn của phình thường bao gồm chỗ xuất phát của các động <br />
quai động mạch chủ cho đến nay là phẫu thuật, mạch quan trọng của quai (động mạch thân tay <br />
đòi hỏi phải sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể và đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch <br />
phương pháp hạ thân nhiệt ngưng tuần hoàn. dưới đòn trái). Giới hạn này đã được khắc phục <br />
Ngưng tuần hoàn và thời gian chạy máy tim bằng các phẫu thuật kết hợp nhằm tái tạo một <br />
phổi nhân tạo kéo dài dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong phần các nhánh của quai động mạch chủ đối với <br />
và tỉ lệ biến chứng do sự hình thành các vi tắc trường hợp chân giá đỡ nằm sau vùng 0 và <br />
nghẽn, tăng các chất trung gian viêm, và gây rối phẫu thuật tái tạo toàn bộ quai động mạch chủ <br />
loạn chức năng gan, thận và cân bằng nội môi. đối với trường hợp chân giá đỡ phải vượt qua <br />
Vì vậy, một phương pháp điều trị có thể tránh vùng 0. Bên cạnh đó, đặt giá đỡ có phủ của quai <br />
được tuần hoàn ngoài cơ thể và ngưng tuần động mạch chủ còn là một thử thách lớn do đặc <br />
hoàn sẽ có lợi hơn cho những bệnh nhân có điểm giải phẫu uốn cong của vùng quai, lưu <br />
nguy cơ phẫu thuật cao. Đặt giá đỡ có phủ cho lượng máu lớn và chuyển động của quai theo <br />
động mạch chủ ngực (TEVAR) đã trở thành một nhịp tim(3). <br />
trong những phương pháp đáp ứng điều kiện Trong trường hợp chân bám của giá đỡ phải <br />
trên, đã được áp dụng để điều trị phình động vượt qua vùng 1 và nằm trong vùng 0 (che phủ <br />
mạch chủ bụng, phình động mạch chủ ngực một phần hoặc vượt qua chỗ xuất phát của động <br />
xuống và gần đây là phình quai động mạch chủ, mạch thân cánh tay đầu), cần thực hiện phẫu <br />
nhất là các phình động mạch chủ ngực cần đặt thuật kết hợp (hybrid) để tái tạo toàn bộ các <br />
giá đỡ kéo dài đến vùng 0 (từ động mạch chủ nhánh của quai động mạch chủ, bao gồm động <br />
ngực lên đến hết chỗ xuất phát của động mạch mạch thân cánh tay đầu, động mạch cảnh chung <br />
thân cánh tay đầu). bên trái và động mạch dưới đòn bên trái(13). Để <br />
Bảng 1: So sánh giữa TEVAR và phẫu thuật mở theo thực hiện phẫu thuật này, trước đây cần phải <br />
Desai ND mở ngực giữa xương ức tiêu chuẩn để thực hiện <br />
Biến chứng TEVAR Phẫu thuật mở cầu nối từ động mạch chủ ngực lên đến các <br />
Tỉ lệ tử vong 2,6% 6,7% động mạch trên. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi, <br />
Tai biến thần kinh 3,9% 7,1% nguy cơ phẫu thuật cao (đái tháo đường, tăng <br />
Thông khí kéo dài > 24 giờ 9% 24% huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), thực <br />
Về hiệu quả của TEVAR so với phẫu thuật hiện mở ngực giữa xương ức có thể làm tăng <br />
<br />
<br />
156 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau mổ, theo Lý do nhập viện <br />
tác giả Moulakalis K.G(9), tỉ lệ các biến chứng sau Đau ngực. <br />
phẫu thuật mở ngực để tái tạo toàn bộ quai <br />
Bệnh sử <br />
động mạch chủ như sau: Để tránh các biến <br />
chứng do phẫu thuật chẻ xương ức, người ta đã Cách nhập viện khoảng một tháng, bệnh <br />
phát triển kỹ thuật tái tạo toàn bộ quai động nhân thường xuất hiện đau ngực sau xương ức, <br />
mạch chủ không cần mở ngực. Để thực hiện kỹ lan sau lưng, đau liên tục, âm ỉ, không giảm khi <br />
thuật này, đầu tiên phẫu thuật viên sẽ làm các nằm nghỉ, không khó thở. Bệnh nhân đi khám <br />
cầu nối động mạch cảnh chung phải – động và điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân, không rõ <br />
mạch cảnh chung trái, động mạch cảnh chung chẩn đoán và loại thuốc sử dụng, điều trị không <br />
trái – động mạch dưới đòn trái, các cầu nối này có kết quả, đau không thuyên giảm → Đến <br />
được làm thông qua các đường rạch da ở cổ và khám và nhập viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí <br />
hố trên đòn trái, nhẹ nhàng hơn so với phẫu Minh. Trong quá trình bệnh, bệnh nhân ăn uống <br />
thuật mở ngực. được, tiêu tiểu bình thường, không khàn tiếng, <br />
không nuốt nghẹn. <br />
Bảng 2. Tỉ lệ biến chứng sau mở ngực tái tạo toàn bộ <br />
quai động mạch chủ Tiền căn <br />
Biến chứng Tỉ lệ Tăng huyết áp phát hiện cách nhập viện <br />
Tỉ lệ tử vong sớm (< 30 ngày) 11,9% khoảng 6 – 7 năm, điều trị không thường xuyên, <br />
Tai biến mạch máu não 7,6%<br />
không khai thác được huyết áp cao nhất và <br />
Nhiễm trùng phổi 12,6%<br />
huyết áp bình thường của bệnh nhân. <br />
Suy thận 5,6%<br />
Sau đó, phẫu thuật viên sẽ đặt thêm một giá Khám lâm sàng <br />
đỡ có phủ có kích thước phù hợp vào động Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thể trạng trung <br />
mạch thân cánh tay đầu cùng thời điểm đặt giá bình. <br />
đỡ có phủ của quai động mạch chủ. Các nghiên M: 88 lần/phút, Huyết áp: 150/90 mmHg, <br />
cứu gần đây chứng minh được ưu điểm của nhịp thở: 12 lần/phút, nhiệt độ: 37oC. <br />
phương pháp này với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ biến Tim đều, rõ 88 lần/phút, không âm thổi. <br />
chứng thấp, theo tác giả De Rango, tỉ lệ tử vong <br />
Phổi âm phế bào hai bên rõ, không ran. <br />
sớm là 5,8%, tai biến mạch máu não là 3,8%(2). <br />
Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu, nhất là các Bụng mềm. <br />
nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta‐analysis) Kết quả cận lâm sàng quan trọng <br />
để đánh giá rõ hơn hiệu quả của phương pháp CT Scan ngực – bụng có cản quang: Phình <br />
tái tạo toàn bộ quai động mạch chủ không cần động mạch chủ ngực đoạn quai xa và đầu động <br />
mở ngực. mạch chủ ngực xuống, đường kính tối đa 65 <br />
TRÌNH BÀY BỆNH ÁN mm. Khoảng cách từ cổ túi phình đến chỗ xuất <br />
phát của động mạch thân cánh tay đầu là 18 – 20 <br />
Hành chính mm. Đường kính động mạch chủ ngực lên trước <br />
Bệnh nhân Lê Thị T., nữ, 86 tuổi. túi phình là 28 – 30 mm. Đường kính động mạch <br />
Địa chỉ: Đường số 2 – Xã Phú Long – Huyện chủ ngực xuống sau túi phình là 23 – 25 mm. <br />
Bình Đại – Tỉnh Bến Tre. Đường kính động mạch chậu ngoài và đùi <br />
Nhập viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh chung hai bên là 7,6 mm. <br />
lúc 5 giờ 40 phút ngày 26/08/2013. Siêu âm tim: Chức năng tâm thu thất trái tốt, <br />
Số hồ sơ: A11‐0186854 Số nhập viện: 13‐ EF =% <br />
0025565. Chụp động mạch vành: Hệ động mạch vành <br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 157<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
không hẹp. lúc đó đặt giá đỡ có phủ vào động mạch thân <br />
Chụp động mạch cảnh hai bên và đa giác cánh tay đầu theo kỹ thuật ống khói. <br />
Willis: Không hẹp, đa giác Willis thông nối tốt. Phương pháp phẫu thuật <br />
Công thức máu, đông máu toàn bộ, chức Phẫu thuật được chia thành hai thì, thực <br />
năng gan, thận, ion đồ và các xét nghiệm khác hiện cách nhau 24 giờ. <br />
trong giới hạn bình thường. Thì 1 được thực hiện tại phòng mổ Khoa <br />
Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược <br />
TP Hồ Chí Minh, bệnh nhân được gây mê nội <br />
khí quản, theo dõi tưới máu não liên tục bằng hệ <br />
thống đo độ bão hòa oxy não, theo dõi áp lực <br />
động mạch cảnh trực tiếp sau kẹp nhằm đảm <br />
bảo huyết áp đầu xa động mạch cảnh sau khi <br />
kẹp > 50 mmHg. Bộc lộ động mạch cảnh chung <br />
phải bằng đường mở dọc theo bờ trước cơ ức <br />
<br />
đòn chũm phải, bộc lộ động mạch cảnh chung <br />
trái và động mạch dưới đòn trái bằng đường mở <br />
dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm trái kéo dài <br />
dọc theo bờ trên xương đòn đến 1/3 ngoài <br />
xương đòn trái. Thực hiện cầu nối bên – bên <br />
bằng ống ghép Gore‐Tex số 8, ống ghép được <br />
đặt phía sau khối khí – thực quản, phía trước cột <br />
sống. Cắt rời động mạch cảnh chung bên trái và <br />
động mạch dưới đòn bên trái, đóng chỗ xuất <br />
Hình 1: Xác định các kích thước và tương quan của phát của hai động mạch trên bằng chỉ Prolene <br />
túi phình với các mạch máu lớn 6.0, thực hiện cầu nối tận – tận giữa động mạch <br />
Chẩn đoán cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái. <br />
Phình động mạch chủ ngực đoạn quai xa và Đóng vết mổ theo lớp. Bệnh nhân được chuyển <br />
đầu động mạch chủ ngực xuống – Tăng huyết ra phòng hồi sức để theo dõi tri giác và các dấu <br />
áp IIC (JNC VII). hiệu thần kinh, các dấu hiệu sinh tồn. Sau phẫu <br />
thuật, bệnh nhân tỉnh, không có dấu hiệu thần <br />
Điều trị kinh khu trú mới xuất hiện, mạch, huyết áp ổn <br />
Hướng điều trị định, không sốt. <br />
Vì bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều nguy cơ lớn Thì 2 được thực hiện tại phòng DSA Khoa <br />
khi thực hiện phẫu thuật mở, chúng tôi quyết Nội Tim Mạch. Bệnh nhân được gây mê nội <br />
định đặt giá đỡ có phủ qua vùng túi phình. Với khí quản, bộc lộ bó mạch đùi trái, đặt sheath 6 <br />
khoảng cách từ cổ túi phình đến động mạch F tại động mạch đùi phải. Luồn pigtail vào qua <br />
thân cánh tay đầu ở mức 18 – 20 mm, chúng tôi động mạch đùi phải, luồn dây dẫn vào động <br />
sử dụng chiến lược tái tạo toàn bộ các nhánh của mạch đùi trái theo kỹ thuật Seldinger, dùng hệ <br />
quai động mạch chủ không qua mở ngực giữa thống nong để nong rộng lỗ vào động mạch <br />
xương ức như sau: Thực hiện cầu nối bên – bên đùi trái đến kích thước 24 F. Bộc lộ động mạch <br />
từ động mạch cảnh chung bên phải sang động nách phải, luồn dây dẫn vào động mạch nách <br />
mạch cảnh chung bên trái, cầu nối tận – tận từ theo kỹ thuật Seldinger, dùng hệ thống nong <br />
động cảnh chung trái sang động mạch dưới đòn để nong rộng lỗ vào động mạch nách phải. <br />
trái. Đặt giá đỡ có phủ vào động mạch chủ, cùng Luồn hệ thống giá đỡ có phủ của động mạch <br />
<br />
<br />
158 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chủ qua động mạch đùi trái và luồn hệ thống Xác định các mốc thả giá đỡ, sau đó đưa cả <br />
giá đỡ có phủ của động mạch thân cánh tay hai dụng cụ vào đúng vị trí. Cần có hai phẫu <br />
đầu qua động mạch nách phải. Chúng tôi sử thuật viên thả đồng thời hai giá đỡ cùng một <br />
dụng giá đỡ có phủ Valiant (Medtronic) 40 x lúc: khi thả hai vòng giá đỡ Valiant, điều chỉnh <br />
40 x 200 mm cho động mạch chủ ngực và giá lại vị trí giá đỡ lần cuối cùng, và giá đỡ <br />
đỡ có phủ Endurant (Medtronic) 16 x 16 x 95 Endurant được thả toàn bộ, sau đó thả phần <br />
mm cho động mạch thân cánh tay đầu. còn lại của giá đỡ Valiant. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh thả giá đỡ động mạch chủ ngực cùng lúc với giá đỡ động mạch thân tay đầu theo kỹ thuật ống <br />
khói <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Kết quả chụp kiểm tra sau xuất viện một tuần cho thấy không có dò cạnh giá đỡ và sự thông thương của <br />
hệ thống nối tắt các động mạch nuôi não. <br />
Chụp kiểm tra thấy không có di lệnh các não và động mạch dưới đòn trái tốt qua các <br />
giá đỡ, không có dò cạnh giá đỡ. Tưới máu lên cầu nối. <br />
Sau phẫu thuật đặt giá đỡ có phủ, bệnh nhân <br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 159<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
được chuyển về theo dõi tại phòng hồi sức khoa mạch thận ở động mạch chủ bụng. Để khắc <br />
Phẫu thuật tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược. phục khuyết điểm trên, mô hình phẫu thuật lai <br />
Tiến trình hồi sức ổn định, không có biến chứng, (hybrid) là mô hình được áp dụng rộng rãi <br />
bệnh nhân được chuyển sang hậu phẫu sau 2 nhất hiện nay(13), thực hiện phẫu thuật tái tạo <br />
ngày nằm hồi sức và được cho xuất viện vào các nhánh động mạch nói trên và đặt giá đỡ có <br />
ngày thứ 6 sau phẫu thuật. phủ vượt qua những lỗ xuất phát cũ để đảm <br />
Tái khám sau một tuần: bệnh nhân khỏe, bảo vùng bám an toàn, tránh biến chứng di <br />
không còn đau ngực, tự đi lại, ăn uống khá. chuyển giá đỡ về sau. <br />
<br />
BÀN LUẬN Tuy vậy, phẫu thuật tái tạo các nhánh của <br />
động mạch chủ vẫn có tỉ lệ nguy cơ cao, nhất là <br />
Cho đến ngày nay, phương pháp điều trị đối với phẫu thuật tái tạo hoàn toàn các nhánh <br />
tiêu chuẩn của phình động mạch chủ ngực của quai động mạch chủ ở bệnh nhân lớn tuổi <br />
đoạn quai vẫn là phẫu thuật mở có sử dụng do các biến chứng của mở ngực giữa xương ức: <br />
tuần hoàn ngoài cơ thể và hạ thân nhiệt ngưng Thở máy kéo dài, viêm phổi, nhiễm trùng vết <br />
tuần hoàn. Tuy vậy, trên những bệnh nhân lớn mổ và xương ức không lành(2). Để tránh các biến <br />
tuổi, nhiều nguy cơ, phẫu thuật tiêu chuẩn chứng trên, các tác giả trên thế giới đã đưa ra <br />
đang dần dần được thay thế bằng phương phương pháp tái tạo lại các nhánh của quai <br />
pháp đặt giá đỡ có phủ do mức độ phức tạp, động mạch chủ không cần mở ngực, bằng cách <br />
thời gian phẫu thuật kéo dài, tỉ lệ biến chứng đặt giá đỡ có phủ nhỏ hơn vào các nhánh này <br />
sau mổ và tỉ lệ tử vong cao(14). Điều trị can hoặc đặt một giá đỡ có phủ vào động mạch thân <br />
thiệp nội mạch ít xâm lấn hơn, tỉ lệ biến chứng cánh tay đầu và thực hiện các cầu nối giữa động <br />
và tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn, được khuyến mạch thân cánh tay đầu và các động mạch còn <br />
cao thực hiện cho các bệnh nhân trên 75 lại(12). <br />
tuổi(1,8). Vì đặt giá đỡ có phủ của động mạch <br />
Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình đánh <br />
chủ không đòi hỏi mở ngực cũng như sự hỗ <br />
giá kết quả dài hạn của phương pháp trên, bao <br />
trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể nên gần như <br />
gồm sự ăn mòn nơi tiếp giáp của giá đỡ động <br />
không có nguy cơ chảy máu sau mổ, đồng <br />
mạch chủ và giá đỡ nhỏ, di chuyển giá đỡ và dò <br />
thời, can thiệp nội mạch cũng không đòi hỏi <br />
máu vào túi phình(11). Các nghiên cứu cho thấy <br />
phải kẹp động mạch chủ, do đó giảm thiểu <br />
biến chứng dò máu vào túi phình loại I có thể <br />
được nguy cơ thiếu máu nuôi não, tủy và các <br />
tránh được khi để giá đỡ nhỏ đi song song với <br />
tạng khác(14). Với những ưu điểm đó, đặt giá <br />
giá đỡ chính và xa hơn giá đỡ chính ít nhất 7 <br />
đỡ có phủ để điều trị bệnh lý phình động <br />
cm(1). Để tránh hiện tượng di chuyển, chúng tôi <br />
mạch chủ được xem như một phương pháp <br />
chọn kích thước giá đỡ lớn hơn kích thước động <br />
điều trị thay thể tốt cho phẫu thuật trên bệnh <br />
mạch chủ khoảng 15 – 20%, nếu chọn kích thước <br />
nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, bên cạnh <br />
giá đỡ lớn hơn nữa sẽ có nguy cơ gấp nếp hoặc <br />
những ưu điểm, phương pháp can thiệp nội <br />
tạo ra các rãnh giữa giá đỡ và động mạch chủ, <br />
mạch vẫn còn những hạn chế, trong đó, hạn <br />
tăng nguy cơ dò máu vào túi phình(6). <br />
chế thường gặp nhất là vùng động mạch chủ <br />
bình thường để giá đỡ bám vào không đủ Như vậy, cho đến hiện tại, phương pháp tái <br />
khoảng cách 20 mm, do vị trí chỗ xuất phát tạo các nhánh của động mạch chủ bằng can <br />
của các động mạch quan trọng của động mạch thiệp nội mạch vẫn còn đang được nghiên cứu <br />
chủ như động mạch thân cánh tay đầu, động và được khuyến cáo sử dụng trên những bệnh <br />
mạch cảnh chung trái, động mạch dưới đòn nhân có nguy cơ phẫu thuật rất cao, khi không <br />
trái ở vùng quai hay động mạch thân tạng, còn lựa chọn khác. Chưa có khuyến cáo về loại <br />
động mạch mạc treo tràng trên và 2 động giá đỡ phù hợp để sử dụng cho kỹ thuật này <br />
<br />
<br />
160 Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhằm giảm tối thiểu hiện tượng mỏi của kim Surg, 144(3): 604‐9; discussion 609‐11. <br />
5. Goodney PP, et al (2011). Survival after open versus <br />
loại. Cần phải có các nghiên cứu đa trung tâm endovascular thoracic aortic aneurysm repair in an <br />
trong thời gian dài để đánh giá tốt hơn hiệu quả observational study of the Medicare population. Circulation, <br />
124(24): 2661‐9. <br />
của phương pháp tái tạo toàn bộ quai động <br />
6. Kolvenbach RR, et al (2011). Urgent endovascular treatment <br />
mạch chủ bằng giá đỡ nhỏ qua các nhánh động of thoraco‐abdominal aneurysms using a sandwich technique <br />
mạch của quai kết hợp với việc đặt giá đỡ chính and chimney grafts‐‐a technical description. Eur J Vasc <br />
Endovasc Surg, 41(1): 54‐60. <br />
trong động mạch chủ. 7. Melissano G, et al (2005). Endovascular treatment of aortic <br />
KẾT LUẬN arch aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg, 29(2): 131‐8. <br />
8. Milewski RK, et al (2010). Have hybrid procedures replaced <br />
Tái tạo toàn bộ quai động mạch chủ không open aortic arch reconstruction in high‐risk patients? A <br />
comparative study of elective open arch debranching with <br />
qua mở ngực phối hợp với đặt giá đỡ có phủ endovascular stent graft placement and conventional elective <br />
trong điều trị bệnh lý phình động mạch chủ có open total and distal aortic arch reconstruction. J Thorac <br />
giới hạn an toàn cho giá đỡ ở vùng 0 và vùng 1 Cardiovasc Surg, 140(3): 590‐7. <br />
9. Moulakakis KG, et al (2013). A systematic review and meta‐<br />
là một phương pháp mới, có nhiều hứa hẹn vì ít analysis of hybrid aortic arch replacement. Ann Cardiothorac <br />
gây ra biến chứng, tỉ lệ tử vong ngắn hạn thấp Surg, 2(3): 247‐60. <br />
10. Saleh HM and Inglese L (2006). Combined surgical and <br />
hơn trên những bệnh nhân có nguy cơ phẫu <br />
endovascular treatment of aortic arch aneurysms. J Vasc Surg, <br />
thuật cao. Tuy vậy, cần phải có những nghiên 44(3): 460‐466. <br />
cứu mẫu lớn, đa trung tâm trong thời gian dài 11. Sugiura K, et al (2009). The applicability of chimney grafts in <br />
the aortic arch. J Cardiovasc Surg, 50(4): 475‐81. <br />
hạn để đánh giá tốt hơn hiệu quả của phương 12. Vallejo N, et al (2012). Hybrid repair of thoracic aortic lesions <br />
pháp này. for zone 0 and 1 in high‐risk patients. J Vasc Surg, 55(2): 318‐<br />
25. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13. Yoshida RA, et al (2011). Total endovascular debranching of <br />
1. Choi BK, et al (2011). Successful treatment of a ruptured aortic the aortic arch. Eur J Vasc Endovasc Surg, 42(5): 627‐30. <br />
arch aneurysm using a hybrid procedure. Korean Circ J, 41(8): 14. Zhou W and Qiu J (2013). Endovascular repair of an aortic <br />
469‐73. arch pseudoaneurysm with double chimney stent grafts: a <br />
2. De Rango P, et al (2013), Aortic arch debranching and thoracic case report. J Cardiothorac Surg, 8: 80. <br />
endovascular repair. J Vasc Surg. 59(1):107‐14. <br />
3. Cooley D, Sundt T (2008). Surgical anatomy. Aortic arch <br />
surgery, Blackwell Publishing Ltd: 12 ‐ 18. Ngày nhận bài báo: 27/11/2013 <br />
4. Desai ND, et al (2012). Long‐term comparison of thoracic <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 <br />
endovascular aortic repair (TEVAR) to open surgery for the <br />
treatment of thoracic aortic aneurysms. J Thorac Cardiovasc Ngày bài báo được đăng : 05/012014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 161<br />