intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHẬN THỨC KHOA HỌC 7

Chia sẻ: Thi Marc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về đời sống tinh thần, cần tiến hành cách mạng tư tưởng – văn hóa để chiến thắng các tư tưởng lạc hậu phản động, từng bước xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, XHCN, từng bước nêu cao vai trò chi phối của hệ tư tưởng Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHẬN THỨC KHOA HỌC 7

  1. - Về kinh tế, cần phải cải tạo nền kinh tế cũ, chưa mang tính XHCN, từng bước theo con đường XHCN, mà nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là công nghiệp hóa (ngày nay kết hợp với hiện đại hóa). - Về đời sống tinh thần, cần tiến hành cách mạng tư tưởng – văn hóa để chiến thắng các tư tưởng lạc hậu phản động, từng bước xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, XHCN, từng bước nêu cao vai trò chi phối của hệ tư tưởng Mác - Lênin trong đời sống tinh thần của xã hội. - Về quan hệ quốc tế, cần có những đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh vì các mục tiêu cao cả của thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống XHCN sụp đổ, các quan hệ quốc tế đan xen giữa đấu tranh, cạnh tranh và hợp tác, các thế lực đế quốc phản động triển khai ráo riết chiến lược “diễn biến hòa bình” và “vượt qua ngăn chặn”, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ này không hề mất đi như một số người lầm tưởng, trái lại càng trở nên sâu sắc và phức tạp chưa từng có. Page 360 of 487
  2. Để phù hợp với những điều kiện mới và nhiệm vụ mới của thời kỳ quá độ, đấu tranh giai cấp có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, để lôi cuốn các giai - tầng khác cùng tham gia. Từ kinh nghiệm những năm đầu của nước Nga Xô viết, Lênin đã đi tới hai đúc kết quan trọng về các hình thức đấu tranh giai cấp ở thời kỳ quá độ (đương nhiên không phải thời kỳ quá độ ở nứơc nào cũng phải diễn ra y như vậy). - Đúc kết thứ nhất là “có đổ máu và không đổ máu, có bạo lực và hòa bình, bằng quân sự và bằng kinh tế, bằng giáo dục và hành chính”. - Đúc kết thứ hai khái quát 5 hình thức như sau: Một là, đấu tranh chống lại sự phản kháng của giai cấp tư sản; Hai là, nội chiến là hình thức gay gắt nhất của cuộc đấu tranh đó; Ba là, sử dụng chuyên gia tư sản; Bốn là, giai cấp vô sản tập hợp giáo dục các tầng lớp tiểu tư sản; Năm là, giáo dục kỷ luật lao động mới.  Câu 44: Phân tích mối quan hệ giai cấp - dân tộc và mối quan hệ giai cấp – nhân loại ? Page 361 of 487
  3. 1. Quan hệ giai cấp - dân tộc + Nếu giai cấp và quan hệ giai cấp trước hết là quan hệ sản xuất, tức trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội, thì dân tộc và quan hệ dân tộc được hiểu rộng hơn, bền hơn với tư cách là các cộng đồng trong tổng thể các quan hệ cộng đồng xã hội cùng lãnh thổ, cùng ngôn ngữ, cùng truyền thống văn hoá và cùng cộng đồng kinh tế của một quốc gia nhất định trong lịch sử, và cao hơn hẳn các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, bộ tộc trước kia. + Giai cấp và dân tộc không đồng thời sinh ra và mất đi . Trên thế giới, giai cấp từng sinh ra trước dân tộc hàng nghìn năm. Khi giai cấp mất đi trước hết nhờ chín mùi tiền đề kinh tế, tiền đề quan hệ sản xuất, thì dân tộc còn tồn tại lâu hơn nhờ tác động tổng hợp của tổng thể các quan hệ cộng đồng vật chất lẫn tinh thần (lãnh thổ, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá và kinh tế). + Quan hệ giai cấp là nhân tố quyết định tiến trình hình thành và phát triển của các dân tộc. Với tư cách là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp, quan hệ giai cấp là nhân tố có vai trò quyết định đối với tiến trình hình thành, tồn tại, biến đổi, phát triển và mất đi của các dân tộc. Nói khác đi, quan hệ giai cấp (hay phương Page 362 of 487
  4. thức sản xuất thống trị) quyết định bản chất dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc. Nếu ở phương Tây, các dân tộc hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất TBCN, với tiến trình cách mạng tư sản hay các cải cách dân chủ tư sản, thì trái lại, ở phương Đông, sự hình thành và phát triển các dân tộc từng diễn ra trước CNTB hàng nghìn năm, gắn liền với một loạt nhân tố địa lý, kinh tế và phi kinh tế (như trị thủy, phương thức sản xuất châu Á [chiếm hữu nô lệ và phong kiến kém điển hình và không phân biệt rõ ràng như phương Tây), hoặc nhu cầu chống ngoại xâm từ đầu lập quốc…]) + Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc. Do đó, giải phóng dân tộc phải gắn chặt với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; và trái lại, giải phóng giai cấp cùng với giải phóng con người cũng tác động mạnh mẽ trở lại giải phóng dân tộc. Trong lịch sử từ cận – hiện đại, bản chất và xu hướng phát triển của các dân tộc tư sản tuỳ thuộc trước tiên vào phương thức sản xuất TBCN thống trị đương thời là tiến bộ hay lỗi thời về lịch sử. Và lịch sử đã chứng minh rằng, quá trình hình thành và phát triển CNTB sớm ở châu Âu (và sau đó ở Mỹ, Nga, Nhật Bản) cũng là quá trình thực dân hóa lần lượt khắp toàn cầu, dù là dưới hình thức thực dân cũ hay thực dân mới. Khi Page 363 of 487
  5. CNTB phát triển tới CNĐQ, tất cả các quốc gia dân tộc đang phát triển, và chậm phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của một nhóm các nước tư bản phát triển. Trong tình hình đó, mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB giữa vô sản với tư sản đã phát triển thành ba mâu thuẫn cơ bản của CNĐQ – như phân tích của Lênin từ trước Cách mạng tháng 10: mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, giữa đế quốc với đế quốc, giữa đế quốc với thuộc địa. Chính tác động qua lại và ngày càng sâu sắc giữa ba mâu thuẫn cơ bản này đã làm CNTB phát triển không đều dưới CNĐQ, tạo khả năng khách quan cho bùng nổ và thắng lợi của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc dân chủ ở nước này hay nước khác. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tạo ra những tiền đề khách quan cho sự liên kết, xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Tiền đề vật chất có ý nghĩa sâu xa đối với quá trình này là quá trình xã hội hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới liên tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX đến nay. Khác hẳn với các phương thức sản xuất tiền tư bản (mang nặng tính tự nhiên, tự cung tự cấp – khép kín), phương thức sản xuất TBCN vốn mang tính quốc tế, nhất là khi CNTB phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa kể từ đầu thế kỷ 20. Vì vậy, giai cấp tư sản là Page 364 of 487
  6. một lực lượng quốc tế, và ở phía đối lập, giai cấp vô sản cũng là một lực lượng quốc tế. Chủ nghĩa quốc tế vô sản là một thuộc tính bản chất của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản không thể tách rời sự nghiệp cách mạng của nước mình với sự nghiệp chung của giai cấp vô sản quốc tế. Một mặt, chủ nghĩa Mác dạy rằng, Tổ quốc và Dân tộc là địa bàn trực tiếp của đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản mỗi nước, rằng “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”67. Mặt khác, trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), Mác, Ăngghen đã kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” + Ap bức dân tộc đẩy mạnh áp bức giai cấp. Ap bức dân tộc nuôi dưỡng và cổ suý áp bức giai cấp. Từ thực tiễn thống trị của CNTB Anh đối với Ailen (thế kỷ 19), Mác đi tới kết luận rằng, một dân tộc đi áp bức một dân tộc khác, dân tộc ấy không thể có tự do. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất dân tộc có tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp cũng như để phục hưng dân tộc. Nếu một dân tộc chưa được độc lập, thống nhất, thì chỉ giai cấp nào vừa đại biểu cho phương thức sản 67 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội., 1995, tr. 623-624 Page 365 of 487
  7. xuất tiến bộ, vừa đi đầu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, mới trở thành “giai cấp dân tộc” như Mác từng dạy. Giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò cách mạng một thời như vậy trong sự nghiệp dân chủ – dân tộc, chẳng hạn ở Bắc Mỹ (thế kỷ 18), ở Đức, Ý, Ao, Ba lan (thế kỷ 19) v.v.. Song, với bản chất bóc lột và ích kỷ của mình, một khi lợi ích sống còn của giai cấp tư sản bị đe dọa bởi sự lỗi thời của phương thức sản xuất TBCN hoặc bởi xâm lược từ bên ngoài, thì các chiêu bài “lợi ích quốc gia - dân tộc” hay “bảo vệ Tổ quốc” thực chất chỉ là lợi ích tư bản, nhất là lợi ích của đại tư bản mà thôi. Dưới chủ nghĩa đế quốc, áp bức, bóc lột và nô dịch các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa (Á, Phi, Mỹ Latinh) là bản chất và lý do sống còn của các tập đoàn tư bản độc quyền của các nước chính quốc. Như phát hiện thiên tài của Lênin, sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị – một quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa đế quốc – có thể và nhất định làm chín muồi các mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa đế quốc ở một vài nước, thậm chí ở một nước mới phát triển trung bình như nước Nga, tạo tình thế và thời cơ cho cách mạng vô sản bùng nổ và thắng lợi ở một nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 (1917) vừa là bằng chứng Page 366 of 487
  8. hùng hồn cho luận điểm nổi tiếng đó của Lênin, vừa mở ra thời đại mới quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Khẩu hiệu chiến lược tập hợp lực lượng cách mạng thời Mác, giờ đây được mở rộng và nâng lên thành khẩu hiện chiến lược mới cho phù hợp với thời đại Lênin – “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Chưa bao giờ giai cấp công nhân có thể và cần phải tập hợp các lực lượng tiến bộ và cách mạng đông đảo xung quanh mình để thúc đẩy tiến trình cách mạng thế giới vì các mục tiêu cao cả của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và CNXH như ở thế kỷ 20 đầy bão táp cách mạng vừa qua. Cơ sở lý luận sâu xa chỉ đạo tiến trình này là mối quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc được các Đảng Cộng sản ở các nước nhận thức và vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của thời đại và đặc điểm của dân tộc mình. Mọi quan niệm cực đoan, hoặc tuyệt đối hóa dân tộc (như chủ nghĩa bá quyền hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tự ti), hoặc tuyệt đối hóa giai cấp, đều xa lạ với bản chất giai cấp vô sản, và không tránh khỏi làm tổn hại tới lợi ích chân chính của dân tộc và giai cấp. 2. Quan hệ giai cấp – nhân loại Page 367 of 487
  9. + Khái niệm nhân loại được hiểu là toàn bộ cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm. Dù chưa có hay có giai cấp và dân tộc, nhân loại vẫn tồn tại như một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất đó là bản chất người tồn tại ở mỗi cá thể người cho đến cả cộng đồng; nó quy định quy luật tồn tại và phát triển chung nhất cùng với các lợi ích và giá trị chung nhất của cả cộng đồng. Từ xa xưa, con người nguyên thủy từng bước tách khỏi giới động vật nhờ lao động cải tạo tự nhiên và nhờ hoạt động giao tiếp có tính xã hội. Nhưng ở thời tiền sử này, chưa thể hình thành nên mối liên hệ toàn nhân loại; và con người cũng chưa có ý thức về loài của mình. Chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của văn minh, con người mới đặt ra cho mình những câu hỏi ở tầm triết học: Con người là gì, quan hệ giữa mỗi người với đồng loại như thế nào, loài người có vận mệnh chung hay không? v.v.. + Từ khi phân chia giai cấp, và sau đó hình thành nên các cộng đồng dân tộc, nói chung các giai cấp bóc lột – thống trị, vì đặc quyền đặc lợi của mình, không thể và không muốn thừa nhận sự thống nhất trên nền tảng bản chất người của cộng đồng nhân loại. Ví dụ, giai Page 368 of 487
  10. cấp chủ nô coi quảng đại quần chúng nô lệ chỉ là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói”, mà không phải là “động vật xã hội”, lại càng không phải là “động vật chính trị”. Trái với xu hướng này, các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ (ở thời Phục hưng- Cận đại) đã từng bước nhận ra các giá trị chung của nhân loại, của quyền con người như những quyền tự nhiên, đối lập với chế độ đẳng cấp và thần quyền đương thời. Nhưng do hạn chế của lịch sử, những tư tưởng tiến bộ ấy của họ vẫn còn trừu tượng, phiến diện, phi lịch sử. Triết học nhân bản của L.Phoiơbắc – đại diện cuối cùng của triết học duy vật trước Mác – là ví dụ điển hình. + Lần đầu tiên, CNDV lịch sử của triết học Mác mới chỉ ra bản chất xã hội của con người và loài người, coi đó là tiêu chí cơ bản phân biệt loài người với muôn loài; và chính bản chất ấy là cơ sở của sự thống nhất cộng đồng nhân loại. Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Mặt xã hội là mặt bản chất đặc trưng nhất của con người; cho nên bản chất con người được nhấn mạnh như một thực thể xã hội. Do đó, nhân loại được hiểu là cộng đồng của những thực thể xã hội ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Hệ thống các quan hệ xã hội nhân loại vô cùng phong phú, phức tạp từ lĩnh vực sản xuất kinh tế tới các lĩnh vực ngoài kinh tế, trên kinh tế. Các quan hệ xã hội này Page 369 of 487
  11. không phải là các đại lượng bất biến; xét đến cùng, chúng biến đổi tùy thuộc vào trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất xã hội. + Nền văn minh nhân loại có được như ngày nay là thành quả hoạt động sáng tạo qua bao nhiêu thiên niên kỷ của cả loài người. Tách riêng từng người, từng giai cấp, từng cộng đồng dân tộc không thể tạo nên văn minh nhân loại. Tất cả những gì là lợi ích chung của nhân loại đòi hỏi phải bảo vệ và phát triển bằng được cuộc sống của nhân loại, nền văn minh của nhân loại. Nếu nền văn minh nhân loại bị hủy diệt thì không một người nào, giai cấp nào, dân tộc nào tồn tại được. Vấn đề là ở chỗ, do địa vị và lợi ích khác nhau, mà mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái bộ phận và cái toàn thể, cái giai cấp hay dân tộc và cái toàn nhân loại được giải quyết như thế nào. + Quy luật tồn tại và phát triển chung nhất của nhân loại đòi hỏi mọi thế hệ người không ngừng đấu tranh cải tạo thiên nhiên bằng lao động sáng tạo, đồng thời không ngừng đấu tranh cải tạo môi trường xã hội của mình. Đi đầu trong đấu tranh để gạt bỏ các quan hệ sản xuất lỗi thời là các giai cấp tiến bộ, cách mạng. Cứu cánh của nhân loại, như triết học Mác vạch rõ, là xây dựng môi trường xã hội nhân bản nhất, theo đó, mọi người đều có điều Page 370 of 487
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2