Nhận thức và pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp – Phần 1
lượt xem 4
download
Tài liệu "Nhận thức và pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp – Phần 1" trình bày khái quát về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức và pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp – Phần 1
- NHẬN THỨC VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Vào nửa cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới với phương hướng xóa bỏ dần cơ cấu quan liêu bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa, phát triển nền kinh tế năng động và hiện đại hơn. Một trong những chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam là hướng đến tự do hóa thương mại và thúc đẩy nền kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân. Từ đây, khái niệm về doanh nghiệp bắt đầu được nhen nhóm. Vào năm 1990, Luật Công ty được ban hành, theo đó, doanh nghiệp được định nghĩa là các đơn bị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Sau đó, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và 2005 đã bắt đầu hình thành rõ và bao quát nhưng cụ thể, ngắn gọn hơn khái niệm về doanh nghiệp. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999 và Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Khái niệm về doanh nghiệp vào những năm 1990 và 1999, 2005 đã có những khác biệt lớn. Vào năm 1990, doanh nghiệp chỉ đơn thuần được xem là một đơn vị thực hiện hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp lúc bấy giờ chưa có chỗ đứng rõ rệt, chưa mang nhiều đặc điểm nổi bật riêng. Nói cách khác, khái niệm về doanh nghiệp trong giai đoạn này chưa nêu bật được vị trí và giá trị của doanh nghiệp trong thị trường kinh tế. Đến năm 1999, khi giá trị của loại hình doanh nghiệp bắt
- đầu được thừa nhận, doanh nghiệp đã được định hình rõ rệt hơn, điều này có thể được chứng minh thông qua sự thay đổi về khái niệm doanh nghiệp. “Doanh nghiệp” lúc này là tổ chức kinh tế có những đặc điểm như có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch và đặc biệt là phải được đăng ký theo quy định pháp luật. Định nghĩa này cho ta thấy rằng, vị trí của doanh nghiệp đã được khẳng định trên thị trường. Nhà nước lúc bấy giờ đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp, quan tâm đến sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế và có biện pháp để quản lý doanh nghiệp là bắt buộc phải đăng ký doanh nghiệp. Từ năm 1999 đến nay, nền kinh tế đã không ngừng biến chuyển, doanh nghiệp ngày càng được khẳng định là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế. Dựa vào những thay đổi đó mà cách nhìn nhận về doanh nghiệp cũng trở nên rõ ràng, hoàn thiện hơn. Khái niệm về doanh nghiệp lúc này được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp Đặc điểm của doanh nghiệp là những yếu tố cơ bản tạo nên cái nhìn bao quát về doanh nghiệp. Thông qua việc nắm rõ đặc điểm của doanh nghiệp mà có thể nhận dạng doanh nghiệp. Đặc điểm có thể được nhận thấy thông qua việc phân tích về khái niệm của doanh nghiệp nhưng cũng có thể được đúc rút từ những biểu hiện bên ngoài. Từ khái niệm đã tìm hiểu, ta có thể chỉ ra những đặc điểm của doanh nghiệp: Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức nhằm mục đích kinh doanh Tổ chức được hiểu là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung. Đòi hỏi doanh nghiệp là một tổ chức, bởi lẻ một doanh nghiệp cần có
- chủ thể quản lý nhằm thiết lập một cơ cấu, hệ thống các vị trí cho mỗi thành viên sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt và hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu đề ra. Sự liên kết này có thể tạo nên bằng những điều lệ, nội quy hay quy chế của doanh nghiệp. Một tổ chức nên khi được hình thành phải gắn liền với những mục tiêu nhất định. Và đối với tổ chức muốn trở thành một doanh nghiệp thì mục tiêu chính của tổ chức đó là kinh doanh- tiến hành các hoạt động như đầu tư, sản xuất, phân phối... hàng hóa, dịch vụ để thu về lợi nhuận. Đặc trưng tổ chức có mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là cách thức giúp chúng ta nhận biết một doanh nghiệp và phân biệt được doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hay các tổ chức chính trị - xã hội khác. Thứ hai, doanh nghiệp có tên riêng Khi tham gia hoạt động kinh tế trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên riêng bao gồm tên pháp lý và tên thương mại. Tên pháp lý của doanh nghiệp là tên được doanh nghiệp đăng ký khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; Mọi hoạt động pháp lý liên quan của doanh nghiệp đều được thực hiện bằng tên pháp lý; Tên pháp lý của doanh nghiệp phải thể hiện được hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên thương mại của doanh nghiệp là tên gọi dùng trong hoạt động kinh doanh thực tế; Tên thương mại có tính chất đặc biệt, dễ dàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh thông thường hằng ngày. Đặc điểm có tên riêng của doanh nghiệp giúp để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực hay khu vực kinh doanh và cũng để dễ dàng hơn trong công tác quản lý của nhà nước về hoạt động kinh doanh trong thị trường. Thứ ba, doanh nghiệp có tài sản
- Tài sản là tất cả các nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nằm giữ và từ việc sử dụng tài sản đó có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bao gồm kinh doanh sản xuất hay kinh doanh dịch vụ thì đều phải đảm bảo có một nguồn tài sản nhất định. Tủy thuộc từng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước có quy định về mức vốn tối thiểu riêng. Tài sản của doanh nghiệp được cần kể đến hai loại là tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư hoàng hóa... Tài sản vô hình được hiểu hiện dưới hình thái như bản quyền, bằng sáng chế... Thứ tư, doanh nghiệp có trụ sở giao dịch Trụ sở giao dịch của doanh nghiệp được ghi trong Giấy chứng nhận ĐKDN. Là nơi đặt văn phòng của doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động liên lạc, giao tiếp với cơ quan chức năng, khách hàng. Ngoài ra đây cũng có thể chính là địa điểm kinh doanh, giao kết hợp đồng, nơi giao nhận hàng hóa v.v... Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch rõ ràng, đảm bảo ổn định hoạt động của doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu về quản lý doanh nghiệp của Nhà nước. Thứ năm, doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việc đăng ký thành lập doanh nhiệp là hoạt động quan trọng và bắt buộc, thể hiện sự gia nhập của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế là hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ. Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đảm bảo sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường là hợp pháp. Tuy nhiên, những hoạt động của doanh nghiệp chỉ được coi là hợp pháp khi những hoạt động đó nằm trong khuôn khổ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra, đăng ký thành lập doanh nghiệp được coi là hợp pháp khi được thực hiện bởi người có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp, yêu cầu về hình thức, nội dung, thủ tục phải đúng với quy định
- pháp luật. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là hoạt động minh chứng cho việc doanh nghiệp được tham gia vào thị trường kinh tế, hình thành nên khuôn khổ hoạt động, đảm bảo hoạt động đúng mục đích kinh doanh. Từ đó, cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát, bao quát được tình hình thị trường kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp một cách rõ ràng và có hướng giải quyết đúng đắn trong các trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật liên quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay tìm hiểu Pháp luật về khiếu nại (Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn)
83 p | 150 | 13
-
Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Dùng cho hệ cử nhân): Phần 2
197 p | 52 | 13
-
Sổ tay tìm hiểu Pháp luật về tố cáo (Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn)
77 p | 132 | 10
-
Quyền xác định lại giới tính theo pháp luật Việt Nam
14 p | 114 | 7
-
Nhận thức và pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp – Phần 2
8 p | 49 | 7
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - Chương 3: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
39 p | 71 | 7
-
Đặc điểm và cơ cấu của pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam
7 p | 10 | 5
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại - Chương 6: Pháp luật về thương mại
11 p | 9 | 5
-
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
11 p | 46 | 5
-
Thực trạng pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện
8 p | 57 | 4
-
Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị
9 p | 125 | 4
-
Tăng cường giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
6 p | 94 | 4
-
Thực thi pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam thông qua phân tích hồ sơ bản án tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”
18 p | 5 | 3
-
Tăng cường thực hiện pháp luật về giáo dục trong các trường đại học
9 p | 35 | 2
-
Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
9 p | 63 | 2
-
Cơ sở lí luận về quyền và pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính
14 p | 25 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân (Mã học phần: LUA102097)
11 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn