intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực thi pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam thông qua phân tích hồ sơ bản án tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Thực thi pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam thông qua phân tích hồ sơ bản án tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”" nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đối với các hành vi phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Mục tiêu chính là nắm bắt các khía cạnh pháp lý và hành vi phạm tội thông qua các bản án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực thi pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam thông qua phân tích hồ sơ bản án tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”

  1. THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH HỒ SƠ BẢN ÁN TỘI “SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN” 568
  2. ENFORCEMENT OF PERSONAL DATA PROTECTION LAWS IN VIETNAM THROUGH THE ANALYSIS OF CASE FILES FOR THE CRIME OF “USING COMPUTER NETWORKS, TELECOMMUNICATION NETWORKS, AND ELECTRONIC MEANS TO COMMIT ASSET APPROPRIATION” ThS. Nguyễn Phúc Quân Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Đông Á e-mail: quannp@donga.edu.vn Tóm tắt: Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam đối với các hành vi phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Mục tiêu chính là nắm bắt các khía cạnh pháp lý và hành vi phạm tội thông qua các bản án. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồ sơ bản án của các vụ án liên quan đến tội sử dụng mạng máy tính và các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Qua việc tập trung vào những tài liệu pháp lý, nghiên cứu này tiến hành phân tích các điểm quan trọng trong quá trình xét xử, hình phạt, đặc điểm nạn nhân và các hành vi phạm tội. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thực hiện pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân trong trường hợp tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hình thức và hành vi thường xuyên xuất hiện trong các vụ án, bao gồm chiếm đoạt điện thoại, sim, chiếm đoạt thẻ tín dụng, thẻ ATM, lừa lấy mã OTP, lợi dụng thông tin của công ty và khách hàng. Sự đa dạng trong phương thức thực hiện các tội phạm này đặt ra một thách thức lớn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trực tuyến. Thảo luận: Nghiên cứu đặt nền tảng cho việc thảo luận về những điểm mạnh và điểm yếu trong việc thực thi pháp luật liên quan đến dữ liệu cá nhân trong các vụ án liên quan đến mạng máy tính và phương tiện điện tử. Đồng thời đề xuất các biện pháp để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân trong tương lai. Từ khóa: dữ liệu cá nhân, bảo mật, tội phạm công nghệ cao, hồ sơ bản án, luật pháp Abstract: Objective: This research aims to understand and evaluate the enforcement of laws related to the protection of personal data in Vietnam concerning criminal activities involving the use of computer networks, telecommunications networks, and electronic media for misappropriation 569
  3. of assets. The primary objective is to comprehend the legal aspects and criminal behaviors through case profiles. Method: The research utilizes a method that involves the analysis of case profiles of instances associated with the criminal use of computer networks and electronic media to misappropriate assets. By focusing on legal documents, this study conducts an analysis of significant points within the prosecution process, penalties, victim characteristics, and criminal behaviors. Results: The research results provide an in-depth insight into the implementation of laws related to safeguarding personal data in cases of using computer networks, telecommunications networks, and electronic media for asset misappropriation in Vietnam. The study reveals that various forms and behaviors frequently appear in these cases, including misappropriation of phones, SIM cards, credit cards, ATM cards, fraudulent acquisition of OTPs, and the exploitation of company and customer information. The diversity in the commission of these crimes poses a significant challenge in protecting personal information and online assets. Discussion: The research lays the foundation for discussing the strengths and weaknesses in the enforcement of laws concerning personal data in cases related to computer networks and electronic media. Additionally, it proposes measures to enhance the protection of personal information in the future. Keywords: personal data, security, high-tech crime, case profiles, legislation 1. Tổng quan Pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam là một lĩnh vực mới và đang được hoàn thiện. Hiện nay, chưa có đủ các văn bản pháp lý quy định toàn diện về bảo vệ dữ liệu cá nhân, mà chỉ có các quy định rải rác trong các luật, nghị định, thông tư liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, giao dịch điện tử, y tế, thuế, bảo hiểm, viễn thông, tố tụng hình sự, xử phạt hành chính...(Bạch Thị Nhã Nam, 2022; Vương Thanh Thúy, 2022; Nguyễn Quỳnh Trang, 2022) Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 4 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân (“Nghị Định 13”), văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam quy định khung pháp lý toàn diện cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị Định 13 áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam. Nghị Định 13 cũng thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho việc xử lý dữ liệu cá nhân, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu và người kiểm soát dữ liệu, cũng như các biện pháp bảo mật và giải quyết tranh chấp(Chính Phủ, 2023). 570
  4. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định quốc tế có liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Các hiệp định này yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về bảo vệ dữ liệu cá nhân so với các quy định trong nước. Theo Nghị Định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, một số quy định cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo các quy định hiện hành là: - Tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, trừ khi pháp luật có quy định khác. - Tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm: tính hợp pháp, tính minh bạch, giới hạn mục đích, giảm thiểu dữ liệu, tính chính xác, tính toàn vẹn, bảo mật và an ninh, giới hạn lưu trữ và trách nhiệm giải trình. - Tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân phải thực hiện các biện pháp quản lý và kỹ thuật để bảo đảm an toàn cho dữ liệu cá nhân. - Tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân phải thông báo cho cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân khi có sự cố an ninh mạng liên quan đến dữ liệu cá nhân. - Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp thông tin về việc xử lý dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu sửa chữa, bổ sung hoặc xóa bỏ dữ liệu cá nhân sai hoặc không chính xác; yêu cầu ngừng xử lý hoặc hủy bỏ dữ liệu cá nhân; khiếu nại hoặc kiện tụng khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Luật an ninh mạng là một văn bản pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng(Quốc Hội, 2018). Một số điểm chính của Luật bao gồm: - Luật an ninh mạng quy định các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Điều này nhằm ngăn chặn việc xâm phạm, đánh cắp, lợi dụng hoặc lộ thông tin cá nhân của người dân Việt Nam từ bên ngoài. - Luật an ninh mạng quy định các biện pháp phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bao gồm cả việc xâm phạm thông tin cá nhân, dữ liệu bí mật nhà nước, bí mật công tác và các thông tin khác có liên quan đến an ninh quốc gia. Luật an ninh mạng 571
  5. cũng thiết lập các cơ quan chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, khủng bố mạng và tội phạm mạng để đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn. - Luật an ninh mạng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Các chủ thể dữ liệu cá nhân có quyền yêu cầu người xử lý dữ liệu cung cấp thông tin, sửa chữa, bổ sung, xóa bỏ hoặc ngừng xử lý dữ liệu cá nhân sai hoặc không chính xác; khiếu nại hoặc kiện tụng khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Luật an ninh mạng cũng bảo vệ trẻ em, người già, người khuyết tật và các đối tượng khác có hoàn cảnh đặc biệt trên không gian mạng. Quản lý, khai thác dữ liệu cá nhân là hoạt động có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chia sẻ, xóa bỏ hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân của cá nhân khác. Quy định cụ thể về quản lý, khai thác dữ liệu cá nhân tại Việt Nam được quy định trong Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như các văn bản pháp lý khác liên quan đến các lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân còn phải tuân theo các quy định cụ thể theo từng lĩnh vực hoạt động. Điển hình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT ngày 20/5/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, khai thác phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức. Theo đó, các cán bộ, công chức, viên chức được khai thác dữ liệu của mình; được truy cập, nghiên cứu, sử dụng và khai thác dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đồng ý bằng văn bản theo quy định của pháp luật(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2023). Tội phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân tại Việt Nam là một hiện tượng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Theo Bộ Công an, chỉ trong năm 2019 và năm 2020, đã có hàng trăm cá nhân, tổ chức bị phát hiện mua bán, lộ lọt dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng trên không gian mạng. Các loại dữ liệu cá nhân bị vi phạm bao gồm thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thẻ thanh toán, hồ sơ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, khách hàng của các doanh nghiệp, dự án bất động sản, viễn thông... Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu, cũng như an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Các dữ liệu cá nhân bị lộ lọt có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tống tiền, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân hoặc tổ chức(Chu 572
  6. Thị Hoa, 2023). Ngoài ra, các dữ liệu cá nhân còn có thể bị sử dụng cho các mục đích chính trị, quân sự hoặc kinh tế bất hợp pháp, Tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xâm phạm dữ liệu cá nhân là những loại tội phạm sử dụng các thiết bị, phương tiện điện tử, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật(Nguyễn Quỳnh Trang, 2022). Hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, bao gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn gây thiệt hại rất lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2023, Bộ Công an đã xử lý gần 800 vụ việc với tổng số tiền thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng(Thủy Diệu, 2023). Hoạt động của các sàn giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa trở nên phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố vi phạm pháp luật, thu hút số lượng lớn người tham gia với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi tháng. Theo báo cáo từ Công ty công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), nửa đầu năm 2023 số lượng tấn công mạng vào các hệ thống của Việt Nam là 5.100 vụ việc(NCS, 2023). Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022(Thu Hằng, 2023). Sự kết hợp giữa việc nghiên cứu cụ thể và việc phát triển chiến lược bảo vệ và an ninh mạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sự bảo vệ trước các mối đe dọa trực tuyến ngày càng phức tạp. Điều này đặt ra một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với cả cộng đồng nghiên cứu và cơ quan thực thi pháp luật để bảo vệ tính riêng tư và an toàn trực tuyến của cá nhân và tổ chức(Vũ Công Giao & Phạm Thị Hậu, 2017; Nguyễn Thị Nhung, 2020). Từ việc tổng quan về tình hình tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, chúng ta có cơ sở để tập trung vào việc nghiên cứu cụ thể về các phương pháp và chiến lược để đối phó với hiện tượng này. 2. Đối tượng Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các bản án: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (điều 290 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015) được lưu trữ Trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, số lượng bản án phân tích, lựa chọn phân tích 85/204 bản án được lưu trữ trong giai đoạn 2021-2023 573
  7. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Phân loại, đánh giá mức độ, tính chất của các vụ án - Hành vi, phương thức: phân loại hành vi của các đối tượng - Thông tin bị xâm phạm: thông tin cá nhân, tài khoản mạng xã hội, điện thoại, giấy tờ - Thiệt hại: tổng số thiệt hại về vật chất quy thành tiền các bị cáo gây ra cho nạn nhân - Mức án: tổng mức án các vụ và mức án trung bình của các bị cáo Nghiên cứu định tính: đánh giá hành vi, phương thức gây án, phân tích rủi ro thông tin đối với nạn nhân ở từng vụ việc 3. Kết quả nghiên cứu Khi tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu về các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, chúng ta nhận thấy rằng thông tin từ dữ liệu liệu cung cấp một cái nhìn tổng quan về mô hình, đặc trưng và hình thức thường xuyên xuất hiện trong các vụ án liên quan đến tội phạm mạng. Điều này làm nổi bật những thách thức đang đối diện trong việc đối phó với các hình thức lợi dụng mạng này và cung cấp cơ sở để nghiên cứu và phát triển biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, việc phân tích chi tiết về đặc trưng của các vụ án, bao gồm quan hệ giữa nạn nhân và tội phạm, hình thức tấn công, và số lượng nạn nhân trong mỗi vụ án, làm rõ rằng mối quan hệ quen biết giữa nạn nhân và tội phạm đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cuộc tấn công. Với thông tin này, chúng ta có cơ hội nắm bắt bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản: Bảng 1. Đặc điểm chung các bản án được khảo sát Số vụ 85 Số bị cáo 108 Số nạn nhân >242* Số năm tù trung bình mỗi vụ 4,67 574
  8. Số năm tù trung bình mỗi bị cáo 3,67 Tổng thiệt hại (quy ra tiền) 47.914.284.729 VNĐ Thiệt hại trung bình mỗi vụ 563.697.467 VNĐ Trung vị thiệt hại 45.600.000 VNĐ *Nhiều vụ án lừa đảo trực tuyến, nạn nhân trải đều nhiều tỉnh, chưa thống kê được đủ Bảng 1 cung cấp thông tin về các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, đã xảy ra tổng cộng 85 vụ chiếm đạt tài sản, dẫn đến việc đưa ra 108 cáo trạng. Mặc dù số nạn nhân không được xác định chính xác, chúng ta biết rằng có hơn 242 nạn nhân trong tất cả các vụ này, do có một số vụ chưa xác định được hết nạn nhân. Điều này ám chỉ rằng quy mô của các vụ lợi dụng này là rất lớn, và hậu quả của chúng đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn người dân, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước Hình phạt trung bình cho mỗi vụ sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản này là 4,67 năm tù, trong khi mỗi bị cáo được kết án trung bình 3,67 năm tù. Điều này cho thấy rằng tình hình hình phạt chưa có tính răn đe. Tổng thiệt hại do các vụ chiếm đoạt này gây ra lên đến 47.914.284.729 đồng, nhấn mạnh sự nghiêm trọng của tội phạm mạng và tác động đáng kể đến nền kinh tế. Thêm vào đó, thiệt hại trung bình mỗi vụ là 563.697.467 đồng, nhưng trung vị là 45.600.000 đồng, cho thấy sự biến động lớn giữa các vụ chiếm đoạt. Có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn, trong khi các vụ khác có mức thiệt hại thấp hơn. Điều này phản ánh sự đa dạng trong cách thực hiện các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản. Bảng 2. Phân bố thiệt hại tài sản bị chiếm đoạt tại các vụ án Thiệt hại Số vụ Số tiền Tỉ lệ % Tỉ lệ % (VNĐ) Số vụ Số tiền Dưới 50 triệu 43 679.449.145 50,59 1,43 Từ 50 đến dưới 100 triệu 13 575.680.742 15,29 1,21 575
  9. Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu 17 3.059.013.902 20 6,43 Từ 500 triệu đến dưới 1 tỉ 6 4.306.224.358 7,06 9,05 Từ 1 tỉ đến dưới 10 tỉ 5 19.061.439.000 5,88 40,08 Trên 10 tỉ đồng 1 19.878.005.583 1,18 41,8 Tổng 85 4.755.9812.730 100 100 Bảng 2 thể hiện sự phân chia về mức độ thiệt hại và tần suất của các khoản thiệt hại trong các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản: Dưới 50 triệu đồng: 43 vụ (chiếm 50,59% số vụ) gây ra thiệt hại dưới 50 triệu đồng, tổng cộng 679.449.145 đồng (chiếm 1,43% tổng số tiền thiệt hại). Đây là khoản thiệt hại thấp nhất và chiếm phần lớn số vụ nhưng góp một phần nhỏ vào tổng thiệt hại. Từ 50 đến dưới 100 triệu đồng: 13 vụ (chiếm 15,29% số vụ) gây ra thiệt hại trong khoảng từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng, tổng cộng 575.680.742 đồng (chiếm 1,21% tổng số tiền thiệt hại). Mức thiệt hại này có tần suất thấp hơn so với khoản dưới 50 triệu đồng. Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 17 vụ (chiếm 20% số vụ) gây ra thiệt hại trong khoảng từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng, tổng cộng 3.059.013.902 đồng (chiếm 6,43% tổng số tiền thiệt hại). Mức thiệt hại này có tần suất tương đối cao và góp phần quan trọng vào tổng thiệt hại. Từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 6 vụ (chiếm 7,06% số vụ) gây ra thiệt hại trong khoảng từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, tổng cộng 4.306.224.358 đồng (chiếm 9,05% tổng số tiền thiệt hại). Đây là mức thiệt hại tương đối cao về số tiền và tần suất so với các khoản thiệt hại khác. Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng: 5 vụ (chiếm 5,88% số vụ) gây ra thiệt hại trong khoảng từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng, tổng cộng 19.061.439.000 đồng (chiếm 40,08% tổng số tiền thiệt hại). Đây là mức thiệt hại cao và chiếm phần lớn số tiền tổng cộng. Trên 10 tỷ đồng: 1 vụ (chiếm 1,18% số vụ) gây ra thiệt hại trên 10 tỷ đồng, tổng cộng 19.878.005.583 đồng (chiếm 41,8% tổng số tiền thiệt hại). Đây là khoản thiệt hại lớn nhất về số tiền và chiếm một phần lớn tổng thiệt hại. Bảng số liệu này thể hiện rõ sự biến động lớn về mức độ thiệt hại trong các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, với một số vụ gây ra thiệt hại rất lớn so với trung bình, trong khi phần lớn các vụ gây ra thiệt hại tương đối thấp. 576
  10. Bảng 3. Đặc điểm Nạn nhân Nhóm nạn nhân Số lượng Tần suất (%) Cá nhân trong nước 80 87,06 Cá nhân nước ngoài 4 4,71 Doanh nghiệp trong nước 6 7,06 Doanh nghiệp nước ngoài 0 0 Cả doanh nghiệp trong và ngoài nước 1 1,18 Bảng 3 phân loại nạn nhân trong các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản theo đặc điểm của họ: Cá nhân trong nước: Có tổng cộng 80 cá nhân trong nước trở thành nạn nhân trong các vụ lợi dụng này, chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,06%. Điều này cho thấy rằng hầu hết các vụ tập trung vào cá nhân trong nước. Cá nhân nước ngoài: Chỉ có 4 cá nhân nước ngoài trở thành nạn nhân (4,71%). Số lượng này thấp hơn nhiều so với cá nhân trong nước. Doanh nghiệp trong nước: 6 trường hợp có doanh nghiệp trong nước trở thành nạn nhân (7,06%). Điều này thể hiện rằng một số vụ chiếm đoạt này đã tập trung vào doanh nghiệp trong nước. Cả doanh nghiệp trong và ngoài nước: Một trường hợp (1,18%) bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bảng này cho thấy rằng đa số nạn nhân của các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản là cá nhân trong nước. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nạn nhân là cá nhân nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài ít phổ biến hơn. Bảng 4. Hình thức, hành vi của các (nhóm) đối tượng Hình thức, hành vi Số lượng Tỉ lệ (%) Chiếm đoạt điện thoại, sim 21 24,71 Chiếm đoạt thẻ tín dụng, thẻ ATM, giấy tờ tùy thân 21 24,71 577
  11. Chiếm đoạt tài khoản 8 9,41 Lừa lấy mã OTP (lừa đảo việc làm, chuyển tiền, mua hàng,…) 20 23,53 Lợi dụng tín nhiệm (lấy thông tin của công ty, khách hàng) 6 7,06 Khác 9 10,58 Bảng 4 phân loại các hình thức và hành vi mà các tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản thường thực hiện: Chiếm đoạt điện thoại, sim: Có 21 trường hợp (24,71%) trong đó tội phạm đã chiếm đoạt điện thoại, sim của nạn nhân. Điều này thể hiện việc lợi dụng mạng để chiếm đoạt các thiết bị di động. Chiếm đoạt thẻ tín dụng, thẻ ATM, giấy tờ tùy thân: Cũng có 21 trường hợp (24,71%) liên quan đến việc chiếm đoạt thẻ tín dụng, thẻ ATM, hoặc giấy tờ tùy thân của nạn nhân. Các vụ án này thường khởi nguồn tự việc các đối tượng đánh cắp ví hoặc điện thoại của nạn nhân. Chiếm đoạt tài khoản: 8 trường hợp (9,41%) liên quan đến việc chiếm đoạt tài khoản của nạn nhân. Điều này thường liên quan đến việc truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng hoặc các tài khoản trực tuyến khác thông qua vệc chiếm tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử,... Lừa lấy mã OTP (lừa đảo việc làm, chuyển tiền, mua hàng,…): Có 20 trường hợp (23,53%) liên quan đến việc lừa đảo để có được mã OTP, sau đó lợi dụng nó để thực hiện các hành vi gian lận, bao gồm chuyển tiền, mua hàng, thông qua đặt lại mật khẩu tài khoản của nạn nhân. Lợi dụng tín nhiệm (lấy thông tin của công ty, khách hàng): 6 trường hợp (7,06%) liên quan đến việc nhân viên, nhận viên cũ lợi dụng thông tin của công ty hoặc thông tin khách hàng để gây ra thiệt hại tài chính hoặc lợi ích khác. Kết quả cho thấy rằng tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản thường thực hiện nhiều hình thức và hành vi khác nhau. Các phương thức phổ biến bao gồm chiếm đoạt điện thoại, sim, chiếm đoạt thẻ tín dụng, thẻ ATM, và lừa lấy mã OTP. Việc này đòi hỏi cảnh giác cao về bảo mật trực tuyến và hệ thống để đối phó với các loại tấn công này. Bảng 5. Đặc trưng chung của các vụ việc Nội dung Số vụ Tỉ lệ (%) Tỉ lệ nạn nhân có quen biết đối tượng lừa đảo 25 29,41 578
  12. Tỉ lệ vụ án 1 nạn nhân:1 đối tượng 68 80 Bảng 5 trình bày các đặc điểm và đặc trưng của các vụ lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, cung cấp thông tin quan trọng về cách các tội phạm thực hiện các vụ án và tương tác với nạn nhân. Tỉ lệ nạn nhân có quen biết với đối tượng lừa đảo ở mức 29,41%, cho thấy sự sử dụng của mối quan hệ trước đó trong việc thực hiện các hành vi chiếm đoạt, thường các đối tượng khi quen biết nạn nhân sẽ có thể xem trộm/có sơ sở đoán được mật khẩu điện thoại, thẻ ngân hàng; biết rõ số tiền nạn nhân đang có để chiếm đoạt; các đối tượng cũng lợi dụng việc thân quen, có thể mượn điện thoại, nhờ đi rút tiền; đối với nạn nhân lớn tuổi, ít tiếp xúc với công nghệ các đối tượng thường tiếp cận thông tin thông qua việc giúp đỡ làm thẻ ngân hàng, tạo tài khoản ví điện tử,... Tuy nhiên, đáng chú ý là 80% các vụ án chỉ có một nạn nhân và một đối tượng, thể hiện sự tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn là các cuộc tấn công có quy mô lớn hoặc có nhiều nạn nhân. Kết quả này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản, giúp các cơ quan thực thi pháp luật và tổ chức bảo mật có cái nhìn sâu hơn về cách tội phạm hoạt động và có cơ sở để tăng cường các biện pháp đối phó. 4. Thảo luận 4.1. Tính đa dạng của các hình thức chiếm đoạt thông tin cá nhân Thông qua phân tích chi tiết các bản án có thể thấy hình thức chiếm đoạt thông tin của các bị cáo đa phần dựa trên việc lợi dụng sự sơ hở của các nạn nhân, phổ biến như không đặt mật khẩu cho điện thoại, đặt mật khẩu đơn giản, lưu mật khẩu các tài khoản trong điện thoại, hoặc viết ra giấy bỏ trong ví,… cho nên khi chiếm đoạt được ví tiền hoặc điện thoại của nạn nhân các đối tượng dễ dàng truy cập vào các tài khoản ngân hàng, đổi mật khẩu, tiến hành chuyển tiền. Có thể nhận thấy một phần các vụ án trong nhóm này bắt nguồn từ hành vi trộm cướp tài sản, điện thoại, ví tiền của nạn nhân. Ngoài ra, nguyên nhân còn ở việc nạn nhân ít quan tâm đến bảo mật cá nhân như việc vứt bỏ thẻ ngân hàng, sim mà chưa tiến hành khóa tài khoản từ đơn vị cung cấp OTP là viết tắt của "One-Time Password," đây là một mã xác thực dùng một lần được tạo ra để đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch trực tuyến hoặc đăng nhập vào các tài khoản cá nhân. Mã OTP thường có giá trị ngắn hạn và chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất, từ đó tăng cường an toàn và ngăn chặn các cuộc tấn công trực tuyến. OTP thường sẽ được gửi tới điện thoại của 579
  13. nạn nhân để xác nhận, các đối tượng lừa đảo thường sẽ dùng mọi thủ đoạn để lấy được mã này, từ đó có thể đổi mật khẩu chiếm đoạt tài sản Lợi dụng việc nạn nhân chưa hiểu viề tính chất của mã OTP và vấn đề quan trọng không được chia sẻ mã với bất kỳ ai, nhiều nạn nân đã gửi ngay OTP cho đối tượng lừa đảo khi được hỏi. Để nạn nhân tinh tưởng, các đối tượng thường đóng giả nhân viên ngân hàng, việc thông tin cá nhân người Việt bị lộ đã quá phổ biến, các đối tượng hoàn toàn có thể biết được nhiều thông tin các nhân quan trọng như số tài khoản, số tiền trong thẻ, địa chỉ, CCCD, mã số thuế,… từ đó làm nạn nhân tin tưởng. Tinh vi hơn các đối tượng sẽ nhắm mục tiêu vào các shop bán hàng online, lừa mua hàng chuyển tiền trước, yêu cầu nạn nhân nhập OPT vào website ngân hàng giả do chúng tạo ra. Một yếu tố khác cần lưu ý là vấn đề nhân viên lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của đồng nghiệp, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó có khả năng chọn lọc được ứng viên tốt, nhiều đơn vị thường bỏ qua việc xác nhận lý lịch, địa chỉ nhân viên, cũng như không có chính sách, phần mềm bảo mật và đặc biệt là ý thức. Đơn giản như việc đổi mật khẩu các e-mail dùng chung sau khi có nhân viên nghỉ việc, thông báo với các đối tác việc thay đổi nhân sự. Do đó tạo điều kiện cho nhân viên cũ, nhân viên có xích mích với doanh nghiệp thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua sửa đổi hồ sơ chứng từ, thu hồi công nợ, tạo đơn bán hàng ảo,… gây thiệt hại tài sản và uy tín cho doanh nghiệp 4.2. Quy mô tính chất các vụ án Xét về bản chất tội: “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” thường được phân vào nhóm tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên thực tế trong 85 bản án với tỉ lệ 80% các vụ án 1 nạn nhân, 1 đối tượng chiếm đoạt và 29,4% các vụ việc nạn nhân có quen biết từ trước, có thể thấy đa phần các hành vi thuộc nhóm tội này chỉ là mở rộng của hành vi trộm cắp tài sản thông thường, tuy nhiên trong nhóm này cũng xuất hiện những hành vi tinh vi hơn, điển hình như chỉ ăn cắp sim trong điện thoại thay vì ăn cắp cả chiếc điện thoại, do phần lớn smartphone hiện nay đều cần que chọc sim để lấy sim ra, nạn nhân sẽ mất nhiều thời gian để biết được việc sim điện thoại mình bị mất, cho đối tượng có nhiều thời gian hơn để chiếm đoạt, tẩu tán tài sản. Một hành vi khác thường được gọi là “hack tài khoản” thực chất là việc lợi dụng kẽ hở bảo mật của các ứng dụng facbook, instagram để chiếm tài khoản nạn nhân, từ đó thực hiện hành vi hỏi vay tiền, lừa mua hàng các nạn nhân là bạn bè của chủ tài khoản 580
  14. Một thủ đoạn phổ biến khác là mua lại thông tin tài khoản thẻ tín dụng bị đánh cắp từ các trang web nước ngoài, sau đó tiến hành mua hàng online rồi bán lại các sản phẩm mua được, lợi dụng bản chất thanh toán tiện lợi của thẻ tín dụng. Đây là hành vi dễ dàng thực hiện, nạn nhân lại là người nước ngoài, các giao dịch được thực hiện trên hệ thống quốc tế, nên rất khó xử lý. Ngoài ra cần phải kể tới nhóm đối tượng thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản trên nhưng hoạt động có tổ chức, lừa đảo được một nhóm nạn nhân lớn rộng khắp nhiều tỉnh thành, thậm chí nhiều vụ việc còn không thể thống kê hết số nạn nhân. Gây bức xúc trong dư luận Thông qua phân tích chi tiết hồ sơ bản án, chỉ có một số ít tính chất của các vụ việc thuộc nhóm công nghệ cao, trong đó có hành vi xâm nhập chiếm đoạt tài khoản tiền ảo, các hành vi tấn công vào các doanh nghiệp thông qua lừa đảo thanh toán hợp đồng, đây là nhóm đối tượng có hành vi nguy hiểm, thu lợi bất chính lớn, khó thu hồi tài sản bị chiếm đoạt 4.3. Vấn đề công nghệ và ngân hàng Về phía phần mềm và ứng dụng ngân hàng, thanh toán hiện tại nhiều ứng dụng chưa bắt buộc phải xác minh thông tin 2 lớp hay yêu cầu đặt mật khẩu phức tạp dẫn đến việc đối tượng dễ dàng đoán được mật khẩu qua ngày sinh nạn nhân, hoặc các mật khẩu đơn giản kiểu 123456. Nhưng ngược lại, khi yêu cầu đặt mật khẩu phúc tạp thì nhiều người cao tuổi không thể nhớ được, phải viết vào giấy để trong ví. Một lỗ hổng của hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay là việc để tên tài khoản ngân hàng là số điện thoại, và việc nhập sai mật khẩu nhiều lần làm tài khoản bị khóa, các đối tượng thường lợi dụng việc này bằng cách nhập mật khẩu nhiều lần khiến tài khoản nạn nhân bị khóa rồi giả làm nhân viên ngân hàng gọi điện lấy mã OTP, từ đó đổi mật khẩu tài khoản. Thậm chí có vụ việc nhân viên ngân hàng cho người không phải chủ thẻ rút tiền, hoặc để các đối tượng nghe lén được số tài khoản và mật khẩu của nạn nhân ngay tại ngân hàng. Đặc biệt là việc nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các hoạt động mua bán thông tin, liên tục xảy ra trong thời gian vừa qua(Nguyễn Hưởng, 2022; Nguyễn Tú, 2023) Một vấn đề quan trọng nữa cần nhấn mạnh là chính sách thả lỏng hoạt động đăng ký mở tài khoản, mở thẻ của các ngân hàng để tăng doanh số, tăng lượt người dùng khuyến khích các cộng tác viên, nhân viên ngân hàng dùng nhiều cách để đạt KPI, do đó tạo ra một lượng lớn tài khoản ngân hàng ảo. Những tài khoản này sau đó thường được mua bán bởi các đối tượng có hành vi xấu để phân tán nguồn tiền chiếm đoạt được, gây khó khăn cho việc truy vết và thu hồi. 4.5. Vấn đề quản lý thông tin cá nhân 581
  15. Hiện nay việc thông tin cá nhân của người Việt bị lọt lộ, rao bán vô cùng phổ biến. Từ các thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa chỉ, công việc, tài khoản,…đến các thông tin chi tiết như số tiền trong tài khoản, các mặt hàng đã mua, chi tiết các giao dịch,…Với lượng thông tin chi tiết này, các đối tượng lừa đảo dễ dàng gây được lòng tin đối với người dân thông qua đóng giả nhân viên ngân hàng, công an,… Bên cạnh đó là chính sách quản lý và bảo mật thông tin chưa chi tiết, chưa có quy định cụ thể đối với các nhóm dịch vụ được tiếp cận thông tin cá nhân khách hàng, dịch vụ bán lẻ, bảo hành, mua hàng online,… Nhiều doanh nghiệp tiến hành thu thập nhiều thông tin các nhân quan trọng của người dùng dù thực sự không cần thiết. Việc lựa chọn các nhà thầu cung cấp dịch vụ công như phần mềm khai báo thuế, các phần mềm trong giai đoạn COVID có năng lực kém, dẫn đến bị xâm nhập chiếm đoạt làm lọt lộ thông tin cá nhân, nhưng không có khả năng xử lý triệt để, cũng cần phải xem xét lại(Minh Sơn, 2021) Về thói quen tiêu dùng, người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều thói quen gây lọt lộ thông tin cá nhân như việc đưa thẻ tín dụng cho nhân viên để thanh toán thay vì việc nhận viên đưa thiết bị quẹt thẻ tới cho khách hàng, đây là sơ hở lớn để kẻ gian chếm đoạt thông tin thẻ tín dụng; Dễ dàng cung cấp nhiều thông tin quan trọng khi được hỏi; In nhiều thông tin quan trọng lên các gói hàng lúc vận chuyển; hay đơn giản như việc công khai điểm thi của học sinh, lộ thông tin đăng ký đại học,… 5. Đề xuất chính sách Đầu tiên cần đánh giá mức độ lọt lộ thông tin cá nhân của người dân, xác định nguồn phát tán, xử lý nghiêm các đối tượng rao bán thông tin các nhân. Trong đó cần kiểm tra đánh giá việc quản lý thông tin cá nhân từ các cơ quan hành chính các cấp, các doanh nghiệp lớn đang nắm giữ nhiều thông tin như ngân hàng, dịch vụ bán lẻ,… Cần có đánh giá chi tiết năng lực thực hành bảo mật của người dân, doanh nghiệp, cán bộ cơ quan hành chính để từ đó có phương án xây dựng khung năng lực bảo mật, các chứng chỉ thực hành và bộ quy định chung áp dụng cho các doanh nghiệp. Tiến tới thực hiện quy định các doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý thông tin bảo mật (khả năng quản lý bảo mật, nhân sự, phần cứng, phần mềm,…) mới được quyền thu thập thông tin cá nhân, mỗi cấp độ của chứng chỉ sẽ được quyền thu thập các cấp độ thông tin quan trọng khác nhau. Tương tự các doanh nghiệp cung câp dịch vụ công, các phần mềm cho nhà nước cũng cần đạt các chứng chỉ bảo mật và quản lý thông tin, phải đánh giá kỹ năng lực của các đơn vị cung cấp những phần mềm, ứng dụng liên quan. 582
  16. Cần có giải pháp quản lý việc sở hữu và đầu tư tiền ảo, hiện tại đây là phương tiện được nhiều đối tượng sử dụng để tẩu tán tài sản, chuyển tiền phi pháp ra nước ngoài. Các ngân hàng cũng cần có trách nhiệm báo cáo các hành vi nghi ngờ, vì mọi hoạt động như đánh bạc trực tuyến, đầu tư tiền ảo đa phần đều thực hiện thông qua các tài khoản ngân hàng trong nước. Thực tế, đã có nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng giúp đỡ người dân bị lừa đảo chuyển tiền(Trần Thắng, 2023), tuy nhiên cần biến việc này thành thủ tục thường quy trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cũng phải có trách nhiệm rà soát các tài khoản ảo, xử lý thu hồi tài khoản; và phải xử phạt nghiêm các ngân hàng có chính sách mở tài khoản ảo để tăng doanh số. Cần đánh giá lại hiệu quả của các phương thức truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ thông tin cá nhân, bởi dù việc tuyên truyền được đẩy mạnh, số lượng các vụ việc vẫn không có chiều hướng giảm. Cần xác định rằng sẽ có một nhóm đối tượng người cao tuổi, người ít tiếp cận thông tin sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia thanh toán không tiền mặt, giao dịch trực tuyến, đây sẽ là nhóm nạn nhân mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo nhắm tới. Cần có nghiên cứu chi tiết để cải thiện giao diện người dùng các ứng dụng, lập các trung tâm hỗ trợ khách hàng, đầu mối hỗ trợ trực tiếp cho nhóm đối tượng này. Về lâu dài cần đưa môn học bảo mật thông tin lồng ghép vào các cấp học. Kết luận Từ việc nghiên cứu tình hình tội phạm lợi dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản cung cấp cái nhìn rõ ràng về sự phức tạp và đa dạng của mối đe dọa mạng đối với cá nhân và tổ chức. Từ các dữ liệu và kết quả phân tích, chúng tôi đưa ra nhận định về đặc điểm của tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, như sau: Đa dạng về hình thức và hành vi: Tội phạm lợi dụng mạng không giới hạn trong việc sử dụng các hình thức và hành vi khác nhau để chiếm đoạt tài sản. Việc này đặt ra một thách thức lớn trong việc xây dựng biện pháp bảo vệ hiệu quả. Mối quan hệ giữa nạn nhân và tội phạm: Mối quan hệ quen biết giữa nạn nhân và tội phạm đóng một vai trò quan trọng trong nhiều vụ án. Sự tin tưởng giữa các bên thường được lợi dụng để thực hiện các cuộc lừa đảo. 583
  17. Sự tập trung vào mục tiêu cụ thể: Hầu hết các vụ án tập trung vào một nạn nhân duy nhất đối diện với một đối tượng lừa đảo cụ thể. Điều này thể hiện sự tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn là các cuộc tấn công có quy mô lớn hoặc có nhiều nạn nhân. Do đó cần cải thiện biện pháp bảo vệ và an ninh mạng để ngăn chặn các cuộc tấn công lợi dụng mạng và giảm thiểu thiệt hại. Cần có biện pháp đánh giá thực trạng, năng lực để có chính sách quản lý phù hợp, trong hoạt động này cần có vai trò của chính sách nhà nước đi sâu vào thực tiến hoạt động của doanh nghiệp và người dân, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp và ý thức người dùng. Tài liệu tham khảo Thủy Diệu. (2023). Bộ trưởng Tô Lâm: An ninh mạng phải là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế. Thời Báo Kinh Tế Việt Nam. Vũ Công Giao, & Phạm Thị Hậu. (2017). Pháp luật bảo vệ quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên thế giới và Việt Nam. Tạp chí Nhà nước và pháp luật(2). Thu Hằng. (2023). Lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78%. Báo Thanh niên. Chu Thị Hoa. (2023). Tài sản trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0-Một Số Vấn đề mới. Tạp chí Nghề luật(1). Quốc Hội. (2018). Luật An ninh mạng. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Hưởng. (2022). Xét xử vụ 17 nhân viên ngân hàng tiếp tay cho nữ "siêu lừa" chiếm đoạt 430 tỉ đồng. Báo Người Lao động. Bạch Thị Nhã Nam. (2022). Xây dựng khái niệm dữ liệu cá nhân trong pháp luật Việt Nam tham chiếu kinh nghiệm của Liên minh châu Âu. Tạp chí Nhà nước và pháp luật(6). NCS. (2023). Báo cáo tổng kết tình hình An ninh mạng 6 tháng đầu năm 2023. Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Thị Nhung. (2020). Bảo vệ quyền đối với thông tin dữ liệu của cá nhân trong môi trường mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật(5). Chính Phủ. (2023). Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Minh Sơn. (2021). Bkav tiếp tục bị tin tặc công khai hàng trăm dữ liệu người dùng. Vietnam+. 584
  18. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2023). Quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT ngày 20/5/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, khai thác phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức. Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trần Thắng. (2023). Nhân viên ngân hàng giúp ngăn chặn vụ lừa đảo gần 1 tỷ đồng. Báo Công An Nhân Dân. Vương Thanh Thúy. (2022). Một số vấn đề về Dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tạp chí Luật học(7). Nguyễn Quỳnh Trang. (2022). Pháp luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số mới nổi khác. Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, 50. Nguyễn Tú. (2023). Lộ đường dây nhân viên ngân hàng mua bán thông tin tài khoản khách hàng. Báo Thanh niên. 585
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2