Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 205 - 209<br />
<br />
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN<br />
VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU<br />
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE BẢN THÂN<br />
<br />
(Nghiên cứu trường hợp xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên)<br />
*<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thông qua kết quả điều tra cụ thể, bài viết góp phần chỉ ra thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu<br />
(TTS) trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhận thức của người dân về tác động của thuốc trừ<br />
sâu, cũng như thái độ của họ đối với việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất. Qua đó không chỉ<br />
cho chúng ta biết được mức độ nhận thức của người dân về các thông tin liên quan đến thuốc trừ<br />
sâu mà còn cho thấy mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của người dân,<br />
cũng như khả năng tự bảo vệ môi trường và sức khỏe của người lao động ở nông thôn hiện nay,<br />
đặc biệt đề tài kết hợp cách nhìn nhận từ góc độ giới với đối tượng nghiên cứu là lao động nữ.<br />
Từ khóa: Nhận thức, thái độ, thuốc trừ sâu, lao động nữ, sức khỏe, môi trường<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi<br />
trường và sức khỏe con người đã và đang trở<br />
thành thách thức to lớn trong việc xây dựng<br />
một chiến lược phát triển bền vững của tất cả<br />
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những<br />
quốc gia có điểm xuất phát đi lên từ một nền<br />
kinh tế nông nghiệp. Gần đây, thực trạng lạm<br />
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất<br />
nông nghiệp đã trở thành vấn nạn đặc biệt<br />
nghiêm trọng ở các vùng nông thôn. Tại địa<br />
bàn Xã Thịnh Đức – TP Thái Nguyên, lĩnh<br />
vực nông nghiệp còn chiếm ưu thế, đặc biệt là<br />
ngành trồng chè. Cùng với đó, lao động nữ<br />
vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất<br />
nông nghiệp. Tuy nhiên những tác hại to lớn<br />
của việc sử dụng TTS đến môi trường và đặc<br />
biệt là sức khỏe của con người thì hầu như<br />
chưa được nhận thức đầy đủ. Đề tài không chỉ<br />
phản ánh thực trạng sử dụng TTS trong nông<br />
nghiệp tại một địa phương cụ thể mà còn cho<br />
thấy thái độ của người sử dụng TTS trong<br />
việc bảo vệ sức khỏe bản thân và môi trường.<br />
Đó chính là lí do mà tôi nghiên cứu đề<br />
tài:“Nhận thức và thái độ của lao động nữ<br />
nông thôn về ảnh hưởng của sử dụng thuốc<br />
trừ sâu đến môi trường và sức khỏe bản<br />
thân”. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã tiến hành<br />
điều tra bằng bảng hỏi (150 mẫu), phỏng vấn<br />
*<br />
<br />
sâu cá nhân (12 mẫu) và xử lý số liệu bằng<br />
phần mềm thống kê SPSS.<br />
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA LAO<br />
ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VỀ ẢNH<br />
HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC<br />
TRỪ SÂU<br />
Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc<br />
hình thành ý thức bảo vệ bản thân và môi<br />
trường trước ảnh hưởng của TTS. Mức độ<br />
nhận thức về TTS có liên quan đến hành vi sử<br />
dụng và thái độ của lao động nữ về những<br />
ảnh hưởng của việc sử dụng TTS trong<br />
nông nghiệp.<br />
Khái quát về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu<br />
đến môi trường và sức khỏe con người.<br />
Thuốc trừ sâu có chứa các chất hóa học độc hại:<br />
DDT, DDE, carbarmates, organophosphates,<br />
diazinon, carbaryl, propuxur… có khả năng<br />
gây ra các bệnh ung thư: Ung thư não, vú,<br />
gan, dạ dày, bàng quang, thận, tuyến tiền liệt,<br />
trực tràng, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, tinh<br />
hoàn. Đây đều là những hóa chất có khả năng<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử<br />
dụng và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.[4]<br />
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã thống kê về<br />
những triệu chứng sức khỏe do ảnh hưởng<br />
của thuốc trừ sâu gây ra cho những người tiếp<br />
xúc với TTS như sau:<br />
<br />
Tel: 0972 766467<br />
<br />
205<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Tim mạch: 60%<br />
+ Thiếu máu não: 70%<br />
+ Tăng và tụt huyết áp: 60%<br />
+ Viêm gan, xơ gan, ung thư gan: 50%<br />
+ Bệnh phụ khoa 81%<br />
Ngoài ra, có một số bệnh và triệu chứng khác<br />
như viêm họng, viêm phổi ở trẻ em…[1;86]<br />
Nhận thức của lao động nữ nông thôn về<br />
thuốc trừ sâu và những tác động của thuốc<br />
trừ sâu.<br />
Về cơ bản lao động nữ đã nhận thức được<br />
những tác động bao gồm cả tích cực (bảo vệ<br />
cây trồng khỏi sâu bệnh, kích thích tăng<br />
trưởng của cây…) và tiêu cực (làm giảm sức<br />
đề kháng của con người, ô nhiễm môi trường<br />
<br />
96(08): 205 - 209<br />
<br />
đất, nước, không khí…) của TTS đến con<br />
người và môi trường.<br />
Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu.<br />
Đa số lao động nữ lựa chọn TTS do gợi ý của<br />
người bán thuốc (85,3%) mà ít quan tâm đến<br />
thông tin trên nhãn mác. Tuy nhiên nếu người<br />
bán thuốc chưa hướng dẫn người dân đầy đủ<br />
hay còn thiếu kiến thức về TTS thì trong quá<br />
trình sử dụng TTS dễ mắc phải những sai sót<br />
về mặt kỹ thuật hay chống chỉ định của từng<br />
loại thuốc, dẫn đến những hậu quả tiêu cực về<br />
con người, môi trường và cả năng suất cây<br />
trồng. Vì vậy khi lựa chọn TTS, nếu lao động<br />
nữ quan tâm đến thông tin trên nhãn mác thì<br />
khả năng nhận biết thông tin về loại TTS đó<br />
sẽ đầy đủ hơn.<br />
<br />
Bảng 1: Nhận thức về tác động của thuốc trừ sâu đến con người và môi trường.<br />
Đánh giá về tác động của thuốc trừ sâu<br />
Bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh trong thời ký phát triển của cây trồng<br />
Ngăn chặn các động vật gây hại như chuột, chim…trong thời gian bảo quản<br />
Bảo vệ sức khỏe con người bằng cách ngăn chặn một số loại nấm<br />
Kích thích tăng trưởng của cây trồng<br />
Làm giảm sức đề kháng của con người<br />
Gây ra một số bệnh tật cho con người<br />
Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí<br />
Làm giảm đa dạng sinh học<br />
Ảnh hưởng khác<br />
Bảng 2: Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu<br />
Tiêu chí lựa chọn loại thuốc trừ sâu cho cây<br />
Kinh nghiệm bản thân<br />
Do người khác gợi ý<br />
Từ thông tin trên nhãn mác<br />
Gợi ý của người bán hàng<br />
Thông qua các chương trình quảng cáo trên tivi, đài, báo…<br />
Khác<br />
<br />
Tần số<br />
150<br />
3<br />
0<br />
85<br />
125<br />
90<br />
118<br />
21<br />
0<br />
Tần số<br />
78<br />
33<br />
17<br />
128<br />
6<br />
3<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
100%<br />
2%<br />
0%<br />
56,7%<br />
83,3%<br />
60%<br />
78,7%<br />
14%<br />
0%<br />
Tỷ lệ<br />
52%<br />
22%<br />
11,3%<br />
85,3%<br />
4%<br />
2%<br />
<br />
Ngoài ra, khi lựa chọn loại TTS, 100% người dân chỉ quan tâm đến tác dụng với cây trồng mà<br />
không chú ý đến các thông số về mức độ độc hại. Do đó, không ít trường hợp thuốc đã cấm sử<br />
dụng nhưng người dân vẫn mua về dùng.<br />
Bảng 3: Yếu tố quyết định lựa chọn loại thuốc trừ sâu.<br />
Yếu tố quan tâm khi mua thuốc trừ sâu<br />
Chỉ quan tâm đến tác dụng đối với cây trồng<br />
Quan tâm đến mức độ độc hại cho môi trường<br />
Quan tâm đến mức độ độc hại cho sức khỏe<br />
Yếu tố khác<br />
<br />
206<br />
<br />
Tần số<br />
150<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
100%<br />
0%<br />
0%<br />
0%<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tuy nhiên, khi đã sử dụng, họ vẫn nhận biết<br />
được TTS là độc hại thông qua nhiều kênh<br />
thông tin khác nhau. Theo điều tra, có 50,7%<br />
lao động nữ được hỏi biết về mức độ độc hại<br />
của TTS thông qua nhãn mác của thuốc,<br />
23,3% do được tập huấn, thông qua các<br />
phương tiên truyền thông đại chúng chỉ có<br />
10,7%. Đáng chú ý là 56% lao động qua quá<br />
trình sử dụng đã trực tiếp cảm nhận được sự<br />
khó chịu khi tiếp xúc với TTS. Đặc biệt trên<br />
địa bàn xã Thịnh Đức thì không có ai quan<br />
tâm đến thông tin về TTS cũng như mức độ<br />
độc hại của thuốc thông qua tờ thông tin an<br />
toàn của TTS - đây là phương tiện cung cấp<br />
đầy đủ, chi tiết và chính xác về các thông tin<br />
liên quan đến TTS, tuy nhiên đa số người dân<br />
lại chưa đề cao vai trò của nguồn thông tin<br />
hữu ích và rất quan trọng này. Một số trường<br />
hợp không quan tâm đến những ảnh hưởng<br />
của TTS là bởi vì họ cho rằng việc sử dụng<br />
TTS là một việc tất yếu:<br />
“Làm nông nghiệp thì phải phun thuốc thôi,<br />
chẳng quan tâm nó có ảnh hưởng gì…”<br />
(PVS người dân, 36 tuổi)<br />
Quá trình nghiên cứu cho thấy những kiến<br />
thức mà lao động nữ nhận thức được về TTS<br />
chủ yếu thông qua người bán thuốc và trải<br />
nghiệm thực tế của bản thân họ. TTS là độc<br />
hại, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cụ thể như<br />
thế nào thì người dân còn chưa nắm chắc, dẫn<br />
đến một thực tế hiện nay là đa số họ vẫn chỉ<br />
quan tâm đến tác dụng của TTS đối với cây<br />
trồng mà coi nhẹ ảnh hưởng của thuốc đến<br />
sức khỏe và môi trường.<br />
Cách sử dụng thuốc trừ sâu.<br />
Một quy tắc căn bản đó là “Quy tắc 4 đúng”:<br />
Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và<br />
đúng loại. Đây là một trong những nội dung<br />
mà các buổi tập huấn tại địa phương đã đề cập,<br />
tuy nhiên hiệu quả tiếp thu chưa cao, người dân<br />
chưa nắm được quy tắc 4 đúng là gì.<br />
“ Khi tập huấn thì cũng thấy người ta nhắc<br />
đến đấy nhưng bác không nhớ nó là gì...”<br />
(PVS người dân, 43 tuổi)<br />
Về cách pha chế thuốc: Qua quá trình phỏng<br />
vấn sâu, chỉ một số lao động nữ trả lời có<br />
phun riêng từng loại thuốc, còn lại đa số thì<br />
<br />
96(08): 205 - 209<br />
<br />
đều có sự trộn lẫn các loại thuốc với nhau<br />
khi phun.<br />
“Đi tập huấn họ không cho trộn với nhau<br />
đâu, nhưng dân mình ai chẳng làm thế, vì diệt<br />
được nhiều sâu hơn”<br />
(PVS 3, Nữ, 65 tuổi)<br />
Về liều lượng pha chế TTS cũng thường đặc<br />
hơn so với quy định, vì người dân cho rằng<br />
như vậy diệt sâu hiệu quả hơn.<br />
Về thời điểm phun thuốc: Có tới 96% người<br />
dân sẽ phun thuốc ngay sau khi phát hiện cây<br />
trồng có sâu bệnh, phun theo chỉ dẫn đã được<br />
tập huấn chỉ có 9,3%, hay phun theo từng giai<br />
đoạn phát triển của cây 12%...Điều này có thể<br />
dẫn đến thực trạng lạm dụng TTS khi phát<br />
hiện sâu bệnh.<br />
Nhận thức về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu<br />
đến sức khỏe.<br />
100% lao động nữ được hỏi cho rằng tiếp xúc<br />
với TTS sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể,<br />
nguy cơ về ung thư: 82%, gây ra các bệnh về<br />
xương khớp: 64,7%, các bệnh về đường hô<br />
hấp: 58,7%, các bệnh về da: 50% và các bệnh<br />
về tim mạch 40,7%. Ngoài ra những ảnh<br />
hưởng khác như gây ra các bệnh về hệ thần<br />
kinh, hệ tiêu hóa và hệ sinh dục chỉ chiếm<br />
một tỷ lệ rất nhỏ số người trả lời. Đặc biệt bản<br />
thân người dân khi sử dụng TTS cũng cho<br />
rằng nó có khả năng gây vô sinh cho phụ nữ,<br />
nhưng họ vẫn chủ quan, và chỉ quan tâm đến<br />
hiệu quả với cây trồng.<br />
Bên cạnh đó, khi hỏi về triệu chứng sức khỏe<br />
hiện tại của lao động nữ khi tiếp xúc với TTS:<br />
Chóng mặt (100% số người trả lời), đau đầu<br />
(100%), mệt mỏi khó chịu (100%). Ngoài ra<br />
có một số triệu chứng khác như khó thở<br />
(53,3%), buồn nôn (38%), vã mồ hôi (26%),<br />
ngứa da (24,7%)… Kết quả này cho thấy sức<br />
khỏe của những lao động nữ nông thôn hiện<br />
đang bị đe dọa nghiêm trọng.<br />
Nhận thức về ảnh hưởng của việc sử dụng<br />
thuốc trừ sâu tới môi trường.<br />
Đa số lao động nữ (78,7% số người được hỏi)<br />
đều cho rằng TTS có ảnh hưởng đến môi<br />
trường, cụ thể là làm ô nhiễm môi trường đất,<br />
nước, không khí và làm chết các loài sinh vật.<br />
“Dân mình ý thức kém lắm, làm xong là vứt<br />
207<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
luôn, mang ra sông suối vứt hoặc vứt đầy trên<br />
đồng đây này. Họ mang ra sông vì họ nghĩ<br />
nước chảy đi là xong, không biết là ảnh<br />
hưởng lắm, rất là hại cho môi trường, nhưng<br />
cứ sạch cho nhà mình là được rồi. Hại lắm.<br />
Đấy, bây giờ trên đồng làm gì còn con cá,<br />
con cua nào đâu…”<br />
(PVS người dân, 35 tuổi)<br />
Tóm lại, lao động nữ coi việc sử dụng TTS là<br />
một thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, do<br />
đó họ chấp nhận những hậu quả mà TTS gây<br />
ra đối với môi trường và cả sức khỏe của bản<br />
thân mình.<br />
Người đảm nhiệm chính việc phun thuốc.<br />
Tại xã Thịnh Đức, người vợ vẫn đóng vai trò<br />
là người đảm nhiệm chính công việc phun<br />
thuốc: 60% lao động nữ được hỏi là người<br />
đảm nhiệm chính công việc phun TTS cho<br />
cây trồng của gia đình. Trường hợp cả hai vợ<br />
chồng đảm nhiệm công việc phun thuốc<br />
chiếm 40%. Như vậy dù là người đảm nhiệm<br />
chính hay không thì người phụ nữ cũng đều<br />
có tham gia vào việc phun TTS cho cây trồng.<br />
Thực tế là do những người đàn ông trong gia<br />
đình đi làm xa hoặc làm thuê cho các nhà<br />
máy, xí nghiệp, nên công việc đồng áng<br />
người phụ nữ thường chịu trách nhiệm chính.<br />
Trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc.<br />
Mặc dù những trang thiết bị bảo hộ sẽ đảm<br />
bảo an toàn khi tiếp xúc với TTS, tuy nhiên<br />
không phải tất cả những trang bị đó người dân<br />
đều sử dụng. Ủng/ giầy, quần dài và khẩu<br />
trang là những loại trang bị mà người lao<br />
động khi phun TTS sử dụng nhiều (quần dài<br />
(100%), ủng/ giầy (97,3%), khẩu trang (94%),<br />
tiếp đến là áo dài tay (91,3% có sử dụng),<br />
ngoài ra thì găng tay cũng được trang bị<br />
(82,7%). Đặc biệt, chỉ có 2,7% lao động nữ sử<br />
dụng kính mắt trong quá trình phun thuốc.<br />
Một dụng cụ khác mà người dân sử dụng là<br />
áo mưa. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số<br />
người thì áo mưa gây cho họ rất nhiều bất tiện<br />
và khó chịu.<br />
Qua quá trình phỏng vấn và quan sát thực tế<br />
cho thấy vào những ngày trời nắng, lao động<br />
nữ thường trang bị bảo hộ tốt hơn như áo dài,<br />
quần dài, khẩu trang, còn trong những lúc<br />
208<br />
<br />
96(08): 205 - 209<br />
<br />
thời tiết mát hoặc trời râm thì thường họ sử<br />
dụng rất ít dụng cụ bảo hộ, thậm chí thiếu rất<br />
nhiều dụng cụ bảo hộ an toàn như găng tay,<br />
khẩu trang, nón. Đây là một thực tế rất đáng<br />
báo động về đảm bảo an toàn sức khỏe cho<br />
người lao động.<br />
Các yếu tố tác động đến thái độ và hành vi<br />
sử dụng thuốc trừ sâu của lao động nữ<br />
trong sản xuất nông nghiệp.<br />
Yếu tố chủ quan: Do giữ vai trò người đảm<br />
nhiệm chính công việc nội trợ, đồng áng trong<br />
gia đình, hiểu biết về thông tin liên quan đến<br />
TTS còn hạn chế, và tâm lý coi việc sử dụng<br />
TTS trong sản xuất là tất yếu.<br />
Yếu tố kinh tế: Nguyên nhân chính mà người<br />
lao động sử dụng TTS trong hoạt động sản<br />
xuất là nhằm bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh<br />
và nâng cao năng suất.<br />
Tác động của các phương tiện truyền thông<br />
đại chúng: Chỉ có 4% lựa chọn loại TTS<br />
thông qua quảng cáo trên ti vi, đài, báo và các<br />
kênh thông tin này không cho biết được mức<br />
độ độc hại của từng loại TTS. Ngoài ra công<br />
tác tập huấn và truyền thông về sử dụng TTS<br />
chưa hiệu quả.<br />
Thuốc trừ sâu là một sản phẩm giúp diệt trừ<br />
sâu bệnh gây hại cho cây trồng, tuy nhiên nó<br />
đang ngày càng bị sử dụng một cách tràn lan<br />
và gây ra những hậu quả cho môi trường và<br />
bản thân những người sử dụng. Trong nghiên<br />
cứu này tôi tập trung vào nhóm đối tượng là<br />
lao động nữ, bởi phụ nữ vốn được coi là một<br />
nhóm yếu thế trong xã hội, cần được quan<br />
tâm. Những lao động nữ tại địa phương là<br />
người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với<br />
TTS, họ đã nhận thức được TTS là độc hại,<br />
tuy nhiên kiến thức chưa đầy đủ, cùng với<br />
tâm lý muốn diệt trừ sâu bệnh để nâng cao<br />
năng suất cây trồng, nên thái độ của họ vẫn<br />
còn rất thờ ơ với những tác hại tiêu cực mà<br />
TTS gây ra. Với những kết quả nghiên cứu<br />
thu được, trong thời gian tới, cần có sự tham<br />
gia nhiều hơn của các cơ quan chức năng<br />
trong việc quản lý lượng TTS trên thị trường<br />
và tìm ra những biện pháp hữu hiệu để sử<br />
dụng TTS hiệu quả và đảm bảo an toàn cho<br />
con người và môi trường tự nhiên.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Trâm<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. PGS. TS Hoàng Bá Thịnh (chủ biên), (2009),<br />
Hạn chế lạm dụng thuốc trừ sâu vì sức khỏe phụ<br />
nữ và một nền nông nghiệp sạch, Nxb Chính trị<br />
quốc gia, Hà Nội.<br />
[2]. Phạm Bích Ngân- Đinh Xuân Thắng (2006),<br />
“Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe của<br />
<br />
96(08): 205 - 209<br />
<br />
người phun thuốc”, Tạp chí Phát triển KH&CN,<br />
số 2.<br />
[3]. GS. Bùi Huy Giáp - GS. Nguyễn Điền (1999),<br />
Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[4].http://www.ejfoundation.org.vn<br />
<br />
SUMMARY<br />
AWARENESS AND ATTITUDE OF RURAL FEMALE WORKERS<br />
ON THE IMPACT OF PESTICIDES TO ENVIRONMENT<br />
AND THEIR HEALTH<br />
(Study in Thinh Duc commune – Thai Nguyen province)<br />
Nguyen Thi Hong Tram*<br />
College of Sciences – TNU<br />
<br />
Through specific survey results, the article shows the abuse in pesticide in the current agricultural<br />
production, people's awareness of the impact of pesticides, as well as their attitudes in use of<br />
pesticides. Thereby, the results do not only tell us the level of awareness of people about the<br />
information related to pesticides, but also shows the relationship between perception and behavior<br />
of use the pesticide, as well as ability to protect the environment and health of workers, especially<br />
the female workers in rural areas today,.<br />
Key words: Awareness, attitudes, pesticides, female workers, health, environment.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0972 766467<br />
<br />
209<br />
<br />