Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
lượt xem 2
download
Trên thực tế kinh tế tư nhân chưa phát triển hết tiềm năng của nó, một trong những nguyên nhân đó là chưa nhận thức và vận dụng đúng quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân; quá trình triển khai hành động trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, chúng ta cần làm rõ vai trò của kinh tế tư nhân, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
- 336 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG TS. Nguyễn Thị Xuân Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Ở Việt Nam kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đây là một bước chuyển trong nhận thức của Đảng thông qua các kỳ Đại hội, cũng được Thành ủy Hải Phòng quán triệt trong nhận thức và triển khai trong hoạt động thực tiễn. Nhưng từ Nghị quyết đến thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa. Để làm cho kinh tế tư nhân ở Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững với những ưu thế của nó thì cần nhận thức đúng đắn về vai trò của kinh tế tư nhân, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, quan điểm của Thành ủy Hải Phòng về kinh tế tư nhân, vai trò của kinh tế tư nhân Hải Phòng. AWARENESS ON THE ROLE OF INDIVIDUAL ECONOMY IN HAI PHONG Abstract: In Viet Nam, Individual Economy is the important driver of nation’s. It is a move in Comunist Party’s awareness through Congresses as well as Hai Phong Committee grashed and implemented in practical activities. But from the Resolution to reality, there is still quite a distance. In order to make the Individual Economy in Hai Phong develop fast and sustainanly with its advantages, it is necessary to be aware of the role of the Individual Economy, improve the machanisms and policies to create favourable environment for the development of the Individual Economy. Keywords: Individual Economy, view of Hai Phong Party Committee on Individual Economy, the role of Individual Economy Hai Phong 1. MỞ ĐÆU Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, trong đó có kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này đều bình đẳng trước pháp luật, được tạo điều kiện để phát triển. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mạnh dạn đi đầu ở nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới, phát triển năng động nền kinh tế. Trên thực tế kinh tế tư nhân chưa phát triển hết tiềm năng của nó, một trong những nguyên nhân đó là chưa nhận thức và vận dụng đúng quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân; quá trình triển khai hành động trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Để
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 337 thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa, chúng ta cần làm rõ vai trò của kinh tế tư nhân, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò và đặc điểm của kinh tế tư nhân Xét về cơ sở lý luận, thành phần kinh tế được hình thành trên hình thức sở hữu tương ứng. Cơ sở của kinh tế tư nhân xuất phát từ hình thức sở hữu tư nhân. Kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với lao động của bản thân người chủ sản xuất và lao động làm thuê hoặc hoàn toàn thuê lao động, có các quy mô khác nhau về vốn, lao động, công nghệ. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước (không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), bao gồm kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hiện nay, kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế tư nhân xuất hiện từ khi chế độ công hữu cộng sản nguyên thủy tan rã và chế độ tư hữu hình thành. Sở hữu của kinh tế tư nhân là sở hữu tư nhân. Nếu kinh doanh có lãi thì người kinh doanh được hưởng lợi; ngược lại nếu kinh doanh thua lỗ thì người kinh doanh bị thiệt. Mục đích của người làm kinh tế tư nhân trước hết là vì lợi nhuận, họ rất quan tâm và tích cực phấn đấu để có lợi nhuận cao nhất. Chính vì thế nên kinh tế tư nhân thường có hiệu quả cao. Trên thực tế có một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trái phép, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo và các hành vi vi phạm khác. Về bản chất thì kinh tế tư nhân là tích cực, nó góp phần tạo ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng việc hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều bất cập. Hạn chế về nhận thức và chậm trễ trong triển khai hành động vẫn đang là nguyên nhân cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Để làm cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với tất cả tiềm năng của nó thì cần tiếp tục thay đổi nhận thức và thái độ ứng xử với kinh tế tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phải có „khát vọng làm giàu chính đáng, làm giàu bằng trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của mình‟‟. Kinh tế tư nhân góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Kinh tế tư nhân phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sở hữu kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và quan hệ phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp và không đồng bộ ở nước ta. Đã khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của toàn xã hội, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân phát triển đã góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội, sử dụng tối ưu các nguồn lực khác. Môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn trong dân cư trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
- 338 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2.2. Quan điểm của Thành ủy Hải Phòng về kinh tế tư nhân Quan điểm của Đảng ta về kinh tế tư nhân là quá trình phát triển liên tục, vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh qua các kỳ Đại hội Đảng. Trong Văn kiện Đại hội X của Đảng (2006) có nhận định: „Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [1, tr.337]. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011) cho rằng: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế, khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch” [2, tr.101]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (2016) cũng chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” [3, tr.108]. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” cũng cho thấy: Trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong điều kiện hiện nay được nhận thức rõ và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Hải Phòng là thành phố Cảng, đầu mối giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế trong và ngoài nước; hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, có bước phát triển đột phá theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hải Phòng được xác định là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực và trọng điểm phía Bắc, một trong những địa phương đi đầu của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế Hải Phòng tiếp tục có bước tăng trưởng khá và ổn định. Hải Phòng có tiềm năng và cơ hội mới thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh trong nước, quốc tế đầu tư vào các dự án lớn. UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 44-Ctr/TU ngày 21/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó có các kế hoạch được đặt ra đối với kinh tế tư nhân như: Triển khai, tập huấn có hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 339 số 04/2017/QH14; Hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đẩy mạnh xúc tiến thương mại thị trường; Thực hiện khen thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố; Thẩm định các đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân; Phấn đấu để khu vực kinh tế tư nhân sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng… UBND thành phố cũng ban hành Chỉ thị Số: 15/CT-UBND (21/6/2018) về Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó nhấn mạnh: Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. UBND thành phố đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất chỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65% [7, tr.2]. UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Từ năm 2009 Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 28-NQ/TU “Về xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập”, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Thành phố cũng đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Thành phố không ngừng nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã có chỉ thị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra, chủ tịch UBND các quận, huyện không tiến hành thanh tra, kiểm tra quá một lần/năm đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra
- 340 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP đột xuất. Đồng thời tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế. Với những quan điểm và sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, kinh tế tư nhân Hải Phòng có những bước phát triển rất tích cực. 2.3. Vai trò của kinh tế tư nhân ở Hải Phòng - ưu điểm và hạn chế Ở vị trí địa lý thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường phát triển hiệu quả kinh tế tư nhân và để lại những dấu ấn quan trọng. Dưới thời thuộc Pháp, Hải Phòng đã có hệ thống cảng lớn nhất miền Bắc, là trung tâm tài chính, công nghiệp của Đông Dương, kinh tế cũng có những bước phát triển đáng nể. Công ty Giang Hải Luân, nổi danh cả nước về công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; Hãng sơn Sơn Hà đủ sức cạnh tranh với các hãng sơn lớn thế giới; Thương hiệu Vạn Vân, tiền thân của các sản phẩm nước mắm Cát Hải, thành công vang dội nhờ phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống… Trong mô hình kinh tế tập trung bao cấp, kinh tế tư nhân không thực sự được chú trọng, chỉ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Nhưng Hải Phòng được coi là địa phương đi đầu cả nước về “khoán mới” trong nông nghiệp, tạo bứt phá về phát triển nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Với cách đặt vấn đề mới, trong Nghị quyết 10 (Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương khóa XII) nhận định: “Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện… bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành…”. Nghĩa là, kinh tế tư nhân không chỉ còn bó hẹp trong “hộ gia đình” nữa, mà đã phát triển trên phạm vi rộng. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể có mối quan hệ hữu cơ rất đặc biệt. Thực tế ở Hải Phòng, kinh tế tư nhân là tiền đề để hình thành kinh tế tập thể. Điều đó có thể thấy rõ trong 273 thành viên của Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp Hải Phòng, hầu hết xuất phát điểm của các thành viên đều từ mô hình kinh tế tư nhân được liên minh lại [6]. Trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 10 tại Hải Phòng, có đánh giá cụ thể về thành công và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế tư nhân, nhằm đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển. Nói về thành công, từ năm 2015 đến nay, có thể khẳng định Hải Phòng đã đạt được những đột phá về phát triển kinh tế tư nhân. Đó cũng là những năm liên tiếp thành phố chọn chủ đề hành động “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách - Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”. Có thể thấy thành quả đạt được của kinh tế tư nhân Hải Phòng rất to lớn. Việc rà soát các nguồn thu đã giúp thành phố đạt tăng thu nội địa bình quân 5 nghìn tỷ đồng/năm, từ mức thu chỉ đạt khoảng 8 nghìn tỷ đồng/năm, năm 2017 Hải Phòng đạt tổng thu nội địa hơn 22 nghìn tỷ đồng [8]. Điều này có hiệu quả thiết thực trong việc ngăn chặn vi phạm, nâng cao nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp, mà số lượng vốn tư nhân đang chiếm tỷ lệ áp đảo. Việc lập lại kỷ cương về
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 341 thuế, cùng với những động thái kiên quyết trong thu hồi các dự án giao đất kém hiệu quả, là tiền đề thực hiện “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”. Ở góc độ khác rất đáng quan tâm, đó là hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong thành phần kinh tế tư nhân. Những năm qua, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 28 đã được chú trọng, thành phố đã thành lập mới gần 200 tổ chức cơ sở Đảng, cùng nhiều tổ chức Công đoàn, Đoàn thành niên, Hội Cựu chiến binh tại các doanh nghiệp ngoài công lập. Tuy nhiên, so với con số hơn 20 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố, con số này vẫn khá khiêm tốn [6]. Kinh tế tư nhân phát triển cần phải được định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước. Vì vậy việc tăng cường hoạt động của các tổ chức chính trị trong doanh nghiệp không chỉ đảm bảo quyền và các lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp, người lao động mà còn khẳng định vai trò định hướng chính trị của Thành ủy Hải Phòng. Hải Phòng là địa phương tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhiều thành phần và có được những thành tựu to lớn. Ngành dịch vụ cảng biển là một trong những thế mạnh, hiện nay có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn. Ngành dịch vụ du lịch và xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… tính đến thời điểm năm 2017 [8]. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp với sức bật đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở các khu công nghiệp lớn như: Tràng Duệ (LG), VISIP Đình Vũ …Các doanh nghiệp nộp ngân sách thành phố Hải Phòng lên tới 16 nghìn tỷ đồng (trên 22 nghìn tỷ đồng năm 2017), chiếm 73% tổng thu ngân sách của thành phố [8]. Hải Phòng đã và đang triển khai những mục tiêu rất sát với chủ trương Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng, với sự sáng tạo và giải pháp mạnh mẽ. Nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không kể đến cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư. Tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn. Đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, Vinhomes Imperia ở quận Hồng Bàng, Vinhomes Marina (Cầu Rào 2), bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân, tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmar ở huyện Cát Hải, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải;… Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng có rất ít thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thương trường; tính tự phát, manh mún của kinh tế tư nhân còn hiện hữu và thiếu mục tiêu phát triển bền vững; công tác cải cách thủ tục hành chính dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đề ra; hoạt động của các tổ chức hiệp hội chưa phát huy hiệu quả về nghề nghiệp; cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp thông qua các trung tâm chuyên trách còn yếu… Mặc dù có những bước tiến ngoạn
- 342 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP mục, nhưng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao, tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật theo kiểu “làm liều” cũng không thể hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Trách nhiệm quản lý hướng dẫn của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng còn hạn chế. Trong tuân thủ chính sách pháp luật, một phần vì năng lực tài chính giai đoạn khởi nghiệp yếu, trình độ quản lý hạn chế, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, trong khi mục tiêu và tham vọng lại lớn nên một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân vô tình vi phạm, nhất là các điều kiện về an toàn lao động, về môi trường, về chế độ lao động và việc làm… Không ít doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập đã hình thành ý thức vi phạm, phổ biến trên lĩnh vực mua bán hóa đơn, chứng từ giả; sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; lập dự án một đằng hoạt động một nẻo để chiếm dụng đất đai… mà thời gian qua đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc lớn. Có số lượng lớn các doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động, không phát sinh thuế. Chưa kể một vài doanh nghiệp tư nhân khi đã phát triển thành quy mô lớn, cũng không ngần ngại vi phạm để trục lợi, đã phải ngừng hoạt động. Sự vi phạm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các lĩnh vực môi trường, trật tự xây dựng, thuế, bảo hiểm xã hội... còn diễn ra khá phổ biến. Thời gian qua thành phố Hải Phòng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xác định vi phạm và xử lý đối với nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện dự án, sử dụng đất không đúng mục đích. Trong đó, đã ban hành quyết định thu hồi đất đối với 12 dự án với diện tích 243,6ha; xem xét thu hồi 19 dự án diện tích 105,98 ha; đang tổng hợp hồ sơ xử lý vi phạm đối với 27 dự án diện tích 118,32 ha... Chính vì vậy, trong số các thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng, tỷ lệ được giải quyết về mặt bằng sản xuất chỉ đạt khoảng 25% [8]. Qua đó có thể thấy, chính sách để tiếp cận nguồn vốn, việc bố trí mặt bằng sản xuất chưa hợp lý, chưa có chính sách riêng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, bên cạnh những hạn chế thì chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được nâng cao, doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Một hệ thống chính sách, giải pháp đã được vạch ra tương đối bài bản, sớm trở thành hiện thực, thu hẹp khoảng cách giữa mong muốn và thực tế. 3. KẾT LUẬN Thực tiễn kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò động lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thành phố, thể hiện trước hết ở tỷ lệ đóng góp ngày càng cao vào nguồn thu ngân sách, ở hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm... Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế tư nhân vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Để kinh tế tư nhân tiếp tục góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thì cần có sự đổi mới hơn nữa về đường lối, chủ trương của Thành ủy và cơ chế, chính sách của
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 343 UBND, HĐND thành phố cũng như sự nỗ lực vươn lên của các chủ thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân cần có chiến lược, chiến thuật hợp lý, kiểm soát tốt rủi ro kinh doanh, đóng góp nhiều hơn cho chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thu ngân sách, đổi mới sáng tạo. Trong tương lai, kinh tế tư nhân sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Hoàng Minh, Phát triển kinh tế tư nhân – nhìn từ thực tiễn Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, ngày 24/10/2017. 6. Hoàng Minh, Phát triển kinh tế tư nhân – nhìn từ thực tiễn Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, ngày 26/10/2017. 7. UBND thành phố Hải Phòng (2017), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 44- Ctr/TU ngày 21/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 8. Vũ Đức Tâm, Minh Lê, Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 10/7/2018. 9. Đức Vũ, Hải Phòng: Kinh tế tư nhân là động lực của Thành phố, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 7/12/2017.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thào luận Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
20 p | 350 | 60
-
Bài giảng Giám sát của Hội đồng nhân dân và vai trò của các vị đại biểu - TS. Nguyễn Sĩ Dũng
21 p | 208 | 48
-
Sự hình thành tư tưởng hợp đồng hành chính và vai trò của hợp đồng hành chính trong quản lý nhà nước
10 p | 205 | 23
-
Bài giảng Các công đoạn làm luật và vai trò của ĐBQH
46 p | 89 | 16
-
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
8 p | 136 | 13
-
Nhận thức về vai trò Nhà nước và nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam
6 p | 103 | 12
-
Nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội
11 p | 97 | 10
-
Về vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình (Trường hợp ở huyện Ba Vì, Hà Nội)
8 p | 103 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Thị trường, cung, cầu & vai trò của chính phủ
26 p | 98 | 8
-
Vai trò của hiến pháp và việc tổng kết thực thi hiến pháp của nước ta
6 p | 186 | 7
-
Nhận thức về vai trò sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
9 p | 93 | 6
-
Quyền sử dụng đất nông nghiệp và vai trò của nó trong phát triển nông nghiệp ở nước ta
4 p | 99 | 5
-
Quá trình hình thành nhân cách và vai trò của pháp luật: Phần 2
140 p | 95 | 5
-
Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
5 p | 85 | 4
-
Vai trò của các tổ chức, đoàn thể, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
6 p | 71 | 4
-
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
4 p | 63 | 4
-
Vai trò của hương ước trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các làng nghề
7 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn