JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 125-133<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0018<br />
<br />
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ LIÊN BANG NGA – VIỆT NAM<br />
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI (2000 – 2016)<br />
Vũ Thị Hồng Chuyên<br />
<br />
Khoa Du lịch, Trường Đại học Hải Phòng<br />
Tóm tắt. Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, quan hệ Liên Xô - Việt Nam trước đây,<br />
hiện nay là quan hệ Liên bang (LB) Nga - Việt Nam là một trong những mối quan hệ hữu<br />
nghị hợp tác có lịch sử lâu đời và có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả hai bên. Trải qua<br />
hơn 65 năm phát triển kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950<br />
đến nay, với những biến động thăng trầm của tình hình thế giới, khu vực, cùng những điều<br />
chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi nước, quan hệ LB Nga – Việt Nam được nâng lên tầm<br />
cao mới: quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Thực tế cho thấy, sự phát triển của quan hệ<br />
LB Nga – Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến những thay<br />
đổi của môi trường địa chính trị thế giới và khu vực đầu thế kỉ XXI, lợi ích và tính toán<br />
chính sách của hai bên trong bối cảnh mới và cả những tác động của nhân tố lịch sử.<br />
Từ khóa: Quan hệ Liên bang Nga – Việt Nam, chính sách đối ngoại Liên bang Nga, chính<br />
sách đối ngoại Việt Nam, nhân tố quốc tế, nhân tố khu vực.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Quan hệ LB Nga – Việt Nam đã trải qua chặng đường phát triển 65 năm và là mối quan<br />
hệ có nền tảng vững chắc trên cơ sở tình hữu nghị truyền thống từ nhiều năm trong lịch sử. Để<br />
có thể hiểu rõ những chuyển biến trong quan hệ LB Nga - Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI,<br />
một trong những vấn đề quan trọng là đặt mối quan hệ này trong bối cảnh chung của tình hình thế<br />
giới, khu vực cũng như sự tương đồng lợi ích chiến lược từ hai phía. Một số công trình của các nhà<br />
nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Công trình Quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh<br />
quốc tế mới [9] của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh đã trình bày khái quát những thay đổi của<br />
điều kiện quốc tế, cũng như của Nga và Việt Nam, trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích hiện trạng<br />
và tiềm năng hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế. Trong công trình Hợp tác chiến lược Việt<br />
– Nga, những quan điểm, thực trạng và triển vọng [7], tác giả Vũ Đình Hòe - Nguyễn Đình Giáp<br />
đã tập trung phân tích các quan điểm, quan niệm đối tác chiến lược, nội dung, yêu cầu của nó và<br />
thực trạng của quan hệ Việt – Nga, cũng như có chỉ ra một số nhân tố chủ yếu tác động đến hợp<br />
tác chiến lược hai nước.<br />
Các công trình viết về quan hệ Nga – ASEAN cũng đã dành một số trang nhất định để viết<br />
về vị trí của Việt Nam trong quan hệ Nga – ASEAN và khái quát về bối cảnh quốc tế, khu vực<br />
Ngày nhận bài: 13/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017<br />
Liên hệ: Vũ Thị Hồng Chuyên, e-mail: vuhongchuyenhp@gmail.com<br />
<br />
125<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Chuyên<br />
<br />
những năm đầu thế kỉ XXI [11, 12]. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên<br />
cứu lịch sử, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế và kỉ yếu hội<br />
thảo khoa học...Tác giả Đinh Công Tuấn đã đi vào khai thác nhân tố quốc tế, khu vực và yếu tố<br />
tính chất quốc gia tác động đến quan hệ Nga – Việt vào những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI<br />
[15]. Tác giả Mai Hoài Anh cũng đã khái quát về tình hình thế giới và khu vực tác động đến hợp<br />
tác phát triển giữa Việt Nam – ASEAN với LB Nga những năm đầu thế kỉ XXI [1].<br />
Về phía các học giả Nga, có một số bài viết đề cập đến quan hệ LB Nga – Việt Nam những<br />
năm đầu thế kỉ XXI, tiêu biểu là bài viết Liên Bang Nga-Việt Nam: Tiến tới đối tác chiến lược toàn<br />
diện [16]. Trong bài viết này, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về những tiền đề cần thiết để<br />
phát triển năng động và bền vững quan hệ đối tác chiến lược toàn diện LB Nga – Việt Nam. Trong<br />
cuốn sách Việt Nam Today (xuất bản bằng tiếng Nga năm 2015), Giáo sư Vladimir M. Mazyrin,<br />
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông Nga<br />
đã có những đánh giá tích cực về vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên<br />
trường quốc tế và triển vọng phát triển quan hệ song phương.<br />
Nhìn chung các công trình, bài viết nêu trên có đề cập đến một số nhân tố tác động đến<br />
quan hệ Nga – Việt đầu thế kỉ XXI dưới góc độ khái quát hoặc nếu có đi sâu thì chỉ tập trung khai<br />
thác ở một số nhân tố chủ yếu. Cho đến nay, chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu chuyên<br />
sâu, có hệ thống và toàn diện về những nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Việt giai đoạn (2000<br />
– 2016). Đây chính là nội dung bài viết muốn quan tâm giải quyết.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nhân tố quốc tế: Những chuyển biến của tình hình thế giới đầu thế kỉ XXI<br />
<br />
Bước sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới có những chuyển biến sâu sắc, trước hết đó là quá<br />
trình toàn cầu hóa - quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế bao trùm, lôi cuốn các nước<br />
trên thế giới tham gia. Các nước vừa tăng cường hợp tác vừa gia tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy<br />
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới, dù ở bất cứ cấp độ phát triển nào<br />
đều nỗ lực hợp tác, liên kết và hội nhập. Bị kiềm chế bởi các vấn đề: vũ khí hạt nhân, sinh học,<br />
hóa học nên giữa các nước lớn khó có thể xảy ra cuộc chiến tranh toàn diện thay vào đó là công<br />
nhận duy trì nền hòa bình. Các nước đang phát triển tranh thủ môi trường hòa bình để tập trung<br />
phát triển nội lực, khai thác lợi thế bên ngoài bằng việc gia tăng hợp tác và liên kết với nước khác<br />
nhằm tạo nên đối trọng với các cường quốc hoặc những nước lớn hơn. Do đó, xu thế hòa bình, hợp<br />
tác cùng phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, là xu thế đáp ứng nguyện vọng<br />
của tất cả quốc gia trên thế giới bao gồm cả nước lớn - nhỏ, phát triển - đang phát triển, trong đó<br />
có LB Nga và Việt Nam.<br />
Chiến tranh Lạnh kết thúc, chấm dứt thời kì chạy đua vũ trang giữa hai phe đối lập, trật<br />
tự thế giới chuyển từ trật tự hai cực sang trạng thái “nhất siêu nhiều cường”. Các nước trên thế<br />
giới tranh giành những “khoảng trống quyền lực” về kinh tế, chiếm lĩnh thị trường. Quá trình hình<br />
thành đến trật tự đa cực đòi hỏi các quốc gia phải hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp – đa<br />
phương hóa, đa dạng hóa; tham gia vào các tổ chức quốc tế, coi trọng hợp tác với các trung tâm,<br />
khu vực và quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Trước những thay đổi của tình hình thế giới, các<br />
nước đều đề ra chiến lược ưu tiên phát triển kinh tế, bởi kinh tế là thước đo, là nhân tố quyết định<br />
đến vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế. Cuối thập niên 90 của thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, xu<br />
hướng liên kết khu vực phát triển mạnh mẽ. Trong xu hướng chung ấy, Việt Nam và Nga đều đã<br />
là thành viên có vai trò nhất định trong tổ chức APEC, EEU. Ngoài ra, Việt Nam và Nga cũng đã<br />
chính thức là thành viên của các tổ chức IMF, WB, WTO.<br />
126<br />
<br />
Nhân tố tác động đến quan hệ liên bang Nga – Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 – 2016)<br />
<br />
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển ở trình độ cao với đặc trưng là tin<br />
học hóa đã tác động đến sự phát triển của nhân loại trên nhiều khía cạnh. Cách mạng khoa học<br />
công nghệ tạo ra cơ sở hạ tầng mới cho nền kinh tế toàn cầu, làm thu hẹp khoảng cách giữa các<br />
quốc gia trên thế giới, góp phần phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và chính trị toàn cầu. Những<br />
tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra cơ hội và thách thức cho tất cả các quốc gia, đặc biệt với các<br />
nước đang phát triển. Nhận thức tầm quan trọng của khoa học công nghệ, Việt Nam tăng cường<br />
hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến trong đó có LB Nga. Việc Việt Nam và<br />
LB Nga nâng tầm quan hệ hợp tác giáo dục và khoa học lên mức hợp tác chiến lược được đánh<br />
giá có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam xác định đến năm 2020 phấn đấu<br />
trở thành nước công nghiệp hiện đại, nếu thiếu giáo dục, khoa học thì mục đích trên không thể đạt<br />
được.<br />
Về phía LB Nga, với mục tiêu quay lại vị trí cường quốc về khoa học công nghệ vào năm<br />
2020, nhà nước Nga đã chú ý nhiều hơn đến tiềm lực khoa học, khuyến khích phát triển và đổi mới<br />
công nghệ. Nga là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ vũ trụ,<br />
khoa học công nghệ năng lượng, khoa học công nghệ biển... Khai thác thế mạnh này, Nga được<br />
lựa chọn là đối tác ưu tiên về hợp tác khoa học công nghệ của nhiều nước trong đó có Việt Nam.<br />
Sau Chiến tranh Lạnh, thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, giữa các cường quốc lớn<br />
hàng đầu thế giới đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng, ổn định lâu dài. Các<br />
nước lớn tìm kiếm biện pháp hòa bình, tránh xung đột, “tăng cường phát huy ưu thế để tìm kiếm<br />
một vị trí có lợi hơn trong bối cảnh thế giới đang vận động đến trạng thái đa cực” [10;14]. Đây là<br />
một bài toán đặt ra với nước Nga cần có lời giải đáp khi bước sang thế kỉ XXI.<br />
Cùng với xu thế hòa bình hợp tác phát triển cùng có lợi, đứng trước vấn đề toàn cầu như:<br />
chủ nghĩa khủng bố quốc tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đói nghèo, bệnh tật... các nước<br />
trên thế giới cần có sự hợp tác để “cứu vớt một lợi ích chung là bảo tồn sự sống chung, trong đó có<br />
sự sống chính mình” [6;61]. Do đó, để tồn tại và phát triển, không một quốc gia trên thế giới đứng<br />
ngoài các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, khu vực và quốc tế. Nó trở thành nhu cầu<br />
của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và LB Nga.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Nhân tố khu vực: Bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương và những tác động<br />
đến quan hệ song phương<br />
<br />
Bước sang thế kỉ XXI, với lợi thế về địa lí, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng<br />
phát triển to lớn, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực trọng tâm địa chính trị toàn cầu.<br />
Trong đó, Đông Nam Á trở thành “một không gian địa chiến lược và địa chính trị vào loại nhạy<br />
cảm ở châu Á – Thái Bình Dương” [1;50]. Đây cũng là khu vực có sự chi phối đậm nét lợi ích của<br />
các nước lớn: Mĩ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, quá trình vừa hợp tác<br />
vừa đấu tranh diễn ra gay gắt giữa các nước lớn nhằm xác lập vị trí ngôi thứ trong bàn cờ khu vực<br />
tại đây. Với việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, Nhật Bản đã và đang theo đuổi chính<br />
sách tự chủ và chủ động xây dựng môi trường an ninh quốc tế từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng<br />
trên các mặt. Đối với Trung Quốc, khi tiềm lực kinh tế và quốc phòng tăng mạnh, nước này tỏ ra<br />
cứng rắn phản đối lại những nước có hành động đi ngược lại lợi ích của họ trong khu vực, điển<br />
hình là việc phản đối Mĩ mượn cớ chống khủng bố thực hiện chủ nghĩa đơn phương bá quyền khu<br />
vực nhưng đồng thời cũng muốn thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực, độc chiếm Biển Đông.<br />
Với Mĩ, thực hiện chiến lược “xoay trục” hay còn gọi chính sách “châu Á – Thái Bình Dương”, Mĩ<br />
ngày càng can thiệp sâu hơn vào khu vực nhất là với tuyên bố “quay trở lại” của tổng thống Obama<br />
đã làm sống lại các mối quan hệ với Đông Nam Á. Điều này giúp Mĩ thoát khỏi khó khăn của hậu<br />
127<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Chuyên<br />
<br />
khủng hoảng tài chính kinh tế (2008), tìm kiếm nguồn lực để duy trì vị thế số một thế giới và cũng<br />
để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.<br />
Trước tình hình này, Nga không thể thờ ơ trong việc hợp tác với khu vực phát triển năng<br />
động nhất trên thế giới. Nga đã và đang cố gắng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với châu Á<br />
– Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Việc xác lập vị trí ảnh hưởng tại đây sẽ giúp Nga đạt những<br />
lợi ích về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Nga có nguồn thu từ việc bán vũ khí - thiết bị quân sự,<br />
dầu mỏ, khí đốt cho các nước trong khu vực. Theo tổng hợp của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc<br />
tế Stockholm (Thụy Điển), những năm gần đây, số nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới có<br />
xuất xứ từ Nga đều thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương . Đây cũng là nơi tiêu thụ nguồn<br />
năng lượng chủ yếu từ Nga, trong đó Trung Quốc đã vượt qua Mĩ “trở thành quốc gia tiêu thụ năng<br />
lượng số một vào mùa hè 2010, một vị trí do Hoa Kỳ độc chiếm trong hơn một thế kỉ” [14;45].<br />
Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ giúp Nga<br />
nhanh chóng hội nhập khu vực, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng Viễn Đông, Xibiri. Về<br />
chính trị, Nga không chỉ tạo thế cân bằng lực lượng với các nước: Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản mà<br />
còn cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế. Bằng sự chủ động tích cực hợp tác, vào thập niên<br />
90 của thế kỉ XX, Nga đã là thành viên của ARF, APEC; là thành viên đối thoại đầy đủ với các<br />
nước ASEAN. Bước sang thế kỉ XXI, Hội nghị thượng định Nga – ASEAN lần thứ nhất tổ chức<br />
tại Kuala – Lumper đánh dấu bước tiến lớn trong quan hệ Nga – ASEAN. Tại hội nghị, hai bên đã<br />
thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Toàn diện và Tiến bộ, và Chương trình Hành động<br />
Toàn diện thúc đẩy Hợp tác Nga - ASEAN giai đoạn 2005 – 2015, trong đó đề ra định hướng và<br />
biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai bên. Năm 2011, Nga chính thức tham gia Hội nghị cấp cao<br />
Đông Á (EAS). Từ đây, quan hệ giữa Nga và các nước thành viên ASEAN tiếp tục cải thiện, phát<br />
triển lên một bước mới.<br />
Những kết quả đạt được trên đây chứng tỏ sự nỗ lực chủ động của Nga, song cũng một phần<br />
còn nhờ sự đồng tình từ phía các nước ASEAN giúp Nga tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và<br />
đạt những lợi ích về kinh tế. Về phía mình, hợp tác với Nga không chỉ giúp ASEAN thực hiện mục<br />
đích cân bằng quan hệ với các nước lớn mà thông qua sự tham gia của Nga vào các diễn đàn khu<br />
vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm cũng sẽ làm tăng giá trị, tầm quan trọng của ASEAN. Các<br />
nước đang phát triển trong khối sẽ tranh thủ được lợi thế từ phía Nga về: tài nguyên phong phú,<br />
nhân lực trình độ cao, khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lí tốt...để đẩy nhanh sự phát<br />
triển và hội nhập kinh tế với các nước phát triển trong khu vực, trong đó có Việt Nam.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga (2000 -2016)<br />
<br />
Bước sang thế kỉ XXI, trước những thay đổi lớn của bối cảnh quốc tế, khu vực, buộc các<br />
nước đều phải điểu chỉnh chính sách đối ngoại để tìm kiếm lợi thế trong quá trình hình thành trật<br />
tự thế giới mới.<br />
Xuất phát từ việc triển khai chính sách đối ngoại “thân phương Tây” không mang lại hiệu<br />
quả như mong muốn, từ năm 1993, Nga chuyển hướng đối ngoại từ “định hướng Đại Tây Dương”<br />
sang“hướng về châu Á – Thái Bình Dương” trên cơ sở vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với phương Tây,<br />
hướng tới sự “cân bằng Đông – Tây”.Với sự điều chỉnh này, Nga đạt được một số thành công trên<br />
lĩnh vực kinh tế song vẫn chưa tạo ra sự thay đổi lớn, nhất là vị thế của Nga trên trường quốc tế. Để<br />
đạt mục đích khôi phục vị trí của một cường quốc trước đây, ngay sau khi nhậm chức Tổng thống<br />
Nga V.Putin đã công bố “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” – một bản văn kiện có ý nghĩa<br />
quan trọng nhất và là bước tiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Nga khi bước vào thế<br />
kỉ XXI. Chiến lược ghi rõ: “Một đường lối đối ngoại thành công của Nga phải được xây dựng trên<br />
128<br />
<br />
Nhân tố tác động đến quan hệ liên bang Nga – Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI (2000 – 2016)<br />
<br />
cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu đó” và “Ưu tiên<br />
tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích con người (cá nhân) xã hội và nhà nước<br />
Nga” [ 8; 294-295]. Qua đây có thể thấy rõ chính quyền V.Putin chủ trương xây dựng một đường<br />
lối đối ngoại mang tính thực dụng cao và đặt lợi ích quốc gia làm mục tiêu tối thượng. Trong chiến<br />
lược đối ngoại này, LB Nga thực hiện triển khai chính sách theo thứ tự ưu tiên được sắp xếp như<br />
sau: 1- các nước SNG; 2 – Mĩ và châu Âu; 3 – châu Á – Thái Bình Dương; 4 - các nước Trung<br />
Đông, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, Hàn Quốc, Triều Tiên. Đây chính là một sự điều chỉnh căn<br />
bản, từ chiến lược đối ngoại hướng Tây đã chuyển sang chiến lược đối ngoại cân bằng, độc lập, tự<br />
chủ và đa phương hóa các quan hệ. Chính sách đối ngoại đa phương của Nga tiếp tục được tổng<br />
thống V.Putin nhấn mạnh trong thông điệp Liên bang năm 2002 rằng: “Chúng ta thiết lập quan hệ<br />
bình thường với tất cả các nước trên thế giới, tôi nhấn mạnh rằng – với tất cả các nước” [13]. Cũng<br />
từ đây, trong Thông điệp liên bang hàng năm, chính sách đối ngoại đa phương, vì lợi ích quốc gia<br />
luôn được tổng thống Nga V.Putin hay D. Medvedev nhấn mạnh.<br />
Trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga, châu Á – Thái Bình Dương là một khu<br />
vực ưu tiên, trong đó Việt Nam trở thành đối tác quan tâm hàng đầu của Nga trong khu vực. Bởi<br />
lẽ, Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực<br />
Đông Nam Á và vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống với LB Nga. Trong tính toán chiến lược trở<br />
lại Đông Nam Á, LB Nga có nhiều lợi thế tại địa bàn Việt Nam.<br />
Một là, Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á – nơi có sự phát triển năng động<br />
từ nhiều thập niên. Nhờ công cuộc đổi mới và tích cực hội nhập, Việt Nam đã và đang đạt những<br />
thành tựu quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với mức tăng trưởng GDP từ 6-8% một năm, môi<br />
trường đầu tư kinh doanh ổn định, sức mua lớn. Do đó, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với<br />
Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Nga khai thác được thị trường đông dân với những lĩnh vực đầu tư Nga<br />
có lợi thế như: dầu khí, năng lượng, thiết bị quân sự quốc phòng, vũ trụ hàng không...Thông qua<br />
Việt Nam, Nga có thể thâm nhập vào thị trường ASEAN được xem là khá mới mẻ này một cách<br />
thuận lợi. Ngược lại, các nước ASEAN cũng coi Việt Nam là một kênh mà qua đó có thể thâm<br />
nhập vào thị trường rộng lớn của Nga và SNG.<br />
Hai là, Việt Nam có vị trí địa chiến lược trọng yếu của khu vực Đông Nam Á, từ Việt Nam<br />
có thể kiểm soát các đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực Biển Đông – nơi<br />
liên quan đến lợi ích về an ninh, kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược với Nga. Theo các chuyên<br />
gia Việt Nam, Nga coi ASEAN là “hạt nhân của quá trình liên kết khu vực châu Á – Thái Bình<br />
Dương và củng cố hợp tác với ASEAN – đó là một trong nhiệm vụ hàng đầu của Nga” [5;147].<br />
Trong đó, Việt Nam được xem là một “mắt xích” quan trọng, là chất “xúc tác” trong chính sách<br />
lan tỏa ảnh hưởng của Nga tại khu vực Đông Nam Á.<br />
Với việc nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò của Việt Nam, Nga đã thực hiện quyết tâm chính<br />
trị đưa quan hệ Nga- Việt Nam phát triển lên tầm cao mới vào những năm đầu thế kỉ XXI. Như<br />
lời khẳng định của Tổng thống V.Putin trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên (28/2 - 02/03/2001):<br />
“Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong<br />
những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở châu Á” [3;1-5].<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam (2000-2016)<br />
<br />
Tiếp tục phát huy thành quả đạt được của đường lối đối ngoại thời kì đổi mới: độc lập tự<br />
chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần<br />
thứ IX (2001) đề ra phương châm đối ngoại cơ bản “phát huy nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực<br />
nhằm tạo ra nguồn lực tổng hợp, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng<br />
129<br />
<br />