Nhân văn số và vai trò của thư viện trong hỗ trợ cộng đồng học thuật số
lượt xem 3
download
Bài viết làm rõ khái niệm và vai trò của nhân văn số trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như đối với các nhà nghiên cứu. Khái quát vai trò của thư viện trong việc thúc đẩy nhân văn số và cơ hội phát triển nhân văn số tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhân văn số và vai trò của thư viện trong hỗ trợ cộng đồng học thuật số
- NHÂN VĂN SỐ VÀ VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG HỌC THUẬT SỐ Đỗ Văn Hùng, Email: dvhung@gmail.com Trưởng khoa-Khoa Thông tin thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học quốc gia HN Ủy viên Ban chấp hành Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam &Trần Hồng Hạnh, Email:scorpiusviceli@gmail.com Trường ĐHKXH&NV Tóm tắt: Nhân văn số (digital humanities) là một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi, có đặc trưng sử dụng công nghệ thông tin để khai phá tri thức của nhân loại, tối đa hóa sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu. Bài viết làm rõ khái niệm và vai trò của nhân văn số trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như đối với các nhà nghiên cứu. Khái quát vai trò của thư viện trong việc thúc đẩy nhân văn số và cơ hội phát triển nhân văn số tại Việt Nam. Từ khóa: Nhân văn số, Học thuật số, Thư viện số, Khoa học xã hội và nhân văn, Học liệu số 1. Khái niệm và vai trò của nhân văn số Nhân văn số (digital humanities) là một khoa học mới nổi mang tính liên ngành, tích hợp giữa công nghệ số, khoa học lưu trữ và sức mạnh tính toán của máy tính để phân tích và sử dụng thông tin một cách có hệ thống trong các khoa học xã hội và nhân văn. Khởi đầu của thuật ngữ này bắt nguồn từ nhu cầu của cộng đồng học thuật muốn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn như nghiên cứu, xuất bản, hợp tác, giảng dạy và đào tạo. Thuật ngữ Nhân văn số cũng ra đời với thuật ngữ học thuật số (digital scholarship). Đến nay nhân văn số đã có sự mở rộng ra đối với cộng đồng với phạm vi không giới hạn. Thực tế thì nội hàm của Nhân văn số vẫn còn có những tranh cãi trong cách tiếp cận, lý do là đây là một lĩnh vực mới đang có sự thay đổi và phát triển rất nhanh chóng, cũng như việc sử dụng và ứng dụng nhân văn số dưới nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên dù tiếp cận dưới khía cạnh nào thì cũng có một điểm chung đó là: nhân văn số tạo ra cộng đồng hợp tác trên cơ sở chia sẻ thông tin số với các công cụ của công nghệ thông tin để khai thác thông tin và tạo ra những tri thức mới. 50
- Klein và Gold cho rằng, cùng với lưu trữ số, phân tích định lượng và các dự án xây dựng công cụ xử lý đã làm rõ nét hơn về nhân văn số. Lĩnh vực này tích hợp một cách đa dạng các phương pháp và ứng dụng khác nhau như: trực quan hóa dữ liệu, mô hình 3D của các hiện vật lịch sử, các nghiên cứu (ví dụ như luận án) ở định dạng số, gắt thẻ (hashtag) và phân tích chúng, các mô hình trò chơi, …Nhân văn số là một khái niệm rộng, do vậy đôi khi khó khăn để xác định chính xác và cụ thể nó là cái gì, và công việc của nhân văn số là gì (Klein & Gold, 2016). Đề cấp đến nhân văn số là nói đến các bộ sưu tập trực tuyến về các nguồn tài liệu gốc, khai phá dữ liệu trên cơ sở các tập dữ liệu lớn về văn hóa, đến mô hình hóa dữ liệu và tri thức. Nhân văn số là sự kết hợp giữa các tài liệu số (số hóa và sinh ra đã ở định dạng số) với các phương pháp nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học nhân văn truyền thống (như lịch sử, triết học, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, khảo cổ, âm nhạc, nhân học, nghiên cứu văn hóa, lưu trữ và khoa học thư viện) với khoa học xã hội được hỗ trợ bởi máy tính với các công cụ chuyên dụng (như siêu văn bản, đa phương tiện, mô hình hóa dữ liệu, thu thập thông tin, khai phá dữ liệu, thống kê, xử lý và trích xuất thông tin trong văn bản, vẽ sơ đồ tri thức số) và kết hợp với xuất bản số. Một trong những lĩnh vực có liên kết chặt chẽ với nhân văn số đó là khoa học về thông tin (information science) với việc thu thập, xử lý, tổng chức, lưu trữ và phân phối thông tin. Khoa học thông tin sẽ cùng với nhân văn số sẽ được sử dụng một cách đặc thù trong mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau. Nhân văn số tạo điều kiện để các học giả ở các lĩnh vực khác nhau có thể tập hợp, tương tác, trao đổi một các hiệu quả và cùng triển khai những dự án nghiên cứu mang tính liên ngành, cùng giải quyết các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Mang lại những công cụ hiện đại để giải quyết các bài toán truyền thống của giới học thuật nhân văn. Sử dụng các công cụ tính toán siêu cấp để nghiên cứu văn học, lịch sử, triết học, văn hóa và những vấn để truyền thống. Để làm được điều này, tất cả các tư liệu đều được số hóa. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở các bộ sưu tập số (digital collection) thì chưa đây chỉ là một kho lưu trữ dạng số hóa. Nhân văn số hướng tới tất cả các tư liệu từ tài liệu toàn văn, âm thanh, hình ảnh, video đều được dữ liệu hóa – mô hình hóa dữ liệu chính là đặc trưng cơ bản của khai thác dữ liệu số trong bối cảnh học thuật số. Trong khi số hóa tài liệu tập trung vào việc chuyển tài liệu sang định dạng số, thì nhân văn số nhấn mạnh đến dữ liệu hóa các tài liệu đã được số hóa. Ở mức đơn giản là nhận dạng ký tự quang học để có thể tìm kiếm toàn văn tài liệu đó, cao hơn là xử 51
- dụng việc gắn thẻ cho nội dung, sử dụng các siêu dữ liệu mô tả để quản lý tài liệu, coi thông tin trong các tài liệu đó dưới dạng các dữ liệu để có thể sử dụng các phần mềm xử lý dựa trên sức mạnh tính toán của máy tính cho ra những tri thức mới mà thông thường nếu không có công nghệ thì nhà nghiên cứu sẽ mất rất nhiều công sức và thậm chí là không có khả năng để cho ra kết quả được. Có thể nói nhân văn số là sự kết hợp giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học máy tính để tạo ra các công cụ và tài nguyên số cho phép các nhà nghiên cứu có thể phối hợp cùng nhau triển khai các nghiên cứu sâu hơn và quy mô hơn mà trước đây họ chưa thể tiếp cận được. Theo Presner (2009) nhân văn số không phải là một lĩnh vực có sự thống nhất trong khái niệm và cách tiếp cận, tuy nhiên về mặt thực tiễn thì có những điểm được công nhận rộng rãi đó là: (1) tài liệu in ấn không còn là độc quyền hoặc là phương tiện chủ yếu để tri thức tạo lập và phổ biến; thay vào đó, tài liệu in được chuyển hóa sang định dạng đa phương tiện mới; và (2) các công cụ, kỹ thuật và phương tiện số đã làm thay đổi việc sáng tạo và phổ biến tri thức trong nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Nhân văn số đóng vai trò khởi xướng cho một thế giới mà không còn sự độc quyền trong sản xuất, quản lý và phổ biến tri thức hay văn hóa, thay vào đó các trường đại học kêu gọi việc hiện thực hóa các mô hình khoa học số cho giới học thuật thông các công cụ như www, blogs, thư viện số để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời tạo điều kiện cho việc hình thành mạng lưới sản xuất, trao đổi và phổ biến tri thức ở mức độ toàn cầu cũng như ở khu vực hoặc địa phương. Nhân văn số không phải là một lĩnh vực không có tính thống nhất mà là một chuỗi tập hợp các ứng dụng công nghệ và những liên kết nhằm khám phá những giá trị tiềm ẩn của tri thức nhân loại dựa trên những tư liệu tích lũy của còn người từ trước đến nay. Các thành phần của nhân văn số có thể chia thành 4 nhóm như sau: các công cụ số để lưu trữ và xử lý dữ liệu; nội dung số bao gồm bộ sưu tập số, dữ liệu liên kết, và chuẩn dữ liệu; cộng đồng học thuật số kết nối; và khả năng khai thác với việc xử lý vấn đề bản quyền và truy cập mở (xem Hình 1). Nhân văn số là một khoa học mang tính đa ngành, kết hợp nhiều lĩnh vực khách nhau để tạo nên một tiếp cận mới và công cụ mới trong nghiên cứu và khai phá tri thức (xem Hình 2). Cụ thể, Theo Underwood (2015) thì nhân văn số có sự tham gia của các ngành khoa học như: ngôn ngữ học tính toán trong việc mô hình hóa từ ký tự và đo lường các đặc trưng của văn bản (ví dụ như tiêu đề, chỉ mục, nội dung bản biểu, thuật ngữ, đề mục trang, ảnh, nhãn…); ngôn ngữ học ngữ liệu trong việc nhận dạng được các từ đặc biệt; khoa học thư viện và lịch sử sách trong việc tìm kiếm và tổ chức các tác phẩm; lịch sử văn học với 52
- việc mô hình hóa các thể loại và hình thức văn học để hiểu được sự truyền đạt sắc thái lời nói của con người thông qua văn bản viết; xã hội học và khoa học thống kê để mô hình hóa được các bối cảnh xã hội, bởi vì các văn bản cũng tham gia vào tất cả các giao dịch xã hội và những bối cảnh xã hội đó thường dễ nhận ra trong chính văn bản; và khoa học máy tính với việc xây dựng các mô hình tự học của máy tính để hiểu được ngôn ngữ tự nhiên trong các văn bản. Siêu dữ liệu Bộ sưu tập số NHÂN VĂN SỐ Truy cập mở Dữ liệu liên kết Ý tưởng Công cụ Nguồn lực Cộng đồng kết nối Học thuật số Bản quyền Các công cụ số Hình 1. Các thành phần của nhân văn số Vậy tại sao nhân văn số lại quan trọng và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cần có sự quan tâm trong bối cảnh hiện nay? Keating (2012) dựa trên lý thuyết hoạt động (activity thoery) để mô tả vai trò của nhân văn số như sau: một hoạt động được thực hiện bởi một người/nhóm cụ thể, người đó được thúc đẩy để tìm ra giải pháp cho một vấn đề của thể hoặc một mục tiêu định sẵn, bằng việc sử dụng các công cụ để hợp tác với những người khác - tạo ra một cộng đồng. Nhân văn số quan trọng bởi nó hỗ trợ cộng đồng học thuật số bằng việc cung cấp các công cụ để khai phá 53
- dữ liệu và tạo ra tri thức, đồng thời cung cơ hội và mội trường để các nhà khoa học hợp tác ở các quy mô khác nhau. Hiện nay, nghiên cứu trong khoa học xã hội nhân văn đã mở rộng hơn bất cứ nghiên cứu truyền thống nào trước đây. Các nhà sử học đang xây dựng các bản đồ kỹ thuật số tương tác, các học giả văn học đang sử dụng máy tính để tìm kiếm các mẫu nghiên cứu trên hàng triệu cuốn sách, và các học giả trong tất cả các ngành đang tận dụng Internet để làm cho công việc của họ trở nên năng động, mới mẻ và trực quan hơn. Có thể tóm tắt vai trò quan trọng của nhân văn số như sau: Ngôn ngữ học ngữ liệu Khoa học thư Nhận diện các viện từ vựng đặc Ngôn ngữ thù học tính toán Đo lường các đặc Tìm kiếm và tổ trưng văn bản chức các tác phẩm Lịch sử sách Mô hình hóa các ký tự đơn lẻ Mô hình Lịch sử Mô hình hóa các thể máy tự học văn học loại và hình thức văn học Khoa học máy Mô hình hóa tính Xã hội học bối cảnh xã hội Thống kê Hình 2. Bảy cách để các nhà khoa học nhân văn hiểu được dữ liệu văn bản (Underwood, 2015) • Hỗ trợ nhà khoa học phối hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng - nhà nghiên cứu có thể trình bày và liên kết các văn bản số, hình ảnh và tài liệu đa phương tiện thành bản đồ, tiến trình, dữ liệu, mô hình. • Hỗ trợ quản trị nội dung và phân tích dữ liệu – nhà nghiên cứu có thể khai thác, vẽ bản đồ, tổ chức lại các nguồn thông tin theo cách mình muốn để có thể khám phá ra các xu thế, chủ đề và những tri thức mới có thể học hỏi được. 54
- • Có thể truy cập thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi thông qua truy cập số mở - điều này có nghĩa là càng có nhiều người có thể khai thác và học hỏi được từ các nguồn thông tin, các dự án nghiên cứu trước đó. Nhà nghiên cứu có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin qua các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ các siêu liên kết có liên quan đến tài liệu mà họ quan tâm, qua đó khám phá những tri thức mới. • Tăng cường hợp tác: môi trường số và nguồn thông tin số cố thể cung cấp một nền tảng cộng đồng mở cho phát triển dự án nghiên cứu, tập hợp các nguồn lực tài liệu, hỗ trợ sự hợp tác giữa các đối tác, các nhà nghiên cứu ở cấp độ địa phương, khu mực và thế giới. • Hỗ trợ giảng dạy và học tập - nhân văn số hỗ trợ sinh viên học tập thông qua việc hỗ trợ họ khám phá nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và công tác cùng nhau trong học tập và nghiên cứu. Giảng viên đóng vai trò là người dẫn dắt và định hướng, gợi mở các vấn đề cần tìm hiểu, cung cấp cho sinh viên nguồn học liệu số và công cụ để họ tự khai phá tri thức. Vậy đâu là sự khác nhau giữa thư viện số, nhân văn số và học thuật số, có mối liên hệ nào giữa các yếu tố này? Bảng 1 so sách các yếu tố này. Bảng 1. So sánh giữa thư viện số, học thuật số và nhân văn số Thư viện số Học thuật số Nhân văn số Thư viện số bao gồm con Học thuật số là tập hợp các Nhân văn số là một lĩnh người, cơ sở hạ tầng công kỹ năng, phương pháp và vực nghiên cứu mới nổi, có nghệ cần thiết để xây dựng công cụ cần thiết cho các đặc trưng sử dụng công và duy trì các kho lưu trữ nhà nghiên cứu để làm việc nghệ thông tin để làm sáng có cấu trúc của siêu dữ liệu với các tài liệu số và cộng tỏ và khám phá tri thức của và các đối tượng kỹ thuật tác trên môi trường số. Các nhân loại, tối đa hóa sự số, được thiết kế để các kỹ năng của học thuật số hợp tác giữa các nhà nhà nghiên cứu khai thác bao gồm như: hệ thống nghiên cứu. Các nhà khoa và tái sử dụng không giới thông tin địa lý; sử dụng học nhân văn số sử dụng hạn nhằm giải quyết các đúng cách và áp dụng phân công cụ và kỹ năng của vấn đề/câu hỏi mà họ đặt ra tích thống kê (dữ liệu, văn học thuật số, dựa trên siêu trong dự án nghiên cứu của bản, số hoặc hình ảnh), dữ liệu và đối tượng số của mình. Thư viện số rất đa quản lý trích dẫn, quản lý thư viện số để trả lời các dạng về kích thước, nội dữ liệu, trực quan hóa dữ câu hỏi nghiên cứu mà họ dung và đối tượng. liệu. đặt ra cho nghiên cứu của mình. 2. Nhân văn số trên thế giới Nhân văn số được triển khai trên toàn cầu từ rất sớm và trải rộng từ châu Âu, Bắc Mỹ, đến châu Á với sự tham gia đầu tư phát triển của các chính phủ, tổ chức và 55
- các trường đại học. Có thể kể đến tổ chức nhân văn số lớn nhất thế giới đó là Liên minh các tổ chức nhân văn số (ADHO) bao gồm các thành viên là hiệp hội nhân văn số trên thế giới như: Hiệp hội nhân văn số châu Âu (EADH), Hiệp hội nhân văn số Úc (aaDH), Hiệp hội Khoa học máy tính và Nhân văn (ACH), Hiệp hội nhân văn số Canada (CSDH/SCHN), Hiệp hội nhân văn số Nhật Bản, Mạng lưới quốc tế các trung tâm nhân văn số (centerNet) và Hiệp hội nhân văn số các nước nói tiếng Pháp (Humanistica). Sứ mệnh của ADHO là thúc đẩy và hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực nghệ thuật và khoa học nhân văn, hoạt động như cộng đồng chuyên gia tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất cho nghiên cứu, xuất bản, hợp tác và đào tạo. Một trong những thành viên có bề dày phát triển của Liên minh này là Hiệp hội nhân văn số châu Âu (EADH), được thành lập từ năm 1973 với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp và công nghệ nhân văn số vào trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các lĩnh vực ứng dụng bao gồm lịch sử nghệ thuật, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, xử lý hình ảnh, nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nghiên cứu bản thảo và âm nhạc. Tại Phần Lan, Trung tâm nhân văn số của Đại học Helsinki (HHELDIG - https://www.helsinki.fi/en/helsinki-centre-for-digital-humanities) được thành lập với mục tiêu tạo lập một mạng lưới nghiên cứu, tạo lập cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ để giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với các phương pháp tính toán mới và coi nghiên cứu số hóa như một hiện tượng. HELDIG xây dựng một hệ sinh thái thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu học thuật, tổ chức, công ty và cộng đồng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Berkeley triển khai dự án nhân văn số (https://digitalhumanities.berkeley.edu) nhằm phát triển các công cụ và phương pháp trong triển khai nghiên cứu khao học nhân văn thông qua các dự án, tọa đàm và quý hỗ trợ phát triển. Berkeley triển khai các khóa học cấp chứng chỉ về nhân văn số nhằm nghiên cứu nghệ thuật và văn hóa bằng việc sử dụng công cụ số. Trung tâm nhân văn số tại Berkeley được tài trợ bởi Quỹ Andrew W. Mellon Foundation và được sự hỗ trợ tích của Phòng nghiên cứu đại học Berkeley và quản lý trực tiếp bởi Khoa Nhân văn và Nghệ thuật. Trung tâm tập hợp được đội ngũ chuyên gia khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, lịch sử, văn học, chính trị, công nghệ, kiến trúc, thiết kế, lịch sử, nhân học, khoa học thông tin và thư viện. Tại đại học Stanford, nhân văn số được coi là một khoa học liên ngành (http://shc.stanford.edu/digital-humanities), là nơi giao thoa giữa khoa học máy tính và khoa học nhân văn. Nhân văn số được triển khai bởi Trung tâm Khoa học nhân văn từ đầu những năm 1980, khi đó các công cụ tính toán đã giúp các nhà khoa học về nhân văn triển khai các nghiên cứu ơ quy mô là được cho là không thể thực hiện nếu không có máy tính hỗ trợ. Nhân văn số thúc đẩy sự hợp tác và kết nỗi giữa các ngành học và định hướng phương pháp nghiên cứu mới dựa trên công nghệ. Các dự án liên quan đến nhân văn số đó là số hóa tài liệu để lưu giữ cho thế hệ sau, tạo lập bản đồ để trao đổi và truyền tải ý tưởng trong nghiên cứu lịch sử, và nghiên cứu sự biến đổi của các từ phổ biến trong nhiều thế kỷ qua. Tại Stanford, các nhà nghiên cứu thử nghiệm và tương tác với các nguồn tài liệu để khám phá ra những kết quả mới, đồng thời xây 56
- dựng cộng đồng và chia sẻ thông tin. Đại học Stanford đã xây các trung tâm nghiên cứu liên quan đến nhân văn số bao gồm: Trung tâm phân tích không gian và văn bản (CESTA), Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật số liên ngành (CIDR), Trung tâm nghiên cứu máy tình về âm nhạc và âm học, và Nhóm nghiên cứu trọng điểm về nhân văn số (DHFG) với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực văn học, văn hóa và ngôn ngữ. Hiệp hội nhân văn số nhật bản (JADH) với Tạp chí nhân văn số Nhật Bản được thành lập với mong muốn kết nối các chuyên gia về nhân văn số và thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, tạo ra môi trường cộng tác quốc tế về nhân văn số. Một trong những khó khăn mà các chuyên gia nhân văn số phải đối mặt đó là số hóa các ký tự và văn bản từ các nguồn tài liệu tiếng Nhật. Họ nhận ra rằng những nỗ lực trong số hóa trong các ngành khoa học nhân văn vẫn chưa tương xứng với chi phí khổng lồ đã được đầu tư. Chính vì vậy hiệp hội nhân văn số ra đời nhằm thúc đẩy ứng dụng hiệu quả hơn nữa về công nghệ số trong khoa học nhân văn. Đài Loan đã triển khai một chương trình đầy tham vọng với chương trình lưu trữ số quốc gia (NDAP) trong giai đoạn 2002-2012, tiếp theo đó là dự án quản lý bền vững lưu trữ số quốc gia 2013-2015. Trong đó đã số hóa được 320 ngàn hiện vật, tranh và mẫu vật; 94 ngàn bộ sưu tập về sách, văn bản và kinh thánh; 156 triệu trang về bản đồ và hình ảnh; và hơn 9 ngàn giờ dữ liệu video. Việc chuyển đổi từ hình ảnh dưới dạng viết tay sang nhận dạng chữ viết đồng thời dữ liệu hóa và dịch sang các ngôn ngữ tương đồng là một việc cần có sự đầu tư lớn. Vấn đề đặt ra khi một nhà nghiên về khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận đến kho dữ liệu số khổng lồ này, họ bị lạc lối trong kho dữ liệu, làm thế nào để họ tìm thấy dữ liệu mình cần. Việc ứng dụng mô tả siêu dữ liệu, gắng thẻ cho từ khóa, phân loại tri thức, xây dựng các công cụ nhân văn số sẽ giúp cho dữ liệu được tổ chức tốt và người khai thác có công cụ để khai thác hiệu quả nguồn trị thức này, đó chính là mục tiêu của nhân văn số. Đại học Quốc gia Đài Loan là một trong nhữn đơn vị đi đầu trong triển khai nhân văn số và đã thành lập Trung tâm nghiên cứu nhân văn số (http://www.digital.ntu.edu.tw/en). Các trung tâm nhân văn số là nơi ứng dụng các phương tiên và công nghệ mới cho nghiên cứu, giảng dạy và thử nghiệm về khoa học xã hội và nhân văn. Mục tiêu của các trung tâm là hỗ trợ nghiên cứu về khao học xã hội và nhân văn, tao ra định dạng tri thức mớ, và khám phá tác động của công nghệ đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để thực hiện các mục tiêu này, một trung tâm nhân văn số cam kết thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động sau: • Xây dựng các bộ sưu tập số dành cho học thuật hoặc dùng là nguồn để giảng dạy • Tạo ra các công cụ cho nhà nghiên cứu có thể: quản lý (tạo lập các sản phẩm đa phương, các ứng dụng mà không cần hiểu biết nhiều về công nghệ cũng như phải qua đào tạo); xây dựng các bộ sưu tập số; phân tích dữ liệu; xây dựng và quản lý các quy trình nghiên cứu; sử dụng bộ sưu tập số cùng các công cụ phân tích để tạo ra tri thức mới. • Đề xuất và cung cấp các hoạt động đào tạo về nhân văn số (tọa đàm, khóa học ngắn, các chương trình đào tạo cấp bằng, đào tạo giảng viên, trao đổi học giả). 57
- • Cung cấp các bài giảng, chương trình, hội thảo, xemina về chủ đề nhân văn số cho giới học thuật và cộng đồng. • Có cơ sở vật chất và nhân lực riêng để triển khai hoạt động (nhân lực không sử dụng chung với các khoa và đơn vị trong nhà trường). • Cung cấp hỗ trợ và hợp tác cho các giảng viên/nhà nghiên cứu giữa các khoa trong trường đại học, giữa trường đại học với các tổ chức khác ngoài trường: các dịch vụ miễn phí; tham gia và các dự án liên ngành. • Triển khai các nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn dựa trên công nghệ, tạo lập thế hệ học giả số (digital scholarship) • Tạo lập không gian cho những thực nghiệm và sáng tạo của nhà khoa học nhân văn. • Phục vụ như là một cổng thông tin cho một lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn cụ thể. • Phục vụ như là một nơi lưu trữ các bộ sựu tập số về khoa học xã hội và nhân văn. • Cung cấp các giải pháp về công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. 3. Thư viện đối với nhân văn số Thư viện không chỉ là nơi được coi là trung tâm của nhân văn số mà đó chính là khởi nguồn của nhân văn số. Có thể nói trong bối cảnh công nghệ hiện nay, phát triển nhân văn số được là một công việc đương nhiên của thư viện. Posner (2013) cho rằng các thư viện đang từng bước hỗ trợ mạnh mẽ cho nhân văn số như là một dịch vụ cao cấp, và đây được coi là một công việc mới của người làm thư viện. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nhân văn số khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên với sự hợp tác rất chuyên sâu, có sự hợp tác không biên giới giữa các thư viện trong, các công nghệ tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin hiện đại, cùng với sự liên thông giữa các thư viện trong và ngoài nước (Rockenbach, 2013). Các thư viện đóng góp rất nhiều trong quá trình chuyển đổi số khi nói đến việc mở rộng các mô hình để hỗ trợ nghiên cứu. Mô hình của Sula (2013) cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thư viện với việc cung cấp thông tin trong môi trường số. Ở đó các dữ liệu được tổ chức, liên kết và truy cập mở để người dùng có khai thác dễ dàng; thư viện cung cấp công nghệ, hỗ trợ tập huấn để tăng cường năng lực khai thác thông tin của người dùng. Thư viện không chỉ là nơi được coi là trung tâm của nhân văn số mà đó chính là khởi nguồn của nhân văn số. Có thể nói trong bối cảnh công nghệ hiện nay, phát triển nhân văn số được là một công việc đương nhiên của thư viện. Posner (2013) cho rằng các thư viện đang từng bước hỗ trợ mạnh mẽ cho nhân văn số như là một dịch vụ cao cấp, và đây được coi là một công việc mới của người làm thư viện. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nhân văn số khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên với sự hợp tác rất chuyên sâu, có sự hợp tác không biên giới giữa các thư viện trong, các công nghệ tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin hiện đại, cùng với sự liên thông giữa các thư viện trong và ngoài nước (Rockenbach, 2013). 58
- Các thư viện đóng góp rất nhiều trong quá trình chuyển đổi số khi nói đến việc mở rộng các mô hình để hỗ trợ nghiên cứu. Mô hình của Sula (2013) cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thư viện với việc cung cấp thông tin trong môi trường số. Ở đó các dữ liệu được tổ chức, liên kết và truy cập mở để người dùng có khai thác dễ dàng; thư viện cung cấp công nghệ, hỗ trợ tập huấn để tăng cường năng lực khai thác thông tin của người dùng. Máy tính Dữ liệu liên kết Số hóa Phân tích ký tự Bảo quản số Tập dữ liệu Khai phá dữ liệu Hệ thống Truyền thông xã hội thông tin địa Mô hình hóa lý Yêu cầu Siêu dữ liệu Học thuật số Yêu cầu nội dung Phát triển bộ sưu tập số nội dung lần đầu lần hai Biên mục Khả năng khai Phân loại Bảo quản vật lý thác và sử dụng Hướng dẫn khai thác Quản lý quyền Hỗ trợ về các nguồn nhân văn số công nghệ Truy cập mở Đào tạo và tập huấn Phổ biến thông tin Con người Hình 3. Mối liên hệ giữa thư viện và nhân văn số (Sula, 2013) Cây hỏi đặt ra là nếu chúng ta có thể định nghĩa và thiết kế lại một thư viện trong thế kỷ 21, nó sẽ trông như thế nào? Chức năng cốt lõi hoặc vai trò của nó sẽ là gì? Nhiệm vụ học tập, nghiên cứu hoặc các phần của nhiệm vụ học tập, nghiên cứu mà thư viện sẽ hỗ trợ là gì ? Những vai trò truyền thống của thư viện bao gồm bảo tồn, với trọng tâm là giải quyết các thách thức của bảo tồn và bảo quản số; duy trì các bộ sưu tập và kho lưu trữ đặc biệt; cung cấp các dịch vụ và giảng dạy kỹ năng tìm kiếm thông tin hiệu quả cho người dùng tin. Có thể hình dung thư viện trong bối cảnh chuyển đổi số như sau: • Thư viện thế kỷ 21 sẽ phản ánh những thay đổi cơ bản trong cách các nhà nghiên cứu làm việc với sự phát triển từng bước các phương pháp nghiên cứu mới và một môi trường học thuật kết nối. Làm việc trong phạm vi của các ngành và vượt qua các ranh giới liên ngành, các thư viện sẽ có sự linh hoạt, chuyên môn và năng lực 59
- tổ chức cần thiết để trở thành đối tác trong nghiên cứu liên quan đến các bộ dữ liệu lớn và không đồng nhất. E-research chính là một môi trường hợp tác c chặt chẽ giữa thư viện và nhân văn số. • Cán bộ thư viện có kinh nghiệm sâu sắc về các vấn đề như cấu trúc thông tin, cung cấp thông tin theo nhu cầu chuyên biệt của cộng đồng thông tin. Cán bộ thư viện tham gia tích cực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng để người học tự khai phá tri thức dựa trên việc cung cấp cho người học khả năng truy cập đến nguồn học liệu số không giới hạn và năng lực tìm kiếm, đánh giá và xử lý thông tin. • Thư viện sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính xác thực và tồn tại của thông tin số (định danh thông tin số), bao gồm thông tin trên Web – điều này rất quan trọng đối với các học giả trong tương lai. • Mở rộng ý tưởng hợp tác và hành động tập thể: trên thực tế, vai trò của thư viện đã trở nên hấp dẫn hơn, do nhiều thách thức hiện tại trong giao tiếp học thuật xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề liên ngành trong việc chia sẻ tài nguyên số. Các thư viện có vị trí độc đáo để làm việc tại mối liên kết của các ngành. Thư viện phải có khả năng tham gia vào những cách nghiên cứu mới với các ngành khoa học và tương tác rộng hơn với giảng viên, nhà xuất bản. Thư viện có thể đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp tổ chức thông tin, họ cũng có thể giúp tạo ra các cấu trúc dữ liệu mới. Xu thế chung trong thế giới số: phá bỏ rào cản về mặt vật lý (không gian và thời gian) trong tiếp cận tri thức. • Hỗ trợ sáng tạo: Vai trò chính của thư viện. Càng ngày, giá trị không được đặt vào (các) ấn phẩm do dự án nghiên cứu tạo ra mà là các giai đoạn tạo mô hình dữ liệu và tạo dữ liệu xảy ra trước đó trong vòng đời nghiên cứu. Sự chuyển đổi này sang một quá trình làm khoa học năng động và hợp tác hơn đã dẫn đến một phương thức giao tiếp ít chính thức hơn. Cán bộ thư viện và người cung cấp thông tin phải tham gia vào các giai đoạn lập kế hoạch và mô hình hóa dữ liệu sớm của E- Research để đảm bảo việc thu thập, bảo quản, tính dễ sử dụng và có sẵn dữ liệu trong hiện tại và tương lai. Chính ở giai đoạn sáng tạo ban đầu này, việc thiết lập các chính sách liên quan đến mô tả, quản lý, truy cập và chia sẻ dữ liệu cần được giải quyết, đặc biệt chú ý đến nhu cầu truy cập vào các tài liệu nghiên cứu. Cần có mức độ kiến thức và sự tham gia cần thiết để hoàn thành hiệu quả vai trò này. Mô hình mới này đòi hỏi phải chuyển trọng tâm thư viện từ việc quản lý các bộ sưu tập chuyên ngành sang nhấn mạnh sự tiếp cận và tham gia chủ động của thư viện. Tóm lại, sự xuất hiện của nghiên cứu số, học thuật số với kho lưu trữ dữ liệu lớn đi kèm, đây không chỉ là một cách làm khoa học mới mà còn là một thế giới mới đầy thách thức đối với các thư viện, với điều kiện là các thư viện cần tích cực nắm bắt các cơ hội. Vai trò thư viện truyền thống trong việc tổ chức, truy cập và bảo quản phải được tăng cường bởi các khả năng mới trong việc tự động mô tả, chú thích và thao tác với một loạt các tài nguyên thông tin chuyên sâu, hợp tác dữ liệu liên kết. Để hiểu rõ hơn vai trò của thư viện trong nhân văn số, hãy xem xét mục tiêu của nhân văn số, đó là: cung cấp quyền truy cập rộng rãi vào nguồn thông tin khoa học; cho phép thao tác vào nguồn dữ liệu đó - quyền được đóng góp, chia sẻ kiến thức và sử dụng dữ liệu; chuyển đổi hình thức giao tiếp học thuật - trực tuyến, đa kênh và 60
- quy mô lớn; và tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập - tự khai phá tri thức, tự kiểm chứng tri thức. Rõ ràng, những mục tiêu này trùng lặp với những khả năng tốt nhất của thư viện. Có thể cho rằng vì thư viện đã hoạt động như một tác nhân liên ngành trong môi trường học thuật và nghiên cứu, nó có thể và nên trở thành địa điểm trung tâm nơi mà Nhân văn số được triển khai thực hiện hiệu quả. Các dự án của nhân văn số liên quan đến các bộ sưu tập số, câu hỏi về việc sử dụng bản quyền, sự công bằng về lợi ích của các bên liên quan, tổ chức thông tin, công nghệ mới tiến bộ và ý tưởng mới về vai trò của dữ liệu số trong xã hội, tất cả các lĩnh vực chuyên môn tiềm năng trong lĩnh vực thư viện. Thư viện phải hoạt động như một nơi mà các học giả có thể thử những điều mới, khám phá các phương pháp mới và thường trải nghiệm các cách thức mới để tạo ra thành tựu nghiên cứu. Vai trò của thư viện trong nhân văn số là hỗ trợ quá trình nghiên cứu như một phương tiện hữu ích, khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm nghiên cứu mới và thúc đẩy trí tưởng tượng, sáng tạo của các nhà nghiên cứu. Giá trị cốt lõi của nhân văn số chia sẻ mục tiêu cơ bản nhất với thư viện đó là khả năng tiếp cận thông tin. Các dự án nhân văn số đã được thực hiện trên thế giới nhằm mục đích giúp các học giả có thể lấy các tài liệu mà trước đây không thể phát hiện nếu không có công nghệ số, các học giả nhân văn rất quan tâm và sử dụng cho công việc của họ, và kết nối chúng với các lĩnh vực mới, rộng lớn hơn. Theo Showers (2012) đưa ra vai trò chủ đạo của các thư viện trong nhân văn số như sau: Quản lý dữ liệu: Các nhà nghiên cứu nhân văn đang ngày càng có nhu cầu tương tác với cộng đồng nghiên cứu lớn; vậy làm thế nào để các thư viện hỗ trợ họ trong việc này và dữ liệu là đầu ra của loại nghiên cứu này? Điều này có thể liên quan đến các thư viện hỗ trợ cơ sở hạ tầng quản lý dữ liệu hoặc cung cấp hỗ trợ một - một cho các lĩnh vực khoa học và nhà nghiên cứu về thực tiễn tốt nhất. Các thư viện đóng vai trò trong việc thu thập, tái sử dụng và tổ chức dữ liệu, điều mà sẽ dẫn đến sự phân tích sâu hơn bởi các nhà nghiên cứu riêng lẻ hoặc cả một ( hoặc các) lĩnh vực nghiên cứu. Điều quan trọng nhất là các thư viện làm việc cộng tác với các nhà nghiên cứu: Đây không phải là “bán” dịch vụ thư viện; đó là về sự thấu hiểu nhu cầu của các nhà nghiên cứu và cung cấp sự hỗ trợ phù hợp. Kết nối chặt chẽ: Cung cấp sự hỗ trợ cho dù nhà nghiên cứu ở đâu; một cách tiếp cận phân tán đối với các dịch vụ thư viện. Vai trò tích cực này tham gia vào hoạt động của đô thị học thuật, trong khi luôn duy trì một sự hỗ kịp thời. Cán bộ thư viện sẽ cung cấp các hỗ trợ ngay lập tức khi nhà nghiên cứu cần và luôn luôn theo dõi sự phát triển của thực tiễn nghiên cứu để cung cấp các hỗ trợ có liên quan. Số hóa và kiểm soát dữ liệu số: phần lớn dữ liệu được quản lý bởi thư viện, theo đặc trưng của hoạt động nghiên cứu thì dữ liệu sẽ được tạo ra bởi chính nhà nghiên cứu. Các thư viện luôn là nguồn nội dung tốt nhất và điều này có nghĩa là họ thường nắm giữ chuyên môn và cơ sở hạ tầng để số hóa. Thư viện có một vai trò rất có ý nghĩa trong việc số hóa và kiểm soát những nội dung đó. Bảo quản số: Thư viện là nơi hơn bất cứ nơi nào khác hiểu về việc bảo quản. Lưu trữ bền vững và đảm bảo định danh tài liệu số chính là cách thư viện thể hiện vai 61
- trò của mình. Tài nguyên số có xu hướng trở nên phức tạp và việc bảo quản chúng không hề đơn giản. Đây là một lĩnh vực mà các thư viện có thể xây dựng và bắt đầu có tác động thực sự đến các kết quả nghiên cứu và bảo tồn tính liên tục của các nghiên cứu này. Khám phá và Phổ biến: Các thư viện ngày càng được đánh giá bởi các dịch vụ mà họ cung cấp, chứ không phải là một kho nội dung lớn. Điều này có nghĩa là đối với các nhà học giả số trong lĩnh vực khoa học nhân văn, thư viện có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép họ khám phá nội dung từ các thành tựu nghiên cứu và di sản văn hóa và phổ biến các kết quả nghiên cứu. Cho dù điều này có thể cần thông qua việc xuất bản hoặc tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tư vấn về siêu dữ liệu và định dạng để có thể cho phép phổ biến, khám phá và theo dõi tác động trên các nền tảng và tương tác mới. Một số vai trò khác của các thư viện trong việc hỗ trợ nhân văn Số: • Tư vấn phát triển cho những dự án ban đầu; • Cung cấp cơ sở hạ tầng cho kho kỹ thuật số; • Quản lý dự án số; • Tiếp cận và quảng bá cho nhân văn số; • Giúp các học giả lập kế hoạch cho nhu cầu bảo quản dữ liệu; • Tạo phương thức để sử dụng tri thức và nâng cao nguồn siêu dữ liệu, làm cho dữ liệu được liên kết, có thể trao đổi và tái sử dụng liên tục; • Phân chia định danh số để thúc đẩy khám phá; • Phổ biến truy cập mở các tài liệu và kết quả nghiên cứu; • Tư vấn về bản quyền, quản lý quyền kỹ thuật số và áp dụng các tiêu chuẩn; • Tham gia vào các dự án khai thác văn bản, phân tích dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý (GIS)..... • Cung cấp không gian, công cụ, thiết bị và đào tạo cho nhân văn số. • Làm việc để thúc đẩy đầu tư vào nhân văn số. • Ủng hộ hỗ trợ thực hiện Nhân văn số. 4. Phát triển nhân văn số tại Việt Nam Gắn kết sức mạnh của thư viện (dữ liệu và công nghệ), con người và các ý tưởng để tạo ra các sản phẩm hữu hình của hoạt động nghiên cứu học thuật - đó chính là bước đi trong tương lai của các thư viện Việt Nam. Bước đầu các thư viện Việt Nam nên tiếp cận với nhân văn số như một công việc cần phải làm chứ không phải là một dịch vụ để cung cấp. Tham gia, ủng hộ và quản lý các công cụ xung quanh các mô hình truyền thông học thuật mới nổi là một cơ hội khác để thư viện xác định vị trí của nó trong lĩnh vực nhân văn số. Truy cập mở (giao tiếp học thuật) đối với nhân văn số cũng như là truy cập mở (khả năng tiếp cận thông tin) đối với thư viện – đó là mục tiêu và bối cảnh mà thông qua đó các thư viện có thể xác định và phát huy giá trị của mình. Thư viện cần chuẩn bị sẵn các yếu tố cần thiết để hỗ trợ, tham gia và thực hiện các hoạt động nhân văn số. Các thách thức chính cho sự phát triển nhân văn số tại thư viên bao gồm: thiếu hụt các khóa đào tạo về nhân văn số, không có chính sách khuyến khích và thúc đẩy, 62
- cơ sở hạ tầng chưa linh hoạt, sự lan tỏa các nỗ lực về nhân văn số chưa được sâu rộng, sự phối hợp giữa các bên liên quan, thiếu hụt nguồn lực, thiếu sự hỗ trợ từ phía người đứng đầu đơn vị và các cơ chức năng (Gibson et al., 2015; Posner, 2013; Rockenbach, 2013). Thành lập một tổ chức về nhân văn số tại Việt Nam cũng là một bước đi mới trong việc thúc đẩy phát triển nhân văn số. Trung tâm này có thể nằm trong trường đại học, học viên hoặc là một trung tâm nghiên cứu độc lập cấp quốc gia. Trung tâm có các nhiệm vụ cơ bản: tạo ra các công cụ cho nhà nghiên cứu có thể tổ chức, sử dụng và khai thác các nguồn học liệu số; cung cấp các hoạt động đào tạo về nhân văn số bao gồm các khóa học, các bài giảng, các chương trình hội thảo về chủ đề nhân văn số cho giới học thuật và cộng đồng; Triển khai các nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn dựa trên công nghệ, tạo lập thế hệ học giả số; tạo lập không gian cho những thực nghiệm và sáng tạo của nhà khoa học nhân văn; cung cấp các giải pháp về công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn; kết nối, hỗ trợ các thư viện trong việc tham gia phát triển nhân văn số tại Việt Nam; và đề xuất các chính sách liên quan đến phát triển nhân văn số. Như đã phân tích ở trên, thư viện đóng vai trò như là nơi khởi nguồn của nhân văn số. Trong đó với nguồn lực thông tin và nhân lực của mình các thư viện đã có hai phần ba yếu tố để triển khai nhân văn số. Việc còn lại của các thư viện là tìm kiếm và ứng dụng công nghệ trong việc tổ chức, xử lý và phân tích thông tin, biến thông tin thành số liệu có thể tính toán, liên kết và kết xuất. Tức là chủ động hợp tác với giới học thuật để xây dựng các công cụ cần thiết để hỗ trợ nhà nghiên cứu, khai thác thông tin ở quy mô lớn, đa chiều mà bình thường con người khó có thể thực hiện nếu thiếu công nghệ hỗ trợ. Thúc đẩy sáng tạo trên cơ sở cung cấp các công cụ và nguồn lực thông tin tối ưu chính là cách thức căn bản để thư viện thực hiện vai trò thúc đẩy phát triển nhân văn số. TÀI LIỆU THAM KHẢO Berry D.M. (2012) Introduction: Understanding the Digital Humanities. In: Berry D.M. (eds) Understanding Digital Humanities. Palgrave Macmillan, London Brannock, J., Carey, C., & Inman, J. O. (2018). Starting from the Archives. Digital Humanities, Libraries, and Partnerships, 163–176. doi:10.1016/b978-0-08- 102023-4.00012-4 Gibson, K., Ladd, M. and Presnell, J. (2015), “Traversing the gap: subject specialists connecting humanities researchers and digital scholarship centers”, in Hartsell-Gundy, A., Braunstein, L. and Golomb, L. (Eds), Digital Humanities in the Library: Challenges and Opportunities for Subject Specialists, Association of College and Research Libraries, Chicago, IL, pp. 3-17. 63
- Gold, M. K. and Klein, L.F. eds (2016) Debates in the Digital Humanities 2016. University of Minnesota Press, Minneapolis. Bản điện tử truy cập tại http://dhdebates.gc.cuny.edu/debates/2 Honn, J. (2015). A Guide to Digital Humanities: Values Methods. Northwestern University Library Keating, J. (2012). The importance of digital humanities. Realising the Opportunities of Digital Humanities Croke Park Stadium, Dublin. Truy cập tại https://www.dri.ie/sites/default/files/files/john-keating.pdf Klein, L.F & Gold M.K. (2016). Digital humanities: the expanded field. Truy cập tại http://dhdebates.gc.cuny.edu/debates/2 Millson-Martula, C., & Gunn, K. (2017). The digital humanities: Implications for librarians, libraries, and librarianship. College & Undergraduate Libraries, 24(2- 4), 135–139. doi:10.1080/10691316.2017.1387011 Miller, K., Champion, E., Summers, L., Lugmayr, A., & Clarke, M. (2018). The Role of Responsive Library Makerspaces in Supporting Informal Learning in the Digital Humanities. Digital Humanities, Libraries, and Partnerships, 91–105. doi:10.1016/b978-0-08-102023-4.00007-0 Poole, A. H. (2017) The conceptual ecology of digital humanities. Journal of Documentation, Vol. 73 No. 1, pp. 91-122 Posner, M. (2013), “No half measures: overcoming common challenges to doing digital humanities in the library”, Journal of Library Administration, Vol. 53 No. 1, pp. 43-52. Presner, T. et al. (2009) Humanities Blast. Digital Humanities Manifesto 2.0. 2009. Truy cập tại http://www.humanitiesblast.com/manifesto/Manifesto_V2.pdf. Rockenbach, B. (2013), Introduction, Journal of Library Administration, Vol. 53 No. 1, pp. 1-9. Sabharwal, A. (2015). Archives and special collections in the digital humanities. Digital Curation in the Digital Humanities, 27–47. doi:10.1016/b978-0- 08-100143-1.00002-7 Sabharwal, A. (2015a). Defining digital curation in the digital humanities context. Digital Curation in the Digital Humanities, 11–25. doi:10.1016/b978-0-08- 100143-1.00001-5 Sabharwal, A. (2015c). Information architecture and hypertextuality. Digital Curation in the Digital Humanities, 69–93. doi:10.1016/b978-0-08-100143-1.00004-0 Showers, B. (2012). Does the library have a role to play in the Digital Humanities?. Truy cập tại: http://infteam.jiscinvolve.org/wp/2012/02/23/does-the- library-have-a-role-to-play-in-the-digital-humanities/ 64
- Schuster, K. M., & Gillis, S. L. (2018). Digital Humanities and Image Metadata. Digital Humanities, Libraries, and Partnerships, 107–123. doi:10.1016/b978-0-08-102023-4.00008-2 Schuster, K. M., & Gillis, S. L. (2018). Digital Humanities and Image Metadata. Digital Humanities, Libraries, and Partnerships, 107–123. doi:10.1016/b978-0-08-102023-4.00008-2 Sula, C. A. (2013). Digital humanities and libraries: A conceptual model. Journal of Library Administration, 53(1), 10–26. doi:10.1080/01930826.2013.756680 Susan Schreibman, Ray Siemens, John A Companion to Digital Humanities, Unsworth. Oxford: Blackwell, 2004. Taylor, L. N., Bhadury, P., Dale, E., Gill-Sadler, R. K., Rosenberg, L., Keith, B. W., & Persaud, P. (2018). Digital Humanities as Public Humanities. Digital Humanities, Libraries, and Partnerships, 31–44. doi:10.1016/b978-0-08-102023- 4.00003-3 Underwood (2015). Seven ways humanists are using computers to understand text. Truy cập tại https://tedunderwood.com/2015/06/04/seven-ways-humanists-are- using-computers-to-understand-text/ Webb, K. K. (2018). Digital Humanities Labs. Development of Creative Spaces in Academic Libraries, 23–27. doi:10.1016/b978-0-08-102266-5.00004-9 Zorich, D. M. (2008) A survey of digital humanities centers in the United States. Truy cập từ http://www.clir.org/wp-content/uploads/sites/6/pub143.pdf 65
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của văn hóa đọc trong sự phát triển nền văn hóa Việt Nam
6 p | 403 | 56
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của Internet kết nối vạn vật (IoT) trong triển vọng ứng dụng vào hoạt động của các thư viện ở Việt Nam
10 p | 189 | 14
-
Phát triển, quản lý xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội: Phần 1
216 p | 110 | 13
-
Sự hình thành cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam
13 p | 34 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 p | 35 | 8
-
Đánh giá vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
13 p | 88 | 6
-
Vấn đề chuyển đổi vai trò quản lý văn hóa xã hội đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam
8 p | 103 | 6
-
Nhân học và vai trò của nhà nhân học
8 p | 72 | 5
-
Vai trò của cha mẹ trong giáo dục tính trách nhiệm cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên Quyền trẻ em
6 p | 20 | 4
-
Lưu trữ và thư viện số - nền tảng xây dựng nhân văn số thức
8 p | 16 | 4
-
Lưu trữ và thư viện số - Nền tảng xây dựng nhân văn số thức
8 p | 38 | 4
-
Tiếp tục phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
6 p | 102 | 3
-
Vai trò của báo chí trong giám sát quyền lực chính trị
10 p | 4 | 3
-
Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của biểu tượng trong nhà thờ Công giáo (Qua khảo sát chức sắc, tín đồ Công giáo ở Tp. Hà Nội)
15 p | 27 | 2
-
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và vai trò hạt nhân trong hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam
9 p | 11 | 2
-
Vai trò chiến lược của đường Hồ Chí Minh qua đánh giá của báo chí và các nhà nghiên cứu Phương Tây
10 p | 67 | 1
-
Một số ý kiến vai trò của giảng viên nữ khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực tài năng cho đất nước
5 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn