Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Chí An, Công tác xã hội nhập môn, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2006.<br />
2. Lê Chí An (biên dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở - Bán<br />
công, TP. HCM, 1999.<br />
3. Lê Chí An (biên dịch), Quản trị ngành công tác xã hội, ĐH Mở - Bán công<br />
TP. HCM, 1998.<br />
4. Nguyễn Thị Nhẫn (biên dịch), Công tác xã hội với trẻ em, ĐH Mở - Bán công<br />
TP. HCM, 2002.<br />
5. Nguyễn Thị Oanh, Phát triển cộng đồng, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 2000.<br />
6. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1998.<br />
7. TS. MaryAnn Forgey, TS. Carol S. Cohen, Thực hành Công tác xã hội chuyên<br />
nghiệp, ĐH Mở - Bán công TP. HCM, 1997.<br />
<br />
Đại học Đồng Tháp 54<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
NHÂN VIÊN XÃ HỘI – TÁC NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI<br />
CN. Nguyễn Thanh Nguyên<br />
Giảng viên Khoa Vật lý - Trường ĐHĐT<br />
<br />
Khi đề cập đến các lĩnh vực xã hội (XH) chúng ta liên tưởng ngay đến các lĩnh vực<br />
quan trọng trong đời sống cộng đồng như: Chính sách XH; an sinh XH; khuyết tật; sức<br />
khỏe; gia đình và phụ nữ; trẻ em và thanh niên; người cao tuổi; lĩnh vực HIV/AIDS… đó là<br />
những vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm sâu sát. Để có được một XH công<br />
bằng, lành mạnh, hạn chế tối đa các hành vi trái với pháp luật, mọi người luôn vì nhau,<br />
giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn để có một cuộc sống ổn định… thì vai trò của nhân<br />
viên XH càng quan trọng hơn, khó khăn hơn trong giai đoạn hiện nay.Trong những năm<br />
gần đây ở nước ta đã nở rộ phong trào từ thiện và hoạt động XH giúp đỡ hữu ích cho biết<br />
bao người dân có hoàn cảnh và số phận không may mắn. Ở đây cần phân biệt rõ giữa công<br />
tác XH chuyên nghiệp và công tác từ thiện:<br />
- Công tác từ thiện: Mục đích do nhân đạo, phương pháp xin-cho, vận động, giải<br />
quyết cấp thời, quan hệ nhất thời, ban ơn và người được giúp thụ động, ỷ lại, kết quả<br />
không bền vững.<br />
- Công tác xã hội chuyên nghiệp: lợi ích của thân chủ là mối quan tâm hàng đầu,<br />
phương pháp khoa học, phát huy tiềm năng của thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề,<br />
quan hệ bình đẳng và tôn trọng, kết quả bền vững.<br />
Đội ngũ những người làm công tác XH đang là việc khá đa dạng ở các lĩnh vực<br />
khác nhau: Từ các cơ sở đào tạo, y tế, bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức giúp đỡ cá<br />
nhân - gia đình - cộng đồng, các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động công<br />
nghiệp. Công tác XH hướng đến các đối tượng đa dạng về lứa tuổi, dân tộc, trình độ<br />
học vấn, mức sống, tôn giáo, cũng như có những năng lực cá nhân và XH khác nhau.[1]<br />
Công tác XH ngày nay đặt trọng tâm vào tổng thể và toàn bộ con người cũng như đặt<br />
nặng vai trò của gia đình - gia đình được xem như trường hợp trong công tác XH. Mặc<br />
dù gia đình hiện đại đang thay đổi và nhiều hình thức hôn nhân mới xuất hiện nhưng<br />
gia đình vẫn là thiết chế cơ bản trong XH và theo đúng nghĩa của nó gia đình là yếu tố<br />
Đại học Đồng Tháp 55<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
trọng tâm trong công tác XH.[3]. Công tác XH xem việc vận dụng các tài nguyên cộng<br />
đồng để giúp con người là rất quan trọng, nó nhấn mạnh ba tiến trình căn bản: công tác<br />
XH cá nhân; công tác XH nhóm và tổ chức cộng đồng.<br />
- Công tác XH cá nhân bao gồm: mối quan hệ gần gũi, mặt đối mặt chủ yếu trên<br />
cơ sở cá nhân nhân viên XH với cá nhân than chủ – trong khi làm việc với con người và<br />
vấn đề của họ.<br />
- Công tác XH nhóm sử dụng nhóm như công cụ mang đến sự thay đổi mong<br />
muốn trong việc thực hiện chức năng XH với những người có vấn đề.<br />
- Tổ chức cộng đồng là cách tiếp cận liên nhóm nhằm giải quyết vấn đề thuộc<br />
bệnh lý học XH, nó nhằm tăng cường sự nhận diện nắm bắt các nhu cầu cộng đồng và<br />
tìm cách đáp ứng.<br />
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn<br />
hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn<br />
cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành<br />
động nhằm giảm thiểu:<br />
- Những rào cản trong xã hội<br />
- Sự bất công.<br />
- Và sự bất bình đẳng.<br />
Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của<br />
con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm ...); Xác định các nhu cầu của<br />
con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các<br />
nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong<br />
muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn<br />
lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...); Trên cơ sở đó xây<br />
dựng kế hoạch và mục tiêu để dáp ứng các nhu cầu đó. Nghề công tác xã hội luôn quan<br />
tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ. Môi trường sống bao gồm:<br />
môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, cơ quan & đồng<br />
nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...)<br />
<br />
Đại học Đồng Tháp 56<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
Vậy trên phương diện đấy thì người làm công tác XH, nói chung là nhân viên<br />
XH có vai trò, chức năng gì?<br />
Nói đến vai trò của nhân viên XH chúng ta hiểu nó bao gồm hàng loạt các hành<br />
vi như việc thực hiện các dịch vụ XH trực tiếp cho các thân chủ hoặc giúp đỡ các cá<br />
nhân khác tham gia vào các dịch vụ XH đó. Cụ thể vai trò và nhiệm vụ quan trọng thể<br />
hiện ở chỗ:<br />
1. Là một cán sự luôn đi trước vấn đề: Một cán sự xã hội là người luôn xác định<br />
và tìm ra các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng đang gặp khó khăn (rơi vào khủng hoảng)<br />
hoặc đang có nguy cơ trở thành các nhóm dễ bị tổn thương (nguy hại) được gọi là cán<br />
sự luôn đi trước vấn đề. Việc xác định trước vấn đề của thân chủ là một khía cạnh có<br />
truyền thống lâu dài trong công tác xã hội.<br />
2. Là người môi giới: Người cán sự định hướng cho các cá nhân tiếp cận đến<br />
các dịch vụ xã hội hiện có hoặc hướng đến xây dựng các dịch vụ xã hội cho các cá nhân<br />
được gọi là người môi giới theo cùng nghĩa việc người môi giới cổ phần định hướng<br />
cho các khách hàng tiềm năng về các cổ phiếu có hữu ích đối với họ.<br />
3. Hoạt động biện hộ: Một cán sự là người đấu tranh vì quyền và nhân phẩm của<br />
các cá nhân cần trợ giúp, các cán sự đó là người vận động đấu tranh vì mục tiêu đó. Đây là<br />
một vai trò của cán sự xã hội, nhưng không phải lúc nào cũng hiện ra.<br />
4. Là người lượng giá: Một cán sự xã hội là người tổng hợp thông tin, đánh giá vấn<br />
đề và đưa ra các quyết định cho các hành động, đó chính là vai trò của người lượng giá.<br />
5. Là người vận động: Một cán sự là người kết nối, tiếp sức và tổ chức các<br />
nhóm hiện có hoặc xây dựng các nhóm mới thực hiện vai trò của người vận động nguồn<br />
lực. Vai trò này thường gắn với vai trò rộng lớn hơn của cả tổ chức.<br />
6. Là người giáo viên: Một cán sự có nhiệm vụ chính là truyền đạt và phổ biến<br />
thông tin và tri thức và phát triển các kỹ năng được xem là có vai trò như một giáo viên.<br />
Vai trò này có thể hoặc không thể được thực hiện theo một tình huống sư phạm chính thức.<br />
7. Là tác nhân thay đổi hành vi: Một cán sự xã hội là người hoạt động nhằm đem<br />
lại sự thay đổi về hành vi, thói quen và những việc cùng với cộng đồng, người dân xung<br />
quanh, các tổ chức-nhóm của địa phương và cộng đồng và cả các tổ chức nhà nước nhằm<br />
Đại học Đồng Tháp 57<br />
<br />
Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"<br />
<br />
xây dựng, phát triển các chương trình vì cộng đồng. Hoạt động đó được xem là vai trò của<br />
người lập kế hoạch cho cộng đồng.<br />
8. Là người quản lý cơ sở dữ liệu: Một cán sự xã hội là người tổng hợp, phân loại<br />
và phân tích các dữ liệu từ các hoạt động về phúc lợi xã hội. Vai trò này được thực hiện<br />
chủ yếu bởi các kiểm huấn viên hoặc những người quản trị tổ chức, nó có lẽ cũng được<br />
thực hiện qua cá nhân giữ nhiệm vụ thư ký của tổ chức. Làm được điều này cần có những<br />
kỹ năng nghiệp vụ cụ thể - Là nhận thức của các cá nhân, các nhóm.<br />
9. Là người tư vấn: Một cán sự là người hoạt động cùng các cán sự khác hoặc<br />
các tổ chức xã hội khác để tự giúp mình nâng cao kỹ năng và giúp đỡ giải quyết các vấn<br />
đề của than chủ, nhiệm vụ - vai trò đó được xem là người tư vấn.<br />
10. Là người lập kế hoạch cho cộng đồng: Một cán sự xã hội là người<br />
làmngười quản lý: Một cán sự xã hội là người quản lý một tổ chức, một hoạt động hoặc<br />
một nhiệm vụ cụ thể của tổ chức.<br />
11. Là người cung cấp hoạt động chăm sóc: Một cán sự xã hội là người đưa ra<br />
các hoạt động chăm sóc về thể chất, tài chính hoặc trông nom-những nhiệm vụ đó được<br />
xem như là người cung cấp các hoạt động chăm sóc.<br />
Một điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các vai trò được thiết lập ở trên luôn<br />
được kết hợp với nhau, được lồng ghép với nhau trong các hoạt động. người cán sự xã<br />
hội cần biết lồng ghép và vận dụng tối đa các kỹ năng của mình trong việc thực hiện vai<br />
trò của mình. Đồng thời để hiểu hơn về công tác XH, cán sự công tác XH cần thêm<br />
những kiến thức về xã hội học và tâm lý học. Ngoài ra nhân viên XH còn có vai trò và<br />
các trách nhiệm sau đây:<br />
- Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc.<br />
- Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
- Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng.<br />
- Liêm chính.<br />
- Luôn học tập để đổi mới chính mình.<br />
Trách nhiệm đối với thân chủ:<br />
+ Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu.<br />
Đại học Đồng Tháp 58<br />
<br />