intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Quân Y 103

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới giúp chẩn đoán gãy lồi cầu xương hàm dưới sớm, chính xác hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Quân Y 103

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019<br /> <br /> NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG GÃY LỒI CẦU<br /> XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br /> Nguyễn Hùng Thắng1; Nguyễn Anh Tú1<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu xương hàm dưới giúp chẩn đoán gãy lồi cầu<br /> xương hàm dưới sớm, chính xác hơn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang,<br /> tiến cứu 56 bệnh nhân chấn thương mới được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện<br /> Quân y 103 từ 11 - 2017 đến 4 - 2019 với chẩn đoán gãy lồi cầu xương hàm dưới. Kết quả:<br /> tỷ lệ nam/nữ: 6/1; lứa tuổi hay gặp 18 - 39 (66,1%). Nguyên nhân chính do tai nạn giao thông<br /> (85,7%). Phân loại: gãy chỏm lồi cầu 29 bệnh nhân (51,8%), cổ lồi cầu 10 bệnh nhân (17,8%)<br /> và 17 bệnh nhân gãy dưới lồi cầu (30,4%). Phần lớn bệnh nhân có gãy lồi cầu kết hợp với gãy<br /> xương vùng mặt khác (67,9%). Triệu chứng lâm sàng: đau vùng trước tai (100%); sưng nề (98,6%);<br /> hạn chế há miệng (94,6%); sai khớp cắn (76,8%). Kết luận: gãy lồi cầu xương hàm dưới gặp<br /> chủ yếu ở nam (90%), lứa tuổi từ 18 - 39 (66,1%). Gãy lồi cầu kết hợp với gãy xương hàm dưới<br /> vùng cằm chiếm tỷ lệ cao. Phần lớn gãy chỏm lồi cầu, gãy một bên. Triệu chứng lâm sàng có<br /> giá trị chẩn đoán bao gồm: đau vùng trước tai, sai khớp cắn.<br /> * Từ khóa: Gãy lồi cầu xương hàm dưới; Đặc điểm lâm sàng.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời,<br /> gãy lồi cầu xương hàm dưới sẽ để lại<br /> Lồi cầu xương hàm dưới không những những di chứng phức tạp khó điều trị sau<br /> là một thành phần tham gia cấu tạo khớp này như loạn chức năng khớp, cứng<br /> thái dương hàm, một cấu trúc giải phẫu khớp, rối loạn vận động hàm dưới, hở<br /> quan trọng vùng hàm mặt mà còn là trung khớp cắn, biến dạng mặt... [4].<br /> tâm tăng trưởng của xương hàm dưới. Vì vậy, việc nghiên cứu để nâng cao<br /> Khớp thái dương hàm dưới là khớp động khả năng chẩn đoán gãy lồi cầu xương<br /> duy nhất ở vùng hàm mặt, đóng vai trò hàm dưới là cần thiết cho các bác sỹ<br /> quan trọng trong chức năng ăn, nói, nuốt, chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt.<br /> thở. Ngoài ra, khớp thái dương hàm còn Nghiên cứu này thực hiện với mục đích:<br /> góp phần tạo nên khuôn mặt. Chấn thương Mô tả đặc điểm lâm sàng gãy lồi cầu<br /> lồi cầu xương hàm dưới thường không xương hàm dưới, giúp chẩn đoán sớm,<br /> ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng ảnh chính xác và điều trị kịp thời, mang lại<br /> hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng kết quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu nhất<br /> vùng hàm mặt. Đặc biệt, nếu không được cho người bệnh.<br /> <br /> <br /> 1. Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Anh Tú (drnguyenanhtu@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 06/06/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/07/2019<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/08/2019<br /> <br /> 73<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP * Giới:<br /> NGHIÊN CỨU 48 BN nam (85,7%); 8 BN nữ (14,3%).<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ: 6/1.<br /> 56 trường hợp điều trị nội trú tại Khoa Gãy lồi cầu gặp chủ yếu ở nam<br /> Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh (85,7%), lứa tuổi 18 - 39 (66,1%); kết quả<br /> viện Quân y 103 từ 11 - 2017 đến 4 - 2019, này phù hợp với nghiên cứu của Phạm<br /> bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định Hoàng Tuấn [1], Nam và CS [5]: đây là<br /> gãy lồi cầu xương hàm dưới qua khám lứa tuổi lao động, tham gia nhiều vào các<br /> lâm sàng, chụp X quang. hoạt động xã hội, giao thông nên dễ bị<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu. chấn thương, tai nạn.<br /> Mô tả cắt ngang, tiến cứu. * Nguyên nhân:<br /> - BN được khám lâm sàng các triệu Do tai nạn giao thông 48 BN (85,7%);<br /> chứng gãy lồi cầu xương hàm dưới: đau tai nạn lao động 1 BN (1,8%); tai nạn sinh<br /> trước tai, sưng nề, chảy máu ống tai hoạt 5 BN (8,9%); đánh nhau 2 BN (3,6%).<br /> ngoài, vết thương phần mềm vùng cằm, Đa số BN trong nhóm nghiên cứu bị tai<br /> hạn chế há miệng, khớp cắn. nạn giao thông. Kết quả này phù hợp với<br /> - Chụp X quang quy ước: thẳng mặt, nghiên cứu của Phạm Hoàng Tuấn [1],<br /> Panorama. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy sọ Huỳnh Trần Gia Hưng [2]. Tại Việt Nam,<br /> mặt với các lát cắt axial, coronal và dựng tình trạng sử dụng xe máy tham gia giao<br /> hình 3D. thông không an toàn hay gặp ở nam và<br /> - Phân loại gãy lồi cầu theo vị trí gãy xác lứa tuổi thanh niên, nên tỷ lệ tổn thương<br /> định trên X quang và chụp cắt lớp vi tính: ở nam thanh niên cao hơn.<br /> chỏm lồi cầu, cổ lồi cầu, dưới lồi cầu [5]. 2. Phân loại.<br /> - Thông tin thu được ghi lại vào bệnh * Gãy lồi cầu theo vị trí gãy:<br /> án nghiên cứu.<br /> 29 BN (51,8%) gãy lồi cầu ở vị trí chỏm<br /> * Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS lồi cầu; 10 BN (17,9%) gãy ở cổ lồi cầu;<br /> statistic 20. 17 BN (30,4%) gãy ở dưới lồi cầu. Vị trí<br /> gãy lồi cầu gặp chủ yếu ở chỏm khớp<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> (63,3%), do vùng cằm và lồi cầu liên quan<br /> BÀN LUẬN<br /> trực tiếp với nhau trong cơ chế chấn thương.<br /> 1. Đặc điểm chung. Vùng cằm là điểm chạm lực chấn thương<br /> * Tuổi: đầu tiên, sau đó truyền lực đến chỏm lồi<br /> Trong 56 BN, 7 BN (12,5%) từ 6 - 17 tuổi; cầu là vùng chịu phản lực nhiều nhất từ<br /> 18 - 39 tuổi: 37 BN (66,1%); 40 - 60 tuổi: cấu trúc giải phẫu xung quanh (ổ chảo,<br /> 10 BN (17,8%); > 60 tuổi: 2 BN (3,6%). thành trước ống tai ngoài) nên dễ bị tổn<br /> Tuổi trung bình 31 ± 13,1. thương nhất, dẫn đến gãy chỏm lồi cầu.<br /> <br /> 74<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019<br /> <br /> * Gãy lồi cầu một bên và hai bên: kể cả khi BN ở giai đoạn đã giảm phù nề.<br /> 42 BN (75%) gãy lỗi cầu một bên; Tuy nhiên, các điểm đau chói này cũng có<br /> 14 BN (25%) gãy lồi cầu hai bên. Tỷ lệ thể gặp trên BN chỉ chấn thương khớp<br /> gãy 1 bên/2 bên là 4/1, phù hợp với hoặc phần mềm vùng khớp thái dương<br /> nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn [3], hàm. Đó là dấu hiệu bước đầu giúp các<br /> Phạm Hoàng Tuấn [1] và Van den Berg B [6]. bác sỹ thăm khám kỹ và chỉ định chụp X<br /> quang để tránh bỏ sót tổn thương này.<br /> * Gãy lồi cầu theo các đường gãy phối<br /> Sưng nề vùng trước tai gặp chủ yếu<br /> hợp của xương hàm dưới:<br /> (98,6%). 1 BN không sưng nề do BN vào<br /> 18 BN (32,1%) gãy lồi cầu đơn thuần; khoa sau khi điều trị ở chuyên khoa sọ<br /> 32 BN (57,1%) gãy vùng cằm; 10 BN não. Vết thương vùng cằm gặp trên 1/2<br /> (17,9%) gãy cành ngang; 4 BN (7,1%) số trường hợp gãy lồi cầu. Đây là triệu<br /> gãy góc hàm; 1 BN (1,8%) gãy cành cao; chứng cần phải khám kỹ để chẩn đoán có<br /> 2 BN (3,6%) gãy tầng giữa mặt (hàm trên, gãy lồi cầu hay không. Chảy máu ống tai<br /> gò má, ổ mắt...); không gặp BN nào gãy ngoài tuy chỉ chiếm tỷ lệ thấp (14,3%)<br /> mỏm vẹt. Gãy lồi cầu thường kết hợp nhưng theo chúng tôi đây là triệu chứng<br /> đường gãy khác vùng hàm mặt (67,9%), quan trọng gợi ý tổn thương khớp thái<br /> trong đó gãy vùng cằm chiếm tỷ lệ cao dương hàm và lồi cầu. Lực chấn thương<br /> nhất. Kết quả của chúng tôi phù hợp với tác động vào vùng cằm truyền lực đến lồi<br /> nghiên cứu của Zrounba H [7]. cầu xương hàm dưới, đẩy lồi cầu xương<br /> 3. Triệu chứng lâm sàng gãy lồi cầu hàm dưới ra sau làm rách da và chảy<br /> xương hàm dưới. máu ống tai ngoài. Đa số BN gãy lồi cầu<br /> đều bị hạn chế há miệng (94,6%). Tỷ lệ<br /> Bảng 1: Các triệu chứng của gãy lồi cầu.<br /> này tương đương với nghiên cứu của<br /> Số lượng/tổng Tỷ lệ Phạm Hoàng Tuấn [1] (94,7%). Sai khớp<br /> Triệu chứng vị trí gãy % cắn là triệu chứng rất quan trọng trong<br /> Đau vùng trước tai 70/70 100 gãy lồi cầu xương hàm dưới. Đây là triệu<br /> Chảy máu ống tai ngoài 10/70 14,3<br /> chứng không những có giá trị trong chẩn<br /> đoán sai khớp cắn mà còn có giá trị trong<br /> Sưng nề trước tai 69/70 98,6<br /> xác định phương pháp điều trị, tỷ lệ này<br /> Hạn chế há miệng 53/56 94,6 trong nghiên cứu thấp hơn so với Phạm<br /> Sai khớp cắn 43/56 76,8 Hoàng Tuấn (83,6%) [1], nhưng khác biệt<br /> Vết thương vùng cằm 33/56 58,9<br /> không có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> Triệu chứng hay gặp nhất trong gãy KẾT LUẬN<br /> lồi cầu xương hàm dưới là đau vùng Trong 56 trường hợp gãy lồi cầu<br /> trước tai (100%). Tiếp đến là há miệng xương hàm dưới điều trị tại Bệnh viện<br /> hạn chế (94,6%) và sai khớp cắn (76,8%). Quân y 103, chúng tôi thấy chủ yếu BN là<br /> Chúng tôi gặp đau trước tai ở tất cả BN nam, độ tuổi 18 - 39 (66,1%), do tai nạn<br /> gãy lồi cầu. Đây là triệu chứng dễ xác định, giao thông (85,7%). Phần lớn gãy lồi cầu<br /> <br /> 75<br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2019<br /> <br /> một bên (75%) và vị trí gãy hay gặp nhất Răng Hàm Mặt Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học<br /> là gãy chỏm lồi cầu (51,8%). Gãy lồi cầu Cần Thơ. 2018, 11-12, tr.144-150.<br /> phối hợp với gãy xương hàm mặt khác 3. Hoàng Anh Tuấn. Đánh giá kết quả điều<br /> chiếm tỷ lệ cao (67,9%), vị trí gãy xương trị gãy lồi cầu xương hàm dưới. Trường Đại<br /> hàm dưới kết hợp với gãy lồi cầu hay gặp học Y Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học. 2002.<br /> ở vùng cằm (51,8%). Các triệu chứng có 4. Perry M, Simon H. Mandibular fractures.<br /> vai trò quan trọng trong chẩn đoán gãy lồi Atlas of Operative Maxillofacial Trauma Surgery.<br /> cầu: đau vùng trước tai, sai khớp cắn 2014.<br /> (76,8%). Chẩn đoán sớm gãy lồi xương 5. Nam et al. Application of the Risdon<br /> hàm dưới sẽ giúp điều trị đúng và kịp approach for mandibular condyle fracture.<br /> thời, tránh để lại những di chứng khó sửa BMC Surgery. 2013, 2, pp.13-25.<br /> chữa sau này. 6. Van den Berg B et al. Conservative<br /> treatment of a mandibular condyle fracture:<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO Comparing intermaxillary fixation with screws<br /> 1. Phạm Hoàng Tuấn. Tình trạng chấn or arch bar. A randomised clinicaltrial. Journal<br /> thương lồi cầu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt of Cranio-Maxillo-Facial Surgery. 2015, 43,<br /> Trung ương Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. pp.671-676.<br /> 2017, 2, tr.110-114. 7. Zrounba H et al. Epidermiology and<br /> 2. Huỳnh Trần Gia Hưng, Trương Nhựt Khuê. treatment outcome of surgically treated<br /> Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang gãy lồi mandibular condyle fractures. A five years<br /> cầu xương hàm dưới tại Bệnh viện Đa khoa retrospective study. Journal of Cranio-Maxillo-<br /> Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Mắt - Facial Surgery. 2014, 42, pp.879-884.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 76<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0