Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHẬN XÉT KẾT QUẢ CỦA KỸ THUẬT“MẢNH GHÉP CÓ GIÁ ĐỠ” <br />
TRONG PHẪU THUẬT VÁ NHĨ ĐƠN THUẦN <br />
Nguyễn Nam Hà*,Nguyễn Phạm Phước Điền** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Thành công của phẫu thuật vá nhĩ vẫn còn là một thách thức với thầy thuốc <br />
TMH. Trong trường hợp vá màng căng đơn thuần (kiểuWullstein I), dù kỹ thuật vá đơn giản, một nguyên <br />
nhân làm màng nhĩ bị hở là mảnh ghép xê dịch trong quá trình hậu phẫu. <br />
Do đó chúng tôi thực hiện kỹ thuật “mảnh ghép có giá đỡ”, dung miếng nhựa nâng đỡ mảnh ghép, giúp <br />
mảnh ghép cố định trong thời gian lành vết thương cơ bản, trong phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần. Mục tiêu nghiên <br />
cứu của chúng tôi là đánh giá kết quả của kỹ thuật này để đạt kết quả phẫu thuật vá nhĩ được chắc chắn hơn. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên, từ tháng 2/ 2012 đến tháng 2/ <br />
2013. Đối tượng nghiên cứu là 12 bệnh nhân viêm tai giữa mạn thủng nhĩ, tất cả lỗ thủng trung tâm còn rìa. <br />
Các bệnh nhân được vá nhĩ đơn thuần kiểu underlay, với mảnh ghép được khâu cố định vào miếng nhựa nâng <br />
đỡ tạo “mảnh ghép có giá đỡ. Miếng nhựa được lấy ra sau phẫu thuật 3 tuần. Kết quả liền màng nhĩ được đánh <br />
giá qua nội soi, nhĩ lượng đồ. <br />
Kết quả: Kết quả đáng khích lệ với tỉ lệ màng nhĩ liền tốt là 11/12 bệnh nhân, màng nhĩ còn hở ở 1 bệnh <br />
nhân. Không có trường hợp nào mảnh ghép bị tuột mất hoặc tạo túi lõm hay xẹp nhĩ. <br />
Kết luận: Kỹ thuật “mảnh ghép có giá đỡ” thấp trong phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần là kỹ thuật hiệu quả, <br />
đơn giản, chi phí thấp. <br />
Từ khóa: mảnh ghép có giá đỡ, vá nhĩ, chỉnh hình tai giữa kiểu I Wullstein. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE RESULT OF “FRAME‐ SUPPORTED GRAFT” TECHNIQUE IN MYRINGOPLASTY <br />
Nguyen Nam Ha, Nguyen Pham Phuoc Đien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 267 ‐ 270 <br />
Introduction and aim: Success of tympanoplasty still be a challenge for Otolaryngologists. In <br />
myringoplasty (type I Wullsteintympanoplasty), although the technique is simple, a reason of failure in complete <br />
closure is that grafts dislocate from initial place in postoperative duration. Therefore we perform “frame‐ <br />
supported graft” technique, use a plastic frame to support the graft in stabilization during standard healing time, <br />
in myringoplasty. Our objective is to assess result of this technique to get more stable results in myringoplasty. <br />
Methods: Randomised clinical trial, from Feb. 2012 to Feb. 2013. Study cases are 12 patients of chronic <br />
otitis media, all with central perforation of tympanic membranes Patients had myringoplasty styled underlay, <br />
with grafts which were sutured to supporting plastic frame to produce a “frame‐ supported graft”. Plastic frame <br />
was removed after 3 weeks. Results of tympanic membrane closure are evaluated via endoscopy and <br />
tympanography. <br />
Results: Results are encouraged with good rate of the membrane closure of 11/ 12 patients, while closure <br />
was incomplete at 1 patient. There was no case in which graft went away or induced a retraction pouch or <br />
collapse. <br />
Conclusion:“Frame‐ supported graft” technique in myringoplasty is a effective, simple, low cost one. <br />
Key words: frame‐ supported graft, myringoplasty, Wullstein type Ity mpanoplasty <br />
* <br />
<br />
Khoa Tai Mũi Họng ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, <br />
Tác giả liên lạc: ThS.Nguyễn Nam Hà ĐT: 0913927432 Email: hanguyennambs@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
267<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Charles M. Luetje, 2006, đã phân loại 3 hình <br />
thái bất thường màng nhĩ để áp dụng kiểu phẫu <br />
thuật: thủng trung tâm, túi lõm xoang nhĩ sau, <br />
túi lõm màng chùng có kèm hoặc không kèm <br />
với mòn tường thương nhĩ. Thủng nhĩ trung <br />
tâm thường được áp dụng phẫu thuật vá màng <br />
căng đơn thuần (kiểuWullstein I), túi lõm xoang <br />
nhĩ sau, túi lõm màng chùng có kèm hoặc không <br />
kèm với mòn tường thương nhĩ đòi hỏi phẫu <br />
thuật chỉnh hình màng nhĩ và chuỗi xương con <br />
(kiểuWullstein II‐ V)(1). <br />
Nguyễn Hoàng Nam, 2003, thực hiện nghiên <br />
cứu cho thấy tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá <br />
nhĩ qua nội soi là 82,67 % sau 7 tháng theo dõi(7). <br />
Vật liệu vá nhĩ rất đa dạng: da, mạch máu, cân <br />
cơ thái dương, sụn, vật liệu nhân tạo… Hai vật <br />
liệu phổ biến nhất hiện nay được dùng làm <br />
mảnh ghép trong phẫu thuật vá nhĩ là cân cơ <br />
thái dương và sụn, màng sụn nắp tai(4). Hai vật <br />
liệu này có tỉ lệ thành công tương đương <br />
nhau(6,3,2). <br />
Thành công của phẫu thuật vá nhĩ vẫn còn là <br />
một thách thức với thầy thuốc TMH. Trong <br />
trường hợp vá màng căng đơn thuần <br />
(kiểuWullstein I), dù kỹ thuật vá đơn giản, một <br />
nguyên nhân làm màng nhĩ bị hở là mảnh ghép <br />
xê dịch trong quá trình hậu phẫu(8,9). <br />
Phạm Ngọc Chất, 2004, đã nghiên cứu một <br />
kiểu underlaycải tiến là khâu cố định mảnh vật <br />
liệu vào cán búa giúpmảnh ghép khỏi di lệch. <br />
Kỹ thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh <br />
nghiêm và kỹ năng cao(8). <br />
Yamanaka T. et al, 2003, đã nghiên về giá đỡ <br />
màng nhĩ trong phẫu thuật vá nhĩ. Một loại chất <br />
liệu là PGA (polyglycol acid) được đề cập, được <br />
dùng để cố định mảnh ghép khỏi di lệch trong <br />
2‐ 3 tuần sau mổ góp phần tăng tỉ lệ thành công <br />
của phẫu thuật vá nhĩ(10). <br />
Như vậy, chúng tôi thấy có ít nghiên cứu <br />
trong ngoài nước về giá đỡ màng nhĩ trong phẫu <br />
thuật vá nhĩ đơn thuần. Do đó chúng tôi thực <br />
hiện kỹ thuật “mảnh ghép có giá đỡ”, dùng <br />
<br />
268<br />
<br />
miếng nhựa nâng đỡ mảnh ghép, giúp mảnh <br />
ghép cố định trong thời gian lành vết thương cơ <br />
bản. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh <br />
giá kết quả của kỹ thuật này để đạt kết quả phẫu <br />
thuật vá nhĩ được chắc chắn hơn. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng <br />
12 bệnh nhân viêm tai giữa mạn thủng nhĩ, <br />
tất cả lỗ thủng trung tâm còn rìa. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Lỗ thủng ngoạm xương, có cholesteatoma, lỗ <br />
thủng màng chùng. <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên. <br />
<br />
Thời gian <br />
Tháng 2/2012‐ 2/2013. <br />
<br />
Mô tả phẫu thuật <br />
Dụng cụ <br />
‐Bộ dụng cụ vi phẫu tai. <br />
‐Bộ nội soi tai mũi họng. <br />
‐Miếng nhựa của chai dịch truyền tĩnh mạch <br />
được xử lý vô trùng. <br />
<br />
Vô cảm: mê NKQ. <br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật <br />
‐Lấy mảnh ghép nhĩ từ bình tai là 1 miếng <br />
màng sụn (nếu lỗ thủng nhĩ nhỏ), hoặc màng <br />
sụn+ sụn (nếu lỗ thủng nhĩ lớn). <br />
‐Tạo hình miếng nhựa theo kích thước lỗ <br />
thủng. Khâu cố định mảnh ghép vào miếng <br />
nhựa bằng chỉ tan tổng hợp (Safil) tạo “mảnh <br />
ghép có giá đỡ”. <br />
‐Làm tươi rìa nhĩ, lấy bỏ biểu bì ở rìa lỗ <br />
thủng . <br />
‐Đặt spongel hòm nhĩ (nếu lỗ thủng nhĩ <br />
nhỏ), không đặt spongel hòm nhĩ (nếu lỗ thủng <br />
nhĩ lớn). <br />
‐Đặt “mảnh ghép có giá đỡ” vào lỗ thủng <br />
nhĩ, màng sụn (nếu lỗ thủng nhĩ nhỏ) hoặc <br />
màng sụn + sụn (nếu lỗ thủng nhĩ lớn) được đặt <br />
kiểu underlay, miếng nhựa được đặt kiểu <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
overlay.“Mảnh ghép có giá đỡ”kẹp 2 bên rìa nhĩ <br />
như hình ảnh “bánh sandwich”. <br />
‐Không nhét ống tai ngooài. <br />
<br />
Theo dõi sau phẫu thuật <br />
‐Giữ tai khô trong 3 tuần sau phẫu thuật. <br />
Không dùng oxy già hay thuốc nhỏ tai. <br />
‐Lấy miếng nhựa ra vào tuần thứ 3 sau phẫu <br />
thuật. <br />
‐Kết quả liền màng nhĩ được đánh giá qua <br />
nội soi hàng tuần, qua nhĩ lượng đồ sau 3 tháng, <br />
6 tháng, 1 năm. <br />
<br />
KẾT QUẢ‐ BÀN LUẬN <br />
Bảng 1: Kết quả <br />
Hình ảnh nội soi<br />
<br />
Trước PT<br />
<br />
-Thủng còn rìa nhiều<br />
<br />
9<br />
<br />
-Thủng sát rìa<br />
<br />
3<br />
<br />
Nhĩ lượng đồ<br />
-Typ A<br />
-Type As<br />
-Type Ad<br />
-Type B<br />
-Type C<br />
<br />
Trước PT<br />
0<br />
0<br />
0<br />
12<br />
0<br />
<br />
Sau PT 3<br />
tuần<br />
0<br />
<br />
Sau PT 3<br />
tháng<br />
0<br />
1, hở bờ dưới<br />
0<br />
mảnh ghép<br />
Sau PT 3 tháng<br />
8<br />
2<br />
1<br />
1<br />
0<br />
<br />
+Trong 12 bệnh nhân, 9 trường hợp thủng <br />
nhĩ trung tâm còn rìa nhiều, 3 trường hợp thủng <br />
trung tâm sát rìa. <br />
9 trường hợp thủng nhĩ trung tâm còn rìa <br />
nhiều: tất cả có kết quả màng nhĩ lành tốt. Trên <br />
nội soi tai sau phẫu thuật 3 tuần, 3 tháng, mảnh <br />
ghép liền tốt, khô ráo, thấy mạch máu mới. Nhĩ <br />
lượng đồ trước phẫu thuật cho thấy tất cả các <br />
bệnh nhân này có đường biểu diễn type B là <br />
đường không đỉnh, điển hình của thủng nhĩ <br />
trung tâm. Nhĩ lượng đồ sau phẫu thuật 3 tháng <br />
của các bệnh nhân này trở về type A (8 trường <br />
hợp) và Ad (1 trường hợp). Trường hợp nhĩ <br />
lượng đồ type Ad phù hợp với kết quả nội soi là <br />
sẹo mảnh ghép mỏng, nhưng đạt tiêu chuẩn <br />
lành tốt. <br />
2 trường hợp thủng trung tâm sát rìa có kết <br />
quả màng nhĩ lành tốt. Trên nội soi tai sau phẫu <br />
thuật 3 tuần, 3 tháng, mảnh ghép liền tốt, khô <br />
ráo, thấy mạch máu mới. Nhĩ lượng đồ trước <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
phẫu thuật cho thấy 3 bệnh nhân này có đường <br />
biểu diễn type B là đường không đỉnh, điển hình <br />
của thủng nhĩ trung tâm sát rìa. Nhĩ lượng đồ <br />
sau phẫu thuật 3 tháng của các bệnh nhân này <br />
trở về type As. Nhĩ lượng đồ type As phù hợp <br />
với kết quả nội soi là mảnh ghép dày, nhưng đạt <br />
tiêu chuẩn lành tốt. <br />
1 trường hợp thủng trung tâm sát rìa bị hở <br />
bờ dưới mảnh ghép. Nhĩ lượng đồ sau phẫu <br />
thuật3 tháng của bệnh nhân này vẫn còn type B. <br />
Nhĩ lượng đồ type B phù hợp với kết quả nội soi <br />
là bị hở bờ dưới mảnh ghép, dù mảnh ghép đã <br />
có mạch máu mới, nhưng còn ướt và hòm nhĩ <br />
tiết dịch tái phát nhiều lần sau phẫu thuật. Hồi <br />
cứu lại kết quả khám và hình ảnh nội soi trước <br />
phẫu thuật của bệnh nhân này, chúng tôi thấy <br />
bệnh nhân có hình ảnh nhiễm nấm ống tai <br />
ngoài‐ hòm nhĩ bên bệnh. Dù hòm nhĩ được <br />
chăm sóc tại chỗ tích cực trước phẫu thuật <br />
nhưng trong phẫu thuật thấy vẫn hút ra ít dịch <br />
trắng dai, nói lên tình trạng viêm dai dẳng, có <br />
thể là do nhiễm nấm. <br />
+Miếng nhựa nâng đỡ mảnh ghép: Chúng <br />
tôi sử dụng miếng nhựa cắt từ vỏ chai dịch <br />
truyền tĩnh mạch và xử lý vô trùng để sử dụng. <br />
Vỏ chai dịch truyền tĩnh mạch làm bằng nhựa y <br />
tế, không phóng thích độc chất và không gây <br />
kích thích mô. Vật liệu này có sẵn ở bệnh viện, <br />
không tốn tiền bệnh nhân. <br />
+Về kỹ thuật đặt “mảnh ghép có giá đỡ”: <br />
‐Việc khâu cố định mảnh ghép vào miếng <br />
nhựa tạo “mảnh ghép có giá đỡ” kẹp 2 bên rìa <br />
nhĩ như hình ảnh “bánh sandwich” giúp cho <br />
mảnh ghép cố định vững chắc, không bị dịch <br />
chuyển khi có thay đổi áp lực trong hòm nhĩ khi <br />
bệnh nhân hắt hơi, ho, rặn,... <br />
‐Trường hợp thủng nhĩ trung tâm còn rìa <br />
nhiều: “mảnh ghép có giá đỡ” có giá trị cố <br />
định rất lớn. Kỹ thuật cố định mảnh ghép với <br />
rìa nhĩ phổ biến hiện nay là nhét chặt spongel <br />
hòm nhĩ và ống tai ngoài trong 2‐ 3 tuần. Thực <br />
tế lâm sàng đã cho thấy ở vài bệnh nhân, <br />
spongel tự tiêu sớm hơn thời gian tiêu chuẩn <br />
(2‐3 tuần). Trong trường hợp này mảnh ghép <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
269<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
sẽ bị dịch chuyển khi có thay đổi áp lực trong <br />
hòm nhĩ, nhất là khi lỗ thủng ở về phía trên <br />
màng căng. Kỹ thuật “mảnh ghép có giá đỡ” <br />
kẹp 2 bên rìa nhĩ tạo “bánh sandwich”của <br />
chúng tôi giúp mảnh ghép không bị tuột <br />
xuống đáy hòm nhĩ khi bệnh nhân đứng hay <br />
ngồi. Việc nhét spongel hòm nhĩ vì thế được <br />
bỏ bớt chức năng cố định trong, chỉ còn chức <br />
năng ép rìa mảnh ghép lên rìa nhĩ. Một ưu <br />
điểm khác là ống tai ngoài thông thoáng, <br />
không gây cảm giác đầy tai cho bệnh nhân, do <br />
chúng tôi chỉ phủ 1 miếng spongel ngoài màng <br />
nhĩ giữ độ ẩm cho mảnh ghép, không nhét <br />
chặt ống tai ngoài như kỹ thuật thông thường <br />
hiện nay. <br />
‐Trường hợp thủng trung tâm sát rìa: “mảnh <br />
ghép có giá đỡ”, ngoài giá trị cố định như đã <br />
trình bày ở trên, có giá trị tạo sự thông thoáng <br />
cho cả hòm nhĩ và ống tai ngoài. Trong các <br />
trường hợp này, rìa sụn của mảnh ghép đủ tạo <br />
độ cứng cáp ép chặt rìa màng sụn vào mặt trong <br />
rìa nhĩ nên chúng tôi không cần đặt spongel vào <br />
hòm nhĩ. Mặt ngoài, chúng tôi chỉ phủ 1 miếng <br />
spongel để giữ độ ẩm cho mảnh ghép, không <br />
nhét chặt ống tai ngoài như kỹ thuật thông <br />
thường hiện nay. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Kỹ thuật “mảnh ghép có giá đỡ” thấp <br />
trong phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần là kỹ thuật <br />
<br />
hiệu quả, đơn giản, chi phí thấp. Miếng nhựa <br />
nâng đỡ giúp mảnh ghép cố định trong thời <br />
gian lành vết thương cơ bản, tạo điều kiện cho <br />
màng nhĩ liền tốt. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Bailey B.J. (2006), Head and neck surgery‐ Otolaryngology, <br />
Lippincott‐ Raven, pp2114‐2116. <br />
2. Bron RT, (2004), Success of Cartilage Grafting in Revision <br />
Tympanoplasty Without Mastoidectomy, Otol Neurotol 25, pp <br />
678–681. <br />
3. Harvey SA, Lin SY, (1999). Double cartilage block (DCB) <br />
ossiculoplasty in chronic ear surgery. Laryngoscope; 109: 911‐<br />
914. <br />
4. Lê Văn Lợi, (1997), Các phẫu thuật thông thường Tai Mũi <br />
Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,pp 213. <br />
5. Lee K.J. (2003), Essential Otolaryngology‐ Head and neck <br />
surgery, Mc Graw‐ Hill . <br />
6. Luetje CM, (1995). Utility of autograft tragal cartilage in <br />
tympanoplasty and ossicular reconstruction. In: Friedman M, <br />
Pulec J, eds. Operative techniques in otolaryngology”head and <br />
neck surgery. Philadelphia: WB Saunders: pp 1819 ‐1827. <br />
7. Nguyễn Hoàng Nam, (2003), Sử dụng nội soi trong vá nhĩ, Tạp <br />
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7(1),trang 34. <br />
8. Phạm Ngọc, (2004). Chất, Cố định mảnh vật liệu vào cán búa <br />
một kiểu underlay cải tiến, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí <br />
Minh, tập 8 (1), trang 128. <br />
9. Võ Tấn, (1991). Tai Mũi Họng thực hành, Nhà xuất bản Y học, <br />
pp 726. <br />
10. Yamanaka T, Sawai Y, Hosoi H, (2003). A new supporting <br />
material for facia grafting during myringoplasty: polyycolic acid <br />
sheets, Otolaryngol Head Neck Surg, 149 (2), pp342. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/10/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
270<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />