T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
NHẬN XÉT TỶ LỆ MỘT SỐ YẾU TỐ KÍCH HOẠT<br />
CƠN ĐAU ĐẦU Ở BỆNH NHÂN MIGRAINE<br />
Nguyễn Văn Chương*; Dương Tạ Hải Ninh*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả một số yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn đau đầu Migraine. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 98 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định đau<br />
đầu Migraine theo tiêu chuẩn của IHS. Kết quả: tỷ lệ các yếu tố gây cơn lần lượt là: thời tiết<br />
(75,51%), tâm lý căng thẳng (84,69%), rối loạn giấc ngủ (71,43%), dùng chất kích thích<br />
(68,36%), chu kỳ kinh nguyệt (67,74%), nhịn ăn (67,34%), thức ăn (55,10%). Kết luận: 3 yếu tố<br />
hàng đầu kích hoạt cơn đau nửa đầu ở BN Migraine là tâm lý căng thẳng, thay đổi thời tiết và<br />
rối loạn giấc ngủ.<br />
* Từ khóa: Migraine; Yếu tố gây cơn đau đầu Migraine.<br />
<br />
Some Favorable Factors Related to Migraine Headaches<br />
Summary<br />
Objectives: To describe a number of favorable factors related to Migraine headaches.<br />
Subjects and methods: cross-sectional descriptive study on 98 patients diagnosed Migraine<br />
headaches according to the IHS criteria. Results: The percentage of factors causing attacks:<br />
weather (75.51%), psychological stress (84.69%), sleep disorders (71.43%), use of stimulation<br />
(68.36%), menstrual cycle (67.74%), fasting (67.34%), food (55.10%). Conclusion: Three<br />
leading factors trigger a migraine in patients with Migraine are psychological, stress, weather<br />
changes and sleep disturbances.<br />
* Key words: Migraine; Risk factors of Migraine.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đau đầu Migraine là bệnh đau đầu<br />
nguyên phát do nguyên nhân mạch máu<br />
[1], tỷ lệ mắc bệnh Migraine theo dân số<br />
là 5 - 10% [7], bệnh thường gặp ở nữ với<br />
tỷ lệ nữ/nam = 3/1 [2]. Đây là một chứng<br />
đau đầu mạn tính, đặc điểm lâm sàng là<br />
những cơn đau đầu kịch phát kéo dài 4<br />
giờ cho đến 3 ngày, kèm theo các triệu<br />
chứng toàn thân khác khiến BN mất khả<br />
năng lao động.<br />
Bệnh Migraine được xem là một vấn<br />
đề sức khỏe quan trọng, có ảnh hưởng<br />
<br />
lớn tới kinh tế, xã hội. Theo Tổ chức Y tế<br />
Thế giới và Hội Đau đầu Quốc tế<br />
(International Headache Society: IHS),<br />
bệnh đau nửa đầu đứng thứ 19 trong số<br />
những bệnh gây khuyết tật trên toàn thế<br />
giới. Những năm gần đây, các tác giả trên<br />
thế giới ngoài việc nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng và phương pháp điều trị đau<br />
đầu Migraine còn chú trọng đến dự phòng<br />
bệnh dựa vào nghiên cứu các yếu tố<br />
thuận lợi gây cơn đau nửa đầu. Tuy<br />
nhiên, tại Việt Nam các nghiên cứu về<br />
chủ đề này hiện còn hạn chế.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Dương Tạ Hải Ninh (duongtahaininh@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 16/01/2017<br />
<br />
100<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên,<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br />
nhằm: Mô tả một số yếu tố thuận lợi làm<br />
xuất hiện cơn đau đầu Migraine.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
98 BN được chẩn đoán xác định<br />
Migraine theo tiêu chuẩn của HIS, đến<br />
khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 1 - 2016 đến 10 - 2016.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
* Các bước tiến hành:<br />
- Khám lâm sàng BN theo mẫu bệnh<br />
án hàng ngày.<br />
- Làm xét nghiệm cận lâm sàng<br />
thường quy.<br />
- Phát phiếu điều tra và hướng dẫn đã<br />
được đánh máy sẵn.<br />
- Thu thập số liệu và xử lý số liệu theo<br />
thuật toán thống kê.<br />
* Các biến số nghiên cứu:<br />
- Các biến số về nhân khẩu học của<br />
đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới.<br />
- Các yếu tố thuận lợi gây cơn đau<br />
nửa đầu Migraine: thay đổi thời tiết, căng<br />
thẳng tâm lý, rối loạn giấc ngủ, một số<br />
loại thức ăn, sử dụng chất kích thích<br />
(rượu, bia, chè, cafe…), nhịn ăn hoặc ăn<br />
kiêng và chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.<br />
- Các yếu tố thuận lợi được đánh giá<br />
dựa trên 4 mức độ: không, thỉnh thoảng<br />
(1 - 2 lần/tháng), thường xuyên (3 - 5<br />
<br />
lần/tháng) và rất thường xuyên (> 5<br />
lần/tháng).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
* Đặc điểm về tuổi (n = 98):<br />
< 20 tuổi: 3 BN (3,1%); 20 - 29 tuổi: 11<br />
BN (11,2%); 30 - 39 tuổi: 26 BN (26,5%);<br />
40 - 49 tuổi: 30 BN (30,6%); 50 - 59 tuổi:<br />
16 BN (16,3%); ≥ 60 tuổi: 12 BN (12,2%).<br />
Tuổi trung bình của nhóm BN Migraine<br />
42,92 ± 12,89, độ tuổi 30 - 49 chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (57,1%). Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương<br />
và CS: nhóm 30 - 49 tuổi chiếm 52% [2].<br />
* Đặc điểm về giới :<br />
Nam: 36 BN (36,7%); nữ: 62 BN<br />
(63,3%). Tỷ lệ nam/nữ 1/1,72. Như vậy,<br />
BN nữ mắc bệnh Migraine cao hơn nam.<br />
Tỷ lệ này của mỗi tác giả trên thế giới<br />
khác nhau và có khoảng dao động.<br />
Passier [6] gặp tỷ lệ nam/nữ là 1/1,7 tại<br />
các phòng mạch tư nhân, của Nguyễn<br />
Văn Chương [2] là 1/2,9. Như vậy, tỷ lệ<br />
giới ở BN Migraine của chúng tôi phù hợp<br />
với các tác giả.<br />
2. Các yếu tố gây cơn.<br />
Yếu tố thuận lợi gây cơn đau nửa đầu<br />
Migraine là yếu tố khi xuất hiện hay thoái<br />
lui dẫn đến phát triển một cơn đau nửa<br />
đầu cấp tính ở một cá nhân nhạy cảm với<br />
nó. Yếu tố thuận lợi gây cơn bao gồm yếu<br />
tố về hành vi, môi trường, chế độ ăn<br />
uống, hóa chất hoặc nội tiết.<br />
101<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
* Tổng hợp một số yếu tố gây cơn<br />
thường gặp:<br />
Bảng 1: Một số yếu tố gây cơn đau<br />
đầu Migraine ở nhóm nghiên cứu.<br />
Yếu tố gây cơn<br />
<br />
Nhóm bệnh (n = 98)<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thời tiết<br />
<br />
74<br />
<br />
75,51<br />
<br />
Tâm lý căng thẳng<br />
<br />
83<br />
<br />
84,69<br />
<br />
Rối loạn giấc ngủ<br />
<br />
70<br />
<br />
71,43<br />
<br />
Dùng chất kích thích<br />
<br />
67<br />
<br />
68,36<br />
<br />
Kinh nguyệt*<br />
<br />
42<br />
<br />
67,74<br />
<br />
Nhịn ăn<br />
<br />
66<br />
<br />
67,34<br />
<br />
Thức ăn<br />
<br />
54<br />
<br />
55,10<br />
<br />
(Tỷ lệ này chỉ tính trong nhóm BN nữ,<br />
n = 62)<br />
- BN có cơn đau đầu khi căng thẳng<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (84,69%), các yếu tố<br />
khác như thay đổi thời tiết, rối loạn giấc<br />
ngủ chiếm tỷ lệ tương đối cao.<br />
- 67,74% BN nữ có cơn đau đầu liên<br />
quan chặt chẽ với chu kỳ kinh nguyệt.<br />
- Yếu tố thời tiết:<br />
Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi thời<br />
tiết thay đổi: không: 24 BN (24,49%);<br />
thỉnh thoảng: 31 BN (31,63%): thường<br />
xuyên: 33 BN (33,67%); rất thường<br />
xuyên: 10 BN (10,20%).<br />
BN nhạy cảm với thời tiết thay đổi<br />
43,87%. Christian Wöber và CS nghiên<br />
cứu 120 BN mắc các chứng đau đầu<br />
khác nhau, trong đó 66 BN đau đầu<br />
Migraine cho thấy thời tiết là yếu tố hàng<br />
đầu kích hoạt cơn đau đầu ở 82,5% BN<br />
[9]. Việt Nam là một nước nằm trong vùng<br />
khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không<br />
khí cao, thời tiết thường xuyên thay đổi.<br />
Sự chênh lệch của chỉ số khí hậu giữa<br />
các mùa, giữa các tháng trong năm và<br />
102<br />
<br />
thậm chí giữa những ngày kế tiếp nhau<br />
cũng rất lớn. Hiện tượng này có tác động<br />
rõ rệt tới BN đau nửa đầu Migraine, làm<br />
tăng nguy cơ gây xuất hiện cơn đau nửa<br />
đầu cả về số lượng cơn đau, cường độ<br />
và thời gian cơn.<br />
- Căng thẳng tâm lý:<br />
Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi căng<br />
thẳng tâm lý: không: 15 BN (15,31%);<br />
thỉnh thoảng: 15 BN (15,31%): thường<br />
xuyên: 45 BN (45,92%): rất thường<br />
xuyên: 23 BN (23,47%).<br />
Căng thẳng tâm lý là yếu tố khởi phát<br />
kinh điển hàng đầu, có khả năng kích<br />
hoạt các loại cơn đau đầu, trong đó có<br />
đau nửa đầu Migraine. Đã có rất nhiều<br />
nghiên cứu về tác động của căng thẳng<br />
tâm lý lên cơn đau đầu và đều cho kết<br />
quả hơn một nửa BN đau đầu nhạy cảm<br />
với yếu tố căng thẳng tâm lý. Nghiên cứu<br />
của chúng tôi cũng cho kết quả khá<br />
tương đồng với những nghiên cứu trước<br />
đây với 84,69% BN nhạy cảm với yếu tố<br />
stress tâm lý. So sánh với kết quả của<br />
nhóm nghiên cứu Trung tâm Đau đầu Mỹ<br />
năm 2012, 50 - 80% BN nói căng thẳng là<br />
nguyên nhân căn bệnh của họ. Một điều<br />
tra trên 200 BN đau đầu Migraine tại Mỹ,<br />
59% trong số đó cho rằng stress là một<br />
yếu tố kích hoạt cơn đau. Tỷ lệ này là<br />
66,7% ở một nghiên cứu khác trên BN<br />
mắc chứng đau đầu tại Áo [3, 9]. Nghiên<br />
cứu của L. Kelman báo cáo căng thẳng<br />
tâm lý là yếu tố hàng đầu gây cơn đau<br />
đầu ở 79,7% BN [4].<br />
- Rối loạn giấc ngủ:<br />
Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi rối<br />
loạn giấc ngủ: không: 28 BN (28,57%):<br />
thỉnh thoảng: 22 BN (22,45%); thường<br />
xuyên: 35 BN (35,71%); rất thường<br />
xuyên: 13 BN (13,27%).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Tình trạng rối loạn giấc ngủ gây khởi<br />
phát các cơn đau nửa đầu ở 71,43% BN<br />
Mất ngủ và đau đầu có tác động hai chiều<br />
với nhau, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý.<br />
Các cơn đau nửa đầu có ảnh hưởng rất<br />
lớn đến chất lượng giấc ngủ. Trong<br />
nghiên cứu Zhang (2016), các tác giả tiến<br />
hành một cuộc phỏng vấn chi tiết giấc<br />
ngủ với 147 phụ nữ bị bệnh đau nửa đầu.<br />
Khi được hỏi liệu họ có cảm giác khoẻ<br />
khoắn hay mệt mỏi vào lúc thức dậy<br />
không, 80% cho biết họ cảm thấy mệt mỏi<br />
khi thức dậy. Khiếu nại về vấn đề giấc<br />
ngủ bị rối loạn do đau nửa đầu thường<br />
thấy [8]. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ<br />
đêm hôm trước có ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến tình trạng đau đầu vào sáng hôm<br />
sau. Theo Nguyễn Văn Chương, trong số<br />
BN đau đầu, 44,09% có số cơn đau đầu<br />
nếu mất ngủ đêm hôm trước và 7,23% có<br />
số cơn khi ngủ nhiều không theo tập<br />
quán. Nghiên cứu của L. Kelman trên<br />
nhóm BN mắc chứng đau nửa đầu tại Mỹ<br />
cho thấy 49,8% BN thường xuyên bị đau<br />
đầu khi gặp các rối loạn về giấc ngủ, 32%<br />
BN đau đầu khi đi ngủ muộn vào đêm<br />
hôm trước [4].<br />
- Nhịn ăn:<br />
Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi nhịn<br />
ăn: không: 32 BN (32,65%); thỉnh thoảng:<br />
16 BN (16,32%); thường xuyên: 40 BN<br />
(40,82%); rất thường xuyên: 10 BN<br />
(10,2%).<br />
Một tỷ lệ lớn (67,35%) BN bị đau đầu<br />
khi bỏ bữa/nhịn đói. Các nghiên cứu cũng<br />
chứng minh chế độ ăn uống có ảnh<br />
hưởng đến các cơn đau đầu Migraine. Cụ<br />
thể, bỏ bữa thường xuyên hoặc bị đói<br />
bụng có liên quan đến yếu tố khởi phát<br />
bệnh, do nó có thể liên quan đến giảm<br />
lượng đường trong máu. Trong các công<br />
<br />
bố của mình, L. Kelman báo cáo 57,3%<br />
BN đau đầu Migraine thường xuyên xuất<br />
hiện các cơn đau đầu khi bỏ bữa [4]. Tỷ<br />
lệ này lần lượt là 42%; 48% và 65% trong<br />
nghiên cứu của Deniz, Ierusalimschy<br />
Moreira Filho và Fukui [5].<br />
- Thức ăn, đồ uống:<br />
Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi ăn<br />
thức ăn chứa mì chính/bột ngọt: không:<br />
44 BN (44,89%); thỉnh thoảng: 11 BN<br />
(11,22%); thường xuyên: 31 BN (31,63%);<br />
rất thường xuyên: 12 BN (12,24%).<br />
Hơn một nửa BN đau đầu Migraine<br />
nhạy cảm với mì chính/bột ngọt (55,10%).<br />
43,87% BN thấy họ thường xuyên bị đau<br />
đầu khi ăn các thức ăn có sử dụng mì<br />
chính.<br />
- Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu khi sử<br />
dụng đồ uống kích thích như rượu bia,<br />
cafe, trà: không: 31 BN (31,63%); thỉnh<br />
thoảng: 22 BN (22,44%); thường xuyên:<br />
35 BN (35,71%); rất thường xuyên: 10 BN<br />
(10,20%).<br />
Đồ uống chứa chất kích thích có khả<br />
năng gây cơn đau nửa đầu thường xuyên<br />
ở 45,91% BN.<br />
- Chu kỳ kinh nguyệt:<br />
Bảng 2: Tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu<br />
trong chu kỳ kinh nguyệt ở BN nữ.<br />
Xuất hiện cơn đau trong<br />
chu kỳ kinh nguyệt<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Không<br />
<br />
13<br />
<br />
20,97<br />
<br />
Thỉnh thoảng<br />
<br />
12<br />
<br />
19,35<br />
<br />
Thường xuyên<br />
<br />
20<br />
<br />
32,26<br />
<br />
Rất thường xuyên<br />
<br />
8<br />
<br />
12,90<br />
<br />
Mãn kinh<br />
<br />
7<br />
<br />
11,29<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
62<br />
<br />
100<br />
<br />
103<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Trong 62 BN nữ, 28 BN (45,16%)<br />
thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu<br />
trong chu kỳ kinh nguyệt. Thông qua việc<br />
thay đổi nồng độ hormon, BN đau nửa<br />
đầu thường bị cơn đau đầu hành hạ trong<br />
các kỳ kinh nguyệt. Tỷ lệ này thay đổi rất<br />
lớn giữa các nghiên cứu từ 31 - 65%.<br />
Như vậy, 3 yếu tố hàng đầu thường<br />
xuyên kích hoạt cơn đau nửa đầu ở BN<br />
Migraine là căng thẳng (84,69%), thời tiết<br />
(75,51%) và rối loạn giấc ngủ (71,43%).<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát 98 BN Migraine tại Bệnh<br />
viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2016 đến 10<br />
- 2016, chúng tôi kết luận:<br />
- Tỷ lệ BN nữ (63,3%) cao hơn BN<br />
nam (36,7%).<br />
- Độ tuổi từ 30 - 49 có số lượng BN<br />
Migraine cao nhất (57,1%).<br />
- 3 yếu tố hàng đầu kích hoạt cơn đau<br />
nửa đầu ở BN Migraine là tâm lý căng<br />
thẳng (84,69%), thay đổi thời tiết<br />
(75,51%) và rối loạn giấc ngủ (71,43%).<br />
- Nhịn ăn làm tăng tần suất xuất hiện<br />
cơn đau đầu ở 67,35% BN.<br />
- Một số thực phẩm như mì chính/bột<br />
ngọt và đồ uống như rượu, bia, cafe, trà<br />
là yếu tố kích hoạt cơn đau đầu Migraine.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Vũ Quang Bích. Bệnh đau nửa đầu.<br />
Phòng và chữa các loại đau đầu. Nhà xuất<br />
bản Y học. 2008, tr.211.<br />
<br />
104<br />
<br />
2. Nguyễn Văn Chương . Nghiên cứu lâm<br />
sàng và điều trị Migren ở người lớn. Luận án<br />
Phó Tiến sỹ Khoa học Y-Dược. 1996.<br />
3. Andress-Rothrock D, King W, Rothrock<br />
J. An analysis of migraine triggers in a clinicbased population. Headache. 2010, 50 (8),<br />
pp.1366-1370,.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/<br />
pubmed/21044280.<br />
4. Kelman L. The triggers or precipitants of<br />
the acute migraine attack. Cephalalgia. 2007,<br />
27<br />
(5),<br />
pp.394-402,<br />
http://www.ncbi.<br />
nlm.nih.gov/pubmed/17403039.<br />
5. Martin P.R. Behavioral management of<br />
migraine headache triggers: learning to cope<br />
with triggers. Curr Pain Headache Rep. 2010,<br />
14<br />
(3),<br />
pp.221-227,<br />
http://www.ncbi.<br />
nlm.nih.gov/pubmed/20425190.<br />
6. Mendonca M.D, Caetano A, VianaBaptista M. Association of depressive<br />
symptoms with allodynia in patients with<br />
migraine: A cross-sectional study", Cephalalgia.<br />
2015.<br />
7. Passier P.E, Vredeveld J.W, de Krom<br />
M.C. Basilar migraine with severe EEG<br />
abnormalities. Headache. 1994, 34 (1),<br />
pp.56-58.<br />
8. Zhang A.Z et al. Prevalence of<br />
depression and anxiety in patients with<br />
chronic digestive system diseases: A<br />
multicenter epidemiological study. World J<br />
Gastroenterol. 2016, 22 (42), pp.9437-9444.<br />
9. Wöber Christian et al. Trigger factors of<br />
migraine<br />
and<br />
tension-type<br />
headache:<br />
experience and knowledge of the patients. J<br />
Headache Pain. 2006, 7, pp.188-195.<br />
<br />