intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ.

Chia sẻ: Ong Ngọc Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

142
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do đó việc nắm vững các điều kiện phát sinh và phát triển của nhện và triệu chứng gây hại để có những biện pháp phòng trị kịp thời nhằm làm giảm nhẹ thiệt hại do nhện gây ra là điều cần thiết. II/ Mô tả, dòng đời, đặc tính sinh vật học của nhện và triệu chứng gây hại. 1/ Mô tả hình dạng của nhện. - Nhện có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường. Nhện gié rất nhỏ ở trong bẹ lá chổ mũi tên. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ.

  1. Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ. ----------------- Châu Văn Hải. Phòng Trồng Trọt, CC BVTV. AG Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. I/ Giới thiệu: - Nhiện gié có tên khoa học Steneotarsonemus spinki Smiley, tên tiếng Anh Panicle rice mite. - Nhiện gié Steneotarsonemus spinki là dịch hại trên lúa được báo cáo trong thời gian gân đây ở Mỹ. Vào mùa hè năm 2007 nhện gây hại mạnh ở Arkansas, Louisiana, Texas và New York. - Vào thập niên 1930 nhện từng gây hại nặng ở vùng trồng lúa ở Ấn Độ, Africa, Central American. Caribbean và Mehico. - Nhện gây hại kết hợp với nấm bệnh thúi bẹ Sarocladium oryzae (sheath rot) và vi khuẩn Burkholderia glumae (bacterial panicle blight) gây lem lép hạt có khả năng làm giảm năng suất từ 5 – 90%. - Nhiện gié là loại dịch hại nguy hiểm do cơ thể nhện quá nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường. Người nông dân khi phát hiện được nhện thường quá muộn nên việc phòng trị ít đem lại hiệu quả. Do đó việc nắm vững các điều kiện phát sinh và phát triển của nhện và triệu chứng gây hại để có những biện pháp phòng trị kịp thời nhằm làm giảm nhẹ thiệt hại do nhện gây ra là điều cần thiết. II/ Mô tả, dòng đời, đặc tính sinh vật học của nhện và triệu chứng gây hại. 1/ Mô tả hình dạng của nhện. - Nhện có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường. Nhện gié rất nhỏ ở trong bẹ lá chổ mũi tên.
  2. - Có thể nhận dạng được nhện ở trong bẹ lá lúa bằng kính lúp cầm tay có độ phóng đại 20 lần. - Nhện có màu vàng rơm chiều dầy khoảng 250µm. - Con đực thon dài, rất hiếu động có thể phát hiện được nó trên bề mặt của lá lúa. - Con cái có hình trứng (hình oval). Con cái. Con đực. - Ấu trùng có kích thước bằng nữa con trưởng thành. - Trứng của chúng củng có kích thước như vậy, Trứng, ấu trùng, thành trùng của nhện gié (nhìn vào đầu mũi tên đỏ). Trứng, ấu trùng, thành trùng của nhện gié được phóng đại lên nhiều lần. 2/ Đặc tính sinh vật học của nhện. - Nhện sinh sản đơn tính không cần thụ tinh (không có con đực), trứng
  3. nở ra con đực. Sinh sản hữu tính, có thụ tinh (có con đực), trứng nở ra con cái. - Nhện cái có thể đẻ 55 trứng trong suốt đời sống của nó. - Nhiện sống tập trung ở trong bẹ lá lúa phần trên mặt nước, khi mật độ cao chúng bò lên bông lúa. - Nhện có thể cư trú bên trong vỏ trấu của hạt lúa. - Nhện ở hạt giống có thể bị chết bởi nhiệt độ nóng, lạnh trong kho trử hoặc chết bởi thuốc khử trùng. Lúa để khô thông thường có thể diệt chết nhện trong hạt giống. - Phương pháp kiểm soát nhện là kiểm tra hạt giống và trên cây trồng. Nhện sống tập trung trong bẹ lá lúa. 3/ vòng đời của nhện gié. - Vòng đời nhện gié: 10-12 ngày : - trứng: 1-2 ngày. - nhện non: 4-5 ngày - nhện trưởng thành: 5-6 ngày. Vòng đời của nhện gié. 4/ Triệu chứng gây hại. - Nhện ăn phá bên trong bẹ lá lúa, vết ăn phá của nhện làm biến màu bẹ lá lúa có màu nâu vàng đến màu nâu socola. Do đó có thể phát hiện được chúng bởi sự biến màu của bẹ lá lúa.
  4. Triệu chứng cây lúa bị nhện gié gây hại. Nhện nằm trong bẹ lá ăn phá (nhìn vào đầu mũi tên đen). Vết chích hút của nhện ở mặt trong của bẹ lá lúa dược phóng đại nhiều lần. Triện chứng gây hại của nhện gié làm cho bẹ lá bị biến màu nâu đến nâu socola.
  5. - Khi 1 lá mới bắt đầu phát triển thì nhện sẽ di chuyển sang bẹ lá mới và chúng tiếp tục ăn phá ở bẹ lá mới này. Như thế chúng tiếp tục ăn phá đến lá sát với thân cây lúa (bẹ lá đòng). Nhện ăn phá từ bẹ lá này sang bẹ lá khác và đến bẹ lá đòng. - Nhện ăn phá nhánh gié lúa ở giai đoạn lúa làm đòng đến giai đoạn lúa trổ ngậm sữa làm bông lúa bị lép. Cây lúa bị nhện gié gây hại làm bông lúa bị lép. III/ Điều kiện phát sinh, phát triển của nhện gié và thiệt hại do nhện gié gây ra. 1/ Điều kiện phát sinh, phát triển của nhện gié. . - Nhiệt độ không khí cao, lượng mưa ít là điều kiện thích hợp cho nhện phát triển trên đồng. Nhện thường gây hại nặng trên chân ruộng xuống giống vụ Đông Xuân trể hoặc mùa vụ kế tiếp xuống giống sớm (xuân hè). Nhất là chân ruộng sạ dầy, thiếu nước tưới. Nhện gây hại trên chân ruộng xuống giống muộn, thiếu nước tưới.
  6. - Chân ruộng trồng lúa liên tục nhiều vụ trong năm, nhất là giống nhiễm nhện tạo điều kiện cho nhện phát triển. lây lan từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tíêp. Và nhện có điều kiện tích lũy mật số gây thiệt hại nghiêm trọng. - Nhện thường phát triển mạnh trên chân ruộng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, nhất là phun thuốc nhiều ở giai đoạn đầu vụ làm giảm mật độ thiên địch đồng ruộng, - Nhiện cũng xuất hiện nhiều trên ruộng sạ dầy, bón thừa phân đạm. - Sự lây lan của nhện từ ruộng này sang ruộng khác nhờ vào: + Côn trùng, + Do con người và công cụ bị nhiểm nhện. + Do nguồn nước tưới có nhện. + Do gió cuốn nhện từ ruộng bị nhiểm sang ruộng kế cận. + Do vận chuyển hạt giống còn tươi từ nơi này sang nơi khác. 2/ Thiệt hại do nhện gié. - Nhện gây thiệt hại trên ruộng lúa bằng 2 cách trực tiếp và gián tiếp. - Cách trực tiếp là ăn phá các mô lá bên trong bẹ lá lúa và gây thiệt hại nặng từ giai đoạn phát triển hạt đến giai đoạn lúa ngậm sữa. Khi nhện ăn phá chúng tiết ra chất độc ở tuyến nước bọt để hút dinh dưỡng làm ảnh hưởng sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn lúa làm đòng nếu bị nhiện gié gây hại nặng, những nơi bị nhện ăn phá tạo ra các sọc bị hoại tữ có màu nâu socola sẽ làm cho bông lúa sau này trổ ra bị lép do do thiếu dinh dưỡng dẫn vào nuôi hạt nên bông lúa thẳng đứng người nông dân gọi là bắn máy bay. Bông lúa thẳng đứng, bị lép do thiếu dunh dưỡng. - Cách gian tiếp, nhện tạo vết thương trên bẹ mở đường cho nấm bệnh
  7. thúi bẹ tấn công vì nhện thường mang bào tử nấm thúi bẹ trên cơ thể của nó, Tương tự như thế từ những vết thương trên nhánh gié tạo điều kiện cho vi khuẩn gây lép đen hạt gây hại. Trên ruộng nếu bị nhện kết hợp với bệnh thúi bẹ và vi khuẩn gây hại trên hạt thì sẽ bị thiệt hại nặng về năng suất lúa. Lép hạt do vi khuẩn Burkholderia glumae gây hại. Lem lép hạt do nấm gây bệnh thúi bẹ Sarocladium oryzae. - Thiệt hại do nhện gây ra biến thiên từ 5 – 90% năng suất. IV/ Biện pháp phòmh trừ; 1/ Biện pháp quản lý : - Đối với chân ruộng thường xuyên bị nhiện gié gây hại nặng nên luân canh với cây trồng khác nhằm cắt đứt nguồn ký chủ làm giảm mật số nhện nhằm giảm nhẹ thiệt hại do nhện gây ra. Có thể luân canh với cây đậu để làm tăng độ phì của đất. Luân canh với cây trồng khác để cắt đứt nguồn ký chủ.
  8. - Xuống giống đúng thời vụ vì thời tiết trong mùa vụ thuận lợi cho cây lúa phát trển, cây lúa dễ đạt năng suất cao. Đồng thời tránh được những bất lợi về thời tiết, cây lúa không bị hạn ở cuối vụ nên có thể tránh được đợt gây hại của nhện gié làm ảnh hưởng đến năng suất. - Sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng trước khi làm đất nếu là vùng thường xuyên có nhện gié xuất hiện. Đốt rơm rạ để tiêu diệt nhện sau vụ mùa. - Cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt hết các lúa gốc, nhất là lúa rài, lúa chét là nơi trú ẩn tạm thời của nhện và cũng là nguồn nhện lây lan cho vụ sau. Lúa chét là nơi cư trú tạm thời của nhện. - Chọn giống kháng nhện. - Mật độ sạ vừa phải hoặc gieo lúa theo hàng, bón phân cân đối. Gieo lúa theo hàng. - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (40 ngày
  9. đầu) nhằm bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, một số loại nhện và ong nội ký sinh có khả năng kiềm chế mật số nhện gié. - Quản lý nước ruộng đầy đủ tạo nhằm hạn chế nhện phát triển vì nhện gié thích hợp trong điều kiện ruộng khô. Giữ nước trong ruộng đầy đủ. 2/ phòng trừ: Thường xuyên quan sát đồng ruộng nhất là giai đoạn lúa làm đòng đến lúa trổ nếu phát hiện thấy bẹ lá lúa có màu nâu vàng đến màu nâu socola. Chúng ta nên tét bẹ lá lúa ra để quan sát nhện ở bên trong bẹ, đôi khi chúng ta cũng có thể phát hiện nhện trên thân lúa. Cần làm giảm mật độ nhện trước khi lúa trổ bằng cách sử dụng thuốc hóa học. Nên sử dụng thuốc được hút từ rễ lên sẽ dể diệt được nhện nằm bên trong bẹ hơn là phun thuốc từ bên ngoài vào rất khó diệt được nhện ẩn trong bẹ lá lúa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2