intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

99
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn mạ, nhện thường không gây hại ở gân lá mà chủ yếu ở bẹ lá, chích hút nhựa cây ngay ở ngoài bẹ lá, phần tiếp xúc giữa các bẹ lá với nhau. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau thành đám màu vàng nâu đến nâu đen. Đặc biệt, những dảnh mạ bị nhện gié hại nặng có hiện tượng lùn thấp hơn, đẻ nhánh sớm hơn so với những dảnh mạ khác. Đối với giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trên thân ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ

  1. Nhện gié hại lúa và biện pháp phòng trừ Giai đoạn mạ, nhện thường không gây hại ở gân lá mà chủ yếu ở bẹ lá, chích hút nhựa cây ngay ở ngoài bẹ lá, phần tiếp xúc giữa các bẹ lá với nhau. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau thành đám màu vàng nâu đến nâu đen. Đặc biệt, những dảnh mạ bị nhện gié hại nặng có hiện tượng lùn thấp hơn, đẻ nhánh sớm hơn so với những dảnh mạ khác. Đối với giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trên thân ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt về sau vết chích kéo dài hình chữ nhật và dần biến sang nâu đen. Trên bẹ lá, nhện gié gây hại ở những bẹ lá sát gốc, vết hại ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau lan rộng kéo dài thành các vệt sọc hình chữ nhật, chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi vàng nâu, nâu đen. Đối với những bẹ ở phía trên (bẹ lá đòng, bẹ sát dưới bẹ lá đòng), nhện thường chích hút ngay ở bên ngoài bẹ, phần tiếp giáp giữa bẹ và thân cây lúa, đôi khi nhện cũng đục và chui vào khoang mô gây hại. Vết hại ban đầu là các chấm nhỏ có thể hình chữ nhật, màu trắng vàng đến vàng nhạt về sau thành nâu đậm hoặc thâm đen. Các vết hại tập trung thành từng đám màu nâu nhạt, nâu đậm đến thâm đen trông giống như vết “cạo gió”. Đối với trên gân lá, ban đầu là các chấm nhỏ màu trắng vàng về sau vết hại lan rộng thành các vệt sọc chạy dọc gân lá, màu sắc vết bệnh biến đổi từ nâu vàng sang nâu đậm rồi nâu đen. Ở giai đoạn trổ - chín, trên bông lúa bị nhện gié hại trước trổ thường thấy hiện tượng bông lúa không trổ thoát, hạt
  2. lép, bông lúa hoặc thân đòng bị cong queo. Nếu bông lúa trổ thoát thì nhện vẫn tấn công hạt lúa ngay trong khi trổ và sau khi trổ. Toàn bộ cuống bông lúa và hạt lúa bị biến màu từ trắng vàng sang màu nâu, hạt lúa xuất hiện những lốm đốm màu nâu đen ở vỏ trấu, nếu bị nặng toàn bộ hạt trên bông lúa biến màu nâu đen và đôi khi hạt trên bông bị biến dạng méo mó. Trên gié lúa, bị nhện hại thường cong queo, phía dưới cuống gié cong, cuống gié, cuống hạt, hạt trên gié cũng bị biến màu từ vàng nhạt sang vàng nâu rồi nâu đen. Trên hạt lúa, thường bị biến dạng cong queo, lép hoàn toàn, lửng hoặc bình thường. Vỏ trấu bị biến màu hoàn toàn hoặc lốm đốm nâu đến nâu đen. Sự bộc phát của nhện gié có liên quan đến việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu ở đầu vụ làm giảm mật độ thiên địch trên đồng ruộng. Biện pháp phòng trừ đối với nhện gié, chọn giống sạch bệnh, sử dụng giống xác nhận. Không sử dụng các giống thường bị nhện gié hại nặng. Cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt hết lúa chét. Áp dụng chương trình IPM, ba giảm ba tăng. Sạ thưa hoặc sạ hàng, bón phân hợp lý. Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, một số loại nhện (như nhện bắt mồi Lasioseus sp.) và ong nội ký sinh có khả năng kiềm chế một số nhện gié. Quản lý nước ruộng đầy đủ vì nhện gié thích hợp điều kiện ruộng khô. Đối với vùng thường xuyên có nhện gié gây hại nặng nên luân canh với cây họ đậu, cắt đứt nguồn ký chủ, đồng thời làm tăng độ phì của đất. Sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng trước khi làm đất. Đồng thời thăm đồng thường
  3. xuyên, theo dõi sự xuất hiện gây hại của nhện gié, đặc biệt giai đoạn lúa 35-60 ngày sau sạ Phòng trừ nhện, không phun thuốc quá sớm và không phun ngừa để tạo điều kiện cho thiên địch như bọ trĩ đen và nhện nhỏ bắt mồi phát triển. Đặc biệt chú ý phát hiện nhện gié hại ở 2 thời kỳ là cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh (40-50 ngày sau sạ) và trước trổ 5-7 ngày. Khi thấy triệu chứng nhện gié gây hại, có thể phun trừ nhện gié bằng các chế phẩm sinh học như Hirsutela nodulosa, Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Verticilin lecanii và Metazhizium anissopliae hoặc bằng các loại thuốc hóa học như: Abamectin (Abatin, Silsau, Vertimec,…), Emamectin benzoate (Angun, Vimatox,…), Quinalphos (Kinalux,…),….hoặc thuốc được đăng ký trong danh mục trừ nhện gié. Trước khi phun thuốc cần vô nước cho mực nước ruộng cao để nhện gié di chuyển lên phía trên thân lúa dễ trúng thuốc. Chú ý vì nhện gié sống trong bẹ lá lúa nên cần phun lượng nước đầy đủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2