Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHIỄM KHUẨN Ổ BỤNG - CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP<br />
VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH<br />
Trần Thị Thanh Nga*, Nguyễn Tấn Cường**, Phạm Hữu Thiện Chí**, Đoàn Tiến Mỹ<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Nhiễm khuẩn ổ bụng là nhiễm khuẩn phổ biến trong ngoại khoa; là một trong những bệnh lý cấp<br />
tính nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn lan tỏa, ảnh hưởng lên các cơ quan và có thể gây các hậu quả tức thời như<br />
Schock, DIC và tử vong.<br />
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ổ bụng thường gặp và khuynh hướng đề<br />
kháng kháng sinh của chúng. Theo dõi giám sát liên tục sự nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Gram âm gây<br />
NKOB. So sánh Ertapenem với các kháng sinh khác.<br />
Phương pháp: Tiền cứu. Nghiên cứu dịch tễ đa trung tâm gần 120 quốc gia trên thế giới, Việt Nam có 4<br />
trung tâm: BV. Chợ Rẫy, BV. Bình Dân, BV. Việt Đức, BV Bạch Mai. Chọn các tác nhân gây NKOB bệnh phẩm<br />
là các mũ, dịch từ nhiễm khuẩn trong ổ bụng lấy trong lúc phẫu thuật. Dữ liệu về định danh vi khuẩn từ bệnh<br />
phẩm NKOB và kết quả kháng sinh đồ tại BV. Chợ Rẫy từ năm 2009-2011, được phân tích bởi IHMA.<br />
Kết quả: Phân lập được 300 chủng vi khuẩn từ các bệnh nhân có NKOB. Các vi khuẩn thường gặp là: E.<br />
coli (70%), Klebsiella spp. (40%), Staphylococcus aureus (8%); Pseudomonas aeruginosa chiếm tỉ lệ 3%. Có khác<br />
biệt về mức độ kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn đường ruột kháng với nhiều loại kháng sinh<br />
nhưng mức độ kháng thấp với nhóm Carbapenem.<br />
Kết luận: Kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm phải khởi sự càng sớm càng tốt, ngay khi chẩn đoán được<br />
xác lập và lên kế hoạch phẫu thuật. Sử dụng kháng sinh hợp lý để tăng hiệu quả điều trị và hạn chế sự kháng<br />
thuốc của vi khuẩn. Những nguyên tắc chính trong NKOB dựa trên sự đúng lúc và thích hợp của kháng sinh<br />
điều trị và phẫu thuật.<br />
Từ khoá: Nhiễm khuẩn; Nhiễm khuẩn ổ bụng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTRA ABDOMINAL INFECTION - COMMON BACTERIAS<br />
AND ANTIBIOTIC RESISTANCE TRENDS<br />
Tran Thi Thanh Nga, Nguyen Tan Cuong, Pham Huu Thien Chi, Doan Tien My<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 491-494<br />
Introduction: Intra abdominal infection (IAIs) is a common infection in a surgical; it is an acute disease of<br />
the dangerous spread of infection that affects organs and can cause immediate consequences such as shock, DIC<br />
and mortality.<br />
Objective: To survey the distribution of the bacteria that cause common infections abdominal and tend their<br />
antibiotic resistance. Continuous monitoring antibiotic hypersensitive Gram-negative bacteria cause NKOB.<br />
Comparing Ertapenem with other antibiotics.<br />
Methods: Prospective study. Multi-center epidemiological studies nearly 120 countries in the world,<br />
Vietnam has four centers: Cho Ray Hospital, Binh Dan Hospital, Vietnam-German Hospital and Bach Mai<br />
* Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy, ** Khoa Ngoại gan mật tụy BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCKI. Trần Thị Thanh Nga, ĐT: 0908185491. Email: ngatrancrh@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
491<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Hospital. Select samples caused IAIs such as pus, fluid from IAIs spread in surgery. Data of isolated<br />
bacteria from samples of IAIs and antibiotic results in Cho Ray Hospital from 2009-2011. Data were<br />
analyzed by IHMA (USA).<br />
Results: Isolation of 300 bacteria from patients with NKOB. These are common bacteria: E. coli (70 %),<br />
Klebsiella spp. (40 %), Staphylococcus aureus (8 %), Pseudomonas aeruginosa accounting rate is 3 %. There are<br />
differences between the levels of drug-resistant in bacteria. The intestinal bacterium resists many antibiotics, but<br />
has low levels of carbapenem resistance.<br />
Conclusion: Empirical antibiotic treatment should start as soon as possible, as soon as the diagnosis is<br />
established and surgical planning. Rational uses of antibiotics increase the effectiveness of treatment and limited<br />
resistance of bacteria. These principles in IAIs based on the appropriate usage of antibiotics and surgical<br />
treatment.<br />
Keywords: Infection, IAIs<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn ổ bụng là nhiễm khuẩn phổ<br />
biến trong ngoại tổng quát, nguyên nhân chính<br />
gây tử vong và di chứng, là bệnh lý cấp tính có tỉ<br />
lệ tử vong cao 80 - 90% vào đầu thập niên 1920,<br />
từ 1930 - 1970 nhờ vào phẫu thuật tỉ lệ tử vong<br />
còn 50%, sau 1970 tỉ lệ tử vong giảm nhờ vào<br />
kháng sinh, hồi sức và phương pháp phẫu thuật.<br />
NKOB thường gặp nhiễm trùng chủ mô: Áp xe<br />
gan, lách, tuỵ, nhiễm trùng từ vách nội tạng<br />
bụng, túi mật. Đường mật, ruột non, đại tràng,<br />
nhiễm trùng từ thanh mạc các hốc trong ổ bụng,<br />
viêm phúc mạc nguyên phát do vi khuẩn, viêm<br />
nhiễm vùng chậu, thứ phát do thủng tạng, chấn<br />
thương, phẫu thuật. Gánh nặng kinh tế, chi phí<br />
cho toàn cầu điều trị NKOB rất tốn kém(3).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
- Các mẫu bệnh phẫm là mủ- dịch từ NK<br />
trong ổ bụng lấy trong lúc phẫu thuật.<br />
- Thời gian: 3 năm (2009 -2011).<br />
- Mỗi năm: 100 chủng vi khuẩn cho mỗi<br />
trung tâm.<br />
- Tại Việt Nam có 4 trung tâm: BV.Chợ Rẫy,<br />
BV. Việt Đức, BV. Bình Dân, BV. Bạch Mai.<br />
<br />
Tiêu chuẩn<br />
VK hiếu khí Gram [-] phân lập từ các nhiễm<br />
khuẩn ổ bụng: Ruột thừa, màng bụng, đại tràng,<br />
mật khung chậu, viêm tụy.<br />
<br />
492<br />
<br />
Đa số lấy trong khi phẩu thuật, BP từ chọc<br />
hút (paracentesis) cũng được chấp nhận.<br />
Chỉ duy nhất các chủng phân lập lần đầu.<br />
<br />
Phương pháp<br />
- Tiền cứu: Chọn các tác nhân gây nhiễm<br />
khuẩn ổ bụng<br />
- NC Dịch tễ đa trung tâm: Thực hiện gần<br />
120 quốc gia<br />
- Việt Nam: BV Chợ Rẫy, BV Việt Đức, BV<br />
Bình Dân, BV Bạch Mai.<br />
- Phân lập và định danh vi khuẩn theo<br />
thường qui của Tổ chức Y tế Thế giới.<br />
- Xác định mức độ kháng kháng sinh của các<br />
vi khuẩn phân lập được bằng phương pháp<br />
Kirby - Bauer theo hướng dẫn của NCCLS 20092011. Sử dụng đĩa giấy tẩm kháng sinh của hãng<br />
Bio - Rad.<br />
- Xác định chủng tiết ESBL (E.coli, Klebsiella<br />
spp).<br />
Ceftazidime-clavulanate (CCAZ) ≥ 5mm<br />
ceftazidime (CAZ). So với tiêu chuẩn ESBL của<br />
CLSI (2011)(2).<br />
- Ghi chép số liệu theo biểu mẫu ORF<br />
(Oganism Report From) qui định của IHMA.<br />
- Lưu giữ chủng: chủng kép theo qui trình<br />
chuẩn.<br />
- Qui trình đóng gói và vận chuyển đến<br />
IHMA theo qui định BSS (Biological Substance<br />
Shippers).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
- HMA sẽ thực hiện xác định MIC của các<br />
chủng Vi khuẩn và xử lý thống kê.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SMART Study: Distribution of Pathogens<br />
Cho Ray Hospital, Vietnam, 2011 (IAIs only)<br />
All Isolates - Cho Ray Hospital (IAIs only, n=88)<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1%<br />
<br />
1%<br />
<br />
1%<br />
<br />
2%<br />
<br />
Phân bố vi khuẩn trong nhiễm khuẩn ổ<br />
bụng<br />
<br />
3%<br />
10%<br />
Escherichia coli (n=71)<br />
Klebsiella pneumoniae (n=9)<br />
Proteus mirabilis (n=3)<br />
Pseudomonas aeruginosa (n=2)<br />
Burkholderia cepacia (n=1)<br />
<br />
Tổng số E.coli chiếm 77% (2009); 73% (2010)<br />
và 82% (2011).<br />
<br />
Citrobacter freundii (n=1)<br />
Morganella morganii (n=1)<br />
<br />
82%<br />
<br />
Klebsiella pneumoniae 10% (2009); 16% (2010)<br />
và 10% (2011).<br />
Pseudomonas aeruginosa 5% (2009); 3% (2010)<br />
và 2% (2011).<br />
Ngoài ra còn phân lập được các vi khuẩn<br />
như Acinetobacter baumannii; Enterobacter cloacae;<br />
Proteus vulgaris; Stenotrophonas maltophillia.<br />
<br />
Khảo sát mức độ đề kháng của 2 vi khuẩn<br />
gây chủ yếu gây NKOB<br />
Theo bảng 4 và bảng 5<br />
SMART Study: Susceptibility of Escherichia coli<br />
Cho Ray Hospital, Vietnam, 2009 – 2011 (IAIs only)<br />
<br />
Tỉ lệ này phù hợp với các nghiên cứu cùng<br />
lúc với các bệnh viện ở Việt Nam Việt Đức, Bạch<br />
Mai và Bình dân.<br />
<br />
Susceptibility (%) of Escherichia coli in Cho Ray Hospital by year<br />
(IAIs only)<br />
100<br />
90<br />
<br />
2009 (n=77)<br />
2010 (n=72)<br />
2011 (n=71)<br />
<br />
Theo phân bố của bảng 1,2 và 3 dưới đây:<br />
<br />
Susceptibility (%)<br />
<br />
80<br />
70<br />
60<br />
<br />
IAIs only<br />
<br />
50<br />
<br />
ETP = ertapenem<br />
IMP = imipenem<br />
CPE = cefepime<br />
CFT = cefotaxime<br />
CFX = cefoxitin<br />
CAZ = ceftazidime<br />
CAX = ceftriaxone<br />
A/S = ampicillin/ sulbactam<br />
P/T = piperacillin/ tazobactam<br />
AK = amikacin<br />
CP = ciprofloxacin<br />
LVX = levofloxacin<br />
<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
ETP<br />
<br />
IMP<br />
<br />
CPE<br />
<br />
CFT<br />
<br />
CFX<br />
<br />
CAZ<br />
<br />
CAX<br />
<br />
A/S<br />
<br />
P/T<br />
<br />
AK<br />
<br />
CP<br />
<br />
LVX<br />
<br />
Antibiotics<br />
* Based on 2012 CLSI breakpoints<br />
<br />
SMART Study: Susceptibility of Klebsiella pneumoniae<br />
Cho Ray Hospital, Vietnam, 2009 - 2011<br />
Susceptibility (%) of Klebsiella pneumoniae in Cho Ray Hospital<br />
by year (All Isolates)<br />
100<br />
90<br />
<br />
Susceptibility (%)<br />
<br />
80<br />
<br />
2009 (n=10)<br />
2010 (n=23)<br />
2011 (n=14)<br />
<br />
70<br />
60<br />
<br />
All Isolates<br />
<br />
50<br />
<br />
ETP = ertapenem<br />
IMP = imipenem<br />
CPE = cefepime<br />
CFT = cefotaxime<br />
CFX = cefoxitin<br />
CA Z = cef tazidime<br />
CA X = cef triaxone<br />
A/S = ampicillin/ sulbactam<br />
P/T = piperacillin/ tazobactam<br />
AK = amikacin<br />
CP = ciprof loxacin<br />
LVX = levofloxacin<br />
<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
ETP<br />
<br />
IMP<br />
<br />
CPE CFT<br />
<br />
CFX CAZ CAX<br />
<br />
A/S<br />
<br />
P/T<br />
<br />
AK<br />
<br />
CP<br />
<br />
LVX<br />
<br />
Antibiotics<br />
<br />
2010 data should be considered preliminary.<br />
<br />
Các kháng sinh còn nhạy cảm cao:<br />
Ertapenem;<br />
Imipenem<br />
><br />
90%;<br />
Piperacillin/Tazobactam<br />
90%;<br />
Amikacin,<br />
Cefoxitin > 80%, tuy nhiên các vi khuẩn nầy<br />
tiết ESBL.<br />
E. coli 65% và Kleb. pneumoniae 50%.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
493<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Nhiễm khuẩn ổ bụng thường do đa vi khuẩn<br />
nhưng qua 3 năm nghiên cứu, gần 300 chủng<br />
phân lập được thì tác nhân hàng đầu gây NKOB<br />
tại Chợ Rẫy cũng như ở Việt Nam là E. coli và K.<br />
pneumoniae (80%), và tỉ lệ sinh ESBL cao (60% đối<br />
với E. coli và 50% đối với K. pneumoniae).<br />
Carbapenems<br />
(Ertapenem;<br />
Imipenem…),<br />
Piperacillin/Tazobactam, Amikacin và Cefoxitin<br />
là nhóm kháng sinh còn lựa chọn để điều trị<br />
NKOB. Tuy nhiên cần chú ý không nên sử dụng<br />
Cephalosporin để điều trị các vi khuẩn tiết<br />
ESBL(2).<br />
<br />
1.<br />
<br />
494<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Chen YH, Hsueh PR et al (2011). J Infect; Antimicrobial<br />
Suscepbility profiles of aerobic and facultative Gram-negative<br />
bacilli isolated from patients with intra-abdominal infections<br />
in the Asia-Pacific region according to currently established<br />
suscepbility interpretive criteria.<br />
Clinical and laboratory standards institute (2012)<br />
"Performance standards for antimicrobial disk susceptibility<br />
tests", M100-S18, Vol.28, No1, Wayne, PA, USA, 113.<br />
Trần Thị Thanh Nga (2010) Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008 - 2009. Y học TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tập 15. Phụ bản số 4, pp: 545 - 549;<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
28/03/2013<br />
<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
<br />
16/08/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
30/05/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />