Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai
lượt xem 93
download
Năng lượng nói chung và nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải (GTVT) nói riêng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Năng lượng có thể ví như đầu tàu kéo cho sự tăng trưởng kinh tế. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lượng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai
- Nhiên liệu sinh học – Nhiên liệu sạch của tương lai Năng lượng nói chung và nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải (GTVT) nói riêng đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Năng lượng có thể ví như đầu tàu kéo cho sự tăng trưởng kinh tế. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế luôn gắn liền với an ninh năng lượng. Vì vậy, chính sách năng lượng luôn được đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển bền vững. Vai trò của năng lượng - nhiên liệu Đến cuối thế kỷ XXI, năng lượng hoá thạch (đặc biệt là dầu mỏ) vẫn là dạng năng lượng chủ yếu, chưa có dạng năng lượng nào có thể thay thế được. Đây là dạng năng lượng khoáng, dù trữ lượng có nhiều đến
- đâu rồi cũng sẽ cạn kiệt. Theo công bố mới nhất của Tập đoàn dầu mỏ BP, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò trên toàn cầu đến năm 2003 là khoảng 150 tỷ tấn. Năm 2003, lượng dầu mỏ tiêu thụ trên toàn thế giới là 3,6 tỷ tấn. Nếu không phát hiện thêm trữ lượng mới, nguồn dầu mỏ cũng chỉ đủ dùng trong vòng 40 năm nữa. Các chuyên gia kinh tế năng lượng cho rằng trong vòng 15 năm tới, cung vẫn thấp hơn cầu về dầu mỏ. Nhu cầu dầu tăng chưa thấy điểm dừng là nguyên nhân làm giá dầu luôn tăng, khó có khả năng giảm xuống dưới mức 50 USD/thùng. Dầu mỏ lại tập trung chủ yếu ở các khu vực luôn
- có tình hình chính trị bất ổn như Trung Đông (chiếm 2/3 trữ lượng dầu thế giới), Trung á, Trung Phi… Mỗi đợt khủng hoảng dầu mỏ, giá dầu tăng làm lay chuyển nền kinh tế của nhiều nước, nhất là các nước nghèo. Kết quả khảo sát của các tổ chức quốc tế cho thấy, tốc độ phát triển công nghiệp toàn cầu đang suy giảm do giá dầu tăng như ở Mỹ, EU, các nước châu á. Nước ta cũng không đứng ngoài xu thế này. Nước ta với tiềm năng dầu khí không phải là lớn, từ chỗ xuất khẩu năng lượng (dầu, than), trong vòng 15 năm tới sẽ phải nhập năng lượng (dự báo tỷ lệ nhập khẩu khoảng 11-
- 20% vào năm 2020, tăng lên 50- 58% vào năm 2050 - chưa kể năng lượng hạt nhân). Năm 2003, tiêu thụ năng lượng thương mại là 205 kg OE/người (bằng 20% mức bình quân thế giới). Xăng dầu dùng cho GTVT thường chiếm đến 30% nhu cầu của cả nước (hiện tại phải nhập hoàn toàn). Khi nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất được đưa vào hoạt động (năm 2008) cũng mới chỉ cung cấp được khoảng 5,3 triệu tấn xăng, diesel dùng cho GTVT trong tổng nhu cầu 15,5-16 triệu tấn (34%). Đến trước năm 2020, khi cả 3 nhà máy lọc dầu với tổng công suất 20-22 triệu tấn dầu thô được đưa vào hoạt động sẽ cung cấp 15-
- 16 triệu tấn xăng, diesel trong tổng nhu cầu khoảng 27-28 triệu tấn (56%). Lượng xăng dầu tiêu thụ trên đầu người năm 2020 mới chỉ bằng 65% so với Thái Lan năm 2005. Do xăng dầu tăng giá, trong 2 năm 2004-2005, Nhà nước đã 5 lần tăng giá bán lẻ mặt hàng này. Tuy vậy, năm 2004 cũng đã phải bù lỗ trên 5.700 tỷ đồng (chưa kể thất thu gần 4.500 tỷ đồng do giảm thuế nhập khẩu). Đầu năm 2005, khi giá dầu tăng đến 55-60 USD/thùng, quý I Nhà nước đã phải bù lỗ 4.870 tỷ đồng (chưa kể thất thu thuế nhập khẩu). Cuối tháng 3.2005 tuy đã
- điều chỉnh tăng giá bán lẻ (xăng tăng 500 đ/l, diesel tăng 650 đ/l) và giảm thuế nhập khẩu đến 0%, nhưng dự báo cả năm 2005 Nhà nước sẽ phải bù lỗ trên 12.300 tỷ đồng. Khi giá dầu tăng vượt ngưỡng 60 USD/thùng, ngày 3.7.2005 Chính phủ lại một lần nữa phải quyết định cho tăng giá bán lẻ xăng thêm 800 đ/l và diesel thêm 1.000 đ/l (dự báo 6 tháng cuối năm 2005 phải bù lỗ 15.700 tỷ đồng). Xăng dầu tăng giá đang tác động không nhỏ tới mặt bằng giá cả nhiều sản phẩm quan trọng khác và ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP 8,5% trong năm nay. Hiện nay các doanh nghiệp kinh
- doanh xăng dầu mỗi ngày phải chịu lỗ 32-35 tỷ đồng. Tổng công ty Điện lực Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã lỗ 639 tỷ đồng do hạn hán và xăng dầu tăng giá. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ sự bảo hộ của Nhà nước. Hiện tượng thiếu điện và bất ổn giá xăng dầu vừa qua đã cảnh báo sự xuất hiện của nguy cơ mất an ninh năng lượng. Thiếu năng lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng và nước ta sẽ rất khó trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nếu năng lượng không đi trước "hơn một bước" hoặc chỉ dựa vào năng lượng
- hoá thạch như hiện nay mà ít quan tâm phát triển các dạng năng lượng sạch khác. Môi trường, nỗi lo chung của mọi người ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đã cảnh báo sự nóng dần lên đến mức báo động của khí hậu trái đất. Nồng độ khí nhà kính (chủ yếu là CO2 do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch) đã tăng lên 30% so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ 280 ppmV lên 360 ppmV) làm cho nhiệt độ không khí trên trái đất tăng
- 0,6-0,80C, mực nước biển dâng cao 15-20 cm. Hiện tượng nóng lên của khí hậu trái đất là một trong những thách thức lớn nhất của toàn cầu trong thế kỷ XXI. Nếu không tích cực hành động, lượng khí nhà kính có nguy cơ tăng lên 500 ppmV vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trái đất có thể tăng 2-30C. Thiên tai, bão, hạn hán, lũ lụt sẽ kéo dài ở quy mô rộng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, thiếu lương thực, xuất hiện các bệnh hiểm nghèo mà các nước nghèo khó có khả năng phòng chống. Một số nhà khí tượng học còn cảnh báo nếu để nhiệt độ trái đất tăng lên 2-30C thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng, không thể
- điều chỉnh được, đó thực sự sẽ là quả "bom khí hậu". ô nhiễm môi trường ở nước ta đang là vấn đề "nóng". ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp và đô thị tăng 2-3 lần, ở các nút giao thông tăng 2-5 lần so với quy định. Cái giá mà chúng ta phải trả khi để ô nhiễm ngày một tăng có khi lớn hơn những lợi ích trước mắt đem lại. Vì thế, đảm bảo an ninh nhiên liệu lâu dài và bảo vệ môi trường trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại là trách nhiệm chung của các quốc gia không phân biệt giàu nghèo,
- không phân biệt về thể chế kinh tế, chính trị. Nước ta mới ở giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa, cần có biện pháp hạn chế ô nhiễm bằng việc ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường. Vậy tại sao chúng ta còn chần chừ, không nhanh chóng sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học - Nhiên liêu sạch của tương lai Tất cả các dạng nhiên liệu đều cần thiết và có vị trí tương xứng trong
- từng giai đoạn. Dầu mỏ đã có đóng góp to lớn trong hơn một thế kỷ qua kể từ khi E.Drake lần đầu tiên tìm ra nó ở Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1859 và hiện nay vẫn là dạng nhiên liệu chủ yếu. Xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu đã đem lại văn minh cho nhân loại. Nhưng nếu vẫn hoạch định chính sách và vận hành nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ trong khi đã có cảnh báo dạng nhiên liệu này sẽ cạn dần vào nửa cuối thế kỷ XXI, là mẫu hình phát triển không bền vững về an ninh năng lượng và môi trường sinh thái trong tương lai. Do đó, nhiều quốc gia và các tập đoàn năng lượng trên thế giới trong vài
- thập kỷ qua đã có chiến lược kết hợp sử dụng tiết kiệm hiệu quả dầu mỏ, đồng thời đầu tư cho nghiên cứu sử dụng các dạng nhiên liệu sạch thay thế một phần xăng dầu khoáng, trong đó có nhiên liệu sinh học (xăng pha cồn ethanol và diesel sinh học). Braxin là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu lớn nhất thế giới. Hiện có trên 60.000 đồn điền trồng mía với 6,5 triệu hécta và trên 324 nhà máy sản xuất đường, cồn chủ yếu dùng trong nước và xuất khẩu (tương đương với 220.000 thùng dầu/ngày) hàng năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD chi cho
- việc nhập dầu. Cả nước có trên 3 triệu ôtô sử dụng hoàn toàn cồn khan làm nhiên liệu và 17 triệu ôtô sử dụng xăng pha 24% cồn. Ngành công nghiệp mía - đường - cồn và liên quan của Braxin hàng năm có doanh thu khoảng 8,3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động. Từ năm 1975, Chính phủ Braxin đã thực thi chương trình mang tên Proalcool mà sau này trở thành mẫu hình được nhiều quốc gia học tập để phát triển nhiên liệu sinh học (chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm của Braxin trong việc nghiên cứu các giống mía năng suất cao, công nghệ sản xuất cồn nhiên liệu và công nghệ
- cơ khí ôtô). Mỹ là quốc gia tiêu thụ hàng năm 25% năng lượng trên thế giới (trong khi chỉ có 6% trữ lượng dầu mỏ), hơn 60% dầu mỏ phải nhập từ bên ngoài. Sự thâm hụt cán cân thương mại năng lượng lên đến trên 80 tỷ USD. Để đảm bảo an ninh năng lượng, một mặt nước này phải tranh giành quyền kiểm soát các khu vực dầu mỏ lớn và các tuyến đường chiến lược vận tải dầu mỏ trên thế giới; mặt khác phải đầu tư lớn từ ngân sách để nghiên cứu các dạng nhiên liệu thay thế. Năm 1998, Tổng thống Mỹ B. Clinton đã ký sắc lệnh 13101 về sử dụng sản
- phẩm sinh học thay thế một phần dầu mỏ. Năm 2004, Mỹ đã sản xuất trên 13 triệu m3 cồn. Để sử dụng nhiên liệu sinh học, Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật về môi trường như cấm sử dụng phụ gia hoá học tăng trị số ốctan gây độc hại; bắt buộc sử dụng nhiên liệu chứa ôxy ở các vùng đông dân cư; miễn thuế cho nhiên liệu pha cồn; ban hành thuế khuyến khích sản xuất cồn; giảm thuế 1 USD cho mỗi gallon nhiên liệu sinh học… Trung Quốc là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu lớn thứ 3 sau Braxin và Mỹ. Năm 2004, họ đã đưa vào hoạt động nhà máy sản
- xuất cồn lớn nhất thế giới công suất 600.000 tấn/năm tại Cát Lâm (mỗi năm tiêu thụ 1,9 triệu tấn ngô làm nguyên liệu), tăng sản lượng cồn ethanol cả nước trên 3,5 triệu m3. Từ tháng 6.2002, nước này đã quyết định sử dụng xăng pha 10% cồn khan (E-10) ở 5 thành phố và đến cuối năm 2006 sẽ tăng thêm 27 thành phố đông dân khác. ấn Độ đã sử dụng xăng pha 5% cồn ở 9 bang và 4 tiểu vùng từ ngày 1.1.2003, các bang còn lại sử dụng ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 sẽ tăng 10% cồn pha trong xăng. Năm 1985, Nhà Vua Thái Lan đã
- khởi xướng dự án hoàng gia về diesel sinh học từ dầu cọ. ủy ban quốc gia về ethanol (NEC) được thành lập để chỉ đạo các cơ quan khoa học, trường đại học và các doanh nghiệp tham gia chương trình nghiên cứu thử nghiệm xăng pha cồn và diesel sinh học. Đến năm 2004, nước này đã sản xuất trên 280.000 m3 cồn, đầu tư thêm 20 nhà máy để năm 2015 có trên 2,5 triệu m3 cồn dùng làm nhiên liệu. Tại Thái Lan cứ 2 năm 1 lần lại tổ chức Hội nghị quốc tế về nhiên liệu sinh học. Tháng 8.2004, Hội nghị châu á (tổ chức tại Băng Cốc) đã thảo luận các thách thức về tương lai nhiên liệu châu á và đã ra
- tuyên bố chung 8 điểm về sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm để phát triển nhiên liệu sinh học. Chính phủ Thái Lan luôn điều tiết thông qua thuế và ưu đãi khác để xăng pha cồn luôn có giá bán lẻ thấp hơn xăng truyền thống 0,5 baht/l. Để quảng bá nhiên liệu sinh học, Thủ tướng Thaksin đã tự lái xe chạy bằng diesel sinh học sản xuất từ dầu cọ, và điều này cũng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Thái Lan trong việc thực hiện dự án hoàng gia về nhiên liệu sạch. EU năm 2010 sẽ sử dụng 5,75% nhiên liệu sinh học trong tổng số xăng dầu cho GTVT, năm 2020 sẽ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhiên liệu sinh học từ tảo
6 p | 325 | 75
-
Nhiên liệu sinh học: Nguồn năng lượng tương lai(tt)
12 p | 202 | 71
-
Biến vi khuẩn E.coli thành nhiên liệu sinh học
7 p | 206 | 66
-
Nhiên liệu sinh học: Nguồn năng lượng tương lai(tt)
10 p | 171 | 59
-
Vì sao nhiên liệu sinh học chưa được quan tâm ở nước ta? PGS-TS Đỗ Huy Định
8 p | 195 | 42
-
Ứng dụng thực vật trong sản xuất nhiên liệu sinh học
55 p | 217 | 42
-
ỨNG DỤNG CỦA THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC
111 p | 187 | 33
-
6 loại nhiên liệu sinh học tốt nhất
3 p | 128 | 31
-
Chưa có tiêu chuẩn về nhiên liệu sinh học
8 p | 167 | 30
-
Trung Quốc phát triển nhiên liệu sinh học
15 p | 128 | 29
-
Các hóa chất đốt cháy trong nhiên liệu sinh học phức tạp hơn dầu mỏ
7 p | 168 | 26
-
Nhiên liệu sinh học và hiện trạng sản xuất, sử dụng ở Việt Nam
3 p | 109 | 19
-
Tài liệu ôn tập: Nhiên liệu sinh học từ chất thải
39 p | 74 | 6
-
Phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam - TS. Nguyễn Quốc Luật
4 p | 70 | 5
-
Sử dụng protein làm nguyên liệu cho các nhiên liệu sinh học
2 p | 74 | 4
-
Khắc phục các trở ngại trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học xenluloza
2 p | 74 | 4
-
Bài giảng Nhiên liệu sinh học - TS. Nguyễn Phạm Hương Huyền
57 p | 14 | 3
-
Nhiên liệu sinh học bền vững: Hướng phát triển và thách thức
6 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn