intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiếp ảnh có phải là nghệ thuật?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

116
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đừng tự lừa mình rằng chỉ những thứ được làm ra nhân danh nghệ thuật mới là những thứ đẹp,” David Campany nói tại The Social tối qua; đây là bài đầu tiên trong hai bài phát biểu hết sức sắc sảo về mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật. “Mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật là gì? Đó là một câu hỏi vừa lớn vừa màu mè, và trước đây tôi có lẽ đã đưa ra một câu trả lời cũng lớn và màu mè y chang vậy; nhưng giờ thì tôi chịu”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiếp ảnh có phải là nghệ thuật?

  1. Nhiếp ảnh có phải là nghệ thuật? . “Đừng tự lừa mình rằng chỉ những thứ được làm ra nhân danh nghệ thuật mới là những thứ đẹp,” David Campany nói tại The Social tối qua; đây là bài đầu tiên trong hai bài phát biểu hết sức sắc sảo về mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật. “Mối quan hệ giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật là gì? Đó là một câu hỏi vừa lớn vừa màu mè, và trước đây tôi có lẽ đã đưa ra một câu trả lời cũng lớn và màu mè y chang vậy; nhưng giờ thì tôi chịu” nhà văn kiêm học giả David Campany nói. “Tôi
  2. sẽ cố trả lời trong khoảng thời gian mình có, bằng cách riêng của mình.” Campany bắt đầu yêu thích nhiếp ảnh từ tuổi thiếu niên. Lần đầu tiên ông tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này là qua các tạp chí, sách vở, và các nghiên cứu khoa học. Theo ông, chẳng có cái nào trong số đó có thể được gọi là nghệ thuật cả. Quyển sách đầu tiên ông viết, Nhiếp ảnh và Nghệ thuật, nói về các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư; mặc dù ông ý thức được rằng cuốn sách đụng tới một đề tài tế nhị, ông vẫn muốn chờ xem những tranh cãi nó gây ra trong giới phê bình khi được xuất bản . “Nếu bạn có chút xíu gắn bó với nhiếp ảnh, bạn sẽ gặp rắc rối, vì cái làm nhiếp ảnh cuốn hút là việc nó có khả năng tồn tại ở rất nhiều dạng thức,” ông nói.
  3. Bìa của cuốn sách "Nhiếp ảnh và Nghệ thuật" Với ông, hình ảnh đăng trên các tạp chí và báo cũng thú vị y như những tấm hình treo trên tường của gallery; nhiếp ảnh cần được đặt trong bối cảnh của nó thay vì bị cô lập trong một sự kiện. Khi dạy về nhiếp ảnh, ông muốn cho sinh viên xem những tờ tạp chí cũ, với những bức hình phóng sự đầu tiên của thế giới, hơn là chỉ chiếu những shot hình ‘biểu tượng’ trên nền trắng. “Các nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật từng không coi trọng nhiếp ảnh, và chỉ thay đổi quan điểm khi chúng bắt đầu được trưng trên tường, thật đáng xấu hổ,” ông nói, “Tại sao chúng ta lại cho phép các bảo tàng kể về lịch sử của loại hình nghệ thuật này?“
  4. Tác phẩm "Bắt nhái ở công viên Springfield", do Campany chụp David Campany chụp tấm hình trẻ con chơi trên bãi rác này vào một buổi sáng thứ 7 ở khu Stamford Hill.
  5. Tác phẩm "Jude Law", do Campany chụp. Bức ảnh nằm trong cuốn sách "Nhiếp ảnh và Điện ảnh" của ông. “Đừng tự lừa mình rằng chỉ những thứ được làm ra nhân danh nghệ thuật mới là những thứ đẹp” ông kết luận. Nhiếp ảnh gia David Spero cũng có suy nghĩ giống thế; anh chứng kiến cuộc đấu tranh tâm lý diễn ra tại Trường Nghệ thuật Hoàng gia từ năm 1990-93, khi anh đang theo học khoa nhiếp ảnh. Đây cũng là thời điểm môn học này được chuyển từ trường truyền thông sang trường nghệ thuật. “Có rất nhiều mâu thuẫn và tranh cãi giữa những nhiếp ảnh gia muốn có sự phân biệt rõ ràng (với các nhiếp ảnh gia không mấy quan tâm đến những câu hỏi về
  6. khái niệm hay định nghĩa) trong buổi triển lãm của lễ tốt nghiệp ở trường“. Một tác phẩm trong series "Khu an cư" của David Spero
  7. Một tác phẩm nằm trong series "Nhà thờ" của David Spero
  8. Cũng nằm trong series này là tác phẩm "Nhà thờ Divine Redeemers". Tác phẩm "Nhà thờ Holly Pentecostal". Nếu không phải tấm biển với 3 dấu thánh giá (nhỏ xíu) phía trên chiếc cửa trắng, chắc không ai sẽ nghĩ đây là một nơi sinh hoạt tôn giáo. Cũng như Campany, Spero ý thức được quá trình “lăng xê”, qua đó các nhiếp ảnh gia tài liệu và thời trang được “nâng cấp” lên một môi trường khác. Anh dùng nhiếp ảnh gia Jacob Holdt làm ví dụ: những tấm hình trong cuốn sách năm 1977 của Holdt, American Pictures, bị thay đổi ngữ cảnh khi được tái bản vào năm 2007. Trong bản gốc, những tấm chụp bạn bè của ông, và chụp môi trường sống của tầng lớp nghèo tại Mỹ, được giới thiệu bằng những dòng chú thích giải nghĩa các hàm ý
  9. chính trị dài ngoằn; chúng còn được đặt cạnh những tác phẩm chụp các biệt thự lớn và những biểu tượng của sự giàu có để tạo tính tương phản. Trong lần tái bản, những hình ảnh được in riêng từng trang trên nền giấy trắng, với chú thích được dời xuống phần cuối của cuốn sách. “Như thế là tốt hay xấu?” anh hỏi, “Cuốn sách gốc mô tả rất cẩn thận bối cảnh chính trị thời đó, nó chụp những căn nhà ọp ẹp của những người làm nghề hái hoa cotton, và chúng được đặt cạnh những biệt thự sang trọng của người chủ trang trại. Cuốn sách mới thì in những hình ảnh đơn giản trên một trang giấy trắng. Điều này dấy lên những câu hỏi về việc ‘ai đã được lăng xê’ và ‘lăng xê như thế nào’.” Tác phẩm chụp tầng lớp nghèo trong cuốn American Pictures của Jacob Holdt.
  10. Còn đây là tác phẩm chụp tầng lớp thượng lưu, cũng trong cuốn "American Pictures".
  11. Một tác phẩm trong series "The American" (Dân Mỹ) của Jacob Holdt The Social là một đêm thảo luận thân mật được BJP và The Photographers’ Gallery tổ chức vào ngày thứ Hai cuối cùng của mỗi tháng (trừ 25. 4 năm 2011, vì nó rơi vào ngày lễ), tại Barrio Central, đường Poland, London W1F 8PS. Trước đó, The Social từng bàn luận về Báo chí vs. Nhiếp ảnh tài liệu, Thời trang và quảng cáo…
  12. Một tác phẩm của Jacob Holdt, không rõ tên, bạn nào biết xin bổ sung cho SOI.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2