Nhiếp ảnh – Môn nghệ thuật của ánh sáng
lượt xem 41
download
Có lẽ không ai trong chúng ta lại không từng mơ ước được sở hữu và làm chủ được kỹ thuật để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, đáng nhớ của cuộc sống. Nhưng bạn đã biết gì về môn nghệ thuật ánh sáng? Ông Vũ Huyến – Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, một nhà báo có 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, đã có cuộc trao đổi thú vị dành cho những độc giả yêu thích môn nghệ thuật này. Vai trò của “nhân chứng cuộc sống” Nhiếp ảnh là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiếp ảnh – Môn nghệ thuật của ánh sáng
- Nhiếp ảnh – Môn nghệ thuật của ánh sáng Có lẽ không ai trong chúng ta lại không từng mơ ước được sở hữu và làm chủ được kỹ thuật để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, đáng nhớ của cuộc sống. Nhưng bạn đã biết gì về môn nghệ thuật ánh sáng? Ông Vũ Huyến – Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, một nhà báo có 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, đã có cuộc trao đổi thú vị dành cho những độc giả yêu thích môn nghệ thuật này. Vai trò của “nhân chứng cuộc sống” Nhiếp ảnh là một loại hình nghệ thuật mặc nhiên có ngôn ngữ sáng tác riêng. Nói nhiếp ảnh là môn “Nghệ thuật của ánh sáng” vì chỉ có ánh sáng mới tạo ra nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh không cần âm thanh giống như âm nhạc, không cần ngôn từ giống như điêu khắc, không cần màu sắc và bố cục như hội họa... Nhiếp ảnh dùng ánh sáng để biểu đạt và làm ngôn ngữ sáng tạo. Nhiếp ảnh có một ưu thế đặc biệt mà không loại hình nghệ thuật nào có được, đó là khả năng lưu giữ cái mà chúng ta nhìn thấy một cách chính xác, giống như vai trò của người “làm chứng”. Thế nên mới sinh ra ảnh chứng minh thư, ảnh thẻ đảng, ảnh thẻ ra vào, ảnh hộ chiếu... không ai miêu tả một người công dân tốt qua một bài thơ mà nhà nước có thể tin
- để cho ông ta đi ra nước ngoài được, mà phải nhìn mặt. Vì thế nhiếp ảnh được dùng vào trong cuộc sống để “làm chứng”. Chúng ta biết trái đất của chúng ta nhìn từ vũ trụ như thế nào, biết được ở dưới sông hồ, trong lòng đại dương có những gì cũng là nhờ nhiếp ảnh chứ nghe miêu tả thì không thể hình dung được. Đọc hàng vạn từ miêu tả một đám cháy cũng không bằng được xem một bức ảnh chụp đám cháy đó. Đưa loài người vào “kỷ nguyên” mới Nhiếp ảnh và chiếc máy ảnh (được phát minh từ năm 1836 và hoàn thiện vào năm 1856) đã đưa loài người bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà mọi sự kiện được lưu giữ lại bằng hình ảnh chứ không chỉ được miêu tả bằng miệng, bằng văn như trước đây. Cho nên đặc trưng lớn nhất của nhiếp ảnh là tính xác thực. Nhờ đặc trưng này mà nhiếp ảnh ngay sau khi ra đời đã phát triển tột bậc, nó được áp dụng vào tất cả các ngành không chỉ nghệ thuật mà trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội và đời sống. Và chính từ nhiếp ảnh sau này mới phát triển thành điện ảnh, truyền hình. Ảnh được chia thành 3 loại. Một là ảnh lưu niệm: Người ta chụp ảnh để làm chứng cho sự lớn lên của mình, từ lúc sinh ra đến khi thành những ông cụ, bà cụ; để kỷ niệm những cuộc chia tay, ngày hôn lễ... Hai là ảnh báo chí: Bên cạnh những vài viết thì báo chí rất cần những tấm ảnh để tăng lòng tin, gây xúc động cho bạn đọc. Khi viết về nạn đói ở châu
- Phi, hay những thảm hoạ về môi trường, những cuộc lở đất, sự tàn phá của những cơn bão hay sóng thần ở nước này nước kia mà không có ảnh minh hoạ thì có thể nói hiệu quả của bài báo đã giảm đi một nửa. Vì thế, mỗi khi nổ ra chiến sự là lại có hàng nghìn nhà báo lao vào cuộc chiến, có người hy sinh cả tính mạng để cốt chụp được những bức ảnh trung thực phản ánh sự kiện nóng bỏng mà cả thế giới đang quan tâm. Ảnh báo chí có vị trí rất lớn nhờ tính thuyết phục cao... Ba là ảnh nghệ thuật: Người chụp dùng cách nhìn của nhiếp ảnh đề gửi cảm xúc, bộc lộ tâm trạng của mình, tạo ra những tác phẩm ảnh nghệ thuật có giá trị. Tương ứng với 3 thể loại ảnh là 3 loại nghề: Nhiếp ảnh báo chí nhằm thông tin sự kiện, phản ánh những vấn đề xã hội...; Nhiếp ảnh nghệ thuật: bộc lộ những cảm xúc về chân, thiện mỹ. Ba dòng ảnh này đi song song hoặc phối hợp với nhau, Việt Nam là nước nghèo nên người làm nghề nhiếp ảnh thường làm nghề nhiếp ảnh thường kết hợp cả ba, ảnh dịch vụ cũng có thể làm ảnh nghệ thuật, anh nhà báo nếu làm báo không đủ sống thì cũng kết hợp làm thêm dịch vụ ảnh đám cưới, đám ma.v.v... Nhiếp ảnh Việt Nam đang ở đâu? Nhiếp ảnh có mặt ở Việt Nam chỉ sau 30 năm so với thế giới. Cụ Đặng Huy Trứ (người Huế), là sứ thần sang Trung Quốc và đem bộ máy ảnh đầu tiên về Việt Nam năm 1886, cụ cũng là người đầu tiên mở đầu hiệu
- ảnh ở Hà Nội. Đồng thời đầu thế kỷ 20, có một làng nghề nhiếp ảnh là làng Lai Xá (thuộc Hoài Đức, Hà Tây) do cụ Nguyễn Đình Khánh là người đầu tiên đã dạy Bác Hồ chụp ảnh ở Paris. Sau này dân làng Lai Xá tràn đi khắp cả nước, hiện nay cứ hiệu ảnh nào có chữ “Lai” (Phúc Lai, Hoàng Lai, Kim Lai...) thì chính là đều xuất xứ từ làng Lai Xa. Nhiếp ảnh Việt Nam đặc biệt phát triển từ sau cách mạng tháng 8, từ những bức ảnh ghi lại sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, toàn quốc kháng chiến, Nam tiến, Pháp rút khỏi Hà Nội, các chiến sĩ về giải phóng thủ đô, chiến dịch Điện Biên Phủ.v.v... đã tạo ra một nền nhiếp ảnh Cách mạng và truyền thống. Kết thúc ở những năm 1975 bằng những bức ảnh xe tăng tấn công vào dinh Độc lập của Trần Mai Hưởng, Mẹ con ngày gặp mặt của Lâm Hồng Long, Tấn công thị xã Đầu Mầu của Đoàn Công Tính.v.v... đó là những bức ảnh chiến tranh Việt Nam đã vào lịch sử. Giới nhiếp ảnh quốc tế đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ “chơi ảnh” cũng như du nhập văn minh nhiếp ảnh và sử dụng phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh hiện đại vào loại nhanh nhất thế giới hiện nay. Máy ảnh số vừa du nhập vào Việt Nam thì đã xuất hiện ngay những loại tốt nhất, hiện đại nhất. Đặc biệt là mảng nhiếp ảnh dịch vụ thì phát triển với tốc độ “khủng khiếp” với đội ngũ lên tới hàng chục nghìn người. Đặc tính người Việt Nam là “ham vui”, thích kỷ niệm và chia sẻ nên
- chụp ảnh rất nhiều, cái gì cũng chụp, ở thành phố Hồ Chí Minh hịên nay nhiều đám cưới chi phí tới vài chục triệu tiền ảnh. Vì thế, ảnh dịch vụ rất phát triển, chiếm tới 80% thị trường nhiếp ảnh, ảnh báo chí và nghệ thuật chỉ chiếm khoảng 20%. Nhiếp ảnh Việt Nam nói chung đang phát triển rất mạnh, nhưng ảnh báo chí theo cách nhìn của tôi là non kém, đặc biệt là về chất lượng, chưa đạt những tiêu chuẩn ảnh báo chí “thứ thiệt”. 20 năm nay, đi thi thế giới về ảnh báo chí thì Việt Nam có thể coi như thất bại hoàn toàn, không đoạt giải nào, thậm chí cũng không được treo nữa. Các nhà báo đang hành nghề hiện nay thì rât ngu ngơ về thể loại ảnh báo chí. Nguyên nhân là do cách hiểu, cách quan niệm sai về ảnh báo chí, ngay từ các tòa soạn đã coi thường, chỉ dùng ảnh theo kiểu nhặt nhạnh, sưu tầm. Các trường báo chí không coi trọng đào tạo môn nhiếp ảnh đến nơi đến chốn, giáo trình yếu. Hiện nay Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là một trong hai hội hoạt động nhất trong 10 hội nghệ thuật của cả nước, có cơ sở xuống tận 64 tỉnh thành, mỗi năm tổ chức từ 50 – 80 cuộc thi ảnh cấp quốc gia, quốc tế. Nhiếp ảnh đang ở giai đoạn hoạt động cực kỳ rộng, có người nói là “rộng quá”, rộng đến mức Hội không kham nổi. Đây là điều đáng mừng nhưng cũng đáng lo. Mừng vì đội ngũ phát triển, có tới 800 hội viên, nhưng đáng lo là về chất lượng của hội viên. Hiện nay không phải
- không có quan niệm coi chụp ảnh là dễ, trở thành hội viên Hội NSNAVN cũng dễ, chỉ cần có 4 – 5 giải quốc gia hay khu vực là xong, thậm chí không đòi hỏi trình độ văn hóa hay chuyên môn gì cả. Nhất là máy ảnh số bây giờ rất tiện lợi, không phải lấy ánh sáng, không phải đo đạc, cân chỉnh gì cả. Khâu làm ảnh cũng hoàn toàn do máy móc kỹ thuật đảm nhiệm... Máy số hiện nay là con dao hai lưỡi, nó liên quan rất nhiều đến trình độ văn hóa và tư cách của người cầm máy, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng gian lận, lười nhác, biến đồ thật thành đồ giả, làm giả đến mức độ mất đi bản chất và tính trung thực của nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh quan niệm như một nhà văn hóa thì đây là một ngành nghệ thuật rất khó. Do đó cần có hệ thống trường đào tạo một cách quy mô, vì đó sẽ là tương lai của nền nhiếp ảnh Việt Nam. Phụ nữ với nghề nhiếp ảnh Hiện chỉ có chưa đầy 30 chị em trong tổng số 800 hội viên Hội NSNAVN. Bởi vì đây là một nghề rất khó khăn đối với phụ nữ. Người ta thường nói nghề nhiếp ảnh là “Nghề đàn ông nhất trong những nghề đàn ông”. Bởi vì nó là nghề gian khổ, nghề mang tính hành động, đòi hỏi sức khoẻ, sự quyết đoán, sức chịu đựng. Nhoắng một cái có khi đã phải trèo lên độ cao bằng 4 – 5 tầng nhà với máy móc phụ tùng lỉnh kỉnh; có khi phải vác máy đi bộ, treo đèo lội suối nửa ngày đường; hoặc phải sẵn sàng thức dậy từ 3 – 4 giờ sáng để chớp được một
- khoảnh khắc của buổi bình minh... Về năng lực và khả năng nghệ thuật thì phụ nữ không thua kém gì nam giới nhưng những thiên chức của phụ nữ khiến chị em bị nhiều hạn chế và không hợp với nghề này. Nếu bạn định trở thành nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và trọn đời thì phải xác định đây là một nghề khó và bạn sẽ vất vả đấy, bạn sẽ phải học, phải đọc, phải trăn trở thường xuyên... Nhưng nếu bạn coi nó như một nghề chơi thì cũng rất vui, rất thú vị, bạn chỉ cần có niềm đam mê cộng thêm một chiếc máy ảnh, cuộc sống của bạn sẽ phong phú, thanh thản và ý nghĩa hơn lên rất nhiều. Bạn sẽ có thêm nhiều bạn bè, sẽ nhìn cuộc sống với con mắt khác và tìm thấy nhiều điều hay mà trước đây bạn chưa từng nhìn thấy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ánh sáng trong nhiếp ảnh
6 p | 460 | 169
-
Lịch sử về điện ảnh
26 p | 242 | 56
-
Bố cục trong nghệ thuật nhiếp ảnh
4 p | 158 | 44
-
Ánh sáng với nhiếp ảnh
7 p | 229 | 42
-
Mối quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật nhiếp ảnh
9 p | 136 | 27
-
Thi vào Khoa Nhiếp ảnh trường Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội
9 p | 534 | 26
-
Tìm hiểu phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam
5 p | 165 | 24
-
Là một bộ môn nghệ thuật tạo hình, nhiếp ảnh có quan hệ với hội họa
7 p | 166 | 23
-
Tính chất cơ bản của nhiếp ảnh nghệ thuật
5 p | 103 | 22
-
Tọa đàm ‘tìm phong cách riêng trong nhiếp ảnh’: Gai góc cũng là nét riêng
5 p | 93 | 13
-
Trò chơi nhiếp ảnh – đâu là luật chơi? hải nói lên sự
8 p | 75 | 12
-
Những cái Nhìn trong nhiếp ảnh
6 p | 72 | 11
-
Cái tôi - Tiềm năng của sự sáng tạo trong nghệ thuật
10 p | 99 | 11
-
Giải nhiếp ảnh Grange Prize (phần 1): Gauri Gill và Elaine
10 p | 71 | 10
-
Thứ nghệ thuật ghê răng của chụp món ăn nhà hàng
6 p | 70 | 9
-
Nghệ sĩ Bảo Nguyên
8 p | 179 | 9
-
Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn
7 p | 86 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn