Nhiếp ảnh Việt Nam – Ai đã ngộ nhận?
lượt xem 10
download
Không phải đến hôm nay qua bài viết của Trường Thành mới bộc lộ những điều ngộ nhận về nhiếp ảnh VN. Trước đây có nhiều tác giả cũng đã bộc lộ những nhận thức sai lầm tương tự như Hoài Hương, Việt Dũng, Đoan Trang, Thuận An, Việt Văn, Quang Thi… Nếu nhắc lại thời điểm xuất hiện của các bài viết này chúng ta sẽ nhận thấy một điều thú vị: Năm 2008 bộ ảnh đen trắng của VN vượt lên 42 bộ ảnh của 42 nước để đoạt Cúp Vàng FIAP, liền có ngay bài báo của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiếp ảnh Việt Nam – Ai đã ngộ nhận?
- Nhiếp ảnh Việt Nam – Ai đã ngộ nhận? Không phải đến hôm nay qua bài viết của Trường Thành mới bộc lộ những điều ngộ nhận về nhiếp ảnh VN. Trước đây có nhiều tác giả cũng đã bộc lộ những nhận thức sai lầm tương tự như Hoài Hương, Việt Dũng, Đoan Trang, Thuận An, Việt Văn, Quang Thi… Nếu nhắc lại thời điểm xuất hiện của các bài viết này chúng ta sẽ nhận thấy một điều thú vị: Năm 2008 bộ ảnh đen trắng của VN vượt lên 42 bộ ảnh của 42 nước để đoạt Cúp Vàng FIAP, liền có ngay bài báo của Hoài Hương, tiếp sau là Đoan Trang, Việt Văn, Việt Dũng. Năm 2010 một số Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam được Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ (PSA) xếp hạng và một lần nữa Việt Nam đoạt huy chương vàng (HCV) FIAP, cũng lại có ngay bài báo của Đỗ Tuấn – Quang Thi, Thuận An,…. Giờ đây Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN đang chuẩn bị đón khách quốc tế đến dự Đại hội lần thứ 30 của FIAP lại có thêm một loạt bài trên báo Tuổi Trẻ. Mở đầu là bài “Nhiếp ảnh VN và những ngộ nhận” của Trường Thành (Tuổi Trẻ - số ra ngày 21/7/2010 trang 13). Xâu chuổi các bài báo chúng ta thấy có sự giống nhau về nhiều điểm (như hiện tượng copy-paste mà giới tin học hay nói đến): - Đối tượng bị chỉ trích cụ thể là FIAP và sau đó là các NSNA Việt
- Nam được giải quốc tế có FIAP bảo trợ. - Giọng điệu chê bai, giễu cợt đầy tính trịch thượng mà thiếu tính xây dựng. - Chứng cứ trích dẫn mơ hồ, chủ quan. - Nhập nhằng giữa ảnh thời sự báo chí với ảnh sáng tạo nghệ thuật và cơ bản là thiếu sự hiểu biết về các cuộc thi quốc tế do FIAP bảo trợ. Nói chung, họ cố tình hướng dư luận theo cái nhìn thiên kiến có chủ đích không trong sáng. Bất chấp sự thật, bất chấp cả logic của vấn đề. Quả thật có nhiều nội dung trong các bài báo cần phải được trình bày, biện giải cặn kẽ trên cơ sở lý luận nghệ thuật nhiếp ảnh và lý luận mỹ học với việc phân tích dẫn chứng ảnh một cách đầy đủ mới đi đến tận cùng chân lý. Trong bài viết này tôi xin được chỉ ra một số sai sót cơ bản trong hệ thống luận điểm mà các tác giả dùng để ngụy tạo ra sự “ngộ nhận” không đáng có và chắc chắn đã gây hiểu nhầm đáng tiếc về giới Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam. Tác giả các bài báo cho rằng các cuộc thi do FIAP bảo trợ đều là những cuộc thi mang tính nghiệp dư (một sân chơi tài tử) ở đó không có các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp tham dự với hàm ý hạ thấp giá trị, ý nghĩa của các cuộc thi và giải thưởng của nó. Từ đó họ dẫn ra một số cuộc thi không có sự bảo trợ của FIAP và xem nó mới là chuyên nghiệp, là dòng chính của nhiếp ảnh thế giới. Đây là luận điểm hoàn
- toàn không chính xác và không logic. Sự nhầm lẫn này là do các tác giả suy ra từ câu “nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” ghi trên trang web của FIAP. Thật ra, dựa vào tôn chỉ của liên đoàn: phi lợi nhuân, phi chính phủ, phi chính trị, chủ yếu gắn kết các nhà nhiếp ảnh trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mang tính quốc tế để tôn vinh và phát triển nhiếp ảnh nghệ thuật, nên các Hội nhiếp ảnh, các Câu lạc bộ nhiếp ảnh của nhiều quốc gia đã tự nguyện tham gia liên đoàn. Trong đó có nhiều Hội Nhiếp ảnh có truyền thống, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao trong các nước Tây Âu như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia... Những hội nhiếp ảnh này luôn hướng đến sáng tạo đỉnh cao trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Hội viên đa phần là những nhà nhiếp ảnh có trình độ cao, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của chuyên ngành nhiếp ảnh. Có nơi họ là những giảng viên của một trường Đại học Nhiếp ảnh. Do vậy, những cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế do các Hội nhiếp ảnh của các quốc gia này tổ chức “cho dù có sự bảo trợ của FIAP” thì nó vẫn là một cuộc thi ảnh đỉnh cao – một cuộc sàn lọc ảnh của những nghệ sĩ nhiếp ảnh từ nhiều quốc gia gửi đến tham dự để chọn ra những tác phẩm nhiếp ảnh có sáng tạo đích thực về hình thức với nhiều phong cách, trường phái khác nhau và bảo đảm nội dung ý nghĩa có tính nhân văn sâu sắc. Cuộc thi không mang màu sắc của kinh doanh, lợi nhuận để phục vụ cho một tập đoàn doanh nghiệp nào đó. Các cuộc triển lãm do vậy cũng sẽ mang lại cho công chúng những khám phá bổ ích, giúp họ hiểu hơn về thiên nhiên, con người và văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, không thể phủ nhận
- một cách võ đoán, chủ quan giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ do những tác phẩm ảnh này mang lại. Trong điều lệ của tất cả các cuộc thi quốc tế này bao giờ cũng có câu mở đầu “dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn thế giới”. (The contest is opened to all the amateurs and professionals from anywhere in the world). Với sự mở rộng đối tượng như vậy cho nên số lượng người dự thi bao giờ cũng lên đến hằng ngàn, thậm chí có cuộc thi có đến cả chục ngàn người. Ví dụ cuộc thi vòng lần thứ 19 ở Áo (19. Trierenberg Super Circuit 2010- Austria) số lượng ảnh tham dự cũng từ hàng ngàn đến năm bảy chục ngàn ảnh hoặc hơn (ví dụ cuộc thi lần thứ 12 ở Trung Quốc 2009 có 120 ngàn ảnh. Chỉ cần vào trang thống kê của các cuộc thi mang tầm quốc tế này sẽ rõ. Tác giả của các bài báo có thật sự biết hết cả hàng ngàn người dự thi đó là ai không? Ai là chuyên nghiệp ai là nghiệp dư không ? Chưa kể nói như NSNA Trung Thu: “ranh giới giữa chuyên nghiêp và nghiệp dư cũng mong manh” xét theo nội hàm cơ bản của khái niệm. Cách diễn đạt đánh đồng, lấp lửng của các tác giả hướng người đọc đến chỗ nghĩ rằng các cuộc thi có FIAP bảo trợ chỉ là sân chơi nghiệp dư, các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không tham dự và không cần biết đến. Đó mới là một ngộ nhận từ phía tác giả các bài báo. Đương nhiên không phải nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp nào cũng thường tham gia các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế như thế. Nhưng không hẵn họ chê hay xem chúng không “xứng tầm”, không “uy tín“, không “đẳng cấp”
- như các tác giả đã nói mà đơn giản vì không phù hợp, không cùng lĩnh vực với công việc nhiếp ảnh của họ và giải không có tiền thưởng. Đó cũng là lý do vì sao họ tìm đến nhiều cuộc thi của các doanh nghiệp, các tạp chí tổ chức. Hơn nữa, một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chỉ chuyên chụp ảnh quảng cáo sản phẩm cho một công ty, hợp đồng của họ thường có giá trị lớn bởi tay nghề họ cao và nó đòi hỏi họ dồn tâm sức, thời gian cho công việc, không sáng tạo nghệ thuật thì họ không tham gia các cuộc thi ảnh nghệ thuật cũng là tất yếu. Nhất là khi cuộc thi đó không mang lại lợi nhuận cho họ. Cần nói thêm rằng tính chuyên nghiệp của cuộc thi không ở chỗ người dự thi là ai, chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp mà ở chỗ giá trị của tác phẩm mang lại cho người xem như thế nào, có tính sáng tạo không, cung cách tổ chức, quy mô cuộc thi, điều lệ dự thi, ấn phẩm catalog của cuộc thi như thế nào…Tôi không cho rằng giải thưởng cao mới là chuyên nghiệp. Giải thưởng cao chỉ thu hút các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chú ý tham gia mà thôi. Xin nói thêm, cứ 2 năm một lần nhân Đại hội FIAP, nước đăng cai mới được FIAP ủy nhiệm tổ chức một cuộc thi ảnh bộ đen trắng cho các nước thành viên, hội đồng giám khảo được chọn từ nhiều quốc gia khác nhau, có trình độ và uy tín về nghiệp vụ nhiếp ảnh. Còn lại các cuộc thi ảnh quốc tế do các nước thành viên tổ chức, FIAP chỉ bảo trợ, cấp huy chương và bằng danh dự, mọi công việc khác như xác định nội dung, xây dựng điều lệ, lựa chọn giám khảo, tổ chức chấm chọn đều do
- nước sở tại lo liệu. Uy tín của các Hội nhiếp ảnh Quốc gia, các Câu lạc bộ tổ chức cuộc thi cùng với số lượng các nhà nhiếp ảnh của hàng chục quốc gia có nền nhiếp ảnh phát triển tham dự tạo ra giá trị và đẳng cấp của cuộc thi đó. FIAP chỉ ghi nhận, lưu giữ kết quả làm cứ liệu phong tước hiệu để vinh danh cho nhà nhiếp ảnh có nhiều thành tích. Tác giả các bài báo có vẻ mỉa mai các tước hiệu FIAP và cả tước hiệu quốc gia mà không chịu tìm hiểu các NSNAVN đã phải lao động sáng tạo miệt mài như thế nào để có được tước hiệu đó. Tước hiệu không tự nhiên mà có. Theo quy định của FIAP muốn có tước hiệu E.FIAP nghệ sĩ nhiếp ảnh phải có 50 ảnh khác nhau được chọn triển lãm ở 30 quốc gia với số lần ảnh triển lãm là 150 lần. Cứ tăng một cấp tước hiệu tiêu chuẩn này gần như gấp đôi. Và trong mỗi cuộc thi FIAP, quy định cho các quốc gia chỉ chọn triển lãm từ 7% đến 10% số ảnh gửi dự thi. Chúng ta cần biết những quy định ngặt nghèo này để thấy rằng các cuộc thi này không dễ đối với bất kỳ ai không đầu tư công sức, tâm huyết cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Không dễ như Hoài Hương viết “mọi người đều có thể gửi ảnh của mình tham gia như một diễn đàn”. Đây là ý kiến của một tác giả thiếu trách nhiệm và quá dễ dãi với mình, với nghề (nếu là nhà báo). Tôi nghĩ tác giả Hoài Hương, Đoan Trang, Trường Thành,... nếu có sáng tác ảnh cũng nên thử dự thi một lần để có những trải nghiệm cần thiết cho việc bình giá nghệ thuật nhiếp ảnh. Riêng nhà báo Việt Văn thì có kinh nghiệm hơn và có vài giải trong các cuộc thi "danh giá" (theo cách gọi của báo chí) cũng
- không ít lần trắng tay trong cuộc chơi của FIAP này. Tôi cũng không hiểu tại sao tác giả Trường Thành đề cao cuộc thi ảnh của Hãng Sony tổ chức ở Anh – cuộc thi của một doanh nghiệp - mà lại không thừa nhận các cuộc thi quốc tế do chính Hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Anh hoặc một thành viên của Liên hiệp Anh tổ chức? Trong khi Giải thưởng nhiếp ảnh Sony World Photography Awards 2010 quy tụ các tác phẩm của 190 nhiếp ảnh gia đến từ 48 quốc gia với những chủ đề ảnh thuộc nhiều lĩnh vực từ âm nhạc, thời trang, kiến trúc đến các cuộc chiến tranh.(nguồn: baomoi.com). Một cuộc thi ảnh gọi là "danh giá và uy tín" mà chỉ có 190 nhà nhiếp ảnh chuyên nghiêp và nghiệp dư dự thi như vậy thì còn thua xa một cuộc thi nằm trong hệ thống bảo trợ của FIAP về cả mặt số người dự thi và số ảnh dự thi. Còn như chúng ta thử vào xem ảnh đề cử vào giải của Sony World Photography Awards 2010 để đối chiếu nội dung với ảnh của các cuộc thi do FIAP bảo trợ mà tôi dẫn ra ở phần sau xem nó có chuyên nghiệp và danh giá hơn như tác giả Trường Thành nhận xét không. Nếu cứ cho rằng các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp mới cho ra những tác phẩm có giá trị, có ảnh hưởng đến xã hội, tôi cho rằng cũng nên thận trọng xét từng trường hợp. Ảnh quảng cáo thường do các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp thực hiện với giá rất cao nhưng cũng không ngoài giá trị quảng bá sản phẩm, chỉ gây chú ý cho những ai quan tâm sản phẩm.
- Việc cho rằng các hãng truyền thông, các tạp chí, các công ty kinh doanh lớn hậu thuẫn hoặc đứng ra tổ chức thi mới là cuộc thi có uy tín, mới mang tính chuyên nghiệp theo tôi không hẳn sai nhưng cũng không hoàn toàn chính xác. Đằng sau những cuộc thi đó bao giờ cũng có mục đích lợi nhuận, thu hút khách hàng, làm tăng uy tín cho thương hiệu. Không có doanh nghiệp nào hoàn toàn vô tư khi bảo trợ đơn thuần cho mục đích nghệ thuật và chỉ phục vụ xã hội. Điều này không xấu và hợp pháp nhưng người viết cần thận trọng khi đánh giá, phải biết chắc từng cuộc thi, xem xét từng bộ ảnh rồi hãy nói đến uy tín và ảnh hưởng xã hội của nó. Nói chung tác giả các bài báo vừa không hiểu nổi độ căng của các cuộc thi về mặt chuyên môn vừa không hiểu những quy định về mặt tổ chức và sự chi phối mang tính chất văn hóa đặc thù của quốc gia tổ chức cuộc thi nên ngộ nhận về uy tín và giá trị của các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế. Về nội dung ảnh của các cuộc thi do FIAP bảo trợ được tổ chức ở nhiều quốc gia tác giả Trường Thành viết: Vì FIAP là “nhiếp ảnh nghiệp dư xuyên thế giới” nên các cuộc thi do FIAP bảo trợ hướng về những vẻ đẹp chung chung, mang tính nhân văn nhưng không có tác động, ảnh hưởng đến xã hội… Đây là một nhận xét mang tính chất không nhất quán, mơ hồ, lập luận không vững chắc điều đó thể hiện sự lúng túng của tác giả mà nguyên nhân, theo tôi, chắc chắn là do chưa bao giờ tác giả xem một bộ ảnh nào từ các cuộc thi ảnh quốc tế do
- FIAP bảo trợ hoặc là có xem nhưng không trọn vẹn và cảm nhận chưa thấu đáo. Mỗi năm có hơn trăm cuộc thi do FIAP bảo trợ, không kể những cuộc thi ngoài hệ thống FIAP, mỗi cuộc thi lại có đến hàng trăm, hàng ngàn tác phẩm, tác giả bài báo thì không dự thi nên làm sao có điều kiện xem hết để đánh giá về nội dung cho chính xác. Và như một lẽ tất yếu, xuất phát điểm của tác giả là vì FIAP là nhiếp ảnh nghiệp dư…nên nội dung ảnh cũng nghiệp dư và không “có tác động, ảnh hưởng đến xã hội”, nói chung theo tác giả Trường Thành nội dung ảnh hình như là không có giá trị. Từ đó đẩy sự ngộ nhận về thành tích cho giới nhiếp ảnh Việt Nam. Thêm nữa, bạn đọc sẽ nghĩ gì khi so sánh 4 đọan trích sau đây: 1.“Các cuộc thi ảnh FIAP, Việt Nam ngày càng thắng giải, mà quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là đồi cát, ông bà già dân tộc bế con, địu con, cảnh làm đồng, ruộng bậc thang. Vẫn cũ mòn một lối nhìn, một lối tư duy nhìn… ( trích bài Nhiếp ảnh Việt Nam – Làm mới tư duy- tác giả Việt Dũng. LĐCT ngày 1/2/2009) 2.“Các cuộc thi ảnh FIAP, Việt Nam ngày càng thắng giải, mà quanh đi quẩn lại vẫn là đồi cát, ông bà già dân tộc bế con, địu con, cảnh làm đồng, ruộng bậc thang –Vẫn cũ mòn một lối nhìn, một lối tư duy nhìn… (Trích bài : Nhiếp ảnh VN còn đó những lo toan - tác giả Đoan Trang 20/4/2009), 3.“Ảnh đoạt giải của Việt Nam chỉ quanh đi quẩn lại những hình ảnh
- như trẻ em, người già dân tộc thiểu số da dẻ nhăn nheo, cầu khỉ lắt lẻo, đồi cát” (Trích bài : Nhiếp ảnh gia - Tắm ao nhà của tác giả Thuận An, thanhniên.com 4/6/2010), 4.“ Ảnh đoạt giải của một nhiếp ảnh gia đoạt hằng trăm giải quốc tế phần lớn cũng chỉ quanh quẩn các đề tài về người già- trẻ em Tây nguyên, trẻ em chơi trên đồi cát...” (Trích”Nhiếp ảnh Việt Nam và những ngộ nhận”-Trường Thành Báo Tuổi trẻ số 194/2010 ra ngày 21/7/2010) Nếu tôi không nhầm cái lối nhận xét này đã được ông Nguyễn Đức Chính nêu ra trong cuốn “Văn hóa Nhiếp ảnh” của ông, do nhà xuất bản Thông Tấn ấn hành .. Điều này cho ta kết luận các tác giả phán xét thì như “thần” như “thánh” mà hóa ra chẳng biết gì về cái mà mình đang phán xét cả. Họ gần như không đọc ảnh, không biết gì về nội dung ảnh nghệ thuật Việt Nam. Họ chỉ biết nhại lại từ ý này qua ý khác của một ai đó mà thôi. Vậy thì làm sao chúng ta còn tin vào những điều khác mà họ đã mạnh miệng phê phán nhiếp ảnh Việt Nam ở trên, trước đây và sau này. Những ngộ nhận hóa ra là từ phía những người bịa chuyện và thật sự không hiểu biết nhiều về nhiếp ảnh nhưng biết đánh lừa dư luận. Tôi xin đính kèm một vài tác phẩm đoạt giải trong các cuộc thi quốc tế để bạn đọc bình xét khách quan về nội dung ảnh nghệ thuật VN:
- Tác phẩm “ Nụ cười mới” tác giả Vũ Thị Tịnh - Lâm Đồng . HC Vàng cuộc thi quốc tế ở Viêt Nam (VN-09), HC Đồng trong cuộc thi ảnh bộ màu do FIAP tổ chức tại Ireland 2010: Không thể nói tấm ảnh không có giá trị nhân văn, không có ý nghĩa xã hội được. Và đây thực sự là một ảnh nghệ thuật đích thực – được thể hiện bằng phong cách tả thực. Tấm ảnh thể hiện sự giao cảm giữa bệnh nhân và người thầy thuốc. Đôi bàn tay người thầy thuốc đỡ khuôn mặt đứa bé thể hiện sự chăm sóc ân cần và đã tạo được niềm tin ở đứa bé. Đứa bé hiểu được rằng nó sẽ có một khuôn mặt lành lặn không còn dị tật. Nó biết ơn người thầy thuốc. Ánh mắt long lanh và nụ cười tuy chưa trọn vẹn trên môi nhưng đấy là lời cảm tạ, là sự giao cảm chân thành. Nụ cười vừa mừng vì vui vừa thể hiện sự đau đớn của thể xác khi vết mổ chưa lành, kết hợp chi tiết giọt nước mắt chắc hẳn cũng làm người xem ảnh rơi lệ. Màu da đứa bé ngăm đen nhưng lại làm điểm nền để tôn lên sự tỏa rạng của đôi mắt và nụ cười – một Nụ cười mới. Nụ cười chan chứa tình người và niềm tin vào cuộc sống hôm nay và tương lai. Tôi nghĩ tấm ảnh “Nụ cười mới” còn hơn xa nhiều ảnh mà Sony World photography Awards 2010 vừa công bố trên mạng. Một giải thưởng mà tác giả Trường Thành ngợi ca là danh giá, chuyên nghiệp và đẳng cấp.
- Tác phẩm “Nương trà xanh” của Nguyễn Văn Thương, đoạt HC Đồng Cup VAPA 2008; Triển lãm Quốc tế tại Việt Nam - VN09 Tấm ảnh không chỉ đem lại cho ta một màu xanh mát mắt, ngút ngàn đầy sinh khí của một vùng đất đặc trưng mà như còn ngân lên âm thanh rộn ràng của cuộc sống. Những đường chè cong đều đặn như những dòng kẻ của một khúc nhạc đời bay lượn và mỗi con người một tư thế, một vị trí khác nhau là những nốt trầm bỗng làm nên hợp âm du dương ngày mùa. Tấm ảnh đã làm người xem cảm thấy lòng nhẹ nhõm với tình yêu thiên nhiên và cuộc đời. Tác phẩm “Gập ghềnh đường đua” của tác giả PBT là một trong 10 ảnh của bộ ảnh “Vượt khó” – đoạt HCV FIAP 2010, và triển lãm ở một số quốc gia. Đường đua bằng phẳng làm sao! Thế nhưng nhìn những người khuyết tật vượt lên khiếm khuyết về thể xác, đem hết nghị lực thi thố trên đường đua, mỗi bước chân của họ chao đảo nghiêng ngửa, chông chênh ai mà không vừa thương vừa cảm phục. Đôi khi đó lại là tấm gương cho chúng ta soi vào để vững tin hơn vào chính mình, để vượt qua khó khăn. Tấm ảnh chắc không làm ai đó dửng dưng với cuộc đời
- và cũng không làm ai đó tự ti, bi quan giữa cuộc đời. Ai dám bảo nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam xa rời hiện thực cuộc sống, hướng về những vẻ đẹp chung chung, không có ảnh hưởng xã hội? Chuyên nghiệp chính là ở chỗ này - chỗ tác giả có tư duy sáng tạo, có am hiểu kỹ thuật để cho ra một tác phẩm ảnh vừa hoàn chỉnh về nghệ thuật và sâu sắc về nội dung. Các tấm ảnh đã làm cho các cuộc triển lãm ảnh của các quốc gia đăng cai tăng tầm giá trị và đẳng cấp. (Xin cập nhật trang web :baomoi.com để xem) Và còn nhiều tác phẩm đoạt giải khác của giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam xứng đáng làm gạch nối giữa nghệ thuật và xã hội, giữa con người với thiên nhiên và con người với nhau. Ai đó đừng vì thiên kiến, đừng vị tị nạnh mà gây nên nhiều ngộ nhận cho nhau. Tác phẩm “Di chứng da cam” của tác giả Phạm Thị Thu, là một trong bộ 10 ảnh đoạt HC Vàng, đồng thời đoạt HC Vàng cá nhân cuộc thi ảnh bộ đen trắng của FIAP tại Việt Nam năm 2010 Tác giả Trường Thành viết “Có hai giải thưởng quốc tế danh giá hằng năm về nhiếp ảnh được giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp đánh giá cao là giải ảnh của tổ chức World Press Photo (Hà Lan) và giải ảnh báo chí Pulitzer (Mỹ) lại ít khi được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhắc đến như một mục tiêu để nhiếp ảnh VN phấn đấu hướng đến”. Phải nói
- ngay đây là một luận điểm vu vơ nhất trong bài báo này. Theo tôi, nói đến khái niệm Nhiếp ảnh Việt Nam – chúng ta mặc nhiên thừa nhận nó bao hàm 2 bộ phận quan trọng và chủ yếu là nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh thời sự báo chí. Hiện nay có một bộ phận tiếp cận với trào lưu mới cho rằng không còn phân biệt ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật vì trong ảnh thời sự báo chí đã và phải có tính nghệ thuật rồi và ngược lại. Không sai nhưng ảnh báo chí vẫn là ảnh thông tin thời sự có đặc trưng, tính chất, phương thức sáng tạo, mục đích riêng và khác nhiều so với ảnh sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta có 2 bộ phận nhân sự với tên gọi riêng, nhiệm vụ riêng, thậm chí cả quyền hạn riêng để đảm nhiệm các chức năng đó. Chúng ta có 2 cơ quan với tên gọi cụ thể là Hội Nhà Báo Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam quản lý, chỉ đạo, tổ chức, định hướng sáng tác cho hội viên của mình. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã làm khá tốt chức năng của mình, Hội viên là những NSNA đã tích cực sáng tạo và thành quả là hàng trăm giải thưởng từ các cuộc thi nghệ thuật quốc tế mà họ mang về cho tổ quốc. Những cuộc triển lãm ảnh trong nước cũng có tác động xã hội rất lớn như cuộc triển lãm “Họ đã sống như thế nào?” của Nguyễn Á… Đó là một điều cần vinh danh thế mà một số nhà báo đang phủ nhận trắng trợn công lao đó. Trong khi nhiệm vụ của những phóng viên ảnh, những nhà báo có tác nghiệp về ảnh và Hội Nhà Báo Việt Nam phải có trách nhiệm làm tốt và tốt hơn. Ảnh báo chí mấy chục năm qua của chúng ta thế nào? Tiến hay lùi ? Thành tựu trong nước thì thường thấy
- nhắc đến nhiều không sót một giải thưởng nào nhưng mở hướng ra với thế giới thì chúng ta có được gì? Quá ít ỏi. Hai cuộc thi lớn và danh giá như tác giả Trường Thành nhắc tới thì không một phóng viên, một nhà báo ảnh nào vươn đến được. Đội ngũ phóng viên ảnh phải xem lại mình chứ. Sao lại đổ lỗi này cho giới nhiếp ảnh nghệ thuật, cho Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Tác giả dùng luận điểm này để phê phán giới nhiếp ảnh nghệ thuật hóa ra chính tác giả đang phê phán mình và giới báo ảnh. Tác giả các bài báo tập trung phê phán giới nhiếp ảnh nghệ thuật là “ảo tưởng” là “cương lên” vì thành tích đã đạt được là ngộ nhận thì mặt khác việc các tác giả không nhận ra yếu kém của mình và giới mình cũng là một ngộ nhận. Chính tác giả Trường Thành cùng một số nhà báo từng viết bài phê phán vu vơ về nhiếp ảnh nghệ thuật đã và đang ngộ nhận về mình, ngộ nhận về nhiếp ảnh thời sự báo chí. Tác giả Trường Thành và các tác giả khác như Việt Dũng, Hoài Hương, Thuận An, Quang Thi, Đoan Trang không biết về các cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật là tất nhiên nhưng không biết luôn cả các cuộc thi ảnh báo chí thế giới thì mới lạ. Hình như các tác giả này chưa tham dự lần nào, tôi thì đã có nhiều lần thử chơi rồi đấy, cho nên tôi biết một điều là các cuộc thi này chỉ dành cho giới phóng viên ảnh chứ không dành cho giới nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ấy thế mà khôi hài thay, tác giả Trường Thành lại vẫn cứ trách bừa: lại ít khi được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nhắc đến như một mục tiêu để nhiếp ảnh Việt Nam phấn
- đấu hướng đến. Xin một lần nữa được hỏi ai ngộ nhận đây? Cũng cần nói thêm, Ban Chấp hành mới của Hội NSNA VN đang có ý định đổi tên Hội thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam để đảm nhiệm luôn việc hướng dẫn hội viên sáng tác ảnh thời sự báo chí. Thật là không công bằng khi nhiều tờ báo, nhiều nhà báo tập trung công kích giới nhiếp ảnh nghệ thuật, đặc biệt là phủ nhận thành tích mà bao nhiêu NSNA đã đổ công sức, tiền của mới có được. Ảnh hưởng của báo chí đến xã hội cũng đã gây thiệt thòi cho giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam. Các tổ chức nhà nước và xã hội vẫn chưa thật sự hiểu và trân trọng những thành tích, những đóng góp của các NSNA và nền nhiếp ảnh nghệ thuật nói chung. Vài năm trở lại đây, Bộ VH-TT-DL đã có cấp bằng khen cho các tác giả có giải quốc tế - một sự ghi nhận bước đầu tuy còn ít ỏi nhưng chắc chắn đó không phải là sự ngộ nhận của những người lãnh đạo văn hóa như tác giả Trường Thành đã quy kết. Cha ông ta từng nhận xét về tâm lý con người “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Câu tục ngữ ấy đến nay vẫn có giá trị hiện đại của nó, vẫn cần thiết nhắc lại cho một ai đó ứng xử đúng hơn, chừng mực hơn trong quan hệ cuộc sống - xã hội. Tất nhiên nó cũng nhắc cho tôi tránh những thiên kiến để sống cân bằng hơn. Khi ta nhắm mắt phải ta nhìn đời lệch về phía trái , khi ta nhắm mắt trái ta nhìn đời lệch về phía phải.
- Vì vậy khi mở mắt nhìn đời : Hãy nhìn bằng cả đôi mắt. Khi nhìn lại nhiếp ảnh Việt Nam tôi thấy phải thành thật mà nói rằng nhiếp ảnh Việt Nam vẫn cần phấn đấu hơn nữa để đóng góp nhiều hơn, hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn một số ý kiến của tác giả Công Anh. Trong số những ý kiến đó chúng tôi cũng đã từng nhắc đến và cố khắc phục cho bản thân mình. Mong rằng giới nhiếp ảnh Việt Nam, những người lãnh đạo Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam biết mình thiếu gì, cần gì trên con đường sáng tạo, biết tránh xa những lối mòn, khuôn sáo, tìm kiếm nhiều góc nhìn độc đáo, nhiều phong cách mới, nội dung mới, cách thức tổ chức mới làm thăng hoa nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam và góp bản sắc của mình vào nền nghệ thuật thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỰ PHÙ PHIẾM CỦA ÁNH SÁNG
6 p | 243 | 113
-
Khái niệm chú thích ảnh
5 p | 187 | 57
-
Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh
8 p | 207 | 42
-
Kỹ thuật số vs analog
4 p | 165 | 41
-
Nhiếp ảnh – Môn nghệ thuật của ánh sáng
7 p | 218 | 41
-
Ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí
4 p | 165 | 41
-
Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh (phần I)
4 p | 144 | 28
-
Một số vấn đề nhiếp ảnh Việt Nam
4 p | 115 | 17
-
Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?
12 p | 130 | 14
-
Những hiểu biết mới về ảnh báo chí Việt Nam
7 p | 96 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn