T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
NHIỆT LUYỆN CÁC CHI TIẾT CỠ LỚN TRONG<br />
CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU<br />
Lê Văn Cương (Trường Đại học Hàng hải)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Nhiệt luyện chi tiết máy là một nhiệm vụ bắt buộc của công nghiệp cơ khí. Hầu hết mọi<br />
loại chi tiết máy đều phải thực hiện các phương án công nghệ nhiệt luyện khác nhau. Trong cơ<br />
khí chế tạo máy vấn đề nhiệt luyện là bắt buộc và là một thành phần không thể thiếu của quy<br />
trình công nghệ. Tuy nhiên trong ngành đóng tàu, do một đặc điểm nổi bật là các sản phNm<br />
thường có kích thước lớn, hầu như không phù hợp với bất kỳ một loại thiết bị nhiệt luyện nào<br />
hiện có của nước ta hiện nay. Vậy vấn đề đặt ra là, bằng cách nào để áp dụng nhiệt luyện vào<br />
ngành đóng tàu với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phNm và phù hợp với điều kiện Việt Nam.<br />
2. Thực trạng công nghệ nhiệt luyện trong các cơ sở đóng tàu Việt Nam<br />
2.1. Việc áp dụng công nghệ nhiệt luyện trong công nghiệp đóng tàu thế giới<br />
Với mục tiêu nâng cao cơ tính thân tàu trong quá trình khai thác, trên thế giới đã có rất<br />
nhiều công trình nghiên cứu và có áp dụng rất hiệu quả. Các nghiên cứu tập trung theo các<br />
hướng sau:<br />
- Tăng cường chất lượng của quá trình luyện kim, sử dụng các biện pháp công nghệ tiên<br />
tiến như nguội nhanh, biến tính, nấu luyện trong chân không... để nâng cao cơ tính của sản phNm<br />
kim loại dùng trong đóng tàu. Ví dụ: các loại thép có độ hạt nhỏ, thép hợp kim…<br />
- Ứng dụng các công nghệ nhiệt luyện phù hợp với từng loại sản phNm tạo ra những tính<br />
chất theo yêu cầu: Biến dạng dẻo, hóa nhiệt luyện, các sản phNm nổi tiếng thế giới như thép bọc<br />
tàu thủy Crozo của Pháp hoặc thép chế tạo ngư lôi hạm của Roizasski (Nga), được phát triển từ<br />
thế chiến thứ hai.<br />
- Chế tạo các loại vật liệu đóng tàu trên cơ sở các họ hợp kim mới (hợp kim Ti, hợp kim<br />
Al), nâng cao hiệu quả chống ăn mòn, đảm bảo cơ tính và giảm khối lượng.<br />
Để nâng cao hiệu quả người ta thường áp dụng tổ hợp theo cả ba hướng trên, ví dụ vỏ<br />
tàu ngầm Dolgoruki của Nga tuy là loại vỏ đơn, nhờ áp dụng loại thép có hạt di truyền hạt nhỏ<br />
(Э12X2H4ΦA) kết hợp thấm cacbon bề mặt đã cho hiệu quả chống đạn ngang với tàu ngầm vỏ<br />
kép của CHLB Đức. Nói tóm lại ngành đóng tàu thế giới đã rất quan tâm đến công nghệ xử lí<br />
vật liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phNm, đặc biệt là các loại tàu cao cấp (tàu khách, du<br />
thuyền, tàu quân sự, tàu ngầm, tàu cao tốc…).<br />
2.2. Công nghệ nhiệt luyện trong ngành đóng tàu Việt Nam<br />
Qua khảo sát thực tế tại các cơ sở đóng tàu ở Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số<br />
vấn đề thực trạng sau:<br />
- Hầu như toàn bộ các nhà máy đóng tàu của Việt Nam hiện nay vấn đề nhiệt luyện<br />
không được đặt ra và nói chung không có phân xưởng nhiệt luyện.<br />
- Khái niệm nhiệt luyện và tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nó chưa được đánh giá<br />
đúng mức, thậm chí hiểu biết về công nghệ nhiệt luyện ở mức sơ sài và không đúng bản chất vấn đề.<br />
17<br />
<br />
Héi th¶o Khoa häc toµn quèc C«ng nghÖ vËt liÖu vµ bÒ mÆt - Th¸i Nguyªn 2008<br />
<br />
- Cán bộ kĩ thuật làm về nhiệt luyện và kiểm tra cơ tính sản phNm còn rất thiếu và không<br />
được đào tạo đúng bài bản.<br />
- Thiết bị nhiệt luyện và kiểm tra vật liệu còn thiếu rất nhiều, không đồng bộ và cũng<br />
chưa được quan tâm đầy đủ.<br />
Có những tồn tại như trên là do các nguyên nhân sau:<br />
Một là: Ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn bắt đầu phát triển, các loại<br />
tàu chúng ta đóng chủ yếu là loại tàu thế hệ đầu, do đó vấn đề nhiệt luyện hầu như không được<br />
đặt ra. Mặt khác với công nghệ đóng tàu chúng ta áp dụng chủ yếu là công nghệ hàn, gia công<br />
thân tàu theo khung giàn định trước, do đó sản phNm tổng thành có kích thước quá lớn nên nhiệt<br />
luyện là không khả thi. Việc đóng mới theo tổng đoạn cũng chỉ ở giai đoạn bắt đầu nên công<br />
nghệ nhiệt luyện cũng chưa có điều kiện áp dụng.<br />
Hai là: Việc sản xuất vật liệu kim loại cho ngành đóng tàu ở Việt Nam hầu như chưa<br />
được phát triển do đó việc nắm rõ nguồn gốc, chất lượng, điều kiện nấu luyện là không đầy đủ.<br />
Hơn nữa nguồn nhập vật liệu kim loại cho ngành đóng tàu ở Việt Nam rất đa dạng (chủ yếu do<br />
chủ tàu và Đăng kiểm giám sát quyết định), các hệ thống tiêu chuNn vì vậy quá nhiều và chưa đủ<br />
các thông số (ngoại trừ thành phần hóa học trung bình), gây khó khăn lớn cho việc định công<br />
nghệ nhiệt luyện phù hợp.<br />
Ba là: Việc hiểu và nắm vững ý nghĩa của nhiệt luyện trong đóng tàu ở cán bộ kĩ thuật tại<br />
các đơn vị sản xuất và kể cả giám sát còn hạn chế, từ đó dẫn đến lảng tránh và tìm cách loại bỏ nhiệt<br />
luyện ra khỏi quy trình công nghệ, đồng thời cũng không đầu tư mạnh cho thiết bị nhiệt luyện.<br />
3. Tính bức thiết của công nghệ nhiệt luyện trong công nghiệp đóng tàu<br />
Trong sự phát triển của mình, ngành đóng tàu Việt Nam đã và đang bắt đầu phải đối mặt<br />
với việc bắt buộc áp dụng công nghệ nhiệt luyện. Các sản phNm thường yêu cầu nhiệt luyện đối<br />
với ngành đóng tàu hiện nay là:<br />
- Các phân đoạn vỏ tàu thực hiện gia công tạo hình biến dạng với mức độ biến dạng dẻo<br />
lớn (mũi quả lê, phần lái…), cần phải thực hiện ủ kết tinh lại để phục hồi tổ chức ổn định tránh<br />
ăn mòn ứng suất và ổn định giới hạn bền mỏi.<br />
- Các vùng tập trung mối hàn cao, yêu cầu chất lượng tốt cần phải ủ khử ứng suất (đặc<br />
biệt sau hỏa công nắn sản phNm), thậm chí còn phải thực hiện làm nhỏ hạt.<br />
- Các loại bồn chưa cỡ lớn gia công bằng tạo hình biến dạng cần phải ủ kết tinh lại và<br />
khử ứng suất.<br />
- Một số kết cấu cỡ lớn chế tạo bằng thép chất lượng cao còn phải tiến hành tôi và ram<br />
cao tạo xoocbit ram để đảm bảo cơ tính.<br />
- Khi tiến tới đóng các loại tàu chất lượng cao sẽ phải thực hiện nhiệt luyện các tổng<br />
đoạn để đảm bảo yêu cầu làm việc.<br />
- Khi áp dụng các vật liệu mới (hợp kim Ti, hợp kim Al…) việc nhiệt luyện càng quan<br />
trọng hơn. Vì chỉ có áp dụng công nghệ nhiệt luyện thì mới đem lại hiệu quả cao nhất của vật liệu.<br />
Tựu trung lại, với sự phát triển của mình, yêu cầu về công nghệ nhiệt luyện đối với<br />
ngành đóng tàu sẽ trở thành bắt buộc và cần phải có sự triển khai lập tức.<br />
18<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
4. Đặc điểm chung của các sản ph+m nhiệt luyện trong ngành đóng tàu<br />
- Các sản phNm thường có kích thước rất lớn, vì vậy khi tính toán nhiệt trong nhiệt luyện,<br />
chúng đều là các vật mỏng thậm chí siêu mỏng.<br />
- Dạng công nghệ nhiệt luyện phổ biến chủ yếu là phục hồi tổ chức kim loại và khử bỏ<br />
ứng suất do biến dạng dẻo hoặc hàn.<br />
- Các sản phNm khi nhiệt luyện có thể kết hợp ngay khi gia công áp lực hoặc hàn bằng<br />
cách điều chỉnh chế độ làm nguội, tuy nhiên hiệu quả về mặt kĩ thuật không cao song lại có lợi<br />
về mặt kinh tế.<br />
Thứ tư: Một số sản phNm yêu cầu các phương pháp nhiệt luyện khác (tôi, ram, hóa nhiệt<br />
luyện, cơ nhiệt luyện…) luôn đòi hỏi các thiết bị chuyên dùng.<br />
Với những đặc điểm như trên, những khó khăn gặp phải khi nhiệt luyện các sản phNm<br />
đóng tàu là:<br />
Về thiết bị: Luôn phải có các loại lò với kích thước rất lớn, do đó vốn đầu tư xây lò, chi<br />
phí nhiên liệu rất cao, mặt khác sự đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ trong lò là khó khăn, đòi hỏi<br />
hệ thống đối lưu phải tốt, đồng thời việc kiểm tra nhiệt độ phải tiến hành tại rất nhiều vị trí trong<br />
không gian buồng lò mới đảm bảo chính xác. Thông thường người ta hay sử dụng lò phản xạ đốt<br />
nhiên liệu lỏng với số mỏ đốt lớn hoặc các vành đốt chuyên dùng với hệ thống băng tải có lực<br />
kéo lớn để kéo sản phNm vào.<br />
Về đồ gá: Đây là vấn đề phức tạp nhất do sản phNm thường là vật rất mỏng nên khuynh<br />
hướng biến dạng nhiệt rất dễ xảy ra, để giải quyết bài toán này cần phải căn cứ vào sản phNm cụ<br />
thể để tiến hành chế tạo đồ gá phù hợp.<br />
Về khả năng gia nhiệt và làm nguội: Do buồng lò rất rộng, sản phNm rất lớn nên khi gia<br />
nhiệt để đạt nhiệt độ nung thường mất rất nhiều thời gian, đồng thời khi làm nguội nếu ủ hoặc<br />
thường hóa thời gian cũng rất dài, còn khi tôi phải có các bể tôi rất lớn.<br />
Tóm lại với sản phNm nhiệt luyện của ngành đóng tàu vấn đề khó khăn nhất khi nhiệt<br />
luyện không nằm ở việc lập quy trình mà việc khó khăn nhất là giải pháp công nghệ để quy trình<br />
được thực hiện hoàn hảo và sản phNm đạt yêu cầu chất lượng.<br />
5. Một số sản ph+m cỡ lớn đã được tiến hành nhiệt luyện trong ngành đóng tàu Việt Nam<br />
5.1. Đầu cầu téc chứa nước 1000 m3 cho Ấn Độ<br />
Đơn vị sản xuất: LISEMCO thuộc tổng công ty LILAMA<br />
<br />
450<br />
<br />
Vật liệu: Thép hợp kim 18CrMnTi<br />
Trạng thái trước nhiệt luyện: Lốc bằng máy lốc chỏm cầu<br />
Yêu cầu nhiệt luyện: Ủ kết tinh lại + khử ứng suất<br />
Kích thước sản phNm:<br />
6<br />
<br />
3500<br />
<br />
19<br />
<br />
Héi th¶o Khoa häc toµn quèc C«ng nghÖ vËt liÖu vµ bÒ mÆt - Th¸i Nguyªn 2008<br />
<br />
Yêu cầu chất lượng: - Khử ứng suất do biến dạng dẻo<br />
- Phục hồi tổ chức và cơ tính<br />
- Không biến dạng<br />
Thực hiện: Tính quy trình<br />
Nhiệt độ nung: tnung = 600 ± 20oC<br />
Tốc độ nung: Vnung = 60oC/h<br />
Thời gian nung: 10h<br />
Thời gian giữ nhiệt: τ = 1/3Tn = 3h<br />
Nguội: Ủ trong vôi bột<br />
Lò: Lò tự chế, đốt bằng 36 mỏ đốt chia đều theo đường kính gương phản xạ.<br />
Đồ gá: Dạng nan hoa có bu lông tăng cường để kẹp chặt thành sản phNm.<br />
Kết quả: Đạt yêu cầu chất lượng được Đăng kiểm GL Đức phê duyệt.<br />
Đồ thị công nghệ: T (0C)<br />
600 ± 20<br />
<br />
O<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
15<br />
<br />
5.2 Đầu Turret và Chaintable của kho nổi 150000 tấn<br />
5.2.1. Đầu Turret<br />
Đơn vị sản xuất: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu<br />
Vật liệu: Thép EH36<br />
Trạng thái trước nhiệt luyện: Biến dạng<br />
Yêu cầu nhiệt luyện: Thường hóa<br />
Kích thước sản phNm:<br />
6100<br />
<br />
2000<br />
<br />
80<br />
<br />
5200<br />
<br />
20<br />
<br />
τ (giờ)<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Yêu cầu chất lượng: - Không biến dạng sản phNm.<br />
- Không oxy hóa bề mặt<br />
- Đảm bảo độ đồng đều tổ chức và cơ tính<br />
Thực hiện: Tính quy trình<br />
Nhiệt độ nung: tnung = 910 ± 5oC<br />
Tốc độ nung: Vnung = 80oC/h<br />
Thời gian nung: 11.06 h<br />
Thời gian giữ nhiệt: τ = 1/4Tn = 2.765 h<br />
Nguội:<br />
Lò: Lò tự chế, đốt bằng 36 mỏ đốt chia đều theo đường kính gương phản xạ<br />
Đồ gá: Dạng nan hoa có bu lông tăng cường để kẹp chặt thành sản phNm<br />
Kết quả: Đạt yêu cầu được chủ đầu tư PTSC và đăng kiểm ABS (Mĩ) phê duyệt.<br />
Đồ thị công nghệ:<br />
T (0C)<br />
910 ± 5<br />
Không khí<br />
<br />
O<br />
<br />
11.06<br />
<br />
2.765<br />
<br />
τ (giờ)<br />
<br />
5.2.2. Chaintable<br />
Đơn vị sản xuất: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu<br />
Vật liệu: Thép EH36<br />
Trạng thái trước nhiệt luyện: Biến dạng dẻo, hàn<br />
Yêu cầu Nhiệt luyện: Ủ kết tinh lại và khử ứng suất<br />
Kích thước sản phNm: Đường kính trung bình 13.4m, cao 6m<br />
Yêu cầu chất lượng: - Chi tiết không bị biến dạng<br />
- Bề mặt không bị oxi hóa<br />
- Đảm bảo tổ chức tế vi<br />
- Khử ứng suất<br />
Thực hiện: Tính quy trình<br />
Nhiệt độ nung: tnung = 600 ± 20oC<br />
Tốc độ nung: Vnung = 40oC/h<br />
21<br />
<br />