intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiệt miệng và cách phòng ngừa

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Bệnh nhiệt” tên gọi dân dã của một trong hai chứng: mụn nước mọc ở trên mép (herpes), hoặc vết loét nhỏ xuất hiện trong niêm mạc miệng. Nếu là do herpes, ở xung quanh miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ gây đau rát. Bệnh do virus, có khả năng tự khỏi dù không điều trị gì, nhưng cũng rất dễ tái phát, rất dễ lây khi dùng chung bát đũa và tiếp xúc trực tiếp. Để có thể dự phòng bệnh herpes, cần vệ sinh miệng, tiệt trùng bát đũa, không dùng chung bát đũa với người đang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiệt miệng và cách phòng ngừa

  1. Nhiệt miệng và cách phòng ngừa “Bệnh nhiệt” tên gọi dân dã của một trong hai chứng: mụn nước mọc ở trên mép (herpes), hoặc vết loét nhỏ xuất hiện trong niêm mạc miệng. Nếu là do herpes, ở xung quanh miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ gây đau rát. Bệnh do virus, có khả năng tự khỏi dù không điều trị gì, nhưng cũng rất dễ tái phát, rất dễ lây khi dùng chung bát đũa và tiếp xúc trực tiếp.
  2. Để có thể dự phòng bệnh herpes, cần vệ sinh miệng, tiệt trùng bát đũa, không dùng chung bát đũa với người đang bị herpes. Mọi kháng sinh không có tác dụng. Nhiệt còn có thể là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng. Thường những vết loét này bắt đầu bằng vết trầy niêm mạc nhỏ do thiếu dinh dưỡng, sau đó bị bội nhiễm nên loét rộng ra, có thể có mủ. Thường những vết loét này rất đau, nhất là khi ăn. Để điều trị, người bệnh cần uống vitamin C, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh. Người bệnh cũng cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B và PP là khỏi trong vòng 10 ngày.
  3. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Để có thể dự phòng và điều trị phối hợp. Trong cả hai trường hợp trên, người bệnh cần ăn thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như rau và quả. Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”.
  4. Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, bạn cho con bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
  5. Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2