NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG ðẠI HỌC ðỈNH CAO:<br />
<br />
HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG<br />
ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
** ðây là bản thảo. ðề nghị không ñược phổ biến hay trích dẫn nếu chưa có sự<br />
ñồng ý chính thức của các tác giả. Mọi ý kiến ñóng góp cho bản thảo xin vui lòng<br />
gửi cho Ben Wilkinson (ben_wilkinson@harvard.edu)<br />
và Laura Chirot (laurachirot@gmail.com).**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 2 / 148<br />
<br />
<br />
Lời nói ñầu<br />
<br />
<br />
ðây là báo cáo nghiên cứu thứ hai do Trường New School và Chương trình Việt Nam thuộc<br />
Trung tâm Ash tại Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện, với sự tài trợ của Chương trình<br />
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Bài thứ nhất, “Những nhân tố vô hình tạo nên<br />
sự ưu tú: Hệ thống quản trị và cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại học nghiên<br />
cứu ñỉnh cao cho Việt Nam” hoàn tất vào tháng 6 năm 2009 và ñược bổ sung hoàn thiện vào<br />
tháng 1 năm 2010. Hai ñề tài ñược UNDP tài trợ này bắt nguồn ý tưởng từ một công trình nghiên<br />
cứu có tính mở ñường từ mười năm trước của Tổ Công Tác về Giáo dục ðại học và Xã hội do<br />
Giáo sư Henry Rovosky và Giáo sư Mamphela Ramphele thuộc ðại học Cape Town làm ñồng<br />
chủ tịch. Tổ Công Tác này ñược Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục<br />
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu những thách thức trong quá trình<br />
nâng cao chất lượng giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển. Kết quả nghiên cứu chính của<br />
nhóm này ñã ñược công bố năm 2000 trong một bản báo cáo có tên “Những mối ñe dọa và triển<br />
vọng: Giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển”.1<br />
<br />
Bài nghiên cứu này do các tác giả Laura Chirot của Trường New School và Ben Wilkinson của<br />
Chương trình Việt Nam thuộc Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện. Phần viết về tài<br />
chính giáo dục ñại học và sự mở rộng quy mô ñào tạo do Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang, Chương<br />
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện; phần phụ lục có sự ñóng góp của Giáo sư Philip<br />
Altbach, Trường Boston College, Tiến sĩ Malcolm McPherson, Trường Kennedy thuộc ðại học<br />
Harvard và Giáo sư Võ Tòng Xuân, ðại học An Giang. Bản dịch tiếng Việt là của Phạm Thị Ly<br />
và Bùi Mạnh Hùng. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, các tác giả ñã nhận ñược rất<br />
nhiều ý kiến ñóng góp và phản hồi từ nhiều cá nhân trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân<br />
thành cảm ơn những cá nhân sau ñây: Bob Kerrey, Trường New School; Markus Urek, Trường<br />
New School; Giáo sư Henry Rosovsky, ðại học Harvard; Tom Vallely, Giáo sư David Dapice,<br />
và Tiến sĩ Jonathan Pincus, Chương trình Việt Nam thuộc ðại học Harvard; Giáo sư Philip<br />
Altbach; Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Trường ðại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Chương<br />
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế<br />
Fulbright; Tiến sĩ Phạm Thị Ly, ðại học Hoa Sen; Giáo sư Huỳnh ðình Chiến, ðại học Huế;<br />
Giáo sư Võ Tòng Xuân, và nhiều người khác ở Việt Nam ñã dành thời gian chia sẻ tri thức và<br />
quan ñiểm của họ với chúng tôi. Chúng tôi biết ơn các ñồng nghiệp tại Chương trình Giảng dạy<br />
Kinh tế Fulbright ñã nhiệt tình dành thời gian cho quá trình dịch và hiệu ñính bài viết. Các bạn<br />
Christopher Behrer, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Thục Minh và Văn Thị<br />
Quý ñã hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và viết báo cáo này. Chúng tôi cảm ơn UNDP ở Việt<br />
Nam về những hỗ trợ tri thức vô giá trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Từ ñây ñược gọi tắt là “Những mối ñe dọa và triển vọng”. Toàn văn bài này có thể tải về từ trang web của Tổ Công<br />
Tác: http://www.tfhe.net.<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 3 / 148<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và ñào tạo của nước ta ñang tụt hậu xa hơn so với nhiều<br />
nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng này ñã sớm ñược phát hiện. ðảng và<br />
Nhà nước ñã có nhiều nghị quyết và chủ trương ñúng ñắn mà chưa ñược thực hiện<br />
nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta ñã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình<br />
chuyển biến rất chậm. Cho ñến nay, vẫn còn những quan ñiểm khác nhau, thậm chí trái<br />
ngược nhau chưa ñược ñưa ra trao ñổi, bàn bạc ñể tìm ra phương sách chấn chỉnh có<br />
hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và ñào tạo ñã có ảnh hưởng<br />
không nhỏ ñến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.<br />
<br />
ðại tướng Võ Nguyên Giáp, VietnamNet, 2007.<br />
<br />
Ở Việt Nam thời gian qua rất nhiều người ñồng tình có chung nhận ñịnh rằng giáo dục ñại học<br />
thật sự cần một cuộc cải cách sâu rộng. Nhận ñịnh chung thống nhất này là của nhiều giới, từ<br />
sinh viên và phụ huynh, những nhà trí thức và các chuyên gia giáo dục trong xã hội, cho tới các<br />
nhà hoạch ñịnh chính sách cấp cao nhất của chính phủ. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt<br />
Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhân lực có chất lượng cao mà hệ thống giáo dục ñại học<br />
hiện nay chưa thể cung ứng ñược. Ngày càng nhiều gia ñình chọn giải pháp gửi con ra nước<br />
ngoài học ñại học, thậm chí trung học ñể có thể tiếp nhận ñược những năng lực và phẩm chất cần<br />
thiết ñể có thể thành công trong một nền kinh tế toàn cầu ñang thay ñổi hết sức nhanh chóng.<br />
Tuy nhiên, du học nước ngoài là con ñường chỉ dành cho một số ít người xuất sắc và may mắn<br />
có ñiều kiện. ðể phát triển một cách công bằng cho mọi người, tạo ñiều kiện cho nhân tài và phát<br />
huy cao nhất tiềm năng kinh tế của mình, Việt Nam phải cải thiện hệ thống giáo dục ñại học<br />
trong nước.<br />
<br />
Các nhà lãnh ñạo Việt Nam nhận thức rất rõ mức ñộ nghiêm trọng của tình hình này. Từ năm<br />
2005 ñã có Nghị quyết 14 của Chính phủ (Số 14/2005/NQ-CP) về “ðổi mới cơ bản và toàn diện<br />
nền giáo dục ñại học”. Tiếp theo ñó là một loạt những chính sách và kế hoạch kêu gọi cải cách<br />
gần như tất cả mọi khía cạnh của hệ thống giáo dục ñại học trong nước. Tháng 4 năm 2009 Bộ<br />
Chính Trị nhận ñịnh “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu<br />
của nhiều yếu kém khác.”2 Tháng Giêng năm 2010 Ban Cán sự ðảng Bộ GD&ðT ra nghị quyết<br />
về “ðổi mới quản lý giáo dục ñại học” cho giai ñoạn 2010 – 2012. Văn bản này nêu rõ hơn mối<br />
quan hệ giữa quản lý và chất lượng: “Trong thời gian tới, trước nhu cầu ñào tạo tăng nhanh của<br />
xã hội, số lượng các trường ñại học sẽ tiếp tục tăng, nếu không có các giải pháp ñổi mới quản lý<br />
toàn diện, quyết liệt, có tính ñột phá thì không thể nâng cao ñược chất lượng ñào tạo…”3 Tháng<br />
Năm năm 2010 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành báo cáo ñiều tra về : “Việc thực hiện<br />
chính sách, pháp luật về thành lập trường, ñầu tư và ñảm bảo chất lượng ñào tạo ñối với giáo dục<br />
ñại học” trong ñó chỉ ra những lỗ hổng trong quy ñịnh khung về trách nhiệm giải trình.4 Bản báo<br />
cáo này cũng ñưa ra cơ sở có tính thực tế cho các nỗ lực của chính phủ nhằm hoàn thiện bộ<br />
khung pháp lý ñồng thời xác ñịnh rõ ràng hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác nhau<br />
và của các trường ñại học.<br />
<br />
2<br />
Kết luận 242-TB/TU, 15/14/2009.<br />
3<br />
Nghị quyết 5-NQ/BCSD, 6/1/2010<br />
4<br />
Báo cáo 329/BC-UBTVQH12, 26/5/2010. p<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 4 / 148<br />
<br />
<br />
ðây là phần thứ hai trong một nghiên cứu gồm hai phần do UNDP tài trợ liên quan tới thực hiện<br />
cải cách giáo dục ñại học ở Việt Nam. Cả hai phần ñều nhằm mục ñích hỗ trợ cho quy trình soạn<br />
thảo chính sách mà nhà nước ñang tiến hành. Phần ñầu thảo luận về một mục tiêu quan trọng<br />
trong kế hoạch cải cách của nhà nước: xây dựng một trường ñại học ñỉnh cao. Nội dung của phần<br />
này là những lập luận cho thấy cách tiếp cận mục tiêu xây dựng một trường hàng ñầu của Việt<br />
Nam hiện nay ñang ñề cao một cách quá mức những yếu tố ñầu vào chẳng hạn như ngân sách và<br />
hạ tầng cơ sở, và do vậy làm giảm nhẹ tầm quan trọng của những nhân tố vô hình khác có ý<br />
nghĩa không kém phần quyết ñịnh ñối với kết quả ñầu ra, ñó là một cơ chế quản trị có hiệu quả.<br />
Một hệ thống nhân sự dựa trên tài năng và phẩm chất, một chính sách kiên ñịnh ñảm bảo tự do<br />
trong nghiên cứu khoa học và mức ñộ tự chủ cao ñối với các vấn ñề quản lý ñiều hành và học<br />
thuật là ñiều kiện tiên quyết ñể ñạt ñược sự ưu tú trong giảng dạy và nghiên cứu, như có thể thấy<br />
rõ trong trường hợp các trường hàng ñầu của Trung Quốc và Ấn ðộ. Những nguyên tắc về quản<br />
trị nói trên có thể áp dụng với mọi tổ chức học thuật nhưng ñối với các trường ñại học nghiên<br />
cứu thì nó ñặc biệt tối quan trọng. Những trường ñại học này kết nối các quốc gia với các hệ<br />
thống tri thức chung toàn cầu, ñồng thời thu hút và ñào tạo những học giả, những nhà khoa học<br />
ưu tú nhất của các nước.<br />
<br />
Bài nghiên cứu thứ hai này nhìn xa hơn việc xem xét vấn ñề các trường ñỉnh cao ñể ñề xuất một<br />
bộ khung chính sách mang tầm hệ thống nhằm xây dựng và triển khai một hệ thống giáo dục ñại<br />
học hiện ñại, rộng khắp và có chất lượng tại Việt Nam. ðộng lực của những phân tích trong bài<br />
này là những câu hỏi bức thiết và phức tạp mà các nhà hoạch ñịnh chính sách giáo dục ñại học<br />
hiện ñang phải ñối mặt: ðâu là cái giá phải trả về mặt chất lượng ñào tạo khi mở rộng số lượng<br />
sinh viên? Cơ chế thị trường có vai trò gì trong giáo dục ñại học? Các trường ñại học và cao<br />
ñẳng có thể làm gì trong việc giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên ñể họ có thể ñóng<br />
góp cho sự phát triển của ñất nước Việt Nam? Làm thế nào ñể các tiêu chuẩn ñược tuân thủ trong<br />
một hệ thống có tới gần hai triệu sinh viên và 400 trường ñại học và cao ñẳng? Liệu chế ñộ phân<br />
cấp có giúp ích gì không? Cái gì sẽ dẫn dắt quá trình chuyển ñổi từ hệ thống giáo dục ñại học do<br />
nhà nước kiểm soát sang một hệ thống gồm các trường tự chủ do nhà nước giám sát, như quan<br />
ñiểm của Nghị Quyết 14? ðây là những câu hỏi mấu chốt mà mọi cải cách ở tầm hệ thống phải<br />
tìm cách trả lời.<br />
<br />
Việt Nam thường ñược cho là nước có lợi thế của người ñi sau trong các cuộc cải cách kinh tế xã<br />
hội của mình nhờ các bài học từ kinh nghiệm quốc tế. Tất nhiên diều này cũng ñúng trong lĩnh<br />
vực giáo dục ñại học. Tại nhiều nước, phải mất nhiều thập kỷ cùng những nỗ lực ñồng bộ người<br />
ta mới thiết lập ñược một mạng lưới các trường ña dạng ñể có thể vừa trang bị kiến thức cho số<br />
ñông và vừa ñào tạo những người xuất chúng. Cải cách giáo dục ñại học là một quá trình lâu dài<br />
và những cải cách của Việt Nam cần tiến hành dựa trên cơ sở những bài học ñược ñúc kết trong<br />
quá trình cải cách ở các nước khác. Nhiều văn bản chính sách ñã xác ñịnh những yếu tố mà kinh<br />
nghiệm quốc tế cho thấy rằng rất quan trọng ñối với việc cải cách hệ thống, ñó là mức ñộ tự chủ<br />
cao, hệ thống ñánh giá kiểm ñịnh chất lượng chặt chẽ, cùng với sự tham gia của cộng ñồng và<br />
doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này có mục ñích giúp tăng cường những nhận thức ấy thông qua<br />
việc ñúc rút kinh nghiệm quốc tế trong những bối cảnh gần gũi với tình huống của Việt Nam.<br />
<br />
Bộ GD&ðT ñã thực hiện một số bước ñi cụ thể ñể bắt ñầu quá trình ñổi mới. Bộ ñã nâng cao yêu<br />
cầu về tính minh bạch, ñặc biệt là qua chính sách Ba Công Khai, và cho phép các trường ñại học<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 5 / 148<br />
<br />
có nhiều quyền kiểm soát hơn ñối với các quyết ñịnh liên quan tới tài chính và vận hành. Các hệ<br />
thống giáo dục và thể chế thường thay ñổi rất chậm, phải mất một thời gian nữa người ta mới có<br />
thể xem xét và ñánh giá tác ñộng của những bước ñi ban ñầu này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy<br />
những nỗ lực ñổi mới nói chung nhiều khi chỉ nhấn mạnh vào những ñợt vận ñộng và hội thảo<br />
ngắn ngày dành cho giới quản lý của các trường ñại học chứ không phải là những thay ñổi một<br />
cách sâu sắc cơ cấu của các chính sách quản lý và nhân sự, ñiều rất cần thiết cho những thay ñổi<br />
thể chế về lâu về dài. Trong khi ñó, có một sự thật ñáng báo ñộng là hệ thống giáo dục ñại học<br />
hiện ñang chệch theo một hướng khác, như những gì mà dư luận trong nước ñã phản ánh và ñược<br />
xác nhận qua báo cáo ñiều tra năm 2010 về giáo dục ñại học của Quốc hội. Bài nghiên cứu này<br />
cho thấy thương mại hóa ñang là một xu thế rất mạnh trong phát triển giáo dục ñại học. Có thể<br />
thấy rõ ñiều này qua hình ảnh các lớp học chen chúc học sinh, các chương trình tại chức chủ yếu<br />
là ñể tạo nguồn thu và những trường tư hoạt ñộng vì mục tiêu kinh doanh. Xu thế phân cấp cũng<br />
có thể thấy rõ với trách nhiệm ñược chuyển giao về cho chính quyền các ñịa phương và các<br />
trường ñại học ngay cả khi chưa có các cơ chế giải trình trách nhiệm phù hợp có thể bảo ñảm cho<br />
các quyền lợi chung của xã hội.<br />
<br />
Việt Nam cần một chiến lược có thể thực hiện ñược dựa trên những giả ñịnh có cơ sở, cùng với<br />
một lộ trình thực hiện ñể hướng dẫn việc xây dựng những chính sách cụ thể trong những vấn ñề<br />
liên quan, từ ñánh giá chất lượng tới vai trò của các trường ñại học ngoài công lập. Tuy nhiên, dù<br />
Bộ Giáo dục và ðào tạo soạn thảo ñi, soạn thảo lại nhiều lần văn bản chiến lược phát triển,<br />
những người thực hiện bài nghiên cứu này nhận thấy trong nhiều lĩnh vực chủ chốt, có một<br />
khoảng cách lớn giữa mục tiêu của Việt Nam với những hành ñộng chính sách cần thiết ñể ñạt<br />
ñược các mục tiêu ñó. Dưới ñây là một số kết luận chính của bài nghiên cứu này dành cho các<br />
nhà hoạch ñịnh chính sách phát triển giáo dục ñại học ở Việt Nam.<br />
<br />
Thứ nhất, một hệ thống giáo dục ñại học ñại chúng thực hiện tốt chức năng của mình là một hệ<br />
thống có sự phân chia thứ bậc một cách rõ ràng giữa các trường ñại học và các trường cao ñẳng<br />
dạy nghề nhằm ñáp ứng nhu cầu ña dạng của sinh viên và của thị trường lao ñộng. Các trường<br />
ñại học nghiên cứu nằm ở vị trí trên cùng trong hệ thống phân tầng này, ñáp ứng ñòi hỏi về khoa<br />
học và tri thức ñỉnh cao của toàn xã hội. Dưới ñó là một hệ thống gồm các trường cao ñẳng và<br />
ñại học hai, ba và bốn năm, ñược phân loại theo mục ñích ñào tạo chứ không phải theo chất<br />
lượng, nhằm tạo ñiều kiện tiếp cận giáo dục cho số ñông sinh viên. Kinh nghiệm quốc tế cho<br />
thấy yếu tố then chốt của việc mở rộng tiếp cận giáo dục bậc cao cho số ñông là hướng các sinh<br />
viên mới vào các chuyên ngành, thuộc các trường cao ñẳng cộng ñồng và kỹ thuật. Các dạng<br />
thức tổ chức khác nhau ñược kết nối thành một hệ thống liên thông và thống nhất, cho phép sinh<br />
viên có thành tích học tập tốt có thể chuyển tiếp lên bậc cao hơn. Việc phân tầng giúp làm giảm<br />
sự lãng phí và dư thừa khi các trường ñại học ñua nhau mọc lên, ñồng thời giúp giảm áp lực ñối<br />
với ngân sách nhà nước.<br />
<br />
Trong nhiều văn bản chính sách, Việt Nam ñã xác nhận mục tiêu xây dựng mạng lưới phân tầng<br />
của hệ thống của các trường ñại học và cao ñẳng khu vực. Nghị quyết 14 ấn ñịnh tới năm 2020<br />
trong tổng số sinh viên mới vào trường 70 – 80% sẽ theo học các chương trình chuyên ngành.<br />
Tuy nhiên, ñến nay vẫn chưa có ñược một chính sách hay một cơ cấu tài chính cụ thể nào ñể hiện<br />
thực hóa hay giúp tăng cường những thế mạnh ñặc thù của các loại hình tổ chức trường khác<br />
nhau. Trái lại, ñộng lực chính ñối với các trường dạy nghề, cao ñẳng và ñại học lại vẫn là tìm<br />
cách tăng nguồn thu nhập. Hậu quả là sự nâng cấp ñại trà từ trường dạy nghề lên cao ñẳng và từ<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 6 / 148<br />
<br />
trường cao ñẳng lên thành ñại học và hàng loạt kế hoạch xây dựng các trường ñại học mới ở tất<br />
cả các tỉnh. Có một thực tế là phần lớn các tỉnh không có ñủ năng lực hay nhu cầu cho trường ñại<br />
học riêng của mình nhưng tỉnh nào cũng ñược lợi nếu có một hệ thống năng ñộng gồm các<br />
trường cao ñẳng cộng ñồng và các trường dạy nghề, phù hợp tình hình và yêu cầu riêng của ñịa<br />
phương mình. Ở Việt Nam ngày nay, số lượng sinh viên ñang gia tăng nhưng hầu hết số tăng lên<br />
này là sinh viên theo học các chương trình ñại học không chính quy, chỉ tập trung vào một số<br />
ngành kinh tế và kinh doanh và thường có chất lượng thấp hơn các chương trình ñào tạo chính<br />
quy.<br />
<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc và các nước khác trong khu vực ðông Nam Á tập trung<br />
nguồn lực và sự chú ý vào một nhóm nhỏ các trường ñỉnh cao trong khi trút trách nhiệm ñối với<br />
phần còn lại của hệ thống cho chính quyền cấp ñịa phương và cho thị trường. Việt Nam cũng thể<br />
hiện xu hướng tương tự một cách ñáng quan ngại. Việt Nam có kế hoạch vay 500 triệu ñô la Mỹ<br />
từ các nguồn cho vay ña phương ñể xây dựng bốn trường ñại học ”kiểu mới” nhằm tới cái ñích là<br />
một vị trí trong bảng xếp hạng 200 trường tốt nhất thế giới nào ñó trong vòng 10 năm tới, nhưng<br />
chưa có một chương trình hành ñộng chính sách nào cho việc xây dựng một hệ thống các trường<br />
ñại học, trường kỹ thuật hay trường dạy nghề cấp vùng với chất lượng tốt. Có vẻ như chiến lược<br />
này là phó mặc những trường loại này cho thị trường. Cho dù các trường ñại học nghiên cứu là<br />
một thành phần hết sức quan trọng trong các hệ thống giáo dục ñại học, việc tập trung một cách<br />
phiến diện cho các trường ñỉnh cao sẽ làm cho ñại ña số sinh viên trong các trường ñại học và<br />
cao ñẳng khác bị bỏ rơi, tụt lại trong các chương trình hạng hai, chất lượng thấp. Dẫu không có<br />
uy thế quốc tế của các trường ñỉnh cao, các trường ñại học và cao ñẳng khu vực vẫn là cơ hội<br />
cho các sinh viên khó khăn và các ñịa phương có hoàn cảnh khó khăn, vẫn là cơ sở ñào tạo phần<br />
lớn lực lượng lao ñộng của Việt Nam. Tại những nước mà các trường ñại học bị coi là không<br />
nhạy bén với việc ñáp ứng nhu cầu của kinh tế (chẳng hạn như Ai-len, Phần Lan) hay tại những<br />
nơi sinh viên tốt nghiệp các trường ñỉnh cao thường ra nước ngoài làm việc (như Ấn ðộ chẳng<br />
hạn) thì ñội ngũ lao ñộng có tay nghề lại do chính những trường ñại học loại thường và các<br />
trường kỹ thuật ñào tạo. Trong chiến lược cải cách của mình các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt<br />
Nam không nên bỏ qua những trường ở bậc thấp hơn trong hệ thống giáo dục.<br />
<br />
Chủ ñề thứ hai của bài nghiên cứu này là việc chuyển ñổi từ một hệ thống giáo dục ñại học do<br />
nhà nước kiểm soát sang một hệ thống do nhà nước giám sát không có nghĩa là giảm nhẹ tầm<br />
quan trọng trong vai trò của nhà nước. Nhà nước là nhân vật chủ yếu ñịnh hướng việc hình thành<br />
một hệ thống giáo dục ñại học hiện ñại và ñược thiết kế một cách ñúng ñắn. Trong hệ thống này,<br />
nhà nước cần tập trung vào một số ít chức năng như quy hoạch và giám sát nhưng hiệu quả phải<br />
ñược nâng cao hơn. Một nghiên cứu gần ñây về Trung Quốc của tố chức OECD cho thấy hệ<br />
thống giáo dục ñại học Trung Quốc ñang “thiếu quy hoạch ở tầm chiến lược” nhưng” lại “thừa<br />
kiểm soát ở tầm vận hành”. Nhận ñịnh này cũng chính xác với tình hình ở Việt Nam. Những<br />
quyết ñịnh quan trọng về chuyên môn hay về việc quản lý ñiều hành như ai thuộc diện ñược ñi<br />
học, ai ñược dạy, cái gì ñược phép giảng dạy là do nhà nước quyết ñịnh. Trong khi ñó việc thực<br />
thi các chức năng quản lý trong yếu của nhà nước, như quy hoạch phát triển mạng lưới phân tầng<br />
hợp lý các trường, hay thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu thì lại rất yếu kém.<br />
<br />
Bài nghiên cứu này cũng ñưa ra lập luận rằng việc phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước<br />
cấp thấp hơn cũng không phải là một giải pháp tốt. Ở Việt Nam 63 tỉnh thành là những ñơn vị<br />
nhỏ lẻ và chính quyền cấp tỉnh còn hạn chế về kiến thức năng lực chuyên môn. Không thể hy<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 7 / 148<br />
<br />
vọng viển vông rằng các Sở Giáo dục và ðào tạo các tỉnh, xưa nay chỉ có nhiệm vụ quản lý hệ<br />
thống giáo dục tiểu học và trung học hay coi thi, nay lại có thể gánh thêm trách nhiệm quản lý<br />
các trường ñại học. Trường ñại học là những ñơn vị phức hợp, giảng dạy các chuyên môn riêng.<br />
Phân cấp quản lý cho các tỉnh không giúp ích gì ñược cho ñà sa sút tiêu chuẩn hiện nay. Một<br />
quy hoạch hệ thống và giám sát lành mạnh hơn (cả ở tầm quốc gia và ở cấp vùng) phải gắn với<br />
nhiều trường ñược tự chủ hơn nữa. Các tổ chức chuyên ngành có một vai trò quan trọng trong<br />
việc hình thành nên bộ khung này. Việc thiếu vắng một bộ khung giám sát phù hợp ở Việt Nam<br />
ñã dẫn ñến tình trạng các trường ñại học ñược tự chủ nhiều hơn nhưng ñộng lực cải thiện chất<br />
lượng lại ít hơn.<br />
<br />
Các nước (cụ thể là các nước Tây Âu) chuyển ñổi từ một hệ thống giáo dục ñại học “do nhà<br />
nước kiểm soát” sang một hệ thống “do nhà nước giám sát” bằng cách thiết lập khuôn khổ chính<br />
sách cho việc ñiều tiết và khuyến khích nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các<br />
trường ñại học. Những chính sách này - bao gồm quy trình bảo ñảm chất lượng và kế hoạch<br />
kiểm ñịnh, một hội ñồng trường vững mạnh, cơ chế phân bổ tài chính dựa trên kết quả hoạt<br />
ñộng – sẽ hình thành một hệ thống giáo dục ñại học tự chủ, có tính cạnh tranh với các tiêu chuẩn<br />
không ngừng ñược nâng lên.<br />
<br />
Thứ ba, như ý kiến nhận xét của một số ñại biểu Quốc hội và các nhà bình luận, “xã hội hóa”<br />
không phải là giải pháp toàn diện cho mọi vấn ñề trong giáo dục ñại học của Việt Nam.5 Ở Việt<br />
Nam vẫn còn nhiều lẫn lộn về vai trò của thị trường trong lĩnh vực giáo dục ñại học. Bài nghiên<br />
cứu này phân biệt tính ”thị trường” của giáo dục với ”thương mại hóa” giáo dục. Một thị trường<br />
ñược vận hành tốt trong lĩnh vực giáo dục ñại học sẽ có ý nghĩa tích cực. ðặc trưng của nó là sự<br />
cạnh tranh lành mạnh giữa các trường trong việc thu hút sinh viên và nguồn tài chính trong phạm<br />
vi một khuôn khổ tiêu chuẩn. Quản trị ñại học theo hướng hiện ñại hóa ñối với hệ thống giáo dục<br />
ñại chúng ñòi hỏi phải công nhận vai trò của thị trường và cần có một cấu trúc quản lý phù hợp<br />
ñể giúp thị trường này vận hành. Trái lại, thương mại hóa giáo dục có nghĩa là mua và bán kiến<br />
thức hay bằng cấp dưới tác ñộng của các tính toán lợi nhuận. Ở Việt Nam bộ khung ñiều tiết<br />
quản lý theo cơ chế thị trường mới trong giai ñoạn phát triển sơ khai, trong khi ñó thương mại<br />
hóa ñang là xu thế áp ñảo trong cả hai khu vực giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập.<br />
Trong nhiều trường hợp những gì nhà nước gọi là “xã hội hóa’ thực chất ñồng nghĩa với thương<br />
mại hóa.<br />
<br />
Hoạt ñộng giáo dục vì lợi nhuận có thể có vai trò ñóng góp tích cực nhưng có giới hạn trong một<br />
hệ thống giáo dục ñại học ñượcphân tầng. Các tổ chức vì lợi nhuận có thể cung ứng hoạt ñộng<br />
ñào tạo có chất lượng về kỹ năng máy tính, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh và những ngành nghề<br />
khác. Các khóa học trong các lĩnh vực này không ñòi hỏi ñầu tư nhiều cho cơ sở phòng ốc hay<br />
xây dựng ñội ngũ giảng viên chuyên ngành. Thị trường tiềm năng cũng ñặc biệt rộng lớn trong<br />
khi chất lượng ñầu vào thì thấp. Tuy nhiên, ít trường hoạt ñộng vì lợi nhuận nào ở Việt Nam có<br />
ñủ nguồn lực ñể cung cấp các khóa ñào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Những<br />
trường loại này thường không quan tâm ñến các ngành khoa học xã hội và nhân văn vì thị trường<br />
<br />
5 Tại hội nghị tháng 3-2010, ðại biểu ðào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và<br />
<br />
Nhi ñồng của Quốc hội, nói: “Xã hội hóa giáo dục theo tôi là vấn ñề rất lớn nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn và cần<br />
những chính sách cụ thể từ cấp cao nhất. Vấn ñề “vì lợi nhuận” và “không vì lợi nhuận” chúng tôi cũng thống nhất<br />
với tên gọi này ñể ñề xuất kiến nghị lên Quốc hội làm rõ.” “ðổi mới giáo dục ñại học – Cần tầm nhìn cao hơn, thấu<br />
ñáo hơn”, 31-03-2010, .<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 8 / 148<br />
<br />
quá nhỏ. Hơn nữa, ñộng cơ lợi nhuận sẽ khiến những tổ chức này tiếp nhận sinh viên dựa trên<br />
khả năng tài chính của họ chứ không phải là thiên hướng phát triển tri thức hay năng lực xứng<br />
ñáng. Xem xét theo hướng này thì quyết ñịnh cổ phần hóa ñại học công hoặc dựa nhiều vào<br />
những trường ñại học ngoài công lập hoạt ñộng vì lợi nhuận sẽ có những hậu quả nghiêm trọng<br />
ñối với tham vọng của Việt Nam về việc xây dựng một hệ thống giáo dục ñại học có chất lượng,<br />
nhằm ñáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội.<br />
<br />
Thứ tư, những mục tiêu ñịnh lượng không khả thi hoặc mâu thuẫn với nhau không thúc ñẩy ñược<br />
chương trình cải cách giáo dục của chính phủ. Nhiều cái cũng ñáng là mục tiêu phấn ñấu nhưng<br />
lại không ñược hỗ trợ bằng những chính sách hay nguồn lực cần thiết ñể thực hiện. Một số mục<br />
tiêu khác lại chứa ñựng mâu thuẫn khiến việc theo ñuổi mục tiêu này sẽ làm phương hại ñến mục<br />
tiêu khác. Ví dụ, Việt Nam muốn tăng tỉ lệ tuyển sinh vào các ngành kỹ thuật và công nghệ từ<br />
21% hiện nay lên 35%, tăng số sinh viên theo học trong các ngành khoa học từ mức 2% hiện nay<br />
lên 12% 6. Mục tiêu này rất tuyệt vời vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy muốn tăng trưởng thành<br />
công và bền vững trong các khu vực có giá trị gia tăng cao như chế tạo và công nghệ thông tin<br />
thì cần có một ñội ngũ kỹ sư ñông ñảo. Các nước OECD và các nước châu Á ñã ñạt ñược mức<br />
tuyển sinh cao vào các ngành kỹ thuật và công nghệ nhờ mở rộng mạnh mẽ các trường và viện<br />
kỹ thuật cùng với việc cung cấp những khoản học bổng và tín dụng cho sinh viên trong lĩnh vực<br />
này.<br />
<br />
Tuy nhiên, Nghị Quyết 14 ñồng thời cũng ñặt mục tiêu ñến năm 2020, 40% sinh viên ñại học,<br />
cao ñẳng sẽ học trong các trường ngoài công lập. Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các trường<br />
tư vì lợi nhuận tất yếu sẽ dẫn ñến bộ phận các ngành khoa học và công nghệ sẽ giảm ñi so với<br />
các ngành kinh doanh hay những ngành có khả năng sinh lời khác. Hiện nay, ñại học ngoài công<br />
lập hoạt ñộng trong một bộ khung pháp lý mù mờ và hoàn toàn tùy thuộc vào nguồn học phí, do<br />
vậy các trường này sẽ không có khả năng cung cấp tài chính cho các phòng thí nghiệm, trang<br />
thiết bị và những giảng viên có ñủ năng lực cần thiết ñể ñưa các môn học công nghệ và kỹ thuật<br />
vào giảng dạy. ðiều này còn ñúng hơn nữa cho các ngành khoa học thuần túy. Vì vậy, việc có<br />
thêm nhiều ñại học ngoài công lập khó lòng dẫn ñến nhiều thành tựu hơn trong khoa học và công<br />
nghệ. Khoa học và công nghệ có những ñặc tính của hàng hóa công và nếu không ñược nhà nước<br />
ñầu tư thích ñáng, thị trường sẽ không cung cấp ñủ thứ hàng hóa này.<br />
<br />
Những nhà hoạch ñịnh chính sách cũng có xu thế tỏ ra lạc quan một cách phi thực tế về số tiền<br />
các trường sẽ huy ñộng ñược từ khu vực tư nhân. Ví dụ, Nghị quyết 14 ñặt mục tiêu ñến năm<br />
2020, 25% nguồn thu của các trường ñại học là từ khoa học và công nghệ (thu từ cung cấp dịch<br />
vụ, các khoản tài trợ cho nghiên cứu, bản quyền phát minh sáng chế v.v.). Bộ GD-ðT có ñiều<br />
chỉnh lại thành 20% trong dự thảo ðề án Phát triển Giáo dục 2009-20207. Mức thu hiện tại chỉ là<br />
3,4%. ða dạng hóa nguồn tài trợ giáo dục chắc chắn là mục tiêu quan trọng – ngân sách nhà<br />
nước không thể ñỡ nổi toàn bộ gánh nặng tài chính cho giáo dục ñại học trong khi khả năng tiền<br />
bạc từ gia ñình sinh viên còn khá hạn chế. Tuy nhiên, Việt Nam cần thực tế hơn trong tính toán<br />
các ñóng góp từ các doanh nghiệp. Tại những nước tiên tiến nguồn thu từ bản quyền và các<br />
khoản tài trợ có tính thương mại cho nghiên cứu dựa vào các quy chế ñối với quyền sở hữu trí<br />
tuệ và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thể hiện trình ñộ cao của tự chủ trong ñiều hành và chất<br />
<br />
6 Quyết ñịnh số 121/2007/Qð-TTg<br />
7 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Dự thảo lần thứ mười bốn.<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 9 / 148<br />
<br />
lượng cao của các nghiên cứu ñể có thể thu hút tài trợ từ khu vực kinh doanh. Những trường ñại<br />
học có ñược nguồn thu cao từ bản quyền và liên kết với doanh nghiệp chủ yếu là những trường<br />
trong các lĩnh vực y tế và công nghệ cao. Về phía cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không thể<br />
hiện các nhu cầu ñủ bức thiết ñối với khoa học và kỹ thuật. Các doanh nghiệp Việt Nam cạnh<br />
tranh chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ và khai thác tài nguyên tự nhiên. Về phía cung, các<br />
trường ñại học không phải là nguồn cung cho ñổi mới, ñiều này thể hiện qua danh sách nghèo<br />
nàn các bằng sáng chế phát minh và công bố quốc tế của Việt Nam. Nếu không có những chuyển<br />
ñổi quyết liệt về mặt tổ chức ở các trường ñại học và không hiện ñại hóa bộ máy nghiên cứu<br />
khoa học vốn có từ thời kế hoạch hóa tập trung, thì các nguồn thu nhập trong lĩnh vực khoa học<br />
và kỹ thuật từ khu vực tư nhân khó lòng có thể tăng lên một cách ñáng kể.<br />
<br />
Phát hiện cuối cùng của nghiên cứu này là tình trạng thiếu nguồn lực không phải là rào cản chính<br />
ñối với sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam. Hầu hết mọi thước ño ñều cho thấy Việt Nam<br />
ñã chi tiêu rất nhiều cho giáo dục. Ở Việt Nam mức chi thực tế cho giáo dục ở tất cả các cấp học<br />
(tiểu học, trung học và ñại học) ñã tăng 125% trong giai ñoạn 2001 – 2008. Trong năm 2008,<br />
Việt Nam ñã phân bổ 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục các cấp học, ngang bằng với các<br />
nước láng giềng có thu nhập trung bình, và cao hơn hẳn mức trung bình 16% của vùng ðông Á<br />
Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chi tiêu giáo dục lại không hiệu quả và mất cân ñối về cơ cấu, nhất<br />
là trong hai lĩnh vực: Thứ nhất, Việt Nam chi quá ít cho giáo dục ñại học, tính theo tỷ lệ trong<br />
ngân sách giáo dục: chỉ khoảng 12% ngân sách giáo dục trong khi ñó mức chung toàn cầu là chi<br />
cho giáo dục ñại học chiếm khoảng một phần tư cho tới một phần ba tổng chi tiêu cho giáo dục.<br />
Thứ hai, việc chi tiêu quá thiên về ñầu tư cơ bản và do vậy làm giảm phần chi thường xuyên, thể<br />
hiện thái ñộ coi trọng quá mức ”phần cứng” trong giáo dục- nhà cửa phòng ốc và hạ tầng cơ sở,<br />
mà sao lãng “phần mềm”. Mức chi thường xuyên trung bình của các nước trong khu vực chiếm<br />
khoảng 86% trong tổng ngân sách chi cho giáo dục và chỉ 14% ñược dành cho ñầu tư cơ bản.<br />
Năm 2008 chi thường xuyên của Việt Nam chiếm 72% tổng chi tiêu cho giáo dục và 28% cho<br />
ñầu tư cơ bản.<br />
<br />
Ý kiến rộng rãi trong dư luận là chi tiêu cho giáo dục hiện rất lãng phí và kém hiệu quả, tuy<br />
nhiên chẳng có trường nào ñược kiểm toán toàn diện. Thay vì áp ñặt kỷ cương và thiết lập sự<br />
minh bạch trong các trường, nhà nước lại tăng mức học phí tại tất cả các cấp giáo dục, từ tiểu<br />
học cho tới ñại học. Nhưng nội dung bài nghiên cứu này lý giải rằng nếu các nguồn lực ñược chi<br />
tiêu một cách có hiệu quả hơn thì các trường ñại học và cao ñẳng ñã có thể có khả năng chi<br />
lương cho giảng viên cao hơn nữa. Bài nghiên cứu cho rằng nhu cầu bức thiết nhất của giáo dục<br />
ñại học hiện nay không phải là tăng nguồn thu mà là thay ñổi kiểu cách chi tiêu và tăng cường<br />
tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực có ñược.<br />
<br />
Tóm lại, chính sách giáo dục ñại học ở Việt Nam có một ñặc ñiểm dễ nhận thấy, là một khoảng<br />
cách lớn và ñang gia tăng giữa những kế hoạch và mục tiêu ñầy tham vọng của chính phủ với<br />
thực tiễn xã hội. Sự xa rời ngày càng tăng giữa xuất phát ñiểm và việc xác ñịnh mục tiêu không<br />
phải là ñặc ñiểm của riêng chính sách giáo dục ñại học hay của việc hoạch ñịnh chính sách ở<br />
Việt Nam. Cải cách thể chế là một tiến trình khó khăn và gian khổ, liên quan ñến việc phải thay<br />
ñổi mô thức khen thưởng và những mối lợi ñã tồn tại lâu nay. Cũng dễ hiểu việc các chính trị gia<br />
và cơ quan nhà nước thích khơi gợi về viễn cảnh tương lai hơn là nói về một thực tế nghiệt ngã<br />
của một hệ thống vẫn còn ñang trong giai ñoạn ñầu cải cách. Tuy nhiên, sự thành công phụ thuộc<br />
vào năng lực và mong muốn của các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt Nam trong việc ñịnh ra<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 10 / 148<br />
<br />
những mục tiêu thực tế và hình thành chiến lược khả thi ñể ñạt ñược các mục tiêu ñó, trên cơ sở<br />
ñánh giá khách quan hiện trạng và hiểu biết tường tận kinh nghiệm quốc tế.<br />
<br />
Có nhiều giải pháp chính sách cho những thách thức của giáo dục ñại học Việt Nam và nhà nước<br />
cũng ñã nhận thức ñược rất rõ tất cả những thách thức ấy. Hầu như toàn bộ những ñiểm chúng<br />
tôi trình bày ở trên ñều ñã ñược nhà nước ñưa vào các văn bản chính sách và chủ trương. Tuy<br />
vậy, ñã năm năm trôi qua kể từ ngày Nghị quyết 14 ñược công bố, có rất ít tiến bộ ñược thực<br />
hiện trong số những thay ñổi có tính chất cách mạng mà Nghị quyết ñã chỉ ra. Suy cho cùng tầm<br />
nhìn táo bạo của Việt Nam chỉ có ý nghĩa thật sự nếu nhà nước có thể tập hợp ý chí chính trị ñể<br />
phá vỡ hiện trạng và theo ñuổi một cách quyết liệt mục ñích phấn ñấu cho một hệ thống giáo dục<br />
ñại học rộng lớn, hiện ñại và có chất lượng ñể phục vụ sự phát triển của ñất nước Việt Nam. Nếu<br />
ñiều này ñược thực hiện ñược thì những lợi ích mà nó có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế<br />
và xã hội của Việt Nam sẽ vô cùng to lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 11 / 148<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
Giới thiệu .................................................................................................................................................. 13<br />
<br />
<br />
Phần Một: Khung khái niệm .................................................................................................................... 21<br />
<br />
I. Sự ña dạng hoá hợp lý giữa các nhóm trường: Một nguyên tắc có tính hướng dẫn ........................ 21<br />
<br />
II. Hệ thống các nhóm trường ................................................................................................................ 24<br />
<br />
III. Thị trường và Nhà nước..................................................................................................................... 25<br />
<br />
IV. ðào tạo theo nhu cầu ......................................................................................................................... 29<br />
<br />
<br />
Phần Hai: Vài nét sơ lược về hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam.................................................... 33<br />
<br />
I. Quy mô và ñịnh dạng của hệ thống ................................................................................................... 33<br />
A. Sự mở rộng .................................................................................................................................... 33<br />
B. Các nhóm trường ........................................................................................................................... 34<br />
a. Các trường ñại học ñỉnh cao .............................................................................................................. 34<br />
b. Các trường ñại học vùng .................................................................................................................... 37<br />
c. Các chương trình ñào tạo sau ñại học và các hệ không chính quy ................................................... 39<br />
d. Các trường cao ñẳng và ñào tạo nghề ............................................................................................... 41<br />
e. Các trường ñại học ngoài công lập .................................................................................................... 43<br />
<br />
II. Sự tiến triển của chính sách............................................................................................................... 44<br />
A. Sự ña dạng hóa ............................................................................................................................. 46<br />
B. Chất lượng và vấn ñề giải trình trách nhiệm.................................................................................. 46<br />
C. Quản lý và quá trình phi tập trung hóa........................................................................................... 47<br />
D. Những ñổi mới ở cấp ñộ nhà trường ............................................................................................. 48<br />
E. Mở rộng quy mô ñào tạo và vấn ñề giảng viên.............................................................................. 49<br />
<br />
III. Tài chính giáo dục .............................................................................................................................. 51<br />
A. Nguồn chi ngân sách cho giáo dục ................................................................................................ 52<br />
B. Cơ cấu và hiệu quả của chi cho giáo dục .......................................................................................... 54<br />
<br />
C. Chia sẻ gánh nặng tài chính giữa nhà nước và nhân dân ................................................................. 58<br />
<br />
D. Các nguồn thu ngoài ngân sách khác ................................................................................................ 60<br />
<br />
<br />
Phần Ba: Các lĩnh vực chính sách quan trọng và kinh nghiệm quốc tế ............................................ 63<br />
<br />
I. Một cơ cấu phân tầng ñể tránh lạc hướng về sứ mạng .......................................................................... 63<br />
<br />
II. Các trường thuộc nhóm thứ hai và thứ ba ............................................................................................. 65<br />
A. Những trường cao ñẳng bách khoa và những trường ñại học ñược nhà nước cấp ñất: nguồn kỹ<br />
năng công nghệ cho sự phát triển .......................................................................................................... 66<br />
B. Các trường cao ñẳng cộng ñồng: “Những trường dành cho tiếp cận phổ cập” ................................ 69<br />
<br />
III. Vấn ñề chất lượng và sự tham gia của quốc tế ..................................................................................... 71<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 12 / 148<br />
<br />
A. Kiểm ñịnh và Bảo ñảm Chất lượng .................................................................................................... 71<br />
B. Quốc tế hóa các tiêu chuẩn như một chiến lược nhằm nâng cao chất lượng .................................. 74<br />
<br />
IV. Tài trợ dựa vào thành quả hoặc sứ mạng ............................................................................ ………..77<br />
<br />
V. Các trường ñại học ngoài công lập .................................................................................................... 80<br />
<br />
Phần Bốn: Kết luận và khuyến nghị ........................................................................................................ 86<br />
A. Yếu tố chính trị của cải cách và vấn ñề khó khăn trong thực hiện……………………………………..….77<br />
B. Khuyến nghị……………………………………………………………………………………………………...79<br />
<br />
Phụ lục I. Trường ðại học An Giang: Một trường hợp nghiên cứu ñiển hình về trường ñại học cấp<br />
tỉnh ………………………………………………………………………………………………………………….99<br />
<br />
Phụ lục II: Quan ñiểm của quốc tế: Bài học của Ấn ðộ và Trung Quốc………………………………113<br />
<br />
Phụ lục III: Giáo dục ñại học và tăng trưởng kinh tế……………………………………………………125<br />
<br />
Phụ lục IV: Tóm tắt “Những nhân tố vô hình tạo ra sự ưu tú: Quản trị và Cuộc tìm kiếm con ñường<br />
xây dựng một ñại học nghiên cứu ñỉnh cao ở Việt Nam” .................................................................. 135<br />
<br />
Phụ lục V: Các bảng cho Phần 2, mục III, Tài chính của Giáo dục ñại học……………………….…137<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 13 / 148<br />
<br />
<br />
<br />
NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG ðẠI HỌC ðỈNH CAO:<br />
HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG<br />
ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
<br />
… Cho ñến nay có rất ít nỗ lực phân tích toàn diện về các hệ thống giáo dục ñại học.<br />
ðiều này không có nghĩa là chúng ta ñang trở lại những hệ thống kế hoạch tập trung<br />
như trước ñây – không phải thế. Thay vì vậy, nó ñưa ra khả năng cân bằng ñịnh<br />
hướng chiến lược với sự ña dạng mà hiện nay chúng ta ñang thấy trong hệ thống giáo<br />
dục ñại học ở khắp các nước phát triển. Sự ña dạng này – một sự ñáp ứng với những<br />
ñòi hỏi ngày càng tăng – ñã ñưa những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục mới vào hệ<br />
thống (nhất là từ thành phần tư nhân) và khuyến khích những loại trường mới hình<br />
thành. Nó hứa hẹn làm tăng sự cạnh tranh và rút cục là nâng cao chất lượng. Thật<br />
không may là triển vọng này sẽ khó lòng trở thành hiện thực nếu như sự ña dạng hóa<br />
tiếp tục diễn ra một cách hỗn loạn và vô tổ chức.<br />
<br />
Tổ Công Tác về Giáo dục ðại học và Xã hội, “Những mối ñe dọa và triển vọng: Giáo<br />
dục ñại học ở các nước ñang phát triển”<br />
<br />
Giới thiệu<br />
<br />
Việt Nam ñã xác ñịnh mục tiêu phát triển ñầy tham vọng là về cơ bản trở thành một nước công<br />
nghiệp theo hướng hiện ñại vào năm 2020. Giáo dục ñại học sẽ là nhân tố trọng yếu ñể xây dựng<br />
một lực lượng lao ñộng có kỹ năng cần thiết ñể ñạt ñược tham vọng này. Bộ GD&ðT, cũng như<br />
Quốc hội, gần ñây ñã ñưa ra hàng loạt chính sách cải cách giáo dục ñại học nhằm nâng cao chất<br />
lượng ñào tạo, mở rộng cơ hội vào ñại học cho người dân và ñổi mới quản lý nhà nước. Báo cáo<br />
này nhằm cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng chính sách ấy thông qua việc ñề xuất một<br />
khuôn khổ có tính ñịnh hướng về cải cách hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam. Cụ thể là, chúng<br />
tôi ñưa ra khái niệm một hệ thống “ña dạng hóa một cách hợp lý” (rational differentiation), ñặc<br />
ñiểm của nó là một hệ thống phân tầng rõ ràng gồm các trường ñược ñịnh hướng nhằm ñáp ứng<br />
những nhu cầu ña dạng của thị trường lao ñộng và của xã hội. Hệ thống này có thể ñược sử dụng<br />
như một nguyên tắc tổ chức nhằm biến mục tiêu thành những chính sách có hiệu quả. Mặc dù<br />
Việt Nam, như nhiều nước khác, ñã và ñang tập trung vào việc phát triển một số trường ñại học<br />
nghiên cứu tinh hoa, báo cáo này quan tâm ñến hệ thống giáo dục ñại học– mạng lưới các<br />
trường, bao gồm các ñại học vùng, các trường cao ñẳng và trường dạy nghề, những trường ñang<br />
ñào tạo phần lớn lực lượng lao ñộng của cả nước trong mọi lãnh vực từ kỹ thuật ñến y tế và kinh<br />
doanh. Một hệ thống giáo dục ñại học có chất lượng và có khả năng thích nghi có thể ñào tạo<br />
ñược những con người có ñủ năng lực sẽ giúp Việt Nam tạo ra và duy trì những thành tựu ấn<br />
tượng ñã có từ khi ñổi mới. Ngược lại, một hệ thống tù ñọng, chất lượng thấp có nguy cơ làm<br />
cho những tham vọng của Việt Nam bị trật khỏi ñường ray.<br />
<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 14 / 148<br />
<br />
Hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam ñang bùng nổ sau mười lăm năm tăng trưởng nhanh chóng.<br />
Trong khoảng từ năm 1990 ñến 2008, lượng sinh viên của hệ thống tăng gấp mười ba lần và số<br />
trường ñại học – cao ñẳng cũng tăng gấp hơn ba lần. Trong phần lớn quãng thời gian này, những<br />
sự ñổi mới về mặt hệ thống quản trị ñại học ñược thực hiện ở cấp trường và cấp hệ thống là rất ít<br />
ỏi, dù rằng trong hai năm qua nhịp ñiệu cải cách ñã tăng ñáng kể. Nhu cầu xã hội bất tận ñã làm<br />
bùng nổ một thị trường giáo dục ñại học bao gồm ñủ kiểu chương trình ñào tạo của trường công<br />
cũng như trường tư, nhưng thị trường này hoạt ñộng trong một khuôn khổ luật pháp chưa hoàn<br />
thiện và bị thương mại hóa một cách quá ñáng. Trách nhiệm giải trình và tiêu chuẩn chất lượng<br />
thì yếu kém, nhất là ở hệ không chính quy, vốn chiếm tới một nửa tổng số sinh viên. Kết quả là,<br />
các nhà lập pháp Việt Nam ñang ñặt vấn ñề về việc liệu mô hình mở rộng ñại học theo kiểu hiện<br />
nay có thể ñứng vững ñược hay không. Tháng 2 – 1010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñã trực<br />
tiếp kêu gọi tăng cường chất lượng và cải tiến công tác quản lý trong việc phát triển giáo dục ñại<br />
học.<br />
<br />
<br />
Ý KIẾN | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng<br />
<br />
1. Cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục ñại học phải ñi ñôi với ñảm bảo và nâng cao<br />
chất lượng ñào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát ñược chất lượng ñào tạo. Cần<br />
tạo ra cơ chế và ñộng lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở ñào tạo ñể thực hiện mục<br />
tiêu ñảm bảo và nâng cao chất lượng ñào tạo.<br />
<br />
2. Coi việc ñổi mới quản lý giáo dục ñại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục ñại học và quản<br />
lý của các cơ sở ñào tạo là khâu ñột phá ñể tạo ra sự ñổi mới toàn diện của giáo dục ñại học, từ ñó<br />
ñảm bảo và nâng cao chất lượng ñào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền<br />
vững.8<br />
<br />
<br />
<br />
Rõ ràng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục tăng số sinh viên và xây dựng thêm nhiều trường mới: số<br />
người vào ñại học vẫn còn thấp nếu so với các nước trong vùng,9 với chỉ 15% trong số hơn một<br />
triệu thí sinh thi ñại học tìm ñược một chỗ trong các giảng ñường. Nhưng, như Tổ Công Tác ñã<br />
nhận thấy, và chúng tôi ñã trích dẫn ở phần trên, sự mở rộng này cần phải tiến hành với một tầm<br />
nhìn chiến lược ñược thiết kế một cách thận trọng.<br />
<br />
ðổi mới kinh tế ñặt ra những ñòi hỏi ngày càng tăng ñối với hệ thống giáo dục ñại học. Việt<br />
Nam ñã ñạt ñược tăng trưởng bằng cách chuyển lực lượng lao ñộng từ nông nghiệp sang những<br />
nghề nghiệp có năng suất cao trong công nghiệp và dịch vụ. Vượt qua giai ñoạn phát triển kinh<br />
tế và nhân lực ban ñầu này, sự có mặt của ñội ngũ kỹ sư và quản lý có trình ñộ cao sẽ ngày càng<br />
quan trọng hơn.<br />
<br />
Nguồn vốn con người ñã và ñang là nút thắt cổ chai trong sự phát triển của Việt Nam. Các doanh<br />
nghiệp nước ngoài ñều nói về những khó khăn của họ khi tìm kiếm nhân sự ở Việt Nam, khiến<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Công văn của Thủ tướng “Chỉ thị về ðổi mới Quản lý ðại học 2010 – 2012” 296/CT-TTg, 27-02-2010.<br />
9<br />
Theo UNESCO, trong năm 2005 tổng số người vào ñại học là 16% ở Việt Nam, so với 21% ở Trung Quốc, 32% ở<br />
Malaysia, và 43% ở Thái Lan.<br />
<br />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**<br />
Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao<br />
Tháng 6 năm 2010<br />
Page 15 / 148<br />
<br />
họ phải cắt giảm quy mô ñầu tư.10 Nhưng một lực lượng lao ñộng có kỹ năng không chỉ là ñòi<br />
hỏi của các nhà ñầu tư nước ngoài như Intel và Foxconn; nó cũng sẽ là một ñiểm quan yếu ñể có<br />
thể hình thành những doanh nghiệp nội ñịa có tầm cỡ và có năng lực cạnh tranh; những doanh<br />
nghiệp trong nước sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng của Việt Nam sẽ là mũi nhọn hội nhập vào dây<br />
chuyền sản xuất toàn cầu. Diễn ñàn Kinh doanh Việt Nam, nơi tập hợp những nhà kinh doanh<br />
trong nước và quốc tế, do Bộ Kế hoạch và ðầu tư và Tập ñoàn Tài chính Quốc tế của Ngân hàng<br />
Thế giới thành lập, rất nhiều lần nêu ý kiến về việc nguồn cung lao ñộng có trình ñộ cao là một<br />
trở ngại chủ yếu. Thực ra, trong một báo cáo gần ñây nhất, Diễn ñàn này ñã cho thấy theo các kết<br />
quả khảo sát thì chính sự thiếu hụt nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu sắc gây ra thất bại của các<br />
doanh nghiệpViệt Nam.11<br />
<br />
<br />
Ý KIẾN| Giáo sư Phạm Duy Hiển*<br />
<br />
Từ khi bắt ñầu quá trình cải cách theo ñịnh hướng kinh tế thị trường cách ñây hơn hai thập kỷ, thu<br />
nhập tính trên ñầu người của Việt Nam ñã vượt lên trên ngưỡng 1.000 USD, ñưa ñất nước ñến vị trí<br />
“thu nhập dưới trung bình”. Tuy vậy, vẫn có một sự thật là kinh tế Việt Nam tập trung quá mức vào<br />
những bộ phận có giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất<br />
công nghiệp nhẹ...Nếu Việt Nam muốn tiến lên trên thang bậc về giá trị gia tăng và hội nhập dây<br />
chuyền cung ứng toàn cầu, chúng ta cần nhiều hơn những doanh nghiệp lớn với lao ñộng trình ñộ cao,<br />
nhất là trong những lĩnh vực khoa học công nghệ, hơn là những gì mà hệ thống giáo dục hiện nay có<br />
khả năng tạo ra.12<br />
<br />
*Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam<br />
<br />
<br />
Chỉ cần lấy một ví dụ về vai trò của giáo dục ñại học ñối với tiến trình phát triển của Việt Nam:<br />
Việt Nam xác ñịnh mục tiêu trở thành một “quốc gia mạnh về công nghệ thông tin” trong thập kỷ<br />
tới;13 nhưng việc thiếu hụt những kỹ sư trình ñộ cao ñã là rào cản cho hàng trăm doanh nghiệp<br />
nhỏ về công nghệ thông tin của Việt Nam trong việc trở thành những công ty lớn.14 Kinh nghiệm<br />
quốc tế từ Ấn ðộ ñến Ai-len ñều cho thấy rõ phải có một số lớn các kỹ sư bậc trung ñể cung cấp<br />
nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm thì mới mong thành công.15 Trong lúc Viện Khoa<br />
<br />
10<br />
John Ruwitch, “Firms struggle to hire skill