intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những chăm sóc không đúng cách

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

79
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thức đã nâng cao nhưng vẫn còn đó nhiều quan niệm không đúng của một số cha mẹ, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc bé yêu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những chăm sóc không đúng cách

  1. Những chăm sóc không đúng cách Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thức đã nâng cao nhưng vẫn còn đó nhiều quan niệm không đúng của một số cha mẹ, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, khiến các bà mẹ trẻ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc bé yêu của mình. Dưới đây là những sai lầm thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Những sai lầm này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ (google image)
  2. Nước củ rền có phải là thuốc bổ máu? Nhiều bà mẹ muốn con bổ máu, đã dùng nước củ dền pha sữa cho con. Đây là một sai lầm trầm trọng có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong. Sai lầm xuất phát từ chỗ máu có màu đỏ, vitamin B12 bổ máu màu đỏ, nước củ dền cũng màu đỏ, từ đó dẫn đến ngộ nhận dùng nước củ dền pha sữa sẽ có tác dụng bổ máu. Hàng năm, các khoa nhi cũng như những bệnh viện nhi ở nước ta vẫn thường phải tiếp nhận các ca cấp cứu ngộ độc do cha mẹ dùng nước củ dền pha sữa cho con uống, làm trẻ bị suy hô hấp do dư lượng nitrat trong thuốc bảo vệ thực vật. Nitrat, nitric trong nước củ dền khi vào cơ thể sẽ bám vào hồng cầu, biến ion sắt nhị (Fe 2+) thành ion sắt tam (Fe 3+), làm mất khả năng chuyên chở oxy trong tuần hoàn máu khiến cơ thể tím tái, suy hô hấp, thậm chí có thể
  3. dẫn đến tử vong. Điều nguy hiểm là tuy trẻ bị suy hô hấp nhưng lại không thở bằng oxy được, do không thể gắn kết oxy vào máu từ bệnh methemoglobine máu do nước củ dền gây ra. Ngộ độc do thuốc chống nôn Mùa du lịch, cha mẹ thường đưa con đi chơi xa. Tình trạng say tàu xe dễ xảy ra. Trong trường hợp này, cha mẹ thường cho con dùng thuốc chống nôn không qua ý kiến bác sĩ. Thuốc quen thuộc là hoạt chất Metoclopramide HCI (với nhiều tên biệt dược), thường được dùng trong hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, các thủ thuật chẩn đoán như nội soi ruột non và nôn khi trị liệu ung thư. Việc dùng Metoclopramide cho trẻ cần thận trọng vì có thể gây ra các phản ứng ngoại tháp. Và khi đưa trẻ cấp cứu, nếu người nhà không nói rõ đã dùng thuốc này thì có thể làm bác sĩ chẩn đoán nhầm và điều trị không
  4. đúng hướng. Bất cẩn trong gia đình Với trẻ em, phần lớn thời gian là ở trong nhà. Đây cũng là nguyên nhân gây tại nạn nếu cha mẹ không có biện pháp phòng ngừa: chẳng hạn bị bỏng do đổ nồi canh, sờ trúng ổ điện đến nuốt luôn bịch thuốc… Các bé trai dưới 5 tuổi với bản chất hiếu động thường dễ bị tai nạn trong gia đình nhất. Té ngã là nguyên nhân đứng đầu, tiếp đến là bỏng, ngạt thở, ngộ độc. Dùng thuốc cẩu thả Sử dụng thuốc cẩu thả cũng là nguyên nhân gây nhiều tai họa đáng tiếc cho trẻ. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài cũng có thể làm mắt trẻ sau này bị mù…
  5. Cho trẻ bú sữa bò quá sớm Theo Viện quan sát dinh dưỡng trẻ em thì việc cho trẻ bú sữa bò quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ bị thiều sắt, dễ dẫn đến các bệnh như thiếu máu, gia tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tai mũi họng và đường tiêu hóa. Mặt khác sự dư thừa protein sẽ dẫn đến bệnh béo phì sau này. Vì thế các chuyên viên dinh dưỡng khuyên không nên dứt sữa mẹ quá sớm trong năm đầu, thậm chí có thể kéo dài thời gian bú sữa mẹ đến năm thứ 3. Việc cho trẻ ăn dặm nên thực hiện từ từ với thực đơn giàu chất sắt như thịt trứng… Cho trẻ uống quá nhiều đồ mát Trong mùa nắng nóng, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi thấy con đi tiểu liên tục, sút cân, mất ngủ, khô họng. Tưởng con bị nhiệt, họ cố ép trẻ uống nhiều thứ nước
  6. là giải nhiệt, nhưng càng uống, các triệu chứng càng trầm trọng. Họ không biết rằng chính các thứ nước “làm mát” đã gây ra tình trạng trên. Khi tiếp nhận những bệnh nhi đi tiểu quá nhiều trong mùa nóng nhưng kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, bác sĩ sẽ hỏi bà mẹ có cho trẻ uống “nước mát” không? Đa số trường hợp là có. Nước này được nấu với các loại giải nhiệt như rễ tranh, râu ngô, mía lau, mã đề… Đây đồng thời là những chất lợi tiểu, khiến thận làm việc mạnh hơn, tiểu nhiều hơn. Nhiều người tưởng rằng đi tiểu được nhiều là mát. Nhưng thực ra, mát đâu không thấy, chỉ thấy mất nước, muốn uống nước; và càng uống nước “mát”, trẻ càng “nóng” thêm. Để khắc phục tình trạng này, chỉ cần ngừng ngay việc dùng nước mát và cho uống nước thường đun sôi để nguội. Sau vài ba hôm trẻ sẽ khỏi. Triệu chứng táo bón
  7. Nhiều trẻ bú mẹ, do sữa mẹ tốt, được hấp thụ trọn vẹn nên không còn bã, phải 5 - 7 ngày mới đi tiểu được một lần. Trẻ vẫn khỏe và vẫn lên cần đều đều. Tuy nhiên, bà mẹ ‘suy bụng ta ra bụng…trẻ”, buộc trẻ mỗi ngày phải đi tiểu một lần. Nếu không được vậy thì cho là táo bón, thế là đến nhà thuốc mua thuốc bơm hậu môn. Thuốc bơm vào hậu môn gây nóng rát, khiến trẻ đau bụng dữ dội mà không biết “ăn nói” ra sao. Lâu ngày, trẻ mất phản xạ đi tiêu, đợi bơm mới đi, không thì thôi, thành ra táo bón thật. Đối với trường hợp này, khi trẻ được 4 tháng tuổi trở đi, cần cho ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ. Dần dần, trẻ sẽ hết “táo bón”. Dấu hiệu vàng da Khi thấy trẻ bị vàng da, nhiều bậc cha mẹ phát hoảng, lo con bị viêm gan, bắt đi làm đủ thứ xét nghiệm, làm
  8. ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp thấy trẻ vàng da (nhất là gan bàn tay, bàn chân) nhưng mắt và nước tiểu không vàng, trẻ vẫn vui vẻ, lên cân… thì phải nghĩ ngay đến vàng da do thừa carotene, hậu quả của việc ăn quá nhiều cà rốt, bí đỏ, rau dền… Cách chữa duy nhất là ngừng các thức ăn này chừng hai tuần lệ, bệnh sẽ tự nhiên khỏi. Triệu chứng ho Chứng này thường do người cha gây ra. Nếu trẻ ho kéo dài, kèm theo khò khè, chữa mãi không khỏi, cần xem lại người cha có hút thuốc không. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc chỉ ngửi khói thuốc thôi cũng hại không kém so với hút trực tiếp. Người cha cần phải cai thuốc hoặc chỉ hút khi không có mặt trẻ. Nếu người cha không hút thuốc thì cần nghĩ ngay
  9. đến máy lạnh. Ở nhiệt độ mà cha mẹ thấy dễ chịu, trẻ thường bị viêm phế quản, viêm phổi. Cho trẻ ăn dặm quá sớm Thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi trẻ được 3-4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho trẻ ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của trẻ còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Bắt con ăn quá nhiêu và phải ăn hết khẩu phần Ở mỗi tháng tuổi nhu cầu năng lượng của trẻ khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, trẻ sẽ chán và sợ ăn.
  10. Quá ưu tiêm đạm Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm trẻ rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm. (Ảnh : google image) Chỉ cho ăn nước, không ăn cái Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những
  11. năm trước. Tuy nhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính. Không cho hoặc cho rất ít dầu ăn Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thụ. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn Nghiền nhuyễn mọi thức ăn khiến trẻ không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do
  12. ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay. Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để trẻ ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn. Các bữa ăn kéo dài quá Nhiều người cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến trẻ thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, trẻ còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến trẻ ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù trẻ mới ăn được ít cũng nên kết thúc.
  13. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm Tổ chức Y Tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3 - 4 háng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây ra khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác. Mặt khác, 40 % năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường
  14. chất béo tụt xuống còn ½) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo… Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có gia đình ninh cho một bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thụ của trẻ. Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau… mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  15. Bọc trẻ quá kín Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài…chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D – một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10 - 15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thụ canxi và chống bệnh còi xương. Cắt tóc nhiều lần cho trẻ sơ sinh Nhiều người lớn cho rằng việc thường xuyên cắt tóc máu sẽ kích thích tóc trẻ mọc nhanh và đen hơn. Việc mọc nhanh hơn thì có thể, nhưng chưa chắc đã đen vì việc này phụ thuộc vào di truyền từ cha mẹ. Hơn nữa,
  16. da đầu trẻ rất mỏng, việc cắt tóc nếu không cẩn thận sẽ gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng. Thoa phấn rôm sau khi tắm Sau khi tắm xong cho bé, nhiều cha mẹ có thói quen thoa phấn rôm vào những ngấn trên cơ thể như cổ, nách, bẹn… Cách làm này không phải lúc nào cũng tốt cho bé. Nếu những vùng da này chưa được lau khô hẳn, phấn dễ bị bết và dính lại ở đó, khiến da không “thở” được. Ngoài ra, nếu thoa phấn rôm cho trẻ trong mùa hè, mồ hôi ra hòa với phấn rôm sẽ bít lỗ chân lông, gây nên hiện tượng dị ứng hoặc dân gian vẫn gọi là “hăm”. Làm sạch lớp "gây" Khi bé mới chào đời, trên toàn thân được bao phủ bởi một lớp màu trắng, dân gian hay gọi là chất “gây”.
  17. Theo quan niệm của người lớn tuổi, cần tẩy bỏ lớp “gây” cho bé. Tuy nhiên, ngoài những nơi “gây” phủ dày da hoặc ở bẹn, cổ nách cần làm sạch để tránh gây hại cho da thì những nơi khác đều không nên gột bỏ. Nguyên nhân là do sau khi trẻ ra khỏi môi trường bụng mẹ, lớp “gây” đi theo sẽ giúp bảo vệ da chống lại những tác động của không khí bên ngoài. Nhất là trong mùa đông, môi trường bên ngoài không ấm như bụng mẹ, khi sinh ra trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn; lúc đó lớp “gây” bao phủ bên ngoài giúp nhiệt lượng trong cơ thể trẻ không bị phát tán, nhờ đó trẻ duy trì được thân nhiệt của mình. Dùng mật ong cho trẻ Theo cách làm “cổ truyền”, người lớn thường dùng mật ong vệ sinh khoang miệng cho trẻ để chống nấm (hay còn gọi là “tưa”). Tuy nhiên rất nhiều trẻ bị dị
  18. ứng với phấn hoa nên cũng dị ứng với mật ong, hậu quả là bị sưng phần lưỡi, thậm chí cả mặt sau khi được đánh “tưa”. Vì vậy, khi chưa xác định được trẻ có dị ứng với mật ong hay không thì nên thận trọng trong việc vệ sinh khoang miệng. Các chuyên gia Viện nghiên cứu Dinh dưỡng của Đức khuyến cáo không nên cho trẻ em dưới một tuổi uống mật ong chưa được chế biến vì trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn tới tử vong. Chuyên gia Antje Gahl khẳng định khi cho trẻ sơ sinh ăn mật ong, vi khuẩn có trong đó sẽ trú trong ruột và tạo ra chất độc nguy hiểm có tên Botulinumtoxin. Không hiếm các trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẽn đường hô hấp sau khi ăn mật ông vì độc tố Botulinumtoxin có thể cản trở quá trình truyền các
  19. xung tín hiệu tới những tế bào thần kinh, dẫn đến làm tê liệt các cơ. Theo Mangthai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2