Những cơ hội và thách thức mà thế hệ gen Z mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay
lượt xem 6
download
Bài viết Những cơ hội và thách thức mà thế hệ gen Z mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay trình bày đặc điểm của gen Z; Những cơ hội mà gen Z mang lại cho doanh nghiệp; Những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận với gen Z.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những cơ hội và thách thức mà thế hệ gen Z mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay
- NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC MÀ THẾ HỆ GEN Z MANG LẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY Thạch Thị Đa Qui, Bùi Thị Thanh Thanh, Lê Thái Tuấn và Lê Ngọc Tuyết Trinh Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Nguyễn Dương Linh TÓM TẮT Thế hệ gen Z đang trở thành những nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai, với những tính cách, lối suy nghĩ, hành động mang tính đột phá và đầy sáng tạo đã mang đến cho các nhà quản trị doanh nghiệp những bước tiến mới trong việc xây dựng và phát triển giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó, thế hệ gen Z cũng mang trong mình những thách thức đối với doanh nghiệp bởi những mâu thuẫn trong lối tư duy và giải quyết vấn đề của thế hệ gen Z và nhà quản lý thuộc thế hệ trước. Do vậy, để cân bằng các yếu tố đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai để các gen Z có thể hoà nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Từ khóa: gen Z, doanh nghiệp, cơ hội, thách thức, đặc điểm gen Z,... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế hệ gen Z là những người được sinh trong khoảng thời gian từ 1995 – 2010 được coi là những “công dân số” đích thực khi sinh ra trong thời đại công nghệ bùng nổ và dần trở thành xu hướng phát triển. Do vậy, gen Z có những đặc điểm nổi trội hơn hẳn các thế hệ trước cùng với đó là những khả năng tạo xu hướng và lối sống hiện đại, năng động. Gen Z mang trong mình những suy nghĩ táo bạo dám nghĩ dám làm và đầy sự sáng tạo. Đây cũng là đội ngũ lao động cho hiện tại và tương lai gần, đem đến cho các doanh nghiệp không ít những cơ hội và đi kèm những thách thức khi tiếp cận với thế hệ gen Z. 2. THỰC TRẠNG Là những công dân của thời đại số hóa, gen Z được đánh giá là thế hệ nhanh nhạy, thông minh và luôn cập nhật được những xu hướng thịnh hành nhất hiện nay. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Anphabe, đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về các giải pháp nguồn nhân lực và thương hiệu nhà tuyển dụng, đã chỉ ra rằng: “Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì”. Đây là yếu tố khác biệt hoàn toàn với những thế hệ đi trước và nó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề nghiệp của họ. Gen Z cảm thấy hứng thú với những công việc mang tính chất linh hoạt cao và có thể làm việc từ xa, làm việc online. Gen Z cũng thích việc có thể kết nối và làm việc với mọi người thông qua các thiết bị máy tính. Tuy nhiên khác với thế hệ millennials là thích gặp mặt trực tiếp, làm việc với nhau tại một không gian nào đó thì gen Z lại thích làm việc trong không gian cá nhân. Ngoài ra, gen Z đặt giá trị cao hơn về sự ổn định trong công việc so với những thứ tốt về thế chất. Ba yêu cầu công việc đầu tiên phải có ở nhóm tuổi này là bảo hiểm sức khỏe, mức lương cạnh tranh và một người sếp mà 2939
- họ tôn trọng. 33% gen Z được khảo sát bởi Universum Global lo sợ họ sẽ không tìm được công việc phù hợp với tính cách của mình và hơn 50% trong số những người khảo sát muốn thành lập công ty của riêng họ. Từ đó cho thấy việc tiếp cận gen Z đối với các doanh nghiệp luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA GEN Z 3.1 Gen Z thích phá vỡ các quy tắc Đặc điểm đầu tiên của gen Z là họ là những người trẻ thích làm những gì họ thích làm và khó tuân theo các quy tắc do tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó đặt ra. Theo nghiên cứu từ nền tảng Social Listening và Data Analytics của YouNet Media cho thấy gen Z là thế hệ thích phá cách, không làm theo những quy tắc cứng nhắc có sẵn. Được sinh ra trong thời kỳ hội nhập, gen Z được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới do đó gen Z ở giai đoạn mở cửa này, thường bị phân vân giữa cái cũ-cái mới, truyền thống-hiện tại. Vì vậy các giới trẻ gen Z đều sẽ tự quyết định con đường riêng của mình và có xu hướng thể hiện bản thân trong việc thách thức các giới hạn của những quan điểm sống cũ. Điều này khiến các nhà quản lý sẽ khó thực thi các tiêu chuẩn khắt khe trong công việc và cũng như áp đặt suy nghĩ vào những nhân viên gen Z. 3.2 Gen Z luôn có quan điểm cá nhân rõ ràng Những người thuộc thế hệ gen Z luôn có niềm tin đối với bản thân và luôn tự tin với những gì mình có. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Anphabe ( đơn vị tư vấn tiên phong tại châu Á về các giải pháp nguồn nhân lực và thương hiệu nhà tuyển dụng ) đã chỉ ra ra rằng “ Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích gì” nên chắc chắn rằng trong quá trình làm việc hoặc trong các cuộc họp với các nhà quản lý và các đồng nghiệp thì những người thuộc gen Z không ngần ngại nói lên suy nghĩ, quan điểm về vấn đề mà mọi người đang bàn luận và những góp ý của họ mang tính xây dựng giúp giải quyết vấn đề tối ưu hơn chứ không phải để thể hiện cái tôi bản thân. 3.3 Gen Z với xu hướng “nhảy việc” Gen Z luôn đi tìm cho mình những cơ hội mới trong công việc, với những yêu cầu cao hơn về tiền lương, phúc lợi, môi trường làm việc,…do đó họ có xu hướng thay đổi công việc. Theo nghiên cứu của Linkedln (2021) , số người thay đổi công việc tăng 37% so với năm 2020 trong đó thế hệ gen Z chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 25% người tham gia khảo sát cho biết họ có kế hoạch bỏ công việc hiện tại trong vòng 6 tháng tới. Tham vọng về nghề nghiệp của các nhân viên gen Z cao hơn hẳn so với các thế hệ gen trước. Đối với các thế hệ gen Z việc lựa chọn công việc không đơn thuần là tìm những công việc tạo ra thu nhập đơn thuần mà bên cạnh đó công việc đó phải mang lại cho họ sự yêu thích, sự kết nối và công việc đó phải tận dụng được những điểm mạnh mà họ đang có. Chính vì vậy để có thể giữ chân các nhân viên gen Z tài năng thì việc tạo ra cơ hội giúp họ được tham gia sâu vào môi trường văn hoá công sở, dễ hiểu rõ hơn giá trị của doanh nghiệp mang lại và tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên. 4.NHỮNG CƠ HỘI MÀ GENZ MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP 4.1 Gen Z tiếp xúc với công nghệ từ sớm 2940
- Gen Z được sinh ra trong kì internet có bước tiến mạnh mẽ cộng với cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ tư phát triển. Vì thế việc sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ là điểu khá dễ gặp. Theo bài báo phát hành của App Annie, 98% gen Z sử dụng điện thoại thông minh và độ tuổi trung bình sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên là vào năm 10 tuổi. Với lợi thế này họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mới, tìm ra những ý tưởng kinh doanh độc đáo và những sáng kiến có thể giúp cải thiện công việc. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, khi các máy móc thiết bị văn phòng không còn là khó khăn đối với gen Z thì việc mà doanh nghiệp cần làm là cho họ những hướng dẫn hữu ích để làm việc hiệu quả hơn. 4.2 Gen Z nghĩ thoáng, cởi mở đối với đa sắc tộc So với các thế hệ trước, gen Z luôn có cái nhìn thoáng hơn, không hà khắc, không kì thị đối với những người không cùng tôn giáo, các xu hướng tình dục, những người thuộc giới tính thứ 3 và không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khác bệt về chủng tộc. Ngoài ra, gen Z không đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, họ nhìn nhận một người thông qua tính cách, qua sự tiếp xúc lâu dài nên những đánh giá chủ quan không còn là chuẩn mực trong thế giới của gen Z. Điều này khiến họ có thể sẽ dàng thiết lập các mối quan hệ trong xã hội lẫn trong nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, đây là điểm mạnh rất lớn đối với gen Z. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp luôn hòa thuận sẽ tạo một văn hóa tốt trong doanh nghiệp nếu đây là một trong những điều mà doanh nghiệp quan tâm thì nên nắm bắt thật tốt cơ hội này. 4.3 Gen Z luôn có tính cạnh tranh Tính cạnh tranh luôn hiện hữa trong mỗi người chúng ta và trong các thế hệ gen khác nhưng được thể hiện rõ nhất là ở gen Z. Không chỉ trong công việc mà họ còn cạnh tranh ở những lĩnh vực khác trong cuộc sống như môi trường sống, dịch vụ,…. Đối với thế hệ gen Z tính cạnh tranh càng được đẩy mạnh hơn so với những thế hệ gen trước đó bởi tính cách thích bứt phá, không ngừng thể hiện bản thân và luôn thích phá vỡ những quy tắc eo hẹp giới hạn khả năng con người, luôn tìm kiếm cho mình những cơ hội và môi trường mới để thể hiện bản thân... Từ đó khiến cho các gen Z luôn nổ lực làm việc, quan sát và phân tích đối thủ để không ngừng cải tiến bản thân, giúp họ trở thành những người có trách nhiệm và tạo ra nhiều ý tưởng mới góp phần phát triển cho doanh nghiệp. Cạnh tranh là lí do chính đáng để khiến họ hăng say làm việc, giảm bớt sự thờ ơ lười biếng từ đó tăng hiệu suất và hiệu quả khi làm việc dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp cũng theo đó tăng lên. Đây là cơ hội tốt doanh nghiệp cần thận trọng nắm bắt, khi gen Z đã có sẵn tính cách này thì việc doanh nghiệp cần làm là duy trì tính cạnh tranh tại nơi làm việc và hơn hết đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thân thiện. 2941
- 5.NHỮNG THÁCH THỨC MÀ DOANH NGHIỆP GẶP PHẢI KHI TIẾP CẬN VỚI GENZ: Điểm yếu dễ dàng nhận thấy nhất ở gen Z đầu tiên phải nói đến việc gen Z sinh ra trong thời đại internet đã xuất hiện và được tiếp cận với công nghệ từ nhỏ, điều này dẫn đến một hiện tượng quen thuộc mà chúng ta thường thấy đó là gen Z thường khó rời khỏi chiếc điện thoại và dần bị lệ thuộc hay “nghiện” sử dụng điện thoại trong nhiều hoàn cảnh và môi trường khác nhau. Tuy bên cạnh những mặt tích cực về việc sử dụng điện thoại để có thể tra cứu tài liệu nhanh hơn, liên lạc đối tác hoặc những hoạt động phục vụ cho công việc thì bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn mặt tiêu cực. Cụ thể, các thế hệ gen Z luôn chú tâm hay lệ thuộc đến các thiết bị điện tử quá nhiều như điện thoại, máy tính bản,…thì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuy duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề khiến cho năng suất làm việc và chất lượng công việc ngày càng đi xuống. Cũng như sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khác trong giờ làm việc với mục đích ngoài công việc khiến cho công việc bị trì trệ, không hoàn thành đúng với mục tiêu và thới gian đề ra và đôi khi việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành ý tưởng và khả năng tư duy sẽ bị giảm. Việc sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử không xấu nhưng việc sử dụng chúng không đúng cách và không đúng thời điểm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và chất lượng trong công việc. Một điểm yếu nổi bật khác ở gen Z có thể coi là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp đó chính là thể hiện “cái tôi” quá lớn. Ngoài ra còn có thế đặt cho gen Z một câu hỏi là “tự tin hay tự cao?”. Những người thuộc thế hệ gen Z luôn có niềm tin đối với bản thân và luôn tự tin với những gì mình có, họ biết mình thích gì và không thích gì. Chính bởi vì đặc điểm nay mà khi bước chân vào thị trường lao động gen Z lại càng khao khát được thể hiện mình. Điều này khiến cho các doanh nghiệp vô cùng hoang mang bởi sự cá tính, gai gốc xuất phát từ “cái tôi” gen Z mang lại khiến cho doanh nghiệp khó nắm bắt và khó để “thuần phục” được những cấp dưới gen Z. Không chỉ vậy gen Z tồn tại những điều đối lập như là thích học hỏi nhưng ngại bị phê bình, làm việc trách nhiệm nhưng không chịu được áp lực, thích nghi nhanh nhưng ngại thay đổi. Những người thuộc thế hệ gen Z đều là những người dám nghĩ dám làm, có nhiệt huyết có sáng tạo nhưng rất khó để doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt được họ. Những thách thức đối với doanh nghiệp sẽ là những vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân viên của mình. Như đã nói gen Z có xu hướng “nhảy việc” nó ảnh hưởng tới việc ổn định nhân sự cho các doanh nghiệp. Những điểm yếu như tự tin quá mức vào bản thân, sợ bị phê bình, dựa dẫm vào công nghệ cũng là những thách thức khi mà hiện nay các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm nhân tài để cạnh tranh khốc liệt với những đối thủ trong ngành của mình trong khi đó gen Z lại khác quá xa với những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp cần. Gen Z ít quan tâm đến các thước đo kĩ năng mà doanh nghiệp đặt ra, luôn chỉ muốn làm những công việc mà mình thích, không chịu được những áp lực của công việc. 6.KẾT LUẬN Gen Z là một thế hệ khá năng động mang trong mình đầy sự mới mẻ và tinh thần nhiệt huyết sục sôi. Với những cơ hội và thách thức kể trên, chắc hẳn các doanh nghiệp bước đầu sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi 2942
- tiếp cận gen Z. Tuy nhiên đây lại là đội ngũ lao động chính ở cả hiện tại và trong tương lai gần. Qua đó những điều mà doanh nghiệp cần làm để tiếp cận và nắm bắt được thế hệ gen Z một cách tốt thì doanh nghiệp nên am hiểu về tính cách, hành vi, thái độ và trình độ những nhân viên gen Z đầy tiềm năng để có thể “thuần phục” ngay từ khi mới vào công ty để những nhân viên gen Z có thể hoà nhập và thích nghi với môi trường làm việc từ phía doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công cần phải biết thích ứng và điều chỉnh phù hợp để có thể tận dụng nguồn nhân tài mới mẻ này. Để làm được điều này doanh nghiệp có thể sử dụng ba phương pháp đó là tạo ra tính chất công việc linh động, to; giao tiếp thường xuyên và thích ứng với công nghệ. Đầu tiên với việc tạo ra một công việc với thời gian linh hoạt, thoải mái sẽ luôn thu hút các bạn trẻ gen Z. Bởi vì họ có khả năng làm việc độc lập và tính chất công việc tự do linh hoạt sẽ thúc đẩy gen Z phát huy được hết tư duy sáng tạo của mình qua đó cũng bộc lộ được sở trường cá nhân và gen Z có thể được thể hiện mình. Thứ hai về việc giao tiếp thường xuyên thì những cuộc trao đổi ngắn qua email hay chỉ đơn giản là sử dụng các nhãn dán trong các cuộc hội thoại cũng giúp gen Z cảm thấy thoải mái, dễ dàng kết nối với các thành viên trong công ty. Ngoài ra người quản lý có thể thường xuyên đưa ra các phản hồi, nhận xét ngắn gọn đừng quá dài dòng lê thê sẽ khiến cho gen Z không cảm thấy phải chịu áp lưc và hoàn thành công việc tốt hơn Cuối cùng là việc thích ứng với công nghệ. Công nghệ là chìa khóa vàng của năng suất hiện đại. Một doanh nghiệp và đội ngũ quản lý am hiểu về công nghệ và cởi mở với công nghệ thì sẽ thu hút được sự quan tâm của thế hệ gen Z. Ví dụ doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý, công cụ giao tiếp qua các thiết bị điện thoại, điện tử. Đặc biệt doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình trên các trang mạng xac hội như Facebook, Instagram,... sẽ nhận được sự quan tâm của gen Z nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gen Z có nhiều điểm mạnh nhưng mạnh quá lại thành yếu, 2021. https://travelmag.vn/gen-z-the-he-co- nhieu-diem-manh-nhung-manh-qua-lai-thanh-yeu-d45295.html , [19/04/2022]. 2. Gen Z- những đứa trẻ khác biệt, 2021. https://lighthuman.vn/gen-z-nhung-dua-tre-khac-biet, [18/04/2022]. 3. Thế hệ gen Z là gì và những điều “lồi lõm” trong mắt các gen khác, 2022. https://glints.com/vn/blog/gen- z-va-nhung-tinh-cach-loi-lom/#.Yl_bxflBzIV , [19/04/2022]. 4. Nhà tuyển dụng nghĩ gì về ứng viên hay "nhảy việc"?, 2022. https://nguoi-noi-tieng.com/gioi-tre/nha- tuyen-dung-nghi-gi-ve-ung-vien-hay-nhay-viec-1388707 , [17/04/2022]. 5. Gen Z chiểm tỷ lệ sử dụng di động lớn nhất, 2021. https://mksmart.com.vn/tin-the-gioi/gen-z-chiem-ti- le-su-dung-di-dong-lon-nhat.html , [17/04/2022]. 2943
- 6. Phương Anh, 2019, Gen Z đang dần thay đổi các chuẩn mực giới tính. https://www.brandsvietnam.com/18701-Gen-Z-dang-dan-thay-doi-cac-chuan-muc-gioi-tinh, [17/04/2022]. 2944
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức - Trần Mai Giang
5 p | 183 | 17
-
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia AEC
4 p | 102 | 10
-
Cơ hội và thách thức cho hoạt động đoàn thanh niên trong tiến trình đất nước hội nhập quốc tế
3 p | 110 | 9
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập: Cơ hội và thách thức
8 p | 9 | 7
-
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
10 p | 54 | 6
-
Cung cấp dịch vụ y tế ngoài lãnh thổ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam - Nguyễn Thị Minh Châu
0 p | 70 | 5
-
Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành quản lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 8 | 5
-
Internet – Những cơ hội và thách thức cho thư viện các nước Đông Nam Á
12 p | 64 | 4
-
Già hóa dân số: Cơ hội và thách thức cho ngành Du lịch
10 p | 15 | 4
-
Những cơ hội và thách thức ở vùng dân tộc thiểu số: Phần 2
199 p | 26 | 3
-
Sử dụng CHATGPT để hỗ trợ kĩ năng viết học thuật ở bậc đại học – cơ hội và thách thức
3 p | 10 | 3
-
Những cơ hội và thách thức trong việc giáo dục nhận thức cho học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu
11 p | 52 | 3
-
Những cơ hội và thách thức ở vùng dân tộc thiểu số: Phần 1
140 p | 14 | 2
-
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - Trần Ngọc Sơn
8 p | 66 | 2
-
Cộng đồng kinh tế ASEAN: cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết
8 p | 62 | 1
-
Xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc làm và học nghề của lao động thành phố Cần Thơ
16 p | 92 | 1
-
Hồng Đức cơ hội và thách thức
8 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn