intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh tim

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh tim Bệnh tim mạch đang là mối hiểm hoạ, nó bí mật tiến triển âm thầm trong trái tim mỗi người như một tên "gián điệp", đến một ngày nào đó, khi tác hại của nó phát tiết mạnh thì chúng ta mới phát hiện được. Lúc đó, các thầy thuốc dù có chẩn đoán đúng và các phương tiện điều trị có hiện đại cũng phải chi phí rất tốn kém mà mạng sống đôi khi cũng chỉ là may rủi. Mỗi người đến một ngày nào đó cũng có thể là một bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh tim

  1. Những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh tim Bệnh tim mạch đang là mối hiểm hoạ, nó bí mật tiến triển âm thầm trong trái tim mỗi người như một tên "gián điệp", đến một ngày nào đó, khi tác hại của nó phát tiết mạnh thì chúng ta mới phát hiện được. Lúc đó, các thầy thuốc dù có chẩn đoán đúng và các phương tiện điều trị có hiện đại cũng phải chi phí rất tốn kém mà mạng sống đôi khi cũng chỉ là may rủi.
  2. Mỗi người đến một ngày nào đó cũng có thể là một bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Bệnh tim có thể tránh được không? Câu trả lời là có thể được bằng cách phát hiện thật sớm tên "gián điệp" kia từ những dấu hiệu sớm của bệnh. Người bị bệnh tim có thể có một số dấu hiệu sau: 1. Khó thở, nhất là khi gắng sức như lên cầu thang, đi bộ đường xa, sinh hoạt tình dục... 2. Đau ngực trái, có thể chỉ là cảm giác nghẹn nghẹn, hoặc cảm giác "hẫng" trong ngực, đau có thể chỉ xuất hiện khi gắng sức, cũng có thể ngay cả khi nghỉ ngơi. 3. Có thể phù chân, nhất là vào buổi chiều, cảm giác nặng chân, sáng đi dép lỏng chiều đi dép chật. 4. Béo phì. Làm sao biết mình béo phì? Lấy cân nặng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét dài, nếu trên 23 là bắt đầu thừa cân, và trên 25 là béo phì. 5. Hút thuốc lá hơn 20 điếu mỗi ngày. Thuốc lá làm tổn thương vi tuần hoàn rất sớm, rất nhanh và mạch vành tim cũng bị tổn thương rất nhiều. 6. Tím môi, tím móng chân, tím móng tay, bi ến dạng làm móng chân, móng tay bẹt nhiều. 7. Có cơn ngất trong tiền sử. 8. Hay hồi hộp đánh trống ngực.
  3. 9. Hay ngủ mê, bóng đè. 10. Gia đình có người cùng huyết thống bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp. 11. Đã có lần đi xét nghiệm và bác sĩ cho biết có tăng mỡ máu nh ư tăng cholesteron, triglyceride. 12. Đã có chẩn đoán của chuyên khoa nột tiết là đái tháo đường. 13. Đã có hoặc đang đau khớp, kèm viêm họng, điều này cần quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em. 14. Hay bị viêm nhiễm hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, nhất là tái phát nhiều lần ở trẻ em. 15. Tình cờ đi khám thấy có tiếng tim lạ, tiếng thổi ở tim. 16. Gan to. 17. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn nhiều. 18. Các đầu ngón chân hay tê lạnh, buốt.
  4. Những dấu hiệu trên đây không phải cứ thấy là có bệnh tim, nhưng nếu có bệnh tim là thường có một hoặc nhiều dấu hiệu đó. Nếu thấy có các dấu hiệu trên, nên đến thầy thuốc mà mình đặt niềm tin nhất khám và tư vấn. Nếu phát hiện thấy bệnh tim mạch thì vẫn còn cơ hội chữa khi chưa quá muộn. Nếu không thấy bệnh lí là điều hạnh phúc nhất, yên tâm về tâm lí và bắt đầu cảnh giác với nó. Khám sức khỏe tim mạch lúc nào cũng hữu ích và tiết kiệm.
  5. Những địa chỉ có thể tin tưởng để tư vấn về bệnh lí tim mạch, như Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam. Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc có thể hỏi một trong các BS của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2