Những điểm mới về ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
lượt xem 5
download
Bài viết Những điểm mới về ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 làm sáng tỏ những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về bố cục và về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết cũng khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điểm mới về ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 Vũ Thị Thùy Dung, Bùi Thị Thu Hường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, biến đổi khí hậu là một trong các thách thức lớn mang tính toàn cầu hiện nay. Vì vậy, bài viết làm sáng tỏ những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về bố cục và về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Bài viết cũng khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên. Từ khóa: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Biến đổi khí hậu; Ứng phó với biến đổi khí hậu; Cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Abstract New points on response to climate change as provisions of Law on Environmental protection in 2020 Environmenatl protection is an important issue of the country, of humanity, a profound social task, associated with the process of socio-economic development. In particular, climate change is one of the major challenges today. Therefore, climate change of countries and regions is becoming an objective necessity. The article clarifies the new points of the Law on Environmental Protection in 2020 compared to the Law on Environmental Protection in 2014 in terms of layout and content of responding to climate change. The article also affirms Vietnam’s efforts in implementing international commitments on climate change to which Vietnam is a member. Keywords: Law on Environmental Protection 2020; New points of the Law on Environmental Protection 2020; Climate change; Responding to climate change; International commitments on climate change. 1. Đặt vấn đề Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, tại kỳ họp thứ VII. Qua hơn 05 năm triển khai thực hiện, Luật BVMT năm 2014 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như các phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường đã có sự thay đổi từ bị động, ứng phó sang chủ động, kiểm soát, phòng ngừa các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; xu hướng giảm nhanh chất lượng môi trường và tăng mạnh về ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, giảm dần; nhận thức về trách nhiệm và hành động trong bảo vệ môi trường (BVMT) đã và đang thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua 05 năm thi hành trên thực tiễn cho thấy, Luật BVMT năm 2014 đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, bất cập. Cụ thể: Luật BVMT hiện hành chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các hệ thống văn bản ở các lĩnh vực có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản,… các cơ chế, chính sách BVMT chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường; các thủ tục hành chính về môi trường còn phân tán, thiếu tính tích hợp, dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính về môi trường với nhiều bên, nhiều cơ quan Nhà nước; thực tế trong thời gian qua cũng cho thấy đã phát sinh nhiều sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường lớn, diễn ra trên 350 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- diện rộng nhưng chưa có hành lang pháp lí để điều chỉnh;… Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới nảy sinh như tác động của biến đổi khí hậu, an ninh môi trường, an ninh sinh thái đòi hỏi pháp luật về BVMT phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh và có tính đột phá. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính sách, quy định pháp luật về BVMT sao cho phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất về BVMT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT, đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Và việc ban hành Luật BVMT năm 2020 thay thế cho Luật BVMT 2014 là một tất yếu khách quan, nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT, xem BVMT vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là khu vực Duyên hải và Đồng bằng sông Cửu Long. Thiên tai như ngập úng ngày càng diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn, gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng về con người, của cải cho nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, Việt Nam đã chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng. Việc chủ động ứng phó với BĐKH của Việt Nam đáp ứng yêu cầu trước mắt và bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó, lợi ích lâu dài được xác định là cơ bản. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế. Ứng phó với BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu. Đó không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng PTBV. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó, thích ứng với BĐKH, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm. Luật BVMT năm 2020 trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật BVMT năm 2014 về nội ung, vấn đề ứng phó với BĐKH được xem là một trong những nội dung có sự thay đổi tiến bộ, thể hiện nhận thức sâu sắc của Nhà nước đối với vấn đề BĐKH, xem ứng phó với BĐKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn bó mật thiết với hoạt động BVMT, đảm bảo nghĩa vụ thực thi các cam kết quốc tế về BĐKH mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là trong vấn đề kiểm kê khí nhà kính và xây dựng thị trường cacbon. 2. Nội dung 2.1. Những điểm mới về bố cục của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Thứ nhất, Luật BVMT năm 2020 gồm 171 Điều, 16 Chương, đã được bố cục lại so với Luật BVMT năm 2014 gồm: 170 Điều, 20 Chương. Thứ hai, Luật BVMT năm 2020 xác định nội dung trọng tâm, quyết định các chính sách BVMT khác là quy định về bảo vệ các thành phần môi trường. Thứ ba, Luật BVMT năm 2020 đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: Chiến lược BVMT Quốc gia, quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường (GPMT) và đăng ký môi trường. Thứ tư, lần đầu tiên, Luật BVMT năm 2020 thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40 % thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 - 85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 351 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- 2.2. Nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Luật BVMT năm 2014 quy định nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu tại Chương IV, gồm 10 điều, từ Điều 39 đến Điều 48. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành cho thấy một số nội dung đang có sự chồng lấn với các điều khoản trong các chương, như Điều 41 quy định quản lý phát thải khí nhà kính, Điều 42 về quản lý các chất thải làm suy giảm tầng ozone nhưng Chương IX, Mục 2 lại là quản lý chất thải; các quy định về phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường hay các nội dung thích ứng với BĐKH chưa được cụ thể hóa,… Qua sửa đổi, Luật BVMT năm 2020 đã quy định nội dung ứng phó với BĐKH trong 07 điều, từ Điều 90 đến Điều 96 của Chương VII. Có thể thấy, số lượng điều khoản về nội dung ứng phó với BĐKH quy định trong Luật BVMT năm 2020 giảm đi so với Luật BVMT năm 2014 nhưng nội dung lại được tích hợp hơn, không dàn trải, khắc phục được phần nào sự chồng lấn, không rõ ràng như quy định trong Luật BVMT năm 2014. Cụ thể: Một là, Luật BVMT năm 2020 đưa ra khái niệm về thích ứng với BĐKH và các khí nhà kính. Trong khi, Luật BVMT năm 2014 chưa đưa ra được khái niệm cụ thể và rõ ràng. Việc đưa ra khái niệm về thích ứng với BĐKH và các khí nhà kính nhằm hỗ trợ cho khái niệm về ứng phó với BĐKH được quy định tại Khoản 32, Điều 3, Luật BVMT năm 2020. Đồng thời, khái niệm thích ứng với BĐKH được quy định trong Luật BVMT năm 2020 tương thích với với khái niệm thích ứng với BĐKH được đề cập trong Báo cáo Đánh giá tác động lần thứ 3 của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH. Theo đó, thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để đáp ứng các tác động thực tại hoặc tương lai dự kiến của khí hậu nhằm giảm tác hại của BĐKH hoặc tận dụng các lợi ích của BĐKH mang lại1. Khái niệm này cũng phù hợp với khái niệm thích ứng với BĐKH, quy định trong Luật BVMT năm 2020. Theo đó, Khoản 1, Điều 90, Luật BVMT năm 2020 cũng quy định: “Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại”. Đối với nội dung về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Luật BVMT năm 2020 quy định thêm về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Luật BVMT năm 2020 đã phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tạo sự thống nhất trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính từ Trung ương đến địa phương, từ khu vực công đến khu vực tư. Ngoài ra, việc quy định về kiểm kê khí nhà kính trong Luật BVMT năm 2020 đã thể hiện rõ trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Theo Nghị định thư Kyoto, Việt Nam vẫn phải thực hiện các cam kết bắt buộc theo Điều 10, dành cho tất cả các quốc gia thành viên. Các cam kết này được xây dựng dựa trên các cam kết của Điều 4, UNFCCC: Xây dựng các chương trình nhằm tăng cường các yếu tố và dữ liệu để chuẩn bị và cập nhật định kỳ các thống kê lượng phát thải khí nhà kính Quốc gia trong các lĩnh vực, như: năng lượng, vận tải, công nghiệp, rác thải,…. Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 96, Luật BVMT năm 2020 quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định, báo cáo minh bạch 02 năm một lần và các báo cáo quốc gia khác về BĐKH và bảo vệ tầng ozon. 1 https://careclimatechange.org/wp-content/uploads/2019/06/IK-Guideline_VN.pdf 352 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật BVMT năm 2014, Luật BVMT năm 2020 tiếp tục ghi nhận việc “tổ chức và phát triển thị trường cacbon trong nước” nhưng bỏ nội dung “tham gia thị trường tín chỉ cacbon thế giới”. Quy định này là hợp lí dựa trên sự đánh giá về tình hình thực tế hiện nay. Việc tổ chức và phát triển thành công thị trường cacbon trong nước là một trong những giải pháp quan trọng, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và việc này cần được điều chỉnh bởi khung pháp lí trong nước: Năm 2012, Việt Nam trở thành thành viên của Chương trình sẵn sàng tham gia thị trường cacbon quốc tế. Năm 2015, dự án chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường cacbon tại Việt Nam (VNPMR) được triển khai nhằm tăng cường năng lực xây dựng các công cụ thị trường, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường cacbon ở Việt Nam. Vì thế, khi đã xây dựng thành công thị trường cacbon trong nước thì việc tham gia vào thị trường tín chỉ cacbon thế giới là việc mang tính tất yếu. Việc tổ chức và phát triển thị trường cacbon trong nước cũng được đề cập tại Điều 139 về “Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường”. Theo đó, thị trường cacbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ cacbon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ cacbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quy định trên thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước khi đã thừa nhận các công cụ kinh tế giữ vai trò quan trọng trong BVMT và một lần nữa nhấn mạnh việc tổ chức và phát triển thị trường cacbon trong nước là công cụ kinh tế hữu hiệu nhằm ứng phó với BĐKH. Hai là, Luật BVMT năm 2020 tiếp tục ghi nhận vấn đề liên quan đến tầng ozon nhưng theo hướng mở rộng nội hàm khái niệm. Từ tên gọi “Quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon” tại Điều 42, Luật BVMT năm 2014 đã được đổi thành tên gọi “Bảo vệ tầng ozon”. Theo đó, bảo vệ tầng ozon là “hoạt động ứng phó BĐKH nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozon, hạn chế tác động có hại của bức xạ tia cực tím từ Mặt trời”. Bảo vệ tầng ozon bao gồm nhiều nội dung, với sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong đó, xác định nội dung và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và địa phương về thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính. Mở rộng nội hàm khái niệm cho thấy, sự phù hợp về khái niệm được đề cập trong các Điều ước Quốc tế về BĐKH mà Việt Nam là thành viên, như: Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozon, Điều 20.5 “Bảo vệ tầng ozon” trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó, Chính phủ được giao quy định chi tiết Điều 92 về bảo vệ tầng ozon và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và điều kiện sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal. Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon sẽ được Chính phủ ban hành trong năm nay để có hiệu lực thi hành cùng với Luật Bảo vệ môi trường từ ngày 01/01/2022. Luật BVMT năm 2020 đã mở rộng nội dung về hoạt động bảo vệ tầng ozon tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 92: “quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại chất gây hiệu ứng nhà kính; thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu” và được ghi nhận là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó hiệu quả với BĐKH. Ba là, Luật BVMT năm 2020 đã lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào Chiến lược BVMT Quốc gia, quy hoạch BVMT Quốc gia theo hướng quy định rõ từng nội dung ứng phó với BĐKH được sử dụng cho những nhiệm vụ cụ thể, như: Kịch bản BĐKH và tác động của BĐKH được sử dụng trong việc xác định mục tiêu dài hạn của chiến lược, quy hoạch; Các giải pháp ứng Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 353 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- phó với BĐKH được lồng ghép vào nội dung của chiến lược, quy hoạch; Kết quả phân tích, đánh giá giải pháp ứng phó với BĐKH được sử dụng trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để ứng phó với BĐKH, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhằm hạn chế được những rủi ro, đồng thời, tận dụng những cơ hội mà BĐKH mang lại. Việc quy định trên góp phần định hướng rõ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược và quy hoạch, đồng thời, đảm bảo tính thống nhất trong việc lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch từ Trung ương đến địa phương. Bốn là, Luật BVMT 2020 đã bổ sung 02 nội dung mới so với Luật BVMT năm 2014 về “Cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH” và “Báo cáo quốc gia ứng phó với BĐKH”. Trong đó: - Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH thì Luật BVMT năm 2020 xác định gồm đa dạng các nguồn, như: văn bản quy phạm pháp luật; chính sách; chiến lược; quy hoạch; kế hoạch; tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật;… về BĐKH và bảo vệ tầng ozon cùng các nội dung cụ thể khác liên quan đến khí nhà kính, nguồn lực ứng phó BĐKH, kịch bản BĐKH qua các thời kỳ, kết quả đánh giá khí hậu quốc gia,… nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH và bảo vệ tầng ozon. Trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu thuộc về các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH. - Đối với Báo cáo quốc gia ứng phó với BĐKH: Điều 95, Luật BVMT năm 2020 quy định rõ các nội dung cần được xây dựng trong báo cáo gồm: Tổng quan diễn biến, tác động của biến đổi khí hậu; Kết quả kiểm kê Quốc gia khí nhà kính; Nỗ lực và hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu; Nguồn lực trong nước và quốc tế dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu; Tình hình thực hiện cam kết Quốc tế về biến đổi khí hậu; Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, môi trường; Kiến nghị giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo cáo được lập hằng năm bởi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ 05 năm/lần, xây dựng Báo cáo Quốc gia ứng phó với BĐKH trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về ứng phó với BĐKH. Việc quy định chi tiết về báo cáo Quốc gia về ứng phó với BĐKH là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc đánh giá tiến độ thực hiện báo cáo Quốc gia tự quyết định (NDC), cập nhật 2020 cũng như các Chiến lược, Kế hoạch về ứng phó BĐKH của Việt Nam, như: Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP). Năm là, với việc đánh giá vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư trong BVMT, Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung chủ thể này vào phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, đồng thời, chuyển quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong ứng phó với BĐKH vào Chương XIII về “Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong BVMT”. Theo đó, có thể hiểu, quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong BVMT là sự bao hàm cả quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó BĐKH. Nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng dân cư phát huy được vai trò của mình trong công tác BVMT, Luật đã bổ sung quy định thiết lập hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị, tham vấn của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về BVMT. Qua đó, giúp cộng đồng dân cư có thể tham gia giám sát hoạt động BVMT thông qua công nghệ thông tin, tương tác các ứng dụng thông minh trên điện thoại di động. Việc 354 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- quy định này là hợp lý, nhằm đảm bảo nguyên tắc quan trọng đã được đề cập trước đó, “BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”. Đồng thời, thể hiện rõ hoạt động ứng phó với BĐKH với hoạt động BVMT là 02 nhiệm vụ gắn liền, không độc lập và tách rời nhau. BVMT để ứng phó với BĐKH và ứng phó với BĐKH để BVMT, phát triển bền vững. Như vậy, việc xây dựng và thiết kế các điều khoản trong tổng thể kết cấu chung của chương VII “Ứng phó với BĐKH” của Luật BVMT năm 2020 đã có sự rõ ràng hơn và hợp lý hơn so với Chương IV “Ứng phó với BĐKH” của Luật BVMT năm 2014. Bên cạnh đó, các cam kết về BĐKH trong các Điều ước Quốc tế đã được đề cập đến trong nhiều điều khoản, thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH cũng như phản ánh đặc trưng riêng của hoạt động ứng phó BĐKH. Đó là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của bất kỳ một quốc gia riêng lẻ nào. Một số từ ngữ có chỉnh sửa, bổ sung, tiệm cận để gần hơn với các Cam kết Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn như Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Nghị định thư Montreal, Thỏa thuận Paris và 02 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (EVFTA). 2.3. Khuyến nghị giải pháp ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, hoạt động ứng phó với BĐKH được quy định với hành lang pháp lý toàn diện, đầy đủ, được coi là một trong những cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới Luật, nhằm triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp, mục tiêu ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ lâu dài, liên tục và là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm phát triển bền vững đất nước. Nhiệm vụ này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP26). Tại Hội nghị COP26, có lãnh đạo và đại diện của 197 bên tham gia Công ước, trong đó, có hơn 120 Nguyên thủ và Thủ tướng các nước. Hội nghị được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tác động ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Trong lời phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đe doạ đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe doạ đến cả sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư, vì thế, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn nữa, có trách nhiệm và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân. Thủ tướng nhấn mạnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân. Khoa học công nghệ phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó, có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để đạt được cam kết như vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục xem xét, thực hiện các giải pháp mang tính hiệu quả, đồng bộ hơn về vấn đề ứng phó với BĐKH. Dựa trên các kết quả nghiên Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 355 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- cứu nêu trên, nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nâng cao công tác ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể như sau: - Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước về BĐKH, tạo cơ sở pháp lí thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện các giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH; - Tăng vốn đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cho công tác ứng phó với BĐKH, đặc biệt, chú ý đầu tư cho xây dựng, nâng cao năng lực và phát triển hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát, cảnh báo BĐKH; - Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hệ thống quan trắc tai biến địa chất và phòng chống thiên tai; tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống giám sát bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ viễn thám; - Tiếp tục chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu với việc xây dựng và phát triển năng lực nghiên cứu, ưu tiên nghiên cứu cơ bản để phục vụ dự báo, cảnh báo và phân vùng rủi ro thiên tai; phát triển hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; ứng dụng công nghệ chuẩn hóa và hiện đại; - Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóng cập nhật, cụ thể hóa kịch bản BĐKH, nước biển dâng; xây dựng và cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai của cả nước và chi tiết đến từng vùng, miền, địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1055/ QĐ-TTg ngày 20 tháng 07 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Phát triển và nhân rộng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái (EbA), dựa vào cộng đồng (CbA) và dựa vào tự nhiên (NbS); - Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục chú trọng thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần; áp dụng các biện pháp công nghệ và quản lý để giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải; khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh, thân thiện với môi trường; chuẩn bị cho việc triển khai các công cụ định giá cacbon, xây dựng cơ sở pháp lý và hình thành thị trường cacbon, thuế, phí cacbon; - Cần có hướng dẫn cụ thể trong quá trình triển khai, giám sát thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam; xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ thực hiện NDC của Việt Nam đến năm 2030; cập nhật định kỳ 05 năm theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris về BĐKH; xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; thiết lập hệ thống Quốc gia về giám sát, báo cáo, thẩm định (MRV) cho các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính; - Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương về BĐKH (các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược); tăng cường tham gia Diễn đàn toàn cầu về BĐKH, các hoạt động trong khuôn khổ đối tác thị trường cacbon, các hoạt động cơ chế tín chỉ chung và các hoạt động khác trong và ngoài khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH. 3. Kết luận và đề xuất Về tổng thể, Luật BVMT năm 2020 được đánh giá có nhiều điểm mới mang tính đột phá, tiến bộ; phù hợp với điều kiện của Việt Nam: Luật BVMT 2020 đã bổ sung 02 nội dung mới về “Cơ sở dữ liệu Quốc gia về BĐKH” và “Báo cáo quốc gia ứng phó với BĐKH”, tiệm cận sâu rộng tới các Cam kết Quốc tế về môi trường; vai trò của cộng đồng dân cư được bổ sung, ghi nhận về 356 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- vấn đề liên quan đến tầng ozon nhưng theo hướng mở rộng nội hàm khái niệm BĐKH và đảm bảo quan điểm “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Ứng phó với BĐKH được xem là một trong những nội dung có nhiều điểm mới, tiến bộ trong Luật BVMT năm 2020. Hoạt động ứng phó với BĐKH được quy định với hành lang pháp lý toàn diện, đầy đủ được coi là một trong những cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới Luật nhằm triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp, mục tiêu ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định, ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ lâu dài, liên tục và là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm phát triển bền vững đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Công ước khung của Liên Hợp Quốc năm 1992 về biến đổi khí hậu. [2]. Công ước Vienna (1978). Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon. [3]. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật Bảo vệ môi trường. [4]. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020). Luật Bảo vệ môi trường. [5]. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2018. [6]. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu năm 2020. [7]. Liên Hợp Quốc (1997). Nghị định thư Kyoto. [8]. Liên Hợp Quốc (2015). Thỏa thuận Paris. [9]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 05 tháng 4 năm 2020. Báo cáo số 37/BC-BTNMT về tổng kết 5 năm thi hành Luật BVMT 2014. [10]. PAPI (2018). Tỷ lệ người trả lời trên phạm vi toàn quốc chọn bảo vệ môi trường thay vì phát triển kinh tế bằng mọi giá tăng từ 69 % (năm 2016) lên 74 %. [11]. https://plo.vn/thoi-su/de-xuat-chi-toi-thieu-2-ngan-sach-cho-bao-ve-moi-truong-907411.html. [12]. http://cenm.com.vn/nhung-diem-moi-mang-tinh-dot-pha-cua-luat-bao-ve-moi-truong-2020-art145. html. [13]. https://careclimatechange.org/wp-content/uploads/2019/06/IK-Guideline_VN.pdf. [14]. http://vanban.monre.gov.vn/ArticleDetail.aspx?ArticleID=269. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Hoàng Thị Huê Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 357 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ăn mòn và bảo vệ kim loại ( Trịnh Xuân Sén ) - Chương 6
21 p | 185 | 48
-
Một Thoáng Phù Tang - 8
6 p | 85 | 6
-
Đánh giá hiệu quả hợp tác công - tư trong hoạt động quản lý chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 109 | 6
-
Quản lý tài nguyên nước bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
3 p | 106 | 6
-
Bài giảng Raman Imaging Spectrometry
13 p | 57 | 5
-
Nguồn lực Phật giáo trong bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
10 p | 18 | 5
-
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới
9 p | 23 | 4
-
Sản xuất thực phẩm bằng phương pháp dùng vi sóng
6 p | 41 | 4
-
Nghiên cứu giải pháp tiêu úng cho hệ thống thủy lợi An Kim Hải, Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng
7 p | 72 | 4
-
Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên
7 p | 76 | 4
-
Việt Nam chuẩn bị pháp lý cho BĐKH
3 p | 88 | 4
-
Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học ở Việt Nam
11 p | 126 | 3
-
Đặc điểm sinh thái học và sự phân ố của rong Ulva intestinalis ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 93 | 3
-
Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới và một số đề xuất về giải pháp huy động nguồn lực
10 p | 8 | 3
-
Quản trị khí hậu ở Việt Nam: Những vấn đề cần xem xét
5 p | 68 | 2
-
Nghiên cứu sự tích lũy protein, lectin và đặc trưng phổ điện di protein của đậu cô ve
13 p | 70 | 2
-
Ứng phó sau lũ quét ở miền núi phía Bắc Việt Nam: Nắm bắt các thực hành thích ứng thông qua tiếp cận “chuỗi liên tục”
23 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn