Những điểm tương đồng và khác biệt trong kiến trúc căn hộ chung cư của Việt Nam và Nhật Bản
lượt xem 3
download
Bài viết Những điểm tương đồng và khác biệt trong kiến trúc căn hộ chung cư của Việt Nam và Nhật Bản trình bày kết quả khảo sát và tìm hiểu thông tin về đặc điểm chung cư Nhật Bản và Việt Nam. Các thông tin được xác định bằng biện pháp khảo cứu, thu nhập thông tin từ các nguồn khác nhau từ trong và ngoài nước sau đó được đúc kết rồi đưa ra những ý chính và đặc trưng nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điểm tương đồng và khác biệt trong kiến trúc căn hộ chung cư của Việt Nam và Nhật Bản
- NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG KIẾN TRÚC CĂN HỘ CHUNG CƯ CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN Cao Ngọc Thạch*, Đào Nguyễn Thanh Bình*, Đào Như Thiệu* Khoa Xây Dựng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Trong nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát và tìm hiểu thông tin về đặc điểm chung cư Nhật Bản và Việt Nam. Các thông tin được xác định bằng biện pháp khảo cứu, thu nhập thông tin từ các nguồn khác nhau từ trong và ngoài nước sau đó được đúc kết rồi đưa ra những ý chính và đặc trưng nhất. Qua việc phân tích đặc điểm các căn hộ có hai phòng tại chung cư tầm trung ở Việt Nam và Nhật Bản, những nét đặc trưng địa phương, sự tương đồng, khác biệt trong việc bố trí không gian được tổng hợp và phân tích. Bên cạnh đó, căn hộ hai phòng ngủ theo kiến trúc của Nhật Bản cũng được mô phỏng bằng phần mềm thương mại Planner 5D. Từ khóa: chung cư, Việt Nam, Nhật Bản, nội thất, so sánh khác biệt và tương đồng. 1. MỞ ĐẦU Với bất cứ một quốc gia nào, sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng luôn là một biểu tượng của sự phát triển và phồn thịnh của quốc gia đó. Thật vậy, xây dựng đi đôi với kiến trúc đã luôn phát triển không ngừng trong những thập kỷ vừa qua. Giờ đây những công trình biểu tượng đặc trưng cho mỗi quốc gia không những mang cho mình vẻ đồ sộ, vĩ đại từ dáng vóc hay kết cấu bên ngoài mà còn mang những văn hoá, phong cách qua cách lựa chọn và sắp xếp nội thất bên trong. Thiết kế nội thất bên trong công trình phản ánh một phần văn hoá của quốc gia đó. Các quốc gia được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử đều mang cho mình những phong tục tập quán khác nhau. Chính vì sự khác nhau đó mới hình thành được nên sự đa dạng về phong cách thiết kế đòi hỏi con người chúng ta phải có kiến thức, am hiểu về lịch sử mới nhận thức được giá trị của từng phong cách thiết kế ấy. Từ những vật liệu sẵn có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử. Nội thất chung cư Việt Nam và Nhật Bản dường như là một đề tài mới trong ngành xây dựng hiện nay. Hai đất nước thuộc khu vực Châu Á mang trong mình những bản sắc riêng về phong tục tập quán. Trải qua hàng nghìn năm phát triển, nội thất được sử dụng ở 2 quốc gia này đều mang đến những sự khác biệt và đặc sắc riêng. Chính vì điều đó các kỹ sư Việt – Nhật cần có sự liên kết, thấu hiểu về từng phong cách của cả 2 quốc gia. Và 1247
- chúng ta có những giải pháp gì cho những vấn đề đó? Đây chính là những băn khoăn và lý do để nhóm đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Nội thất chung cư Việt Nam & Nhật Bản”. Hy vọng bài nghiên cứu này phần nào giải đáp được các vấn đề cho các kỹ sư đang tìm hiểu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng Việt - Nhật lên một tầm cao mới. Trong nghiên cứu này, phong cách thiết kế nội thất chung cư tầm trung tại Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn 2021-2022 được tổng hợp, trên cơ sở đó đưa ra những điểm giống và khác nhau trong phong cách thiết kế của cả hai đất nước. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phong cách kế nội thất chung cư tại Việt Nam và Nhật Bản, dựa trên số liệu thu thập được nhóm nghiên cứu chọn lọc thông tin để xử lý và hoàn thiện bài nghiên cứu về kiến trúc chung cư Việt Nam và Nhật Bản. 2. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHUNG CƯ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2.1 Chung cư tại Việt Nam 2.1.1 Tiêu chuẩn phân loại chung cư tại Việt Nam Hiện nay, loại hình căn hộ chung cư ngày càng phổ biến tại các đô thị lớn. Các tòa nhà chung cư được xây dựng ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu chỗ ở tăng cao. Tuy nhiên, có nhiều loại hình căn hộ khác nhau đáp ứng cho nhiều nhu cầu. Thời hạn sử dụng cũng khác nhau tùy căn hộ, tùy chung cư. Mục đích của quy định về phân loại căn hộ chung cư là để xác định giá trị của căn hộ đó khi quản lý hoặc giao dịch trên thị trường bất động sản. Các tiêu chuẩn để phân hạng nhà chung cư được quy định tại điều 5 trong Thông tư 31/2016/TT- BXD. Bao gồm: nhóm tiêu chuẩn về quy hoạch – kiến trúc, nhóm tiêu chuẩn về hệ thống, thiết bị kỹ thuật, nhóm tiêu chuẩn về dịch vụ, hạ tầng xã hội, và nhóm tiêu chuẩn về chất lượng, quản lý, vận hành. Dựa trên các tiêu chuẩn này, người ta phân ra 3 hạng nhà chung cư: hạng A, B, C. Trong đó hạng A là chung cư cao cấp, hạng B là chung cư trung cấp, và hạng C là chung cư bình dân. Bên cạnh đó các căn hộ cũng được phân loại và gọi theo công thức sau: nPN+ b. Trong đó, n là số phòng ngủ, b là số nhà vệ sinh. Các căn hộ thường thấy gồm: 2PN+1, 2PN+2, 1PN+1, 3PN+1, 3PN+2,.. Diện tích của căn hộ được thể hiện kích thước bằng đơn vị m2. Căn hộ 1PN + 1 là ký hiệu được ghi trên bản vẽ mặt bằng dự án, biểu thị cho những căn hộ chung cư có 1 phòng ngủ cộng thêm một khoảng không gian nhỏ nằm ngay cạnh căn phòng này. Tại đây, gia chủ có thể thiết kế linh hoạt làm phòng ngủ thứ 2, nơi chứa đồ, phòng làm việc hay phòng đọc sách tùy theo nhu cầu và sở thích. Căn hộ 2PN+1 và căn hộ 2PN+2 là những loại hình rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Có thể nói, chúng đang rất được ưa chuộng trên thị trường bất động sản. Bởi chúng sở hữu những ưu điểm tuyệt vời, vừa vặn, thích hợp với nhiều đối tượng gia đình, nhất là những gia đình 2 thế hệ, gia đình trẻ (Hình 1). Cụ thể, các nhà này sẽ bao gồm: 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 khu bếp, 1 hoặc 2 nhà vệ sinh (tùy chọn) và khu lô gia, ban công,… Điểm nhấn của các căn hộ 2PN+1 và 2PN+2 đó là phòng ngủ và phòng khách đều có cửa sổ lớn và ban công hướng ánh sáng cực tốt. Ngoài ra, cách bố trí cũng rất linh hoạt để tạo nên một không gian nhà ở thoáng mát và rộng rãi nhất có thể. 1248
- (a) Minh họa mặt bằng thiết kế căn hộ 1PN + 1 (b) Minh họa mặt bằng thiết kế căn hộ 2PN + 1 Hình 1. Minh hoạt mặt bằng thiết kế căn hộ chung cư tầm trung tại Việt Nam 2.1.2 Những mẫu thiết kế căn hộ phổ biến ở Việt Nam Căn hộ chung cư là loại hình kiến trúc khá phổ biển ở Việt Nam. Diện tích căn hộ khá linh hoạt từ 50m2, 60m2, 70m2 cho đến 90m2. Hiện nay các loại hình căn hộ chung cư 90m2 có thể tổng hợp thành 4 loại như sau: + Mẫu căn hộ dạng ống: Dạng căn hộ này khá phổ biến hiện nay ở các tòa chung cư. Diện tích hẹp và dài, tuy nhiên khối hình này có ưu điểm bố trí phòng ngủ tiện lợi và khá đẹp mắt. Hành lang giao thông chạy theo đường dọc, kết nối các không gian và thuận tiện cho việc di chuyển, trò chuyện của các thành viên trong gia đình. + Mẫu căn hộ vuông vức: Mẫu căn hộ này có ưu điểm khá vuông vức, diện tích khu vực lấy sáng khá nhiều. Dạng căn hộ này thường được chia thành hai không gian riêng biệt là khối sử dụng chung gồm phòng khách, phòng bếp và khu phòng ngủ. Với những căn hộ vuông vức như thế này thì việc bố trí nội thất và sắp sếp trang trí sẽ trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Không gian thoáng đãng và có sự phân bổ đồng đều ánh sáng tự nhiên. + Căn hộ chỉ có 1 mặt thoáng: dạng căn hộ có một mặt thoáng này là những căn hộ chung cư có hệ thống cửa sổ và ban công cùng hướng về một mặt. Dạng căn hộ này cũng không phải là hiếm gặp ở Việt Nam. Với việc thiết kế nội thất căn hộ này thì việc bố trí ánh sáng sẽ có nhiều hạn chế, do đó phải có sự chú ý khi sắp xếp, thiết kế nội thất, nếu không ánh sáng tự nhiên có thể sẽ bị hạn chế, phân bổ không đồng đều cho căn hộ. + Căn hộ nhiều góc cạnh: Căn hộ có nhiều góc cạnh là những căn hộ không có sự vuông vắn, sẽ gây khó khăn cho việc bài trí và sử dụng. Tuy nhiên nếu biết tận dụng những góc chết này, bạn hoàn toàn có thể biến nó trở thành những thế mạnh để trở nên tiện ích và hữu dụng hơn. Mặt khác việc căn hộ có nhiều góc cạnh, sẽ tạo điều kiện cho hệ thống cửa sổ có thể đón nhận ánh sáng và phân bổ đồng đều hơn. 1249
- 2.2 Chung cư tại Nhật Bản 2.2.1 Tiêu chuẩn phân loại chung cư tại Nhật Bản Ở Nhật có 3 kiểu nhà chính như sau: + アパート: Là loại nhà tập thể cỡ vừa và nhỏ. Vật liệu xây nhà thường không phải bêtông cốt thép mà là gỗ và thép nhẹ nên khả năng cách âm và giữ nhiệt kém. + マンション: Là các khu chung cư tương đối mới cao từ trên 5 tầng được xây dựng bằng bêtông cốt thép nên khá vững chắc và cách âm tốt hơn アパート + 一戸建て (いっこだて): Là nhà nguyên căn có nhiều phòng rất phù hợp cho các hộ gia đình nhiều người ở chung. Một trong những thách thức khi tìm kiếm bất động sản ở Nhật Bản là những thuật ngữ đặc biệt được sử dụng để xác định kích thước, không gian và điều kiện của một nơi ở. Ta sẽ gặp những thuật ngữ sau: 1R, 1K, 1DK và 1LDK. Bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết các địa điểm được liệt kê dưới dạng “số + chữ cái” thay vì được ghi hẳn thông tin các phòng như nơi khác. Tại Nhật, những chữ viết tắt này sẽ cho ta biết căn hộ có tổng bao nhiêu phòng, không bao gồm phòng tắm và hoặc nhà vệ sinh một cách nhanh chóng. L, K, và D lần lượt là viết tắt của “Living”, “Kitchen” và “Dining” - đây chính là nhân tố chính tạo nên một căn hộ Nhật Bản và thường sẽ là một khu vực không gian mở của tất cả những thứ này kết hợp lại. Các phòng riêng biệt có cửa giữa phòng khách/phòng ăn và nhà bếp hiếm khi được sử dụng. Hầu hết các căn hộ (và thậm chí cả nhà ở) được xây dựng xung quanh khu vực sinh hoạt, nơi bạn nấu ăn, ăn uống và vui chơi - được gọi là LDK. Khác với đơn vị kích thước ở Việt Nam là m2, Kích thước phòng của Nhật thường được đo bằng 帖 jou, hay kích thước tatami (Hình 2). So Jou (帖) hay (ichi-jo) là kích thước của một tấm chiếu tatami (chiếu rơm dệt truyền thống) và khoảng 180 x 90 cm hoặc 1.62 m2 nhưng điều này thay đổi theo khu vực. Ở các thành phố như Tokyo, nơi có không gian hạn chế, chiếu tatami thường nhỏ hơn 1.76 m X 0.88 m. Thường thì bộ đếm ~ 帖 jou sẽ được viết tắt thành “J” và được sử dụng để đo một phòng. Vì vậy, 5.5J có nghĩa là căn phòng có kích thước bằng 5 tấm thảm tatami rưỡi. Một phòng ngủ có kích thước tiêu chuẩn ở Nhật Bản là khoảng 6J, mặc dù điều này sẽ được coi là nhỏ trong các ngôi nhà phương Tây. 1250
- Hình 2. Minh họa xếp chiếu tatami cho 1 căn phòng kiểu Nhật 2.2.2 Những mẫu thiết kế căn hộ phổ biến ở Nhật Bản + 1LDK: Con số đứng trước LDK đại diện cho số lượng phòng tách biệt với LDK (về cơ bản là số phòng ngủ). Do đó, 1LDK chỉ ra một căn hộ có một phòng ngủ và một nhà vệ sinh / phòng tắm riêng biệt bên cạnh khu vực tiếp khách, ăn uống và nhà bếp. 2LDK có nghĩa là có hai phòng ngủ và 3LDK có nghĩa là ba phòng ngủ, v.v. Trong kiểu bố trí căn hộ kiểu Nhật này, nhà bếp thường là một phần tách biệt với khu vực sinh hoạt và ăn uống bằng quầy bar ăn sáng, vách ngăn hoặc sàn vinyl (Hình 3(a)). + 1K hoặc 1DK: Những địa điểm được quảng cáo là "số + K hoặc DK" thường phổ biến ở các thành phố lớn như Tokyo. Căn hộ chỉ có một nhà bếp, hoặc ăn uống và nhà bếp nhưng không có khu vực tiếp khách. Rõ ràng, những không gian này nhỏ hơn. Giống như trong DK hoặc LDK, bếp trong 1K thường được ngăn cách với phòng chính. Tuy nhiên, nó sẽ được giấu ở gần cửa ra vào dẫn đến phòng chính. Một nhà bếp 1K điển hình thường có một đầu đốt và một bồn rửa với một tủ nhỏ bên dưới (Hình 3(b)). + 1R: Đây là loại căn hộ ấm áp nhất mà bạn có thể tìm thấy khi R ám chỉ Phòng, nghĩa là chỉ có một phòng trong căn hộ. Bạn có thể trực tiếp đi vào phòng tắm từ nhà bếp và tất nhiên, sẽ có một cửa vào phòng tắm. Trong phòng tắm, bạn thường thấy rằng nhà vệ sinh nằm bên trong bồn tắm đơn vị để tiết kiệm không gian. Tầng lửng hoặc tầng áp mái không phổ biến trong cách bố trí căn hộ 1R của Nhật Bản, vì vậy nó có thể nóng như thiêu như đốt vào mùa hè. Đó có thể là một điểm hạn chế của căn hộ 1R ở Nhật Bản (Hình 3(c)). + 1SLDK: S ở đây là viết tắt của “phòng chứa đồ”, “phòng dịch vụ” hoặc “phòng chứa đồ” và nó thường là một khu vực nhỏ dùng làm tủ quần áo không cửa ngăn. Kích thước của không gian lưu trữ có thể từ hẹp đến lớn hơn có thể đủ cho một phòng ngủ nhỏ. Trong trường hợp này, 3SLDK có thể đại diện cho 4LDK nơi chữ S có thể được tạo thành một phòng khác khi người ở chuyển đến (Hình 3(d)). 1251
- (a) 1LDK (b) 1K hay 1DK (c) 1R (d) 1SLDK Hình 3. Những mẫu thiết kế căn hộ phổ biến ở Việt Nam 3. MỘT SỐ ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NỔI BẬT Trong phạm vi tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, một số điểm chung và khác biệt nổi bật trong kiến trúc chung cư tầm trung tại Nhật Bản và Việt Nam được tổng hợp như sau. 3.1 Điểm chung Chung cư tại Nhật Bản và Việt Nam đều được sắp xếp, sử dụng tối ưu không gian giữa các phòng với nhau. Bên cạnh đó, gỗ luôn là vật liệu được sử dụng vào các kiến trúc khác nhau. Các kiến trúc vừa thể hiện được bản sắc cổ kính của kiến trúc của đất nước đó vừa thể hiện được sự hiện đại. Hai đất nước đều phân loại chung cư theo chất lượng giá tiền, dịch vụ như phân khúc cao cấp, tầm trung, và bình dân, và đều có nhiều loại hình căn hộ như studio, duplex, penhouse, office-tel. Tên gọi căn hộ theo số phòng cũng được áp dụng. Ví dụ, căn 2 phòng ngủ ở Việt Nam gọi là 2PN+1, tại Nhật là 2LDK. Về thiết kế kiến trúc, chung cư ở Việt Nam và Nhật bản đều có nét tương đồng theo một số nguyên tắc Á Đông như tập trung vào gia đình tổ tiên, nội thất, đèn theo tông màu ấm, và chú trọng ngũ hành, phong thủy. 3.2 Điểm khác 1252
- Một số điểm khác biệt trong kiến trúc chung cư tầm trung tại Nhật Bản và Việt Nam được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Một số điểm khác biệt trong thiết kế chung cư Việt Nam và Nhật Bản Đặc điểm Nhật Bản Việt Nam Bậc thềm vào - Thường có thêm sàn ngoài vào - Thường ít làm, gia chủ phải nhà trong nhà (thường có thêm bậc khi vào cửa). tự thiết kế lại. Phòng WC - Chia rõ rệt 2 phòng hoặc thường có - Không gian ướt và khô được vách ngăn (không gian khô tách biệt không làm chung. gian ướt). - Phần sàn ướt âm sàn 50mm, - Thường có bồn tắm (Ofuro). và có lắp vách kính. Hệ thống sưởi - Thường được thiết kế dưới sàn nhà - Thường không có hệ thống mỗi hộ, hoặc sử dụng điều hòa gắn thêm. sưởi dưới sàn. Các hộ chung cư dùng chung hệ thống sưởi của cả tòa nhà, hoặc gắn thêm. Đơn vị tính - Theo đơn vị kích thước của chiếu - Theo đơn vị đo lương quốc diện tích của tatami (jou) tế: m2 phòng Nội thất - Gỗ được dùng hầu hết trong tất cả - Vật liệu đa dạng, phong phú, kiến trúc, chiếu tatami. vd: gỗ, gạch, đá,... - Cửa lùa thường được sử dụng thay - Thường sử dụng cửa mở vì cửa mở cánh. cánh. - Phòng khách thường sử dụng bàn - Sử dụng đa dạng các kiểu bàn ghế thấp, kết hợp với bàn kotatsu. ghế. 4. KẾT LUẬN 1253
- Kiến trúc chung cư Nhật Bản và Việt Nam đều mang nặng bản sắc Á Đông và chú trọng và gia đình, tuy nhiên cũng giống như tính cách người Nhật, phong cách Nhật có phần kín đáo, yên tĩnh và thanh nhã, ấm cúng hơn so với căn hộ Việt Nam. Văn hóa Nhật là một văn hóa độc đáo, nên phong cách nội thất Nhật Bản cũng có sự khác biệt riêng và tạo dấu ấn độc đáo so với phần còn lại của thế giới. Điều này khiến phong cách Nhật đã trở thành 1 phong cách nội thất toàn cầu được nhiều người ưa thích. Thiết kế nội thất VN thì không phải là không có phong cách nội thất riêng như chưa quá tách riêng với văn hóa phương Đông, giá trị dân tộc vẫn chưa ảnh hưởng sâu vào từng ngóc ngách căn nhà hiện đại như tại Nhật. Tùy vào yêu cầu của gia chủ, các phong cách được ưa chuộng tại VN hiện nay như phong cách Việt Nam, phong cách đồng quê, phong cách Á Đông, phong cách Đông Dương, phong cách Scandinavia, phong cách hiện đại, phong cách Địa Trung Hải, phong cách tân cổ điển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Xây Dựng (2016). Thông tư quy định việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư. 1254
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp các cách sửa xe máy
24 p | 2246 | 777
-
Bài giảng kỹ thuật điện tử và tin học P1
1 p | 500 | 237
-
Nghiên cứu mạng truyền thông công nghiệp
6 p | 1109 | 230
-
Chương II: Chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong
8 p | 383 | 85
-
CÔNG NGHỆ MÁY BÀO GIƯỜNG - PHẦN II
25 p | 231 | 68
-
thiết kế hệ thống chiết nhớt tự động, chương 17
8 p | 142 | 42
-
Chương 6 NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG CHO ĐCĐT TÀU QUÂN SỰ VÀ ĐẶC ĐIỂM KHAI THÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
15 p | 119 | 37
-
Chú ý khi lắp đặt bể cá và lựa chọn loại cá cảnh để nuôi
4 p | 103 | 23
-
Phân tích đặt điểm cấu tạo, khai thác kỹ thuật và sử dụng phanh động cơ, chương 12
7 p | 144 | 19
-
Công nghệ truyền dẫn số đồng bộ
3 p | 104 | 13
-
Định dạng của trường Option và Payload
4 p | 101 | 10
-
Đồng hồ ấn tượng cho nhà bếp
5 p | 92 | 5
-
Nghiên cứu xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro
6 p | 13 | 4
-
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc cầu cổ vùng châu thổ sông Hồng
6 p | 59 | 3
-
Tăng cường mức độ ổn định của thủy vân dựa trên mô hình ảnh đa tầng và các điểm đặc trưng ảnh
11 p | 22 | 2
-
Nghiên cứu tác động của phương pháp điều chỉnh mức sáng dựa trên cắt mức năng lượng biên sau lên đối tượng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn compact
5 p | 14 | 2
-
Tìm hiểu kiến trúc thuộc địa Pháp tại Lào
5 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn