intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cấm kỵ trong phỏng vấn xin việc

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

170
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Không có đầy đủ thông tin Trong khi phỏng vấn, bạn không nên hỏi những câu như: “Năm nay, quý công ty tuyển bao nhiêu nhân viên?” hay “quý công ty có tuyển nữ không?”. Nhà tuyển dụng sẽ lấy làm khó chịu và phản cảm trước những câu hỏi kiểu như thế này. Khi đăng ký tuyển dụng, các công ty đều yêu cầu rõ về trình độ, giới tính, số lượng ứng viên mà họ sẽ tuyển. Nếu như bạn không tìm hiểu rõ thông tin trước khi bước vào vòng phỏng vấn thì cũng không nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cấm kỵ trong phỏng vấn xin việc

  1. Những điều cấm kỵ trong phỏng vấn xin việc 1. Không có đầy đủ thông tin Trong khi phỏng vấn, bạn không nên hỏi những câu như: “Năm nay, quý công ty tuyển bao nhiêu nhân viên?” hay “quý công ty có tuyển nữ không?”. Nhà tuyển dụng sẽ lấy làm khó chịu và phản cảm trước những câu hỏi kiểu như thế này. Khi đăng ký tuyển dụng, các công ty đều yêu cầu rõ về trình độ, giới tính, số lượng ứng viên mà họ sẽ tuyển. Nếu như bạn không tìm hiểu rõ thông tin trước khi bước vào vòng phỏng vấn thì cũng không nên hỏi những câu” ngô nghê” như vậy. Điều quan trọng là bạn có đủ năng lực và tự tin để vượt qua những vòng phỏng vấn “khắc nghiệt” đó hay không mà thôi. 2. Hỏi về đãi ngộ Khi tham gia một buổi phỏng vấn, bạn phải để ý đến sự đãi ngộ của công ty trước khi trở thành nhân viên của họ. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề được đề cập đến đầu tiên, không nên vừa nhìn thấy nhà phỏng vấn bạn đã hỏi những câu như: “Quý công ty có chế độ đãi ngộ nhân viên như thế nào?” hay “Quý công ty có trả cho tôi phí điện thoại và phí đi lại không?”, “Nhân viên có được ăn trưa miễn phí không?” vv và vv.. Nếu làm như vậy, sẽ gây nên sự phản cảm từ phía người đối diện. Nhà tuyển dụng có thể nhận xét ngay về bạn như sau: “Chưa có cồng hiến gì đã đòi ưu đãi”. Một khi đã gây ấn tượng không tốt như vậy thì nguy cơ bạn bị “Knock out” sẽ rất dễ xảy ra. Việc đãi ngộ nhân viên thường được nhà tuyển dụng đề cập kết hợp với tiền lương của nhân viên. Bạn có thể trực tiếp hỏi về những đãi ngộ mà mình có thể nhận được vì đó là quyền lợi của bạn, nhưng cũng phải chọn thời điểm để hỏi và hỏi với một thái độ hoà nhã, chứ không thể vội vàng, hấp tấp được. 3. Quá tự mãn
  2. Nhà tuyển dụng hỏi: “Có thể kể cho chúng tôi về một lần thất bại của bạn”. Câu trả lời rằng “Tôi không nhớ là mình đã thất bại lần nào”. Hay như người phỏng vấn hỏi: “Hãy kể cho chúng tôi 1 khuyết điểm của bạn” mà câu trả lời lại nhận được là : “Tôi không có một khuyết điểm gì” thì quả thật là vô lý và không thực tế. Không ai lại không có khuyết điểm của ri êng mình và bạn cũng không phải là một ngoại lệ. Ở đây, nhà tuyển dụng chỉ muốn kiểm tra thái độ thành thật của bạn đến đâu. Nếu bạn quá tự mãn thì khó có thể mà trở thành nhân viên của họ. Không công ty nào muốn nhận một nhân viên không trung thực và quá tự mãn như vậy. 4. “Tôi có người thân trong công ty” Có nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thì lại “cố tình” để lộ”: “Tôi có quen anh A, chị B trong công ty này, mối quan hệ của chúng tôi rất tốt”. Bạn có nghĩ rằng nếu là người thực sự có năng lực thì bạn có nên đem “tấm lá chắn” là người quen ra không? Người phỏng vấn khi phải nghe những câu mang tính chất “hù doạ” như vậy đều cảm thấy vừa buồn cười vừa phảm cảm. Nếu người quen của bạn là một người lãnh đạo cấp cao trong công ty thì các nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không có chút năng lực gì mà chỉ dựa vào thế lực nâng đỡ mà thôi. Còn nếu người quen của bạn là một nhân viên bình thường thì họ sẽ cho rằng không hiểu bạn nói như vậy có thể giải quyết được vấn đề gì. Đừng nên dựa vào hình bóng của người khác để làm bản thân mình thêm sáng giá, nếu bạn không có năng lực thì dù cho “cái bóng” của bạn to đến cỡ nào cũng không thể nâng đỡ bạn cả đời được. 5. Hỏi vượt qua phạm vi cho phép Khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn có thắc mắc gì về công ty chúng tôi không?”. Lúc đó bạn lại hỏi rằng: “Xin cho tôi hỏi quy mô của công ty ra sao?”, “ Ban hội đồng quản trị của quý công ty có bao nhi êu thành viên?”, “5 năm nữa, kế hoạch hoạt động của công ty như thế nào?” hay “quý công ty có chi nhánh ở nước ngoài hay không?”. Những câu hỏi
  3. kiểu như vậy đã vượt qua phạm vi của một ứng viên. Nếu bạn nêu những câu hỏi kiểu này, nhà tuyển dụng lại nghĩ: không hiểu bạn đến để phỏng vấn hay đến để điều tra về công ty của họ? Nên tránh những câu hỏi không liên quan đến công việc của mình. 6. Hỏi ngược nhà tuyển dụng Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn mong muốn mức lương của mình là bao nhiêu?”., bạn hỏi lại rằng: “Thế công ty dự định trả tôi bao nhi êu?”. Những câu hỏi ngược như vậy quả thật là không lễ phép, lịch sự, đừng nên hỏi lại nhà phỏng vấn bằng những câu hỏi phản cảm như vậy. Họ cho rằng bạn thiếu tôn trọng và sẽ lưu ngay ấn tượng không tốt về bạn. Một khi đã không để lại ấn tượng tốt thì khả năng vào vòng trong của bạn thật khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2