Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý
lượt xem 8
download
Một số điều các bạn trẻ nên biết trước khi ngồi vào ghế quản lý hay bắt đầu kinh doanh. Ở đây không bàn tới khía cạnh bạn bán cái gì, bán như thế nào và bán cho ai? Nội dung ấy đã được đề cập trong một số bài viết trên. Ở đây, tôi muốn đề cập đến những gì không có trong sách vở, không mang tính Hàn lâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý
- Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý (P1)
- Một số điều các bạn trẻ nên biết trước khi ngồi vào ghế quản lý hay bắt đầu kinh doanh. Ở đây không bàn tới khía cạnh bạn bán cái gì, bán như thế nào và bán cho ai? Nội dung ấy đã được đề cập trong một số bài viết trên. Ở đây, tôi muốn đề cập đến những gì không có trong sách vở, không mang tính Hàn lâm. Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P1) 1. Phải biết mình là ai? Nghe thì đơn giản nhưng xưa nay không nhiều người trả lời thấu đáo câu hỏi này cho chính bản thân mình. Nếu không biết mình là ai bạn sẽ không thể quản lý được mình, không quản lý được mình thì sao bạn có thể quản lý được người khác? Không biết mình là ai bạn sẽ không thể đánh giá đúng bản thân mình được. Thông thường, người ta hay đánh giá bản thân cao hơn những gì họ có, đó là căn nguyên của thất bại. Vì thế, cần đánh giá đúng bản thân để biết mình có thể làm gì và không thể làm gì, cái gì bạn có thể làm tốt và cái gì có thể làm tệ. Đánh giá đúng bản thân còn giúp hoàn thiện mình, bù đắp những điểm khiếm khuyết. Đơn giản nếu mình là người có khí chất linh hoạt lại đi chọn các ngành kế toán để làm việc thì nếu không thất bại cũng không khi nào thành công được, mình là người rất dốt tư duy mà học đòi làm kiến trúc sư thì thật là thảm họa....Nên để trở thành một quản lý giỏi bạn phải trả lời thấu đáo câu hỏi này. 2. Hiểu những người xung quanh. Bạn phải biết điều này, bạn là nhà quản trị, bạn không hiểu đối thủ nó sẽ giết bạn, bạn không hiểu đối tác sao người ta có thể hợp tác lâu dài với bạn được, bạn không hiểu khách hàng liệu bạn có bán được sản phẩm không? Hay gần nhất, bạn không hiểu được nhân viên của mình thì làm cách nào để bạn quản lý được họ, làm sao để họ ủng hộ bạn được? Không quản lý được nhân viên thì làm sao có thể điều hành. Rõ ràng là người quản lý bạn phải hiểu nhân viên mới giao đúng việc, đúng người, phải hiểu để ứng xử với từng người cho phù hợp. Đây cùng là điều tiên quyết, bởi các cụ ta có câu, biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Còn làm sao có thể hiểu người xung quanh, đây là một vấn đề rộng và khá phức tạp, tôi không bàn đến trong bài viết này.
- 3. Tiết kiệm. Nếu phải chọn giữ tăng trưởng hay tăng doanh số và cắt giảm chi phí bạn hãy chọn cách giảm chi phí. Đó cách dễ hơn nhiều so với việc tăng doanh số mà lợi nhuận mang về cũng không hề nhỏ từ việc tiết kiệm. Xin nhắc lại ở đây là tiết kiệm về chi phí trong hoạt động chứ không phải tiết kiệm theo nghĩa thông thường trong cuộc sống của bạn. Bạn nên tiết kiệm từ thời gian cho các hoạt động, bố trí nhân sự hợp lý trong các bộ phận sao cho để tối đa năng suất làm việc...cắt giảm được càng nhiều chi phí bạn càng thu về lợi nhuận lớn. 4. Chi tiết. Là nhà quản lý bạn phải có tầm nhìn lớn, tuy nhiên trong điều hành hằng ngày bạn phải chi tiết, càng chi tiết càng tốt thậm chí tới mức cái kim sợi chỉ. Chả có lý do gì bạn là chủ hay là người quản lý doanh nghiệp lại không biết tường tận về doanh nghiệp của mình, và cũng chỉ biết tường tận chi tiết bạn mới có thể quản lý được. Đừng ủy thác việc biết này cho người khác, bởi họ sẽ không chịu trách nhiệm gì nếu thất thoát xảy ra. 5. Đặt lợi nhuận lên trên hết. Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh xã hội nên xin đừng bắt bẻ. Trong kinh doanh thì đây là mục tiêu tối thượng, đừng sập bẫy tăng trưởng, đừng ham hình thức, đừng bị cuốn vào các hoạt động của đối thủ. Phải luôn tâm niệm rằng, lợi nhuận là số 1, tất cả xếp thứ 2 trở đi. Làm sao để hiệu quả sử dụng đồng vốn là cao nhất? Khi đạt lợi nhuận rồi hãy tính đến tăng trưởng đó mới là kinh doanh. 6. Phải biết cúi đầu và luôn kiên nhẫn. Cúi đầu ở đây không phải là đầu hàng, là hèn nhát cũng không phải là bạn phải cúi đầu quỵ lụy ai đó mà là sự tôn trọng với đối thủ, với đối tác. Bạn cứ thử vênh mặt lên mà xem, các công ty khác có tìm mọi cách để dìm bạn chết không? Nói cách khác là bạn đừng ngạo mạn, dù công ty bạn mới hay phát triển lớn mạnh, thưa với bạn là những năm qua nhiều ông lớn phá sản lắm rồi. Và bạn cũng phải kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn là tạo ra sức mạnh, càng nhẫn nhịn nhiều thì sức mạnh càng lớn. Nếu bạn bị chèn ép phải kiên nhẫn xử lý, nếu việc kinh doanh của bạn chưa như ý muốn hãy kiên nhẫn thêm, đừng vội từ bỏ. Không ai thích kẻ khác hơn mình và không có thứ gì dễ dàng đạt được nên phải biết cúi đầu và kiên nhẫn. 7. Đừng ngại đi vay. Tôi khẳng định rằng không có doanh nghiệp nào chưa từng đi vay. Vay không phải là xấu, vay cũng không hẳn vì không có tiền mà đi vay. Doanh nghiệp lớn vay lớn, doanh nghiệp nhỏ vay nhỏ, bởi nếu không doanh nghiệp nào đi vay các ngân hàng phá sản ngay lập tức, ngân hàng phá sản thì nền kinh tế cũng sụp đổ. Nền kinh tế không còn thì lấy gì cho doanh nghiệp bạn hoạt động…Nên nếu đã sẵn sàng với kế hoạch kinh doanh của mình, tôi khuyên bạn nên mạnh dạn mang hồ sơ tới ngân hàng để vay vốn.
- 8. Hãy đi học. Tôi không phủ nhận chủ nghĩa kinh nghiệm, xong một nhà quản lý giỏi không đơn thuần chỉ dựa trên kinh nghiệm mà bạn phải có lý luận, phải hiểu lý do của hành động, hiểu quy luật hoạt động của sự vật hiện tượng, tức bạn phải biết tại sao nó lại như thế này mà không là thế kia. Hành động theo cảm tính có thể đúng có thể sai nhưng hoạt động của doanh nghiệp thì không thể theo kiểu đánh bạc vậy được. Nên lời khuyên cho các nhà quản lý là hãy tích cực học tập. 9. Phải kiểm tra. Là chủ hay là quản lý, bạn không phải làm tất cả mọi việc và cũng không thể làm tất cả. Giao việc, ủy quyền là một trong những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý. Tuy nhiên bạn phải kiểm tra, nghe báo cáo hoặc đơn giản chỉ nhìn kết quả là chưa đủ, bạn phải làm động tác kiểm tra. Ngồi phòng lạnh chỉ đạo hay đọc và nghe báo cáo của nhân viên dưới quyền là điều nên tránh. Tất cả 8 điều trên bạn có thể làm rất tốt, nhưng nếu bạn quan liêu bỏ qua điều này cái giá bạn trả sẽ rất lớn. Xinh nhắc lại, phải kiểm tra. 10. Mở cửa hậu trước khi bước vào cửa chính. Hay nói cách khác hãy để một đường thoát cho mình. Có một thực tế là sẽ không có cái gì chắc chắn cả cho đến khi ta biết được điều đó. Và nên để cho mình có cơ hội để sửa chữa sai lầm nếu mắc phải, tuy nhiên điều ấy chỉ đến khi bạn còn lối để quay về. Chứ nếu hy sinh rồi thì còn gì để sửa chữa nữa đâu, lúc đó người khác sẽ lấy bạn ra để rút kinh nghiệm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những câu hỏi nên tự trả lời trước khi hẹn hò
5 p | 241 | 78
-
12 câu nói vô duyên nhất khi hẹn hò
6 p | 174 | 40
-
Kỹ năng - Gây ấn tượng tốt từ cái bắt tay
3 p | 137 | 27
-
Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P1)
6 p | 146 | 25
-
8 điều bất ngờ về tình yêu và sự hấp dẫn
5 p | 107 | 19
-
8 điểm chàng để ý đến bạn ngay cái nhìn đầu tiên
4 p | 82 | 14
-
7 sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp
3 p | 122 | 14
-
"Bắt mạch" hai giới khi yêu
5 p | 76 | 12
-
Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý(P2)
4 p | 100 | 11
-
Điều gì ngăn cản chàng đến gần bạn?
5 p | 87 | 10
-
9 khám phá thú vị về tình yêu
4 p | 79 | 10
-
Ngọt ngào tấm lưới gìn giữ người đàn ông
2 p | 117 | 9
-
Chiêm nghiệm về tình yêu
4 p | 69 | 7
-
7 sai lầm cần tránh khi bắt đầu công việc
5 p | 97 | 6
-
Điều tra quá khứ của bạn đời qua.. mạng?
6 p | 63 | 6
-
Sợ yêu - "Vì đâu nên nỗi"?
5 p | 65 | 6
-
Những sai lầm nguy hiểm khi bắt đầu công việc mới
5 p | 79 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn