intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

167
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giao tiếp hoặc làm việc với người khuyết tật (NKT) có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số cách xử sự cẩn trọng sau đây: 1. Nên nói: Cho phép tôi được giúp bạn việc này nhé ! Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói hỏi như trên. Bởi nếu bạn đường đột tự ý giúp họ có khi lại làm họ cảm thấy buồn. 2. Nên hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây? Bạn nên hỏi và nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật

  1. Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật Để giao tiếp hoặc làm việc với người khuyết tật (NKT) có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số cách xử sự cẩn trọng sau đây: 1. Nên nói: Cho phép tôi được giúp bạn việc này nhé ! Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói hỏi như trên. Bởi nếu bạn đường đột tự ý giúp họ có khi lại làm họ cảm thấy buồn. 2. Nên hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây? Bạn nên hỏi và nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Ví dụ, muốn đưa một người khiếm thị qua đường, bạn hãy để họ nắm tay bạn và nói cho họ biết các vật cản phía trước thay vì bạn nắm gậy của họ hoặc kéo tay họ đi. Nếu muốn nâng một người đi nạng bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của họ. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy.
  2. 3. Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì. Bạn nên gọi tên hoặc nắm nhẹ tay, vỗ vai thân ái, khi cần nói với người khuyết tất. Vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu ai đang nói với ai. Nếu tiếp xúc với người khiếm thính cần tránh vỗ vai họ từ phía sau. Bạn nên tiến đến trước mặt họ rồi mới chào họ. 4. Tự giới thiệu chính mình khi giao tiếp với người khiếm thị Khi gặp một người khiếm thị, nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Anh có nhớ ai không?”. Một số người khiếm thị than phiền rằng bạn bè thân thích đôi khi lại không chào mà chỉ vỗ vai rồi bỏ đi mặc cho họ muốn đoán ai thì đoán! Điều ấy có khi làm họ có cảm giác đang bị trêu chọc, bị xem là trò đùa cho mọi người. Nếu trò đùa không đem lại tiếng cười cho cả hai phía thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm.Tốt nhất bạn nên chào hỏi người bạn khiếm thị của mình bằng lời chào trân trọng, thân mật và tự giới thiệu chính mình trước. 5. Thong thả bước đi bên người bị khuyết tật vận động. Khi đi với một số người đi nạng, đi xe lăn... bạn nên bước thong thả và đi cùng họ. Bạn không nên hối thúc hoặc bỏ đi trước họ mà không nói
  3. một lời nào. 6. Giới thiệu các món ăn trên bàn với người khiếm thị. Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn nên giới thiệu tên từng món, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào bát cho họ. Biết đâu trong số ấy có những món mà họ chỉ nghe tên mà chưa từng nếm. Sau khi nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem người ấy thích món nào và gắp giúp người ấy. 7. Lịch thiệp với người tật trí não Khi giao tiếp với người tật chậm phát triển trí não, bạn nên tôn trọng nhân cách của họ, ứng xử ân cần với họ đúng với các qui tắc xã hội, bạn sẽ giúp họ ổn định tâm lý nhiều hơn. 8. cần có những nụ cười của tình yêu thương và sự quan tâm tới người khác. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, những tiếng cười vui vẻ sẽ là cần thiết và có ý nghĩa cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu chuyện cười hoặc trò đùa không đem lại tiếng cười cho tất cả mọi người có mặt thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm. Vậy, khi pha trò cười hoặc kể
  4. chuyện cười ở nơi đông người, bạn nên để ý đến những NKT. Thật không hay khi đề cập đến những hạn chế hoặc khuyết tật trước đông người (nhịu lại người nói lặp, lùn, hói, vỗ....). Có thể trong số những người đang cười với bạn, có một người đang buồn đấy....Người cán bộ phát triển là người tạo dựng niềm tin, nụ cười hạnh phúc cho tất cả mọi người, đặc biệt quan tâm tới những người khuyết tật, trẻ em và người dễ bị tổn thương trong xã hội. (dựa theo TRẦN BÁ THIỆN, http://foreman.nexo.com )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2