intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi sử dụng “thuốc Nam”

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

138
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điều cần biết khi sử dụng “thuốc Nam”. Tác dụng chữa bệnh của thuốc Nam rất phong phú, tuy nhiên để việc dùng thuốc Nam có hiệu quả, cần chú ý những điều cơ bản sau: CÁCH THU HÁI (chủ yếu loại thảo mộc: cây, cỏ).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi sử dụng “thuốc Nam”

  1. Những điều cần biết khi sử dụng “thuốc Nam”
  2. Tác dụng chữa bệnh của thuốc Nam rất phong phú, tuy nhiên để việc dùng thuốc Nam có hiệu quả, cần chú ý những điều cơ bản sau: @ CÁCH THU HÁI (chủ yếu loại thảo mộc: cây, cỏ) Thuốc thảo mộc thông thường bao gồm: hoa, quả, hạt, lá, cành, vỏ, rễ, củ, dây leo, rau, cỏ.
  3. Hoa, quả, hạt: Thu hái lúc già tránh khi mưa to Lá, vỏ, cành, thân cây, dây leo, rau, cỏ: thu hai lúc sắp ra hoa, tránh khi mưa to. Rễ, củ: Nên đào nguyên vẹn. Các vị thuốc có tinh dầu (có mùi thơm): Không phơi ngoài nắng, phải phơi trong râm, khi phơi song nên ủ kín. @ CÁCH CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN THÔNG THƯỜNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG THUỐC Thuốc sau khi thu hái cần rưả sạch, thái nhỏ, phơi khô, đóng gói để nơi khô ráo, thoáng khí tránh ẩm ướt. Thuốc dùng tươi (chủ yếu là lá): Rửa sạch thuốc và chầy cối, giã thật nhuyễn, bọc trong vải hoặc gạc sạch, vắt lấy nước cốt. (có thể pha đường nếu thuốc quá đắng); thuốc tươi, chất lượng tốt dùng để giải nhiệt. Thuốc khô dùng theo dạng chè: Pha trong ấm với nước sôi như pha chè mạn, hoặc
  4. hãm trong phích uống thay nước hàng ngày. A Thuốc khô dùng dưới dạng thuốc sắc: Cách 1: Sắc trong ấm đất hoặc ấm nhôm với 3 bát ăn cơm nước, đun nhỏ lửa, khi sôi, cạn còn 1 bát lấy uống. Cách 2: Sắc như cách 1, lấy 1 bát; lần 2 sắc với 2.5 bát lấy còn 2/3 bát, lần 3 sắc với 2 bát lấy còn 1/2 bát cuối cùng đổ chung cả 3 nước sắc cạn còn 1 bát uống. Chú ý Thuốc sắc không được để cách đêm. Thuốc có tinh dầu (mùi thơm) phải sắc nhanh để tránh bốc hết tinh dầu trong thuốc. Thuốc có vị mát nên uống khi còn nóng ấm. Thuốc có nhiều vị cay, nóng nên uống khi thuốc đã nguội.
  5. Thuốc bột không dùng khi để quá 2 tháng. Thuốc viên không dùng khi để quá 4 tháng. Thuốc nấu thành cao lỏng lấy tỷ lệ 1/1 là 1kg thuốc nấu lấy 1 lít cao lỏng; lấy tỷ lệ là 2/1 là 2kg thuốc nấu lấy 1 lít cao lỏng. B Thuốc đắp bó: Cách 1: Dùng tươi, giã thật nhuyễn, đắp hoặc bó vào chỗ đau. Cách 2: Sau khi giã nhuyễn trộn với rượu hoặc đồng tiện (nước tiểu trẻ em) sao nóng rồi đắp hoặc bó (chú ý: đề phòng bỏng). - Thuốc không sao có tác dụng lương (mát) huyết. - Thuốc sao vàng có tác dụng bổ huyết. - Thuốc sao cháy đen có tác dụng chỉ (cầm) huyết.
  6. Thời gian uống thuốc: - Chứng bệnh ở đầu, ngực: Uống sau bữa ăn từ 1 – 1.30 phút. - Chứng bệnh ở bụng (dạ dày): Uống trứơc cơn đau từ 15 – 20 phút hoặc uống lúc đói, hoặc xa bữa ăn. - Chứng bệnh từ thắt lưng trở xuống: Uống trước bữa ăn từ 1 – 1.30 phút. - Thuốc có tính gây nôn, cồn cào trong ruột có ảnh hưởng đến dạ dày thì uống liền với bữa ăn. - Chứng mất ngủ, tinh thần căng thẳng: Uống trước khi đi ngủ. - Thuốc ngâm rượu uống mỗi lần 1 – 2 chén hạt mít trước khi đi ngủ (ban đêm) nếu có bệnh dạ dày, cao huyết áp không nên dùng. - Thuốc chữa sốt rét: Uống trước khi lên cơn (đón cơn) hoặc uống theo chu kỳ cơn.
  7. @ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ Với các chứng bệnh: Sốt cao, sợ nóng, khát nước có ra mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, huyết áp cao, thần kinh căng thẳng, hành kinh kéo dài nhiều ngày, băng kinh, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ: Kiêng: Không ăn uống các chất cay nóng kích thích gia vị chát. Nên: Ăn uống các chất mát, dễ tiêu. Với các chứng bệnh: Không sốt, sợ lạnh, không khát, không có mồ hôi, sôi bụng, đầy bụng chướng bụng, đau bụng, phân nhão, đại tiển lỏng tiểu đêm nhiều lần chân tay lạnh lưỡi trắng. Kiêng: Không nên ăn uống các chất mát lạnh, tanh. Nên: Ăn các chất có vị ấm nóng. Những điều kiêng kỵ đặc biệt:
  8. Trong khi chữa bệnh tuyệt đối không được sinh hoạt tình dục. Không tắm lạnh. Mùa lạnh đại tiểu tiện vào bô để trong nhà, nếu ra ngoài dễ bị cảm lạnh, hoặc nặng hơn có thể bị trúng phong dẫn đến tại biến mạch máu não. Đăc biệt với bệnh cao huyết áp: + Người bệnh cần tuyệt đối tránh 3 điều sau dễ dẫn tới huyết áp tăng cao đột ngột, rất nguy hiểm. * Không tiếp xúc với những hiện tượng ngang tai, trái mắt. * Không nói nhiều, không tranh luận căng thẳng. * Không tức giận quát tháo, cáu gắt. + Thân nhân người bệnh * Không nói, không làm bất kỳ điều gì làm cho bệnh nhân chịu không nổi dễ bị kích động có thể nguy hiểm đến tính mạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2