kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
lượt xem 43
download
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt Trong các thuốc điều trị về mắt, một số thuốc được các y, bác sĩ, y tá tiêm vùng mắt hoặc tiêm đường toàn thân cho bệnh nhân. Còn lại rất nhiều loại thuốc khác như thuốc tra, rỏ mắt, thuốc uống, bệnh nhân tự dùng cho bản thân hoặc cho thân nhân mình. Song dù với dạng thuốc nào cũng cần hiểu biết trong việc sử dụng. Thuốc sát khuẩn và thuốc kháng sinh: Thimerosan rỏ mắt là thuốc sát khuẩn có thủy ngân hữu cơ, có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
- Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt Trong các thuốc điều trị về mắt, một số thuốc được các y, bác sĩ, y tá tiêm vùng mắt hoặc tiêm đường toàn thân cho bệnh nhân. Còn lại rất nhiều loại thuốc khác như thuốc tra, rỏ mắt, thuốc uống, bệnh nhân tự dùng cho bản thân hoặc cho thân nhân mình. Song dù với dạng thuốc nào cũng cần hiểu biết trong việc sử dụng. Thuốc sát khuẩn và thuốc kháng sinh: Thimerosan rỏ mắt là thuốc sát khuẩn có thủy ngân hữu cơ, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ngay tức khắc. Bên cạnh thuốc sát khuẩn là các thuốc kháng sinh như kháng sinh tra, rỏ mắt chlorocid 0,4%, mỡ mắt tetracyclin, thuốc nước hoặc thuốc mỡ gentamycin. Các kháng sinh viên như tetracyclin, ampicillin, amoxycillin, gentamycin... Kháng sinh có tác dụng chống lại sự sinh sản của mầm bệnh như vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm bệnh. Như vậy, thuốc sát khuẩn diệt ngay vi khuẩn còn thuốc kháng sinh chỉ diệt các thế hệ sau của vi khuẩn mà thôi. Các kháng sinh rỏ mắt thường đắng. Trước bữa ăn 1 giờ ta nên tránh nhỏ chúng vào mắt. Bởi vì thuốc sẽ qua lệ đạo, xuống họng, gây đắng họng, làm bữa ăn mất ngon. Các thuốc kháng sinh tiêm mắt như lincomycin nhất là gentamycin thường hay gây phù hố mắt, phù hai mi, có thể phồng cả kết mạc lên, do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm nói chung còn gọi là thuốc chống viêm không đặc hiệu. Chúng có tác dụng chống các biểu hiện do quá trình viêm gây ra, dù là nguyên
- nhân gây viêm do vi khuẩn, nấm, siêu vi khuẩn, rối loạn tuần hoàn hay do nhiễm độc. Cụ thể là chúng làm giảm hiện tượng phù, sưng, nóng, đỏ, đau cho bộ phận viêm. Chất thuốc chống viêm hiện nay đang được dùng nhiều nhất là chất cortison tra, rỏ, tiêm, uống dưới các tên biệt dược khác nhau: hydrocortison, corticoid, prednisolon, polydexa, dexamethason, mỡ chlorocid H, levocid H... Bên cạnh chất cortison là các thuốc chống viêm không có cortison. Những tên thuốc hay gặp thuộc loại này là viên indomethacin, vindicid, thuốc rỏ mắt indocollye... Thuốc có cortison mang nhiều biệt dược khác nhau, tự bệnh nhân không phân biệt được. Vì thế khi sử dụng thuốc cortison phải thận trọng vì cortison làm chậm quá trình liền sẹo nên dễ gây loét, thủng mắt. Cortison còn làm các loại nấm bệnh và siêu vi khuẩn dễ phát triển, dễ nhân bội. Do đó bệnh nhân chỉ được dùng các thuốc tra, rỏ mắt, tiêm, uống... theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa mắt, tránh tự mua sử dụng. Các thuốc làm co hoặc giãn đồng tử: không có tác dụng chống viêm Thuốc pilocarpin 1% làm hạ nhãn áp trong bệnh glocom, mỗi lần rỏ mắt, tác dụng co đồng tử chỉ được 6 giờ. Người bệnh phải rỏ thuốc này ngày 3 lần với các bệnh glocom không cấp bách, sơ phát. Trong cơn glocom cấp, để cho chắc chắn có khi phải rỏ thuốc này một, hai giờ một lần. Thuốc atropin 1%-4% tra làm giãn đồng tử, chống dính đồng tử, chống lấp tắc đồng tử trong bệnh viêm màng bồ đào mắt. Thuốc này sau 1 lần rỏ có thể làm giãn đồng tử đến 10-15 ngày. Người bệnh được rỏ thuốc vào mắt để soi, khám, điều trị. Khi dùng thuốc này tránh lau mặt làm dây thuốc sang mắt bên kia gây lóa mắt, đi lại, sinh hoạt khó khăn. Thuốc atropin còn có tác dụng phụ là gây đỏ mắt tạm thời cho các cháu nhỏ. Gia đình nên biết điều này và đừng sợ. Biểu hiện đó không gây nguy hiểm, sẽ qua đi sau một vài giờ. Thuốc rỏ atropin cũng như thuốc tiêm
- atropin có thể gây khô cổ, ít nước bọt. Chúng ta cũng phải lưu ý atropin còn là thuốc độc, vì thế khi có lọ thuốc atropin trong tay phải hết sức thận trọng: tránh rỏ lầm sang mắt bên kia, tránh cho người khác rỏ vì chúng có gây cơn glocom cấp cho người bị glocom tiềm tàng. Đặc biệt đừng để thuốc atropin lọt vào tay trẻ em. Các cháu nhỏ chỉ cần uống phải mươi giọt atropin 1% có thể xuất huyết thận, đường tiêu hóa, lỗ tai, não, nhiều khi không cứu chữa được dẫn đến tử vong. Một loại thuốc nữa hay dùng trong điều trị bệnh đáy mắt là divascon tiêm ngay vào vùng mắt. Thuốc này làm giãn mạch, tăng cường tuần hoàn đáy mắt. Một đợt điều trị bệnh đáy mắt thường ta chỉ tiêm 7 đến 10 ngày, mỗi ngày một lần. Tiêm nhiều quá có thể gây xơ hóa hốc mắt, thậm chí có thể gây giãn liệt mạch máu dẫn đến xuất huyết đáy mắt. Thuốc viên uống điều trị chứng cao nhãn áp trong bệnh glocom thì hay dùng fonurit còn có biệt dược là diuramit. Mỗi lần uống thuốc chỉ có tác dụng kéo dài được 8 giờ. Cần biết điều này để chia viên thuốc uống trong ngày. Ví dụ: phải uống 2 viên thì sáng 1 viên, tối 1 viên. Ngày uống 3 viên thì sáng 1 viên, trưa 1 viên và tối 1 viên. Thuốc còn có tác dụng phụ là làm cho môi, lưỡi tê tê, mặt buồn buồn như có vương tơ nhện. Thuốc cũng gây đi tiểu nhiều, có khi đi tiểu ra cặn bột oxalat. Các tác dụng khó chịu đó sẽ qua đi khi hết đợt dùng thuốc. Các thuốc có tác dụng theo cơ chế bổ Đó là các vitamin và chất khoáng. Vitamin như vitamin A, C, D, B1, B6, B12. PP. Vitamin A cần cho da và niêm mạc, giác mạc, đáy mắt. Vitamin D giúp chuyển hóa canxi, phosphor cần cho xương. Vitamin B1 giúp chuyển hóa chất bột, chất đường. Vitamin C giúp hô hấp tế bào, tăng cường chức năng chống viêm của tuyến thượng thận. Các khoáng bổ như iod, sắt, đồng, kẽm, canxi, mangan, selen... Tất nhiên chúng ta chỉ cần chúng ở mức vi lượng. Mùa xuân và các viêm nhiễm dị ứng tại mắt
- Mùa xuân là mùa của độ ẩm cao, nhiệt độ trong ngày dao động mạnh từ 8-10 độ, nồng độ các dị nguyên trong không khí (phấn hoa, bụi, mốc, vi nấm) cao lên gấp bội so với các mùa khác trong năm. Những người có cơ địa dị ứng sẽ khổ sở vì những bất lợi do thời tiết này. Với chuyên ngành mắt thì các bệnh nhân đến khám vì viêm kết mạc dị ứng các loại, các sang chấn mắt do côn trùng cũng tăng đột biến. 1/ Tai nạn do côn trùng bay vào mắt: Mùa xuân là mùa hoa nở kéo theo sự sinh nở của sâu bọ, côn trùng có cánh. Những tai nạn của các bác nông dân, người làm vườn, người điều khiển giao thông ban đêm do côn trùng không phải là hiếm. Nhẹ thì gây xây xước cho lòng đen (giác mạc) hoặc găm vào kết mạc, giác mạc khiến người bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để lấy côn trùng hoặc các bộ phận của chúng. Nặng hơn một chút là các ngoại tiết của chúng gây sưng phù mi, kết mạc dữ dội khiến người bệnh hoảng sợ cũng phải đến khám ngay. Đáng sợ nhất là lông côn trùng có độ cứng cao, số lượng nhiều găm chi chít vào lòng đen với độ sâu khác nhau, có khi chui cả vào trong lòng nhãn cầu (tiền phòng). Dạng tổn thương này gây phiền toái cho cả bệnh nhân và thầy thuốc. Bệnh nhân bị kích thích dữ dội: chảy nước mắt liên tục, đỏ mắt, sợ sáng, khả năng giảm thị lực nhiều. Còn các bác sĩ thì lại không thể lấy hết các lông này ra khỏi mắt vì chúng quá nhỏ và xuyên sâu vào lòng đen. Thuốc men cho những trường hợp này chỉ có kết quả cầm chừng, chủ yếu là tự cơ thể bệnh nhân sẽ bài loại các lông côn trùng ra ngoài. Tỷ lệ viêm giác mạc dai dẳng, sẹo giác mạc và giảm thị lực không phải là nhỏ. Các bác sĩ sẽ phải loại trừ tối đa côn trùng, các bộ phận và độc tố của cơ thể chúng bằng dụng cụ chuyên khoa, rửa mắt. Các thuốc tra nhỏ mắt có tính chất an dịu, chống viêm, kháng sinh cũng sẽ được kê ra. Thế nhưng việc đề phòng tai nạn lại là công việc của mỗi người khi phải đi công việc ra đường ban đêm, khi lao động. Chỉ đơn giản là đeo kính sẽ giúp ta hạn chế tối đa tai nạn do côn trùng, nếu không
- may xảy ra cũng nhẹ nhàng hơn nhiều so với ta không có gì che chắn con mắt. Khi bị vật gì đó bay vào mắt nên rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối y tế, không day dụi, và đến ngay cơ sở y tế. 2/ Các viêm nhiễm có tính chất dị ứng: 2.1 Viêm kết mạc theo mùa: bệnh hay xảy ra trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng- viêm mũi xoang dị ứng chẳng hạn. Đậm độ dị nguyên trong không khí cao lên nhiều vào mùa xuân: phấn hoa, cỏ khô, lông và phấn của côn trùng. Hiển nhiên là chúng sẽ khơi mào cho các viêm nhiễm dị ứng taị đường thở và tại mắt. Vì liên quan đến dạng quá mẫn túp I thông qua kháng thể loại IgE nên sau khi tiếp xúc với dị nguyên người bệnh sẽ xuất hiện nhanh chóng các triệu chứng: sưng phù mi- kết mạc, ngứa mắt, đỏ mắt, ra gỉ mắt dạng keo nhày. Bệnh có tính chất thời vụ và điều trị không phức tạp lắm. Chườm lạnh tại chỗ làm bệnh nhân dễ chịu rõ rệt. Các thuốc tra nhỏ mắt khá đa dạng và sẵn có trên thị trường: thuốc co mạch tại chỗ làm mắt giảm sưng phù và đỏ mắt nhanh, nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để rửa trôi dị nguyên và an dịu mắt, các thuốc kháng histamine và ổn định dưỡng bào dạng nhỏ mắt thường có tác dụng rất tốt. 2.2 Viêm kết giác mạc mùa xuân: tên của bệnh nghe có vẻ lãng mạn thế nhưng những phiền toái mà bệnh gây nên cho cả bệnh nhân và thầy thuốc lại không hề “lãng mạn” như vậy. Bệnh phần lớn xảy ra ở nam thiếu niên, có xu hướng tái phát theo chu kỳ xuân-hè, ảnh hưởng rất lớn đến học tập của các cháu, gây phiền muộn cho các bậc phụ huynh. Khi khai thác tiền sử bệnh chúng tôi thấy đa phần bản thân các cháu hoặc trong gia đình có biểu hiện dị ứng: chàm, hen suyễn… Triệu chứng cơ bản là ngứa, càng gãi, càng day dụi thì càng thích. Điều này liên quan đến biến chứng có thể có là loét trợt tại lòng đen do trẻ day dịu quá mạnh. Mắt không đỏ nhiều, ra gỉ mắt dạng keo ở mức độ vừa phải. Ở dạng có tổn thương giác mạc trẻ sẽ có cảm giác nóng rát, sợ sáng và chảy nước mắt liên tục.
- Khi thăm khám thấy tổn thương có 2 dạng: - Dạng khu trú ở kết mạc: tăng sinh nhú gai chủ yếu ở kết mạc mi trên, có khi phát triển phồn thịnh như sỏi cuội gọi là nhú khổng lồ. - Dạng có tổn thương ở vùng rìa: hay xảy ra ở những người da đen và tiên lượng tốt hơn trên. Bệnh nhân có cương tụ rìa khu trú, vùng rìa dày lên trông như dán keo và có nhiều nốt trắng đục. - Dạng có tổn thương ở lòng đen kèm theo: viêm biểu mô dạng chấm, loét và hoại tử dạng “đảo loét”, sẹo dưới biểu mô… Mặc dù các hãng dược đã cho ra nhiều loạt sản phẩm mới, các bậc cha mẹ cũng không tiếc công, tiếc của để điều trị cho con em mình thế nhưng sự hài lòng của cả hai phía bệnh nhân- thầy thuốc về kết quả điều trị lại không cao. Các thuốc chống viêm dạng không có steroid, thuốc ổn định dưỡng bào, nước mắt nhân tạo các loại chỉ đem lại dễ chịu cho bệnh nhân phần nào. Những cơn kịch phát chỉ chịu lui giảm nhanh khi gặp vũ khí mạnh- corticosteroid. Sự nôn nóng của người bệnh thúc ép các bác sĩ phải dùng vũ khí trên hoặc bản thân họ tự mua dùng sẽ kèm theo hệ lụy: biến chứng do dùng cortizol kéo dài mà nghe thấy ai cũng phải sợ: glôcôm, loét và hoại tử giác mạc do bội nhiễm nấm – vi khuẩn- herpes, đục thể thuỷ tinh… Xin được trình bày quan điểm điều trị chính thống cho căn bệnh khá phổ biến và hóc búa này: - Chườm lạnh sẽ làm đa phần bệnh nhân dịu được cơn ngứa, tránh day dụi tối đa - Nước mắt nhân tạo không bao giờ là thừa, tốt nhất là loại không có chất bảo quản - Các thuốc ổn định dưỡng bào và các chế phẩm steroid nên được dùng xen kẽ với nhau. Steroid được khuyên dùng trong cơn kịch phát, liều cao trong 5-7 ngày rồi
- dừng, sau đó thay thế bằng các thuốc kháng histamine tại chỗ - ổn định dưỡng bào hoặc chống viêm không có steroid. Nhiều người được các nhà dị ứng học cho điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu; thế nhưng, hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Có lẽ vấn đề là ở chỗ chúng ta có đến vài trăm loại dị nguyên nên việc xác định loại dị nguyên nào gây bệnh để rồi điều trị giải mẫn cảm có vẻ là điều không đơn giản. May thay bệnh có xu hướng thuyên giảm và khỏi hẳn trước tuổi 25, tuổi mà người ta hoàn chỉnh về mọi mặt. Điều trị bằng áp lạnh, xạ trị liều thấp, phẫu thuật có những chỉ định đặc thù. Các chế phẩm hoá dược mới: cyclosporine A, tacrolimus, kháng thể kháng IgE- kháng cytokine cũng làm tiên lượng của bệnh ngày càng sáng sủa hơn. 2.3 Viêm kết mạc- giác mạc kiểu atopi: là bệnh hiếm gặp. Các trường hợp điển hình xảy ra trên bệnh nhân bị viêm da dị ứng: viêm da vùng cổ bên, mặt duỗi của tay, các nếp gấp tự nhiên. Thêm nữa bản thân bệnh nhân hoặc thân nhân đã từng bị hoặc đang bị hen, viêm mũi dị ứng. Các dấu hiệu lâm sàng không mang tính đặc trưng cao: không có hoặc có ít cơn kịch phát, nhú gai trung bình và lan toả cả kết mạc mi trên và mi dưới, phù kết mạc mạnh và tân mạch giác mạc. Lâu dài bệnh thường gây ra sẹo kết mạc hoặc dính mi cầu. Sẹo giác mạc gây giảm thị lực rất hay gặp, nhất là nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm phối hợp do herpes hoặc cầu khuẩn. Điều trị bệnh rất khó khăn do tỷ lệ phụ thuộc vào cortizol rất cao. Các thuốc kháng histamine dạng uống có thể dùng nếu bệnh nhân ngứa nhiều. Dị ứng nói chung và các viêm nhiễm do dị ứng tại mắt nói riêng là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Con người đã tiến những bước dài trong vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh. Chính vì vậy mà tỷ lệ bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng có vẻ giảm đi. Thế nhưng dị ứng với những căn nguyên đan xen giữa yếu tố thiên bẩm, gia
- đình, rối loạn miễn dịch, ô nhiễm công nghiệp lại ngày càng phổ biến. Tự bảo vệ mình trước những dị nguyên, uống nhiều nước, uống vitamine C thường xuyên là cách thức phòng hộ cá nhân tốt nhất trước khi y học có những phương pháp điều trị hoàn hảo hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức nền tảng Ngoại khoa (Phần 2)
16 p | 182 | 93
-
Tư vấn dùng thuốc trong nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
5 p | 287 | 48
-
Công nghệ LASER “Chùm Tia Cực Nhỏ” “AFFIRM” thế hệ mới Bước Sóng Kép xoá nếp nhăn, xóa sẹo,... (Kỳ 2)
4 p | 119 | 12
-
Kháng sinh fluoroquinolon thế hệ 4 trong phẫu thuật nhãn khoa
4 p | 114 | 12
-
Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 4)
5 p | 113 | 12
-
Cortison dùng trong nhãn khoa - Lợi hay hại?
4 p | 115 | 11
-
Nhân tế bào
49 p | 61 | 9
-
PHẪU THUẬT ĐẶT KÍNH NỘI NHÃN CỐ ĐỊNH MỐNG MẮT TRONG ĐIỀU CHỈNH TẬT CẬN THỊ NẶNG
20 p | 156 | 8
-
Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa
5 p | 97 | 8
-
Tổn thương võng mạc ở bệnh nhân AIDS (Kỳ 2)
5 p | 99 | 6
-
KIẾN THỨC VỀ HYPOGLYCEMIA
3 p | 88 | 4
-
kiến thức nhãn khoa - Xuất huyết dịch kính sau chấn thương
5 p | 88 | 4
-
Hãy Luôn Là Một Bệnh Nhân Sáng Suốt
7 p | 62 | 4
-
CHOÁNG SỐ 4: TÌNH TRẠNG CHOÁNG Ở BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG NẶNG
12 p | 81 | 3
-
Thảo luận với nhân viên y tế khác về bệnh nhân của bạn
25 p | 79 | 3
-
Bài giảng Khảo sát kiến thức hành vi thân nhân về hình dạng, màu sắc phân của bệnh nhi điều trị tại Khoa Tiêu Hóa – Bệnh viện Nhi Đồng 1
14 p | 25 | 2
-
Bài giảng Đánh giá kiến thức về quản lý hen của bà mẹ có con bị hen tại Khoa Nội Hô Hấp BVNĐ1 năm 2017 - Ths.ĐD. Nguyễn Thị Rảnh
31 p | 13 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Nhãn khoa (Mã học phần: OPH321)
24 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn