intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những định hướng lãnh đạo (phần 2)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ta có thể phân tích phong cách lãnh đạo dựa trên mức độ đóng góp mà nhà lãnh đạo có được từ phía cấp dưới trong quá trình giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. Trước mỗi tình huống khác nhau, nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khác nhau và họ sử dụng cả hai phong cách cho từng trường hợp cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những định hướng lãnh đạo (phần 2)

  1. Những định hướng lãnh đạo (phần 2) Người ta có thể phân tích phong cách lãnh đạo dựa trên mức độ đóng góp mà nhà lãnh đạo có được từ phía cấp dưới trong quá trình giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. Trước mỗi tình huống khác nhau, nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khác nhau và họ sử dụng cả hai phong cách cho từng trường hợp cụ thể. Cùng tham gia hay chỉ thị Từ những năm 1980, có một phong cách lãnh đạo đã bắt đầu phổ biến đó là phong cách nhà lãnh đạo khuyến khích sự tham gia của nhân viên trước mỗi vấn đề và cùng đưa ra quyết định. Qua việc nhận được và suy xét những ý kiến đóng góp của nhân viên, người lãnh đạo có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn thông tin, nhiều dữ
  2. liệu, kinh nghiệm và ý kiến hơn. Phong cách cùng tham gia có thể xuất hiện khi nhà lãnh đạo hoặc là ủy quyền toàn bộ trách nhiệm phải thực thi nhiệm vụ hoặc là cho phép nhân viên cùng tham gia quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Một loại hình cùng tham gia hạn chế hơn được sử dụng khi nhà lãnh đạo thảo luận nhiệm vụ với nhân viên nhưng sẽ là người cuối cùng đưa ra quyết định sẽ phải làm gì. Bằng cách sử dụng phong cách lãnh đạo cùng tham gia, người lãnh đạo không hề từ bỏ trách nhiệm trong công việc, nhưng vẫn trao cho nhân viên quyền được giúp đỡ lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn để công việc được tiến hành một cách hiệu quả nhất. Cùng tham gia là phong cách đặc biệt hiệu quả trong những môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng hoặc ít cơ cấu. Nhà lãnh đạo có định hướng chỉ thị sẽ quyết định cần phải làm gì và trao đổi điều này với nhân viên. Họ có thể có hoặc không giải thích lý do tại sao họ lựa chọn phương án đó và họ có thể sử dụng những
  3. kỹ thuật thuyết phục để tìm ra lý lẽ ủng hộ cho những chỉ thị của họ. Những nhà lãnh đạo này giả định một cách chuyên quyền rằng bởi vì họ biết câu trả lời chính xác là gì nên việc thăm dò ý kiến nhân viên là không cần thiết. Họ có thể hợp lí hóa việc sử dụng phong cách chỉ thị bằng cách trích dẫn những vấn đề tồn tại bên trong tổ chức như trình độ học vấn và khả năng thấp kém của nhân viên, thậm chí có thể nó không thích hợp. Mức độ chỉ thị của nhà lãnh đạo phụ thuộc vào một số những nhân tố khác nhau nhất định. Ví dụ như, các nhà lãnh đạo có khuynh hướng chỉ thị hơn khi tình huống gặp phải có mức độ không chắc chắn rất cao, quỹ thời gian eo hẹp, tăng sản lượng trong ngắn hạn là cần thiết, hoặc họ muốn trải nghiệm mức độ quyền lực tổ chức hay vị thế cao. Phong cách lãnh đạo chỉ thị có khuynh hướng được sử dụng nhiều hơn phong cách lãnh đạo cùng tham gia trong những tình huống sự thay đổi diễn ra chậm chạp hoặc những ý kiến đóng góp của nhân viên trong trường hợp đó là không thực sự cần thiết.
  4. Định hướng mối quan hệ hay nhiệm vụ Những nhà lãnh đạo giỏi nhất đều vừa quan tâm tới mối quan hệ với mọi người, vừa quan tâm tới những gì họ phải chịu trách nhiệm. Mức độ hòa nhập giữa nhiệm vụ và mối quan hệ ở mỗi nhà lãnh đạo là rất khác nhau; sự phối hợp một phần phụ thuộc vào mức độ khẩn cấp của nhiệm vụ, vào kết quả làm việc và khả năng của nhân viên, môi trường làm việc của tổ chức, và vào khuynh hướng bản chất của nhà lãnh đạo là hướng vào phong cách lãnh đạo nào. Những nhà lãnh đạo đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ nhận thức được những tác động tích cực lớn lao của nhân tố con người trong công việc. Điều này không có nghĩa là họ không quan tâm tới mục tiêu phải hoàn thành nhiệm vụ, mà có nghĩa là họ biết cách tốt nhất để đạt được thành công “chất lượng cao”: Đó là phải luôn chắc chắn rằng họ có xem xét tới nhu cầu của nhân viên và các thành viên trong nhóm. Họ thực hiện điều này bằng cách duy trì mối quan hệ thân thiện, hòa khí với nhân viên và bằng việc luôn đặt niềm tin
  5. và luôn ủng hộ nhân viên. Phong cách lãnh đạo nhiệm vụ có nghĩa là một nhà lãnh đạo luôn ghi nhớ trong đầu họ rằng phải hoàn thành công việc. Không cần những ý kiến gợi ý của nhân viên, người lãnh đạo tự cơ cấu công việc, xác định mục tiêu, phân bổ nguồn lực và tập trung vào đạt được những chỉ tiêu sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Mọi người được quan tâm nhưng đó chỉ là bởi vì để hoàn thành công việc người lãnh đạo cần có họ. Nhà lãnh đạo theo phong cách này sử dụng phương thức tiếp cận linh hoạt và hợp lý. Mai Hương Theo entrepreneur
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2