intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

73
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm tháng đầu đời, cấu trúc cũng như chức năng của não trẻ phát triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện trong từng giai đoạn khác nhau. Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, cho biết từ 0 đến 6 tháng tuổi, phát triển đầu tiên của bé là thị giác và thính giác. Bé có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách 20 – 25 cm và phản ứng lại âm thanh bằng cách giật mình. Thị giác và thính giác của bé sẽ phát triển nhất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ

  1. Những giai đoạn phát triển não bộ của trẻ Trong những năm tháng đầu đời, cấu trúc cũng như chức năng của não trẻ phát triển rất nhanh và đi vào hoàn thiện trong từng giai đoạn khác nhau. Bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, cho biết từ 0 đến 6 tháng tuổi, phát triển đầu tiên của bé là thị giác và thính giác. Bé có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách 20 – 25 cm và phản ứng lại âm thanh bằng cách giật mình. Thị giác và thính giác của bé sẽ phát triển nhất vào tháng thứ 3. Bước vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu phát triển về ngôn ngữ và đạt mức cao nhất vào tháng thứ 9. Bước phát triển thứ 2, bé bắt đầu hiểu tên những đồ vật thân thuộc…
  2. Sự phát triển về nhận thức của trẻ diễn ra từ độ tuổi 1 – 3 và đạt mức tối ưu ở tháng thứ 18. Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, bé khám phá và học hỏi rất nhanh như có thể ghép cặp những đồ vật có liên quan với nhau… Ngoài ra, trí nhớ, khả năng tập trung và óc sáng tạo của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Bước sang 4 tuổi, tính cách của bé sẽ được hình thành. Trẻ phát triển khả năng học hỏi, phối hợp các giác quan và hiểu được những quy tắc, quy định. Khi vào mẫu giáo, bé đã có thể diễn đạt tình cảm và ý tưởng gần giống như người lớn, vốn từ vựng lên tới 1.500 từ. Tháng thứ 36 là giai đoạn
  3. bé phát triển tối đa và hoàn thiện tính cách, ứng xử xã hội… Trong giai đoạn phát huy tiềm năng trí tuệ trẻ, việc thiếu hụt dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến phát triển não bộ về lâu dài, làm tổn thương đến sự phát triển não bộ, khả năng học hỏi của trẻ. Vì vậy, để không bỏ lỡ giai đoạn phát triển não bộ, các bà mẹ nên giúp con mình phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ bằng các phương pháp chăm sóc kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Để giúp bé phát huy tiềm năng trí tuệ trong những năm đầu đời, cha mẹ cần cung cấp và bổ sung những dưỡng chất giúp xây dựng cấu trúc và chức năng của não bộ. Những chất cần thiết cho sự phát triển nhanh của não hay nhóm phát triển tế bào thần kinh và thị giác như Lutein, Omega 3, DHA. Nhóm tăng cường tốc độ dẫn truyền tế bào não và xây dựng các mối liên kết giữa các tế bào não như Phospholipid, sắt, kẽm, AA, Omega 6.
  4. Bên cạnh đó, Phospholipid và Lutein là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển trí não của bé. Phospholipid giúp tối ưu hóa các mối liên kết thần kinh, thiết yếu với chức năng truyền tín hiệu của tế bào giúp trẻ nhận biết tín hiệu nhanh và chính xác hơn. Phospholipid hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ. Lutein đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Đây là một chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, nơi dễ bị tổn hại bởi ánh sáng. Lutein tập trung với hàm lượng cao ở võng mạc mắt sẽ giúp giảm mức độ oxy hóa của DHA ở võng mạc. Trẻ được bổ sung đầy đủ Lutein sẽ được tăng cường thị giác và khả năng học hỏi.
  5. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần phải kết hợp đầy đủ tất cả các dưỡng chất kể trên mới giúp bé phát huy tối đa các khả năng trí tuệ trong từng giai đoạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2