intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dinh dưỡng thế nào để trẻ khỏe?

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một đứa trẻ bình thường sau 6 tháng cân nặng sẽ tăng lên gấp đôi, sau 12 tháng cân nặng tăng lên gấp ba so với khi mới ra đời, nên nhu cầu dinh dưỡng lớn. Bởi vậy trong những năm đầu đời, đặc biệt giai đoạn 2 tuổi, việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng để tạo nên nền tảng tốt cho các giai đoạn phát triển sau này ở trẻ. Một số vấn đề dinh dưỡng Nhiệt lượng: một trẻ bú mẹ, nếu bú no thì nhiệt lượng sẽ thỏa mãn vì trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dinh dưỡng thế nào để trẻ khỏe?

  1. Dinh dưỡng thế nào để trẻ khỏe? Một đứa trẻ bình thường sau 6 tháng cân nặng sẽ tăng lên gấp đôi, sau 12 tháng cân nặng tăng lên gấp ba so với khi mới ra đời, nên nhu cầu dinh dưỡng lớn. Bởi vậy trong những năm đầu đời, đặc biệt giai đoạn 2 tuổi, việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng để tạo nên nền tảng tốt cho các giai đoạn phát triển sau này ở trẻ.
  2. Một số vấn đề dinh dưỡng Nhiệt lượng: một trẻ bú mẹ, nếu bú no thì nhiệt lượng sẽ thỏa mãn vì trong sữa mẹ có đủ các chất sinh nhiệt ở tỷ lệ cân đối cần thiết. Cho trẻ ăn nước đường, nước cháo trẻ cũng có cảm giác no, ngừng khóc nhưng nhiệt lượng không bảo đảm, lâu ngày sẽ thiếu nhiệt lượng. Do vậy cần phải chú ý đậm độ của thức ăn nghĩa là nhiệt lượng do một đơn vị thể tích hoặc khối lượng thức ăn cung cấp. Thức ăn bổ sung cần có đậm độ nhiệt thích hợp vào khoảng 1,5-2Kcal/g. Nếu không đạt được thì phải cho ăn với lượng nhỏ nhiều lần hơn. Protid:
  3. Đậm độ protid nghĩa là tỷ lệ % nhiệt lượng do protid cung cấp trong chế độ ăn nên đạt từ 10-14%. Protid cần bảo đảm chất lượng có đủ các chất acid amin cần thiết. Bột ngũ cốc bổ sung thêm bột đậu hoặc bột thịt, cá sẽ cung cấp đủ các acid amin đặc biệt là lysin. Lipid: Trong sữa mẹ 50% nhiệt lượng do chất béo cung cấp. Chế độ ăn bổ sung hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ ở nước ta thường có đậm độ nhiệt thấp là do nghèo chất béo, do vậy đưa chất béo dưới dạng các loại dầu mỡ vào chế độ ăn của trẻ em là phương hướng hiện nay cần quan tâm. Các vitamin: Hàm lượng các vitamin cần thiết trong sữa mẹ thay đổi tùy theo chế độ ăn của người mẹ, do đó chế độ ăn của người mẹ khi có thai và cho con bú cần được bảo đảm.
  4. Bệnh thiếu vitamin B1 - beriberi - ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm có thể gây chết đột ngột (thể tim). Các loại bột gạo xay xát trắng thường mất hết loại vitamin này trong khi bột đậu như bột đậu xanh, thịt lợn nạc lại có nhiều, cần bổ sung. Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là một bệnh thiếu dinh dưỡng nguy hiểm, rất hay gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng và có thể gây mù lòa suốt đời. Lòng đỏ trứng, rau xanh và các loại củ, quả có màu là nguồn vitamin A và caroten quan trọng. Nhiều nơi đề ra khẩu hiệu “tô màu cho bữa ăn của các cháu” chính là để phòng bệnh này. Rau xanh và các loại củ quả còn cung cấp cho cơ thể trẻ vitamin C. Phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D phải kết hợp giữa chế độ ăn và tắm nắng hợp lý. Dưới tác dụng của tia tử ngoại chất dehydrocholesterol ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D.
  5. Các chất khoáng: trong sữa mẹ các chất khoáng quan trọng đối với trẻ như calci và sắt có hàm lượng thích hợp và dễ hấp thu. Các loại sữa bột đều có nhiều calci. Chất sắt trong thức ăn được hấp thu nhiều hay ít tùy loại thức ăn. Chất sắt trong thức ăn động vật được hấp thu nhiều tiếp theo là đậu đỗ, sắt trong ngũ cốc được hấp thu ít hơn. Vitamin C có nhiều trong rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0