intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 1)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy mô của tổ chức không tương thích với năng lực quản lý, nhiều cán bộ quản lý không thể hiện được khả năng vốn có... có thể là những mối đe dọa đối với tương lai của một công ty. Những hiện tượng nguy hại này không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, nhưng mức độ của nó có thể khiến tất cả các nhà quản lý phải lo lắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 1)

  1. Những hiểm họa tiềm ẩn của một cơ chế quản lý (phần 1) Quy mô của tổ chức không tương thích với năng lực quản lý, nhiều cán bộ quản lý không thể hiện được khả năng vốn có... có thể là những mối đe dọa đối với tương lai của một công ty. Những hiện tượng nguy hại này không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, nhưng mức độ của nó có thể khiến tất cả các nhà quản lý phải lo lắng. Nguy cơ 1: Lãnh đạo không làm tròn trách nhiệm Công việc chính mà lại không làm tròn, nguy cơ bị sa thải là điều không tránh khỏi. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả những biểu hiện này đều có thể thấy ngay để cho người trong cuộc kịp thời khắc phục. Chúng
  2. thường tiềm ẩn hiểm nguy từ những mối quan hệ rất nhỏ như sau: Cho rằng công việc quá bận rộn, lao vào làm quá nhiều việc khiến mọi người có cảm giác không có ai thay thế được. Nhưng hậu quả là cấp trên cho rằng năng lực quản lý kém, không giao việc đúng người. Thực tế cho thấy nguy hiểm nhất là những người quản lý bậc trung luôn tỏ ra bận rộn mà lại không làm được việc gì nên hồn, họ thường làm doanh nghiệp rối tung lên với những mâu thuẫn. Dấu hiệu của những người này là nói rất nhiều nhưng nội dung thì không có gì. Không dành thời gian theo sát, đào tạo tại chỗ cấp dưới. Làm việc gì cũng xun xoe, lo lắng, chỉ chực đi cửa sau. Tuy rằng, điều này thể hiện sự tôn trọng với cấp trên nhưng trong thời buổi hiệu quả công việc được đặt lên hàng đầu thì đây là một trong những dấu hiệu cần đề phòng. Điều này nhấn mạnh trong quản lý, việc có mắt nhìn người rất quan trọng. Kèm theo đó, người quản lý cao cấp phải luôn sâu sát, uyển chuyển.
  3. Nguy cơ 2: Xa lạ với các kiến thức quản lý hiện đại Với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc áp dụng kịp thời những bí quyết quản lý hiện đại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không mấy quan tâm tìm hiểu ngay những kiến thức này, nhằm đối chiếu tìm ra những điểm phù hợp để áp dụng mà chỉ chăm chăm phát huy những thế mạnh vốn có và những kinh nghiệm quản lý lâu đời. Luôn có những chuyên gia cho từng lĩnh vực riêng, với nhiệm vụ thường xuyên cập nhật những ứng dụng tiên tiến nhất. Hãy cập nhật cả những phương pháp quản lý có phần xa lạ với doanh nghiệp của bạn. Việc tổ chức những lớp học cần hướng tới hiệu quả, tránh trường hợp lợi dụng biến nó thành cơ hội nghỉ dưỡng. Nguy cơ 3: Thói quen của doanh nghiệp mâu thuẫn với xu hướng phát triển mới Một doanh nghiệp sản xuất luôn phải nghĩ đến lợi ích lâu dài. Dù một
  4. phương pháp quản lý có ưu việt đến đâu cũng cần phải đổi mới. Những mối quan hệ cũ giữ được là rất tốt nhưng cũng cần có đủ dũng cảm để thiết lập những mối quan hệ mới. Điều này cũng tương tự với việc cần cân nhắc để phá bỏ những quan niệm xưa cũ và khuyến khích sáng tạo. Một trong những nguyên tắc cần nắm được là: “Không bao giờ sử dụng một phương pháp cố định để điều tiết thực tế luôn biến động, dù chỉ có một dấu hiệu nhỏ thay đổi, nhà quản lý cần lập tức xem lại phương pháp”. Đối với những doanh nghiệp có truyền thống quản lý gia đình càng phải thay đổi thói quen làm việc cục bộ, nhất thời, manh mún, nể tình riêng... Linh hoạt, cởi mở với tư duy đổi mới, tích cực là phương thức hiệu quả để tránh cho việc doanh nghiệp lạc hậu trước thời cuộc. Nguy cơ 4: Việc quy định thẩm quyền trách nhiệm trong cơ cấu không rõ ràng
  5. Cấu trúc doanh nghiệp cần phải được tổ chức chặt chẽ để có thể đảm bảo việc vận hành thông suốt và hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp thu đuợc lợi nhuận cao là yên tâm về đường lối và không quan tâm đúng mức đến cấu trúc doanh nghiệp, rồi để cho các bộ phận bị chồng chéo hay thiếu người quản lý, chịu trách nhiệm. Đây là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ. Ngay cả khi doanh nghiệp không có quy mô lớn việc phân tầng rõ ràng và quy định chặt chẽ cũng vô cùng quan trọng. Đây chính là yêu cầu không thể thiếu được để các bộ phận hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng đôn đốc giám sát. Mỹ Trang Theo CEO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2