Những khái quát về thị trường chứng khoán
lượt xem 241
download
Thị trường chứng kháon trong điều kiện của nên kinh té hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động gia dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này đucợ tiến hành ở thị trường sơ cấp khi ngừơi mua mua đuợc chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những khái quát về thị trường chứng khoán
- Khái quát về thị trường chứng khoán: Khái niệm, chức năng, và hoạt động Thị trường chứng khoántrong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau: 1.Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô 2.Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. a)Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán hàng hoá của thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ. b)Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân Các nhà đầu tư có tổ chức c)Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán Công ty chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán Các trung gian tài chính d)Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý Nhà nước Sở giao dịch chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Các tổ chức tài trợ chứng khoán Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
- 3.Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc công khai Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc đấu giá 4.Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản: a)Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T ∙Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. ∙Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. b)Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC). c)Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. ∙Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. ∙Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. ∙Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.. Tôi muốn biết repo chứng khoán là gì và nghiệp vụ này thực hiện như thế nào. Trả lời: Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty
- chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp. Việc này được thực hiện như sau: Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận repo. Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo. Tôi muốn biết ROA, ROE là gì, có tác dụng như thế nào trong phân tích và được áp dụng ra sao. ROE vàROA như thế nào là chấp nhận được? Trả lời: ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức: ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau. Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi
- một món hời. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty) ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Công thức: ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau: ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không. Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 1017 lần”. Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh. Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa? P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E của Vinamilk đầu tuần trước là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43... Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua. Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty
- có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế. Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần tháng 6/2002 còn 43 và đến đầu tuần trước xuống còn 23,69. Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E) trong trường hợp của Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi. Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp, nếu không tính đến hai yếu tố: Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 57% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao); Chỉ số của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa). Ví dụ, P/E của các hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là 5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 (số liệu ở thị trường Mỹ). Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu; lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này. P/E chỉ nên dùng để tham khảo, sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài. Theo TBKTSG Tự động gộp Cẩn thận với chỉ số P/E Chỉ số P/E viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Price per Earnings”, tức là giá cổ phiếu so với lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được khi đầu tư vào cổ phiếu đó. Đối với chỉ số P/E, theo thông lệ quốc tế, khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được chỉ tính đến cổ tức và giá cổ phiếu chênh lệch giữa giá mua và giá bán, thì ở nước ta biến số E có độ mở và rất lớn. Thứ nhất, đó là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư chứng khoán, đầu tư cổ phiếu OTC ở nước ta có được bao gồm cả quyền mua cổ phiếu tăng vốn. Do yêu cầu mở rộng kinh doanh và các quy định về tỷ lệ an toàn, quy định pháp luật, nên nhiều doanh nghiệp cổ phiếu định kỳ phải phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần và công ty bảo hiểm cổ phần.
- Cổ phiếu phát hành mới theo mệnh giá hoặc theo giá thoả thuận có khoảng cách chênh lệch lớn trên thị trường OTC, nên đây là một khoản thu nhập lớn trên mỗi cổ phiếu. Trung tuần tháng 1/2007, khi thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB sẽ phát hành cổ phiếu mới với tỷ lệ 1:1, tức là cứ sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới bằng mệnh giá, lập tức giá cổ phiếu trên thị trường OTC của SHB tăng từ 2,9 triệu đồng/cổ phiếu lên 4,6 triệu đồng/cổ phiếu. Thứ hai là các doanh nghiệp chia cổ phiếu cho người đang sở hữu cổ phiếu từ nguồn quỹ thặng dư vốn. Đây mới là hai khoản thu nhập lớn nhất mà nhà đầu tư có được. Cụ thể như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) bán cổ phần cho một nhóm nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản theo giá thoả thuận, phần chênh lệch giá mệnh giá và giá thoả thuận chính người sở hữu hay cổ đông được hưởng. Hoặc VP Bank bán 10% cho tập đoàn ngân hàng OCBC của Singapore, khoản chênh lệch giữa giá bán thoả thuận cổ phiếu với mệnh giá gốc cổ đông của VP Bank được chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, tức là cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì được chia thêm 35 cổ phiếu. Thứ ba là thu nhập của người sở hữu cổ phiếu từ nguồn thu nhập bất thường khác của doanh nghiệp. Đó là các khoản bán tài sản và khoản thu được nợ đọng. Tài sản khi cổ phần hoá hay hạch toán hiện tại theo giá gốc hay theo giá trên sổ sách, nhưng do đầu tư liên doanh liên kết hay bán tài sản, phần chênh lệch giữa giá thị trường tại thời điểm góp vốn hay thời điểm bán được chia cho cổ đông. Chẳng hạn, trong năm 2006, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) chuyển nhượng khách sạn ASEAN với giá trên 290 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, khoản thu nhập lớn này cộng với một số khoản thu nhập tích luỹ khác, hết năm 2006, cổ đông của MB được chia cổ phiếu với tỷ lệ 42%, tức là cứ sở hữu 100 cổ phiếu trọn 1 năm thì được chia thêm 42 cổ phiếu. Hoặc trong năm 2005, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) thu được khoản nợ xấu 105 tỷ đồng của Công ty Việt Hà, khoản tiền này được đưa vào thu nhập bất thường, cổ đông của Eximbank được hưởng. Như vậy, việc tính chỉ số P/E đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp ở nước ta không thuần tuý chỉ có cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu như thông lệ quốc tế, mà có các khoản thu nhập khác rất lớn. Do đó, khi công bố chỉ số P/E của các doanh nghiệp niêm yết hay chưa niêm yết ở nước ta, để khuyến cáo việc tăng giá nóng của cổ phiếu, cần lưu ý cách tính chỉ số P/E nói trên để không gây tác động xấu đến cả thị trường OTC và thị trường niêm yết. Mệnh giá cổ phiếu là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy định hiện hành của VN hiện nay, mệnh giá Cp là 10 000 VND. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan j đến giá trị thị trường của CP đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cty tại thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tố thiểu mà cty có thể nhận đc từ mỗi cổ phiếu phát hành
- Còn giá CP khởi điểm, theo bạn nói, thì đó là giá chào bán ra công chúng, giá này đc xác định dựa trên nhiều yếu tố, đó có thể dựa trên giá trị thực tế, tiềm năng phát triển của cty, nhu cầu đầu tư.... giá này đã thoát hẳn khỏi mệnh giá cp, phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán gọi là thặng dư cổ phiểu còn về xác đinh giá, cí ni dài lắm, bạn muốn xác định giá trị sổ sách, giá trị nội tại của cp, hay đánh giá thị trường , đọc giáo trình TTCK là có alll Các bạn cho mình hỏi: Sở giao dịch TPHCM và TTGD HN sử dụng nguyên tắc khớp lệnh nào? Các mức giá 1, giá 2, giá 3 và các KL tương ứng trên bảng giá CK là do nhà đầu tư đặt mua/bán hay ở đâu ra? Chứng chỉ quỹ có giá cố định như trái phiếu hay thay đổi như cổ phiếu? Cám ơn các bạn nhiều! (1) Theo quy định của TTGDCK TP.HCM, thời gian giao dịch khi sàn bắt đầu áp dụng phương thức giao dịch liên tục như sau: 1. Thời gian giao dịch a. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư: Từ 8g30 đến 9g00 : Khớp lệnh định kỳ (xác định giá mở cửa) Từ 9g00 đến 10g00 : Khớp lệnh liên tục Từ 10g00 đến 10g30 : Khớp lệnh định kỳ (xác định giá đóng cửa) Từ 10g30 đến 11g00 : Giao dịch thỏa thuận 11g00 : Đóng cửa b. Đối với trái phiếu Từ 8g3011g00 : Giao dịch thỏa thuận (2) Các thông tin trên bảng giá chứng khoán là căn cứ vào lệnh của NĐT sau đó tổng hợp lại. (3) Chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu đều có mệnh giá cố định (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 10.000đ, trái phiếu 100k or bội số của 100k), khi được đem ra trao đổi thì nó có giá trị trường của nó. Trên bảng giao dịch, thể hiện 3 mức giá tốt nhất. Với giá mua là 3 mức giá cao nhât, giá bán là 3 mức giá thấp nhất. Tại mỗi mức giá, tương ứng với tổng khối lượng mà các NĐT đặt tại mỗi mức giá Nguyên tắc khớp lệnh: 1 Ưu tiên về giá : giá cao nhất với lệnh mua thấp nhất với lệnh bán 2 Ưu tiên thời gian : lệnh nào đặt trc đc khớp trc 3 Ưu tiên khách hàng : lệnh khách hàng luôn được ưu tiên hơn chính lệnh của cty ck 4 Ưu tiên khối lượng giao dịch : cùng là khách hành thì lệnh nào có kluong lớn hơn thì đc ưu tiên hơn
- Trong 1 ngày giao dịch có 3 đợt khớp lệnh , đơt 1 và đợt 3 khớp lênh định kỳ đợt 2 khớp lệnh liên tục . Nước mình chỉ có 2 sàn giao dịch chứng khoán 1 cái là trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC ) 1 cái là Sở Giao Dịch chứng khoán thành phố HCM Có 2 sàn là do phân biệt đẳng cấp thôi Thằng niêm yết ở HASTC thì cần 10 tỷ VĐL Thằng niêm yết ở HOSE cần 80 tỷ VĐL Cái giống các nước khác thôi như Mỹ có D J , rồi S&P 500 đó thôi Bluechip là những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường , ngược lại pennystock là những cổ phiếu có giá thị trường nhỏ .Nói chung bluechip khác pennystock ở nhiều điểm như vốn hóa , tính thanh khoản v...vv. Cái giống các nước khác thôi như Mỹ có D J , rồi S&P 500 đó thôi cũng ko hẳn là giống.S&P500 là chỉ số các DN vừa và nhỏ,DJ là chỉ số công nghiệp,còn 1 cái nữa là chỉ số công nghệ NASDAQ Tìm hiểu chỉ số P/E ! P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E. P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/ E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận. P/E truyền thống tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của 12 tháng gần nhất. Bên cạnh đó các nhà đầu tư còn sử dụng tỷ lệ P/E tương lai bằng cách lấy giá cổ phiếu chia cho lợi tức cổ phiếu của năm sau do Phố Wall ước tính. Chỉ số nào tốt hơn? Tỷ lệ P/E truyền thống có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì mẫu số ( E) là con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Uỷ ban chứng khoán và hối đoái. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán cả mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Giả sử bạn có cổ phiếu của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành ví dụ Exxon và Texaco cùng có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3 đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4 đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như
- nhau nếu bạn không xem xét tới tỷ lệ P/E tương lai. Phố Wall ước tính thu nhập của Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu của Exxon sẽ có lợi hơn. Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi. Giá tham chiếu cổ phiếu Giá tham chiếu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại. Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày giao dịch không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên. Trong đó, ngày giao dịch không hưởng cổ tức (exdividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua/bán) vào ngày đó thì người mua (người sở hữu) sẽ không được hưởng cổ tức. Cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng ký (record date) cuối cùng. Những trường hợp nêu trên có tác động lớn đến việc tính toán giá tham chiếu của Trung tâm giao dịch chứng khoán, để hiểu rõ hơn ta có thể xem một ví dụ về việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ đồng lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 6070 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu này và Trung tâm giao dịch đã điều chỉnh giá tham chiếu theo công thức quy định. Tại Khoản 3, Điều 49 của Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ UBCK của Chủ tịch UBCKNN ngày 29/12/2000 quy định Giá tham chiếu được xác định như sau: a. Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.
- b. Trường hợp chứng khoán mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên Trung tâm giao dịch nhận lệnh giao dịch không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá tham chiếu. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp. c. Trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán bị ngừng giao dịch trên 30 ngày, thì giá tham chiếu được xác định tương tự quy định tại điểm b. d. Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo, giá tham chiếu được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị của các quyền kèm theo: Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo công thức: Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị cổ tức Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền: Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị tiền thưởng Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn: Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức: PR (t1) + (I x PR ) Ptc = 1+ I Trong đó: • Ptc: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định • PR(t1): là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền. • I: là tỷ lệ vốn tăng • PR: là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới. e. Trường hợp tách gộp cổ phiếu, giá tham chiếu sau khi tách gộp được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu. f. Trong một số trường hợp cần thiết, Trung tâm giao dịch có thể áp dụng phương pháp xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của Chủ tịch UBCKNN (trích saga.vn) Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu! Xin giới thiệu một số chiến thuật kinh doanh cổ phiếu của những nhà kinh doanh cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ, được đúc kết trong cuốn “Lessons from the Greatest Stock Traders of All Time” tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 Irrefutable Truths of Trading” tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John Hayden. Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson. Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường
- chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình. Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử. Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ. Chiến thuật thứ hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình. Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn. Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác. Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch. Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó. Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra. Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao. Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán hơn là yếu tố
- cơ bản tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của công ty Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây: C Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%. A Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%. N New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới. S Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao. L Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu. I Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu. M Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó. Những điểm quan trọng Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau: * Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ” trước. * Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại. * Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn. * Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường. O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn. * Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư. * Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận. * Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó. * Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh. * Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác. * Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.
- * Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường. Penny stock” – con dao hai lưỡi Do cổ phiếu “penny stock” (cổ phiếu với mức giá nhỉnh hơn 20.000 đồng) thường thay đổi khá nhanh về giá, nên đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Những ngày gần đây, giới đầu tư chứng khoán khá quan tâm tới việc CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) vừa xây dựng và đưa ra danh mục 20 cổ phiếu tiềm năng, trong đó có không ít cổ phiếu thuộc hàng “penny stock”. Để được vào danh sách này, các cổ phiếu đều phải đáp ứng 5 chỉ tiêu tài chính: Chỉ số ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) đạt hơn 20%, ROA (lợi nhuận ròng trên tổng giá trị tài sản) lớn hơn 8%, có P/E nhỏ hơn 15, P/BV (thị giá trên giá trị công ty tính theo sổ sách) nhỏ hơn 3 và lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay phải lớn hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2007. Trong số 20 cổ phiếu thuộc danh mục này, có các cổ phiếu như DIC, HMC, SDN, SMC, BMP, GHA, HAP, NPS, LAF, SAF, NLC, RHC, ILC, NSC... Hiện thị trường có khoảng 50 trên tổng số 162 mã chứng khoán có giá dưới 20.000 đồng. Một số “penny stock” trong 50 mã nêu trên kể từ 10 phiên vừa qua, có giá trị giao dịch tăng đột biến so với tháng 7. Trong số này có thể kể đến SBT, FMC, VTO, HT1, FBT, VTA, VKP. Chẳng hạn cổ phiếu SBT của CTCP Mía đường Bourbon Tây Ninh đạt giá trị giao dịch lên đến 71,2 tỷ đồng chỉ qua 10 phiên giao dịch, so với gần 44 tỷ đồng trong trọn tháng 7, đồng thời vươn lên là một trong những mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất phiên, với khối lượng đặt mua luôn áp đảo bán. Trên thực tế, nếu toàn thị trường đi lên, một “bluechips” lời được 5% thì những mã vừa và nhỏ cũng có mức lợi nhuận 5%. Thế nhưng, vốn đầu tư cho các penny stock thấp hơn nhiều so với các blue chips như VNM, SSI, FPT... Ví dụ, một nhà đầu tư có nhu cầu mua 10.000 cổ phiếu SBT, chỉ cần chi 111 triệu đồng, trong khi phải bỏ ra số tiền lớn gấp gần 7 lần để sở hữu số lượng tương tự cổ phiếu SSI. Như vậy, với cùng mong muốn có lợi nhuận, những nhà đầu tư ít vốn hoàn toàn có được mức lời hợp lý khi đầu tư vào penny stock, chứ không nhất thiết phải tập trung vào các blue chips giá cao mới mong có cơ hội kiếm lời. Ông Nguyễn Ngọc Thức, Trưởng phòng Môi giới CTCK Gia Quyền cho biết, dòng tiền đang có xu hướng chuyển sang cổ phiếu của những công ty có kết quả kinh doanh tốt, nhưng mức giá còn rẻ và nhà đầu tư kỳ vọng về khả năng tăng trưởng hơn nữa của doanh nghiệp này. Không chỉ mức giá rẻ, nhà đầu tư cũng không quá lo giá những mã này giảm sâu như các “bluechip” trước đây. Tuy nhiên, ông Thức cũng khuyên nhà đầu tư nên sàng lọc ra những cổ phiếu “ưu tú” nhất trong
- nhóm “penny stock” để đầu tư, dựa theo những nhóm ngành hưởng lợi từ kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm. Mặc dù nhiều cổ phiếu trong số các cổ phiếu nói trên, có sức tăng khá nhanh nên thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhưng theo một số chuyên gia chứng khoán, việc kinh doanh cổ phiếu dạng này cũng giống như dùng dao hai lưỡi: trong khi nhiều người kiếm bội tiền từ các cổ phiếu “penny stock”, thì nhiều nhà đầu tư lại mắc kẹt với những cổ phiếu này vì bán không có người mua. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán còn cho rằng, đầu tư vào “penny stock” có độ rủi ro rất cao, “được ăn cả, ngã về không”. Bởi lẽ, nhà đầu tư sẽ mua được cổ phiếu với giá hời, nhưng do ít người để ý, tính thanh khoản sẽ bị hạn chế, thậm chí có lúc bán không ai mua. “Khi thị trường ổn định và tăng trưởng tốt, nhà đầu tư có khuynh hướng tập trung vào những “blue chips” có tính thanh khoản cao so với penny stock giá rẻ và nhiều tiềm năng”, vị tổng giám đốc này nhận định. Penny stocks là loại chứng khoán có mệnh giá nhỏ, do các công ty rất nhỏ tung ra thị trường. Bên cạnh thuật ngữ Penny stock đôi khi người ta còn sử dụng một số tên gọi khác mang nghĩa tương đương như Microcap stock, Small cap hay Nano cap. Ở thị trường tài chính Mỹ, thuật ngữ "Penny stock" được hiểu là những loại chứng khoán có trị giá thấp hơn 5$/cổ phiếu, và được mua bán bên ngoài những thị trường hối đoái lớn như NYSE, NASDAQ hay AMEX và thường được xem như là kém hấp dẫn. Penny stock là một trong 3 dạng của cổ phiếu OTC cổ phiếu chưa được niêm yết chính thức trên sàn. Thông thường, OTC trên thế giới là thị trường của các loại cổ phiếu mới chuyên về lĩnh vực công nghệ cao, được kiểm soát và giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán (UBCK), DN phải báo cáo lợi nhuận hàng quý, hàng năm cho UBCK và các nhà đầu tư. Riêng ở Mỹ phân chia rõ cổ phiếu OTC gồm 3 cấp. Cấp thấp nhất là cổ phiếu ở Pink Sheet (giấy hồng) cho nhà đầu tư biết giá đóng cửa hôm liền trước. Những cổ phiếu này thường là loại không an toàn, dành cho những nhà đầu tư ít tiền có thể tham dự. Cấp cao hơn được gọi là Penny Stock (loại ba xu) cho những nhà đầu tư thích mua giá rẻ. Cấp cao nhất là cổ phiếu ở NASDAQ, đây là thị trường của các đại gia về công nghệ cao như Microsoft, Intel, Apple, Applied Materral… Còn ở Anh thì người ta hiểu Penny stock là cổ phiếu có trị giá thấp hơn 1 Bảng/cổ phiếu do công ty qui mô nhỏ phát hành, đó là những công ty có vốn thị trường nhỏ hơn 100 triệu Bảng. Penny stock ở Anh được kiểm soát bởi "Qui định chuẩn về cảnh báo rủi ro" do Cơ quan quản lý dịch vụ Tài chính ban hành. Penny stock được đánh giá là loại chứng khoán chứa đựng độ rủi ro cực cao, đặc biệt là khi được mua bán với số lượng nhỏ mà không trên giấy tờ chính thức. Bởi lẽ Penny stock không được buôn bán thường xuyên trên những sàn giao dịch, nên thật khó khăn cho những ai đang sở hữu chúng mà muốn bán đi. Hơn nữa không có danh sách báo giá cho một loại cổ phiếu penny stock bất kì nên không có cơ sở để định giá chúng một cách chính xác khi giao dịch. Chính vì vậy các nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị trước tình thế thua lỗ khi buôn bán loại cổ phiếu này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trái phiếu chuyển đổi
6 p | 553 | 137
-
Case study: Canh bạc lớn của George Soros
23 p | 316 | 115
-
Quản trị ngân hàng - Tìm hiểu bảng cân đối kế toán - 1
15 p | 302 | 53
-
Môn Tài Chính Doanh Nghiệp 2 BÀI THUYẾT TRÌNH "Cổ Phiếu Ưu Đãi'
11 p | 282 | 38
-
Bài giảng Tài chính phái sinh: Chương 1 - ThS. Vũ Hữu Thành
22 p | 176 | 30
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 7 - GV.TS.Tr.T Mộng Tuyết
24 p | 197 | 28
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Phần 1 - ThS. Lương Minh Lan
30 p | 121 | 12
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 7 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
24 p | 270 | 9
-
Bài giảng Pháp luật thị trường chứng khoán: Bài 1 - ThS. Phạm Thị Ngoan
21 p | 64 | 8
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 - TS. Phạm Thị Bảo Oanh
13 p | 32 | 5
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 7 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
24 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn