Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 - TS. Phạm Thị Bảo Oanh
lượt xem 5
download
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về tài sản cơ sở; Khái quát về công cụ phái sinh; Thị trường công cụ phái sinh; Các chủ thể tham gia trên thị trường công cụ phái sinh; Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 - TS. Phạm Thị Bảo Oanh
- 11/7/2021 CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Giảng viên : TS. Phạm Thị Bảo Oanh SĐT : 0984.720.333 Email : oanhptb@thanglong.edu.vn 1 MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC • Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về các công cụ tài chính phái sinh. • Trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng những kiến thức để sử dụng các công cụ tài chính phái sinh với mục đích phòng ngừa rủi ro. • Trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng những kiến thức để sử dụng các công cụ tài chính phái sinh với mục đích đầu tư. 2 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 2 CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG KỲ HẠN CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI CHƯƠNG 5: HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN TS. Phạm Thị Bảo Oanh 3 3 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 1
- 11/7/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. John C.Hull; Options, Futures, and Other Derivatives; 5th Edition; Prentice Hall. 2. Michael Chui, Dervatives markets, products and participants: an overview, IFC Bulletin No35, BIS. 3. Robert L.McDonald (2017), Cẩm nang chứng khoán phái sinh, NXB Thanh Niên 4. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ, ThS Nguyễn Ngọc Trâm (2019), Thị trường phái sinh từ lý thuyết tới thực tiễn, NXB Hồng Đức. 5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Chương 9: Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê. 6. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Chương 5: công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 4 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.1. Khái quát về tài sản cơ sở 1.2. Khái quát về CCPS 1.3. Thị trường CCPS 1.4. Các chủ thể tham gia trên thị trường CCPS 1.5. Sở giao dịch chứng khoán phái sinh TS. Phạm Thị Bảo Oanh 5 5 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CƠ SỞ • Theo Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ: “Tất cả các hợp đồng đảm bảo hoặc hợp đồng tài sản hoặc hợp đồng tín dụng mà cho phép người chủ sở hữu chúng được quyền mua bán đều có thể coi là tài sản cơ sở (Underlying asset). ” • Theo Michael Chui, BIS: “Trong lĩnh vực tài chính, một chứng khoán phái sinh có giá trị được lấy từ một tài sản cơ sở. Có nhiều tài sản cơ sở bao gồm chứng khoán hoặc chỉ số vốn cổ phần, các công cụ có thu nhập cố định, tiền tệ, hàng hoá, tín dụng và thậm chí bao gồm cả các chứng khoán phái sinh khác.” • Theo Nguyễn Thị Minh Huệ: “Tài sản cơ sở là đối tượng mà một hợp đồng phái sinh được dựa trên đó” và “là thành phần quan trọng của hợp đồng, là đối tượng của thỏa thuận mang lại giá trị cho hợp đồng.” TS. Phạm Thị Bảo Oanh 6 6 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 2
- 11/7/2021 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ • Tài sản cơ sở hay còn được gọi là tài sản gốc (Underlying 1.1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CƠ SỞ asset) là cơ sở hình thành nên tài sản phái sinh. • Có hai loại tài sản cơ sở chính gồm: tài sản cơ sở tài chính, tài sản cơ sở phi tài chính (hàng hoá ). • Ngoài ra còn một số tài sản cơ sở đặc biệt khác. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 7 7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ • Là nền tảng xác định giá 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI SẢN CƠ SỞ trị của các CCPS • Đa dạng, phong phú • Có độ phức tạp cao • Có tính thanh khoản • Có tính sinh lợi • Chịu thuế thu nhập TS. Phạm Thị Bảo Oanh 8 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ (1) Tài sản tài chính: gồm các công cụ tài chính như: Chứng khoán 1.1.3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ vốn cổ phần, trái phiếu, chỉ số vốn cổ phần, lãi suất, ngoại hối, các khoản tiền gửi, các khoản tín dụng… (2) Tài sản phi tài chính (tài sản thực): gồm các hàng hoá thông thường như: hàng nông sản, các loại khí đốt, kim loại… (3) Tài sản cơ sở khác: là loại tài sản gốc đặc biệt, hiếm khi xuất hiện như: thời tiết, năng lượng điện TS. Phạm Thị Bảo Oanh 9 9 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 3
- 11/7/2021 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ 1.1.3. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ Tài sản cơ sở Công cụ phái sinh ✓ Tài sản tài chính: Cổ phiếu, trái ✓ Hợp đồng kỳ hạn (Forward) phiếu, ngoại tệ, lãi suất, chỉ số giá ✓ Hợp đồng tương lai (Future) chứng khoán… ✓ Hợp đồng hoán đổi (Swap) ✓ Tài sản thực: Nông sản, kim loại, ✓ Hợp đồng quyền chọn (Option) dầu thô… ✓ Tài sản khác: Thời tiết, năng lượng điện TS. Phạm Thị Bảo Oanh 10 10 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN CƠ SỞ 1.1.4. THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TÀI SẢN CƠ SỞ 1. Phân theo loại tài sản cơ sở • Thị trường hàng hoá thông thường: dầu thô, cà phê, hồ tiêu… • Thị trường hàng hoá tài chính: chứng khoán vốn cổ phần, lãi suất, tín dụng, ngoại tệ… 2. Phân theo phương thức giao dịch • Thị trường tập trung/Thị trường niêm yết/Sở giao dịch hàng hóa • Thị trường phi tập trung TS. Phạm Thị Bảo Oanh 11 11 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH • Theo Uỷ ban chứng khoán 1.2.1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Nhà nước: Công cụ tài PHÁI SINH chính phái sinh/chứng khoán phái sinh (derivative securities) là loại chứng khoán được hình thành dựa trên một loại tài sản cơ sở (hay còn gọi là tài sản gốc) nhất định và giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 12 12 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 4
- 11/7/2021 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.2.1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH • Như vậy, công cụ tài chính phái sinh/chứng khoán phái sinh (derivative securities) là loại công cụ tài chính được hình thành dựa trên giá trị và giá cả của một tài sản cơ sở khác. • Về bản chất, công cụ tài chính phái sinh là hợp đồng giữa tối thiểu hai bên tham gia về một giao dịch sẽ diễn ra trong tương lai. Các bên có thể sử dụng công cụ tài chính phái sinh như một công cụ để phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá tài sản cơ sở (UBCKNN). TS. Phạm Thị Bảo Oanh 13 13 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH • Được tạo lập dựa trên tối thiểu một loại tài sản cơ sở và có giá trị gắn liền với giá trị của tài sản cơ sở đó. • Là một sản phẩm có kỳ hạn xác định, tức là đáo hạn vào một ngày xác định • Không bắt buộc xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản cơ sở, chỉ thể hiện sự cam kết, quyền và/hoặc nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai giữa hai bên tham gia hợp đồng. • Là công cụ gắn liền với đòn bẩy tài chính nên vốn đầu tư ban đầu rất nhỏ so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở. • Mang tính chất đầu tư vào sự biến động giá/giá trị của tài sản chứ không phải là đầu tư vào tài sản thực. • Rủi TS. Phạm Thị Bảo ẩn cao ro tiềm Oanh 14 14 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 1.2.3. PHÂN LOẠI CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH (1) Phân theo sản phẩm giao dịch trên thị trường • Hợp đồng kỳ hạn (forwards) • Hợp đồng hoán đổi (swaps) • Hợp đồng tương lai (futures) • Hợp đồng quyền chọn (options) (2) Phân theo phương thức giao dịch • Công cụ tài chính phái sinh niêm yết • Công cụ tài chính phái sinh trên thị trường phi tập trung (OTC) TS. Phạm Thị Bảo Oanh 15 15 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 5
- 11/7/2021 • Giúp người kinh doanh phòng 1.2. CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ngừa rủi ro 1.2.4. VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ TÀI CHÍNH • Giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ PHÁI SINH hội kinh doanh • Tạo tín hiệu hình thành giá cả cho thị trường giao dịch tài sản cơ sở (giao dịch giao ngay) • Chi phí giao dịch thấp • Tính thanh khoản cao • Tạo điều kiện cho các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 16 16 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Đầu thế kỷ XVII: Giao dịch phái sinh trên nông phẩm đầu tiên đã diễn ra tại Sở giao dịch Gạo Dojima - Osaka - Nhật Bản. • Cũng cùng thời điểm này, tại Hà Lan, giao dịch phái sinh trên lúa mì phục vụ nhu cầu của nhiều quốc gia Châu Âu để tích trữ và chi trả bằng nông phẩm. Do chi phí vận chuyển cao và hạn chế về mặt thông tin, thời gian để nhận được tin tức kéo dài, do đó, các thương gia đã sử dụng công cụ tài chính phái sinh để yêu cầu người nông dân bảo hiểm giá cả hàng hoá nông sản => hình thành công cụ hợp đồng kỳ hạn. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 17 17 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Năm 1848, Trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade ra đời và là nơi giao dịch chính thức đầu tiên các công cụ tài chính phái sinh. • Sau đó, một số thay đổi trong các thị trường tài chính toàn cầu đã góp phần làm tăng trưởng trong các thị trường phái sinh từ năm 1970. • Sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods vào năm 1971. • Năm 1972, Sở giao dịch Chicago Mercantile Exchange cho phép giao dịch hợp đồng tương lai tiền tệ. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 18 18 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 6
- 11/7/2021 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Việc thay đổi công cụ mục tiêu điều hành CSTT của Fed năm 1979 từ mục tiêu tăng trưởng tiền tệ, sau đó là mục tiêu lãi suất vào năm 1994 dẫn đến các biến động lãi suất trái phiếu kho bạc tăng cao => tăng nhu cầu sử dụng công cụ tài chính phái sinh để chống lại sự thay đổi bất lợi của lãi suất. • Nhiều cuộc khủng hoảng tài chính mới nổi vào những năm 1990 khiến số lượng doanh nghiệp phá sản gia tăng, đòi hỏi các nhà đầu tư toàn cầu tăng cường phòng ngừa rủi ro tín dụng. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 19 19 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Những đổi mới trong lý thuyết tài chính là một yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của công cụ tài chính phái sinh. • Từ những năm 1990, sự phát triển vượt bậc của công nghệ máy tính đã cho phép các nhà quản lý tài sản thiết kế và phát triển các công cụ tài chính phái sinh ngày càng phức tạp, biến nó thành công cụ quản lý rủi ro của họ. => Thị trường phái sinh là thị trường mua bán/trao đổi công cụ phái sinh. Trên thị trường này, hàng hóa của thị trường được mua bán dựa trên thị trường giao dịch tài sản cơ sở. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 20 20 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Chủ thể tham gia rất đa 1.3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG dạng PHÁI SINH • Hàng hoá đa dạng • Giá trị giao dịch rất lớn • Có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn so với các thị trường khác TS. Phạm Thị Bảo Oanh 21 21 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 7
- 11/7/2021 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1) Phân theo loại hàng hoá giao dịch • Thị trường giao dịch hợp đồng kỳ hạn • Thị trường giao dịch hợp đồng tương lai • Thị trường giao dịch hợp đồng quyền chọn • Thị trường giao dịch hợp đồng hoán đổi TS. Phạm Thị Bảo Oanh 22 22 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Thị trường giao dịch Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung (Exchanged Traded Market) (Over – The – Counter Market) Future Option Forward Swap Option TS. Phạm Thị Bảo Oanh 23 23 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 2) Phân theo phương thức giao dịch (2.1) Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh tập trung • Sản phẩm giao dịch là những sản phẩm phái sinh được chuẩn hóa • Các giao dịch được thực hiện thông qua hoạt động thanh toán bù trừ và quyết toán • Giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch • Sở giao dịch kiểm soát tài khoản giao dịch hàng ngày • Thông tin giao dịch được công khai TS. Phạm Thị Bảo Oanh 24 24 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 8
- 11/7/2021 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.3. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH (2.2) Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh phi tập trung (OTC) • Hợp đồng mua bán trên thị trường này là các thỏa thuận song phương, được đàm phán trước đó giữa các bên tham gia • Trụ cột của các thị trường này là những người môi giới, những người tạo lập thị trường (thường là các NHTM) • Thị trường OTC được điều chỉnh bởi các quy định nới lỏng hơn thị trường tập trung • Độ minh bạch thông tin thấp hơn thị trường tập trung • Thị trường OTC linh hoạt hơn nhiều so với thị trường tập trung • Các sản phẩm phái sinh OTC có tính thanh khoản thấp TS. Phạm Thị Bảo Oanh 25 25 1.3. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 1.3.4. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH • Cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro • Gia tăng cơ hội đầu tư kinh doanh kiếm lời • Tăng cường tính thông tin của thị trường • Tăng cường hiệu quả thị trường 26 26 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.1. CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG • Tùy theo mỗi quốc gia mà cơ quan quản lý thị trường được giao cho một đơn vị nhà nước cụ thể như: NHTW, Bộ Tài chính hoặc một ủy ban đặc thù. • Tại Việt Nam, thị trường phái sinh được quản lý phối hợp bởi các cơ quan nhà nước khác nhau tùy theo đối tượng hàng hóa phái sinh của thị trường. • NHNN quản lý thị trường sản phẩm phái sinh trên tiền tệ, lãi suất và phái sinh hàng hóa được giao dịch thứ cấp trong hệ thống NHTM. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 27 27 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 9
- 11/7/2021 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.1. CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG • UBCKNN quản lý các giao dịch phái sinh trên chứng khoán như: cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu. • Bộ Công thương quản lý các giao dịch phái sinh trên hàng hóa được giao dịch trực tiếp trên các sàn giao dịch hàng hóa • Chức năng của mỗi cơ quan quản lý là ban hành các chính sách và khung pháp lý cho sự phát triển và ổn định của thị trường, đồng thời giám sát và xử lý các vi phạm của các thành viên khác trên thị trường. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 28 28 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.2. CÁC ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG • Trong thực tế, có rất ít khả năng hai bên liên lạc được với nhau hoặc với trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh cùng một lúc để tham gia vào hai bên đối nghịch của cùng một hợp đồng phái sinh. • Vì vậy, rất nhiều tổ chức trung gian tài chính đã đóng vai trò là những người tạo lập thị trường cho hợp đồng phái sinh. • Thường là các định chế tài chính như: NHTM, công ty chứng khoán, các ngân hàng đầu tư. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 29 29 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.2. CÁC ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG • Các NHTM có thể đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp hoặc của NĐT trong việc tham gia các hợp đồng OTC • Các công ty chứng khoán có thể là nhà môi giới thực hiện các yêu cầu về mua/bán của NĐT đối với các sản phẩm phái sinh niêm yết trên sàn giao dịch phái sinh TS. Phạm Thị Bảo Oanh 30 30 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 10
- 11/7/2021 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.3. NHỮNG NGƯỜI PHÒNG NGỪA RỦI RO (HEDGER) • Nhà phòng ngừa rủi ro (tự bảo hiểm) là những người nắm trong tay tài sản gốc như hàng hoá, chứng khoán… và sử dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro tiềm tàng do sự biến động giá cả của các tài sản do mình nắm giữ (cả trong hiện tại và tương lai). • Người phòng ngừa rủi ro rất đa dạng, có thể là bất cứ ai. • Họ là những người tự bảo hiểm cho các rủi ro của mình khi họ nắm trong tay các tài sản cơ sở. • Họ sử dụng công cụ tài chính phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro tiềm tàng do sự biến động giá cả hoặc các loại rủi ro khác tác động tới tài sản mình đang nắm giữ. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 31 31 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.4. NHỮNG NGƯỜI ĐẦU CƠ (SPECULATOR) • Là những người sẵn sàng đối mặt với rủi ro • Dựa trên sự biến động giá cả tài sản cơ sở để tìm kiếm lợi nhuận. • Nhà đầu cơ sử dụng công cụ tài chính phái sinh như một “đòn bẩy” tài chính đặc biệt. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 32 32 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.5. NHỮNG NGƯỜI KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ • Người kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageur) là người tìm kiếm lợi nhuận phi rủi ro từ sự chênh lệch giá của một loại hàng hoá giữa hai hay nhiều thị trường. • Họ không phải nhà đầu tư hay nhà đầu cơ vì học kinh doanh không chịu bất cứ rủi ro nào. • Họ có thể là cá nhân, tổ chức. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 33 33 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 11
- 11/7/2021 1.4. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.4.6. NHÀ ĐẦU TƯ KÝ QUỸ • NĐT khi tham gia thị trường phái sinh có thể không phải thanh toán trước tổng giá trị của hợp đồng mà chỉ phải đặt cọc một phần của tổng số tiền, được gọi là ký quỹ. • Với một khoản tiền ký quỹ nhỏ, NĐT có thể duy trì một vị thế giao dịch lớn. • Hệ số đòn bẩy được cố định và có một giới hạn về số lượng NĐT có thể vay đối với từng loại sản phẩm phái sinh, • Giao dịch ký quỹ đòi hỏi NĐT phải kết thúc một giao dịch bằng cách phải trả hết giá trị của vị thế giao dịch hoặc tiến hành giao dịch ngược lại để hủy bỏ vị thế giao dịch. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 34 34 1.5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.5.1. HÀNG HÓA CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH • Tài sản cơ sở được giao dịch rất đa dạng, gồm các sản phẩm liên quan đến mảng nông sản, năng lượng (gas, dầu mỏ, điện và các sản phẩm năng lượng thay thế), các loại cổ phiếu (các chỉ số cổ phiếu), các hoạt động liên quan đến FX, lãi suất và các mặt hàng liên quan đến kim loại thô như quặng và sắt… • Sản phẩm phái sinh gồm: hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai • Các tài sản cơ sở trong hợp đồng phái sinh mang tính chuẩn hóa cao • Tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh cao TS. Phạm Thị Bảo Oanh 35 35 1.5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.5.2. MỘT SỐ SGD CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THẾ GIỚI (1) Sở giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange - CME) - Hình thành từ khoảng những năm 50 của thế kỷ 19, là một trong những thị trường lâu đời nhất, giao dịch với khối lượng lớn bậc nhất trên thế giới. - Các sản phẩm được giao dịch tại CME rất đa dạng, gồm: các sản phẩm liên quan đến mảng nông nghiệp, năng lượng, các cổ phiếu, các chỉ số cổ phiếu toàn cầu, các hoạt động liên quan đến FX, lãi suất và các hàng hóa liên quan đến kim loại thô. - Thành viên tham gia trên CME rất đa dạng: các NĐT cá nhân, các quỹ đầu tư, các NHTM, NHĐT, các công ty chứng khoán và các nhà quản Bảothị trường TS. Phạm Thị lý Oanh 36 36 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 12
- 11/7/2021 1.5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.5.2. MỘT SỐ SGD CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THẾ GIỚI (2) Sở giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn Quốc (KSE - Korea Stock Exchange) • Năm 1996, SGD CKPS Hàn Quốc ra đời với sản phẩm đầu tiên là HĐTL chỉ số KOSPI 200 (Korea Composite Stock Price Index 200) • Năm 1997, KSE cho ra đời sản phẩm thứ hai là Hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200 và liên tiếp gặt hái được thành công. • Chỉ hai năm sau khi ra đời (năm 1999), HĐQC chỉ số KOSPI 200 đã đứng đầu thế giới về doanh số giao dịch và tiếp tục dẫn đầu nhiều năm sau đó, đưa KSE trở thành một trong những SGDCK thành công nhất thế giới trong việc phát triển sản phẩm phái sinh trên chỉ số chứng khoán. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 37 37 1.5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.5.2. MỘT SỐ SGD CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THẾ GIỚI • Hàng hóa giao dịch: • Cũng giống các SGD CKPS lớn trên thế giới, SPPS được giao dịch tại Hàn Quốc được hình thành chủ yếu từ các hợp đồng tài chính liên quan đến lãi suất, tỷ giá... • Các SPPS trên hàng hóa thực mặc dù có giao dịch, song hiện tại, thị trường Hàn Quốc mới giao dịch các HĐTL về vàng và thịt lợn sạch và khối lượng giao dịch cũng rất nhỏ. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 38 38 1.5. SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.5.2. MỘT SỐ SGD CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THẾ GIỚI • Thành viên tham gia: • Các NĐT cá nhân: Thường tham gia với mục đích đầu cơ. • Các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, NHTM, NHĐT trong và ngoài Hàn Quốc: Tham gia với tư cách chủ thể kinh doanh kiếm lời và phòng ngừa rủi ro. • SGD chứng khoán Hàn Quốc: Tham gia với vai trò tạo lập thị trường, chỉnh sửa các hoạt động liên quan đến những rủi ro có thể gặp phải, thanh tra, kiểm soát các giao dịch có dấu hiệu nghi ngờ. TS. Phạm Thị Bảo Oanh 39 39 TS. Phạm Thị Bảo Oanh 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 3
68 p | 263 | 69
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 1
92 p | 233 | 60
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 4
80 p | 239 | 58
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 5
58 p | 292 | 54
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 2
41 p | 193 | 44
-
Các công cụ tài chính
12 p | 278 | 36
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 3.3 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
25 p | 24 | 13
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
33 p | 90 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 2: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
17 p | 30 | 7
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1
56 p | 7 | 4
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 2
68 p | 7 | 4
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 4
57 p | 5 | 3
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 5
59 p | 8 | 3
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 3
65 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Bài 2 - ThS. Nguyễn Đức Dũng
39 p | 32 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính (2019) - Chương 3: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
19 p | 38 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 3 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
7 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn