Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 3
lượt xem 69
download
Chương 3: Hợp đồng hoán đổi (Swaps) - Một hợp đồng Swap là một sự thỏa thuận trao đổi dòng tiền mặt vào những thời điểm xác định trong tương lai tuân thủ một số quy định cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 3
- Chương 3: Hợp đồng hoán đổi (Swaps) Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 1
- Tài liệu tham khảo • Hull, Chương 6+25. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 2
- Bản chất của Swaps Một hợp đồng Swap là một sự thỏa thuận trao đổi dòng tiền mặt vào những thời điểm xác định trong tương lai tuân thủ một số quy định cụ thể. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 3
- Ví dụ về hoán đổi lãi suất “Plain Vanilla” • Ví dụ 1: Microsoft thỏa thuận nhận lãi suất 6 tháng LIBOR và trả lãi suất cố định 5% một năm, lãi trả 6 tháng một lần trong 3 năm. Vốn danh nghĩa (notional principal) là $100 triệu. • Slide sau trình bày dòng tiền mặt có thể có của Microsoft. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 4
- Bảng 1: Dòng tiền mặt đến Microsoft ---------Millions of Dollars--------- LIBOR FLOATING FIXED Net Date Rate Cash Flow Cash Flow Cash Flow Mar.5, 2004 4.2% Sept. 5, 2004 4.8% +2.10 –2.50 –0.40 Mar.5, 2005 5.3% +2.40 –2.50 –0.10 Sept. 5, 2005 5.5% +2.65 –2.50 +0.15 Mar.5, 2006 5.6% +2.75 –2.50 +0.25 Sept. 5, 2006 5.9% +2.80 –2.50 +0.30 Mar.5, 2007 6.4% +2.95 –2.50 +0.45 Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 5
- Các sử dụng thông thường của hoán đổi lãi suất • Biến đổi một khoản nợ từ – Lãi suất cố định thành lãi suất biến đổi – Lãi suất biến đổi thành lãi suất cố định • Biến đổi một khoản đầu tư từ – Lãi suất cố định thành lãi suất biến đổi – Lãi suất biến đổi thành lãi suất cố định Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 6
- Intel và Microsoft (MS) biến đổi một khoản nợ • Ví dụ 2: MS mượn 100 triệu $ ở mức lãi suất LIBOR+10 điểm cơ bản. Một điểm cơ bản bằng 1% của 1%. 10 điểm cơ bản bằng 0.1%). MS tham gia vào một swap với Intel. Dòng tiền mặt của MS sẽ như sau: – Trả LIBOR+0.1% cho người cho vay (ngoài swap). – Nhận LIBOR theo điều kiện của Swap. – Trả 5% theo điều kiện của Swap. => MS biến khoản nợ có lãi suất biến đổi thành khoản nợ có lãi suất cố định 5.1%. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 7
- Intel và Microsoft (MS) biến đổi một khoản nợ (tt) • Intel có một khoản nợ 100 triệu dollar, thời hạn còn lại là 3 năm. Lãi suất cố định là 5.2%. Hoán đổi với MS, dòng tiền của Intel như sau: – Trả 5.2% cho người cho vay. – Trả LIBOR theo điều kiện của Swap. – Nhận 5% theo điều kiện của Swap. => Biến đổi lãi suất cố định 5.2% thành LIBOR + 20 điểm cơ bản. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 8
- Intel và Microsoft (MS) biến đổi một khoản nợ (tt) 5% 5.2% Intel MS LIBOR+0.1% LIBOR Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 9
- Khi có sự tham gia của một định chế tài chính (plain vanilla) 4.985% 5.015% 5.2% Intel F.I. MS LIBOR+0.1 LIBOR LIBOR % Định chế tài chính (Financial Institution) có hai hoán đổi đóng (offsetting swaps) và nhận được 3 điểm cơ bản. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 10
- Intel và Microsoft (MS) biến đổi một tài sản 5% 4.7% Intel MS LIBOR-0.2% LIBOR Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 11
- Có sự tham gia của các định chế tài chính 4.985% 5.015% 4.7% Intel F.I. MS LIBOR-0.2% LIBOR LIBOR Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 12
- Người tạo thị trường • Trên thực tế, khó có thể có hai công ty liên hệ với FI đồng thời do đó FI phải đóng vai trò người tạo thị trường. • FI tạo ra một swap mà có thể chưa có một swap với một đối tác khác để tạo ra trạng thái đóng. • Do đó các FI cần phải cẩn thận với số lượng swap và bảo hiểm (hedging) cho các swap tạo ra. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 13
- Thỏa thuận đếm ngày • Thỏa thuận đếm ngày ảnh hưởng đến sự thanh toán của swap. • Thông thường, lãi suất LIBOR dựa dòng tiền từ lãi suất biến đổi vào ngày thanh toán của một swap sử dụng công thức tính LRn/360 trong đó L là vốn, R là lãi suất LIBOR, n là số ngày kể từ lần thanh toán cuối. • Lãi suất cố định được trả trong giao dịch hoán đổi có cách tính ngày tương tự với một cách tính ngày tính lãi cụ thể xác định. Do đó, thanh toán cố định có thể không bằng nhau mỗi lần thanh toán. Lãi suất có thể là ngày thực tế/365 hoặc 30/360. Do đó, cách tính ngày của lãi suất cố định và LIBOR thanh toán 6 tháng một lần là có thể không giống nhau do lãi suất có định thường áp dụng cho cả năm. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 14
- Lợi thế so sánh và Swap • AAACorp muốn mượn với lãi suất biến đổi. • BBBCorp muốn mượn với lãi suất cố định Fixed Floating AAACorp 4.0% 6-month LIBOR − 0.10% BBBCorp 5.2% 6-month LIBOR + 0.6% Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 15
- Swap 4.35% 4% AAACorp BBBCorp LIBOR+0.6% LIBOR Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 16
- Khi có sự tham gia của định chế tài chính 4.33% 4.37% 4% AAACorp F. BBBCorp I. LIBOR+0.6% LIBOR LIBOR Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 17
- Phê phán lý thuyết lợi thế so sánh • Lãi suất cố định 4.0% và 5.2% áp dụng cho AAACorp và BBBCorp là lãi suất cố định 5 năm của thị trường • Lãi suất LIBOR−0.1% và LIBOR+0.6% là lãi suất biến đổi 6 tháng trên thị trường. • Lãi suất cố định của BBBCorp’s phụ thuộc vào mức cộng thêm vào LIBOR mà nó mượn trong tương lai. Mức cộng thêm này phụ thuộc vào mức độ xếp hạng của công ty (mức xếp hạng này được xem xét lại 6 tháng 1 lần). Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 18
- Yết giá Swap trên thị trường và lãi suất LIBOR zero • Quay trở lại ví dụ ở phần trước: MS hoán đổi lãi suất cố định để lấy lãi suất biến đổi với Intel. Mặc dù swap lãi suất không yêu cầu chuyển vốn nhưng chúng ta giả sử rằng có chuyển vốn. Trong trường hợp này, swap tương đương: – MS cho Intel mượn 100 triệu $ ở mức lãi suất LIBOR 6 tháng. – Intel cho MS mượn 100 triệu $ ở mức lãi suất cố định 5%. Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 19
- Yết giá Swap trên thị trường và lãi suất LIBOR zero (tt) • Hoặc Swap trong trường hợp giả định có chuyển vốn có thể tương đương với việc MS mua 100 triệu $ trái phiếu từ Intel với lãi suất LIBOR và bán 100 triệu $ trái phiếu cho Intel với lãi suất cố định 5%. Giá trị của swap của MS sẽ là sự chênh lệch về giá trị của hai trái phiếu. Đặt: – Bfix: giá trị trái phiếu có lãi suất cố định theo Swap. – Bfl: giá trị trái phiếu có lãi suất biến đổi theo swap. • Giá trị của swap của công ty nhận lãi suất biến đổi và trả lãi suất cố định: Vswap=Bfl-Bfix Khoa TC-NH ĐHKT Đà Nẵng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 1
92 p | 233 | 60
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 4
80 p | 239 | 58
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 5
58 p | 292 | 54
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh (ĐHKT Đà Nẵng) - Chương 2
41 p | 193 | 44
-
Các công cụ tài chính
12 p | 278 | 36
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 3.3 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
25 p | 24 | 13
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
33 p | 90 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 2: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
17 p | 30 | 7
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 - TS. Phạm Thị Bảo Oanh
13 p | 24 | 5
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1
56 p | 7 | 4
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 2
68 p | 7 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Bài 2 - ThS. Nguyễn Đức Dũng
39 p | 32 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính (2019) - Chương 3: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
19 p | 38 | 3
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 3
65 p | 10 | 3
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 4
57 p | 5 | 3
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 5
59 p | 8 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 3 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
7 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn