Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường trung học phổ thông của sinh viên trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Bài viết Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường trung học phổ thông của sinh viên trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh đề cập đến những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục (công tác chủ nhiệm lớp) ở trường THPT của sinh viên trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh” trong đợt thực tập sư phạm kì 1 vừa qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường trung học phổ thông của sinh viên trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THỰC TẬP GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH TS. Trần Thị Hương Khoa TLGD, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở trường Đại học sư phạm bao gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn I: Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học cơ bản về chuyên ngành và rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo sư phạm - Giai đoạn II: Tổ chức cho sinh viên vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động thực tiễn của công tác giáo dục. Mỗi giai đoạn trên đều có một vị trí, vai trò nhất định nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình đào tạo nghề cho sinh viên. Giai đoạn I trang bị hệ thống tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ở trường ĐHSP được xem là cơ sở, nền tảng, có tính chất định hướng cho nghề nghiệp lâu dài của họ. Giai đoạn II là giai đoạn cuối cùng hoàn thành quá trình đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, là đợt “tổng diễn tập” các kỹ năng công tác giáo dục của sinh viên được chuẩn bị trong toàn bộ tiến trình đào tạo nghề. Thực tập sư phạm là hình thức chủ yếu trong giai đọan 2 - là dịp sinh viên tiếp xúc trực tiếp với thực tế sinh động của nghề nghiệp. Thực tế sinh động đó có tác dụng củng cố, mở rộng những tri thức, kỹ năng đã được tích lũy, hình thành, phát triển những tri thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của các trường sư phạm, đồng thời bồi dưỡng, phát triển tình cảm nghề nghiệp, hứng thú, nhu cầu, thói quen tự rèn luyện, tự đào tạo… của sinh viên. Thực tập sư phạm của sinh viên trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh được tiến hành hai kì với 3 nội dung thực tập là tìm hiểu thực tế giáo dục; thực tập giáo dục (công tác chủ nhiệm lớp); thực tập giảng dạy, trong đó trọng tâm của TTSP kì 1 là thực tập giáo dục và trọng tậm của TTSP kì 2 là thực tập giảng dạy. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục (công tác chủ nhiệm lớp) ở trường THPT của sinh viên trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh” trong đợt thực tập sư phạm kì 1 vừa qua. 2. Những khó khăn trong công tác thực tập giáo dục ở trường THPT của sinh viên ĐHSP TP. HCM Nâng cao chất lượng công tác thực tập giáo dục của sinh viên sư phạm là một vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Một trong những điều kiện cốt lõi để nâng cao chất lượng công tác này là phải đánh giá được những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình thực tập chủ nhiệm, từ đó có những giải pháp phù hợp. 84
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm Chúng tôi đã tiến hành điều tra 134 giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục trong các đòan TTSP tập trung tại TP Hồ Chí Minh năm học 2007 – 2008 về những khó khăn của sinh viên trong các nội dung thực tập giáo dục sau đây: - Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm - Giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với học sinh - Xây dựng kế họach công tác chủ nhiệm lớp - Tìm hiểu đặc điểm tình hình trường THPT - Tổ chức các họat động sinh họat tập thể, họat động ngòai giờ lên lớp - Tổ chức xây dựng tâp thể học sinh lớp chủ nhiệm - Hướng dẫn các họat động Đòan - Tìm hiểu và thăm gia đình học sinh - Giao tiếp với các lực lượng giáo dục ở trường THPT - Giải quyết các tình huống sư phạm - Giáo dục học sinh chưa ngoan - Kiểm tra, đánh giá kết quả họat động giáo dục Đánh giá của giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục về những khó khăn của sinh viên theo 4 mức độ: Mức 1: Dễ dàng (DD); Mức 2: Ít khó khăn (IKK); Mức 3: Khó khăn (KK); Mức 4: Rất khó khăn (RKK). Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 1 sau: Bảng 1: Đánh giá của GV về mức độ khó khăn của SV khi đi TTSP TT Nội dung Mức độ (%) Mean RKK KK IKK DD 1 Tìm hiểu đặc điểm tình hình trường THPT 0 16 56 62 1.65 0 11.9 41.8 46.3 2 Giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với học sinh 2 30 56 46 1.91 1.5 22.4 41.8 34.3 3 Tổ chức các họat động sinh họat tập thể, họat 4 28 62 40 động ngòai giờ lên lớp... 1.97 3.0 20.9 46.3 29.9 4 Hướng dẫn các họat động Đòan 6 32 76 20 2.17 4.5 23.9 56.7 14.9 5 Xây dựng kế họach công tác chủ nhiệm lớp 2 44 66 22 2.19 1.5 32.8 49.3 16.4 6 Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm 8 40 66 20 2.26 6.0 29.9 49.3 14.9 7 Giao tiếp với các lực lượng giáo dục ở trường 2 56 54 22 THPT 2.28 1.5 41.8 40.3 16.4 8 Tổ chức xây dựng tâp thể học sinh lớp chủ nhiệm 8 56 52 18 2.40 6.0 41.8 38.8 13.4 9 Kiểm tra, đánh giá kết quả họat động giáo dục 4 64 64 2 2.52 85
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm 3.0 47.8 47.8 1.5 10 Giải quyết các tình huống sư phạm 10 78 42 4 2.70 7.5 58.2 31.3 3.0 11 Tìm hiểu và thăm gia đình học sinh 30 68 30 6 2.91 22.4 50.7 22.4 4.5 12 Giáo dục học sinh chưa ngoan 32 78 24 0 3.05 23.9 58.2 17.9 0 Kết quả thống kê trong bảng 1 được xếp theo thứ tự tăng dần mức độ khó khăn cho thấy theo đánh giá của giáo viên hướng dẫn, sinh viên gặp khó khăn ở hầu hết các nội dung của công tác thực tập giáo dục, không có nội dung thực tập giáo dục nào là “dễ dàng” hay “rất khó khăn” đối với sinh viên. Tuy nhiên mức độ gặp khó khăn của sinh viên ở các nội dung thực tập giáo dục là khác nhau., tập trung ở hai mức độ “ít khó khăn” và “khó khăn”. Nhóm các nội dung thực tập giáo dục được giáo viên đánh giá sinh viên “ít khó khăn” nhất là “Tìm hiểu đặc điểm, tình hình trường THPT” (1.65); “Giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với học sinh” (1.91); “Tổ chức các họat động sinh họat tập thể, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp” (1.97). Đánh giá này cũng phù hợp với thực tế vì khi về trường TTSP sinh viên đã được nghe báo cáo về tình hình giáo dục chung của trường, về họat động giáo dục (chủ yếu là công tác chủ nhiệm) và về họat động giảng dạy của trường. Đó là những cơ sở để sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục một cách thuận lợi. Sinh viên cũng có nhiều lợi thế trong việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp với học sinh và tổ chức các họat động sinh họat tập thể, họat động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí.... Trong quá trình rèn luyện các kỹ năng họat động giáo dục thông qua việc học tập môn Giáo dục học tại trường ĐHSP, chúng tôi cũng đánh giá sinh viên đã hình thành kỹ năng tổ chức các họat động ngòai giờ lên lớp khá tốt. Nhóm các nội dung thực tập giáo dục được giáo viên đánh giá sinh viên gặp “khó khăn” hơn là “ Hướng dẫn các họat động Đòan” (2.17); “Lập kế họach công tác chủ nhiệm” (2.19); “ Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm” (2.26); “Giao tiếp với các lực lượng giáo dục ở trường THPT” (2.28) và “Tổ chức xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm” (2.40). Như vậy, đi sâu vào những nội dung thực tập giáo dục đòi hỏi sinh viên phải thành thạo những kỹ năng cụ thể, chuyên biệt thì sinh viên đã gặp nhiều khó khăn và lúng túng hơn. Chẳng hạn các giáo viên hướng dẫn nhận xét rằng đối với nội dung xây dựng kế họach chủ nhiệm lớp sinh viên thường thiết kế kế họach chung chung hoặc quá vụn vặt, chi tiết, các nội dung công việc và biện pháp tiến hành không rõ ràng, thiếu tính hợp lý, khoa học và khả thi. Từ đó mà việc tổ chức xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm theo kế họach từng tuần và tháng chưa cụ thể và hệ thống. Nhóm các nội dung thực tập giáo dục được giáo viên đánh giá sinh viên gặp “khó khăn” ở mức độ cao nhất là “ Kiểm tra, đánh giá kết quả họat động giáo dục” (2.52); “Giải quyết các tình huống sư phạm” (2.70); “Tìm hiểu và thăm gia đình 86
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm học sinh” (2.91); “Giáo dục học sinh chưa ngoan” (3.05). Đây là những nội dung thực tập giáo dục quan trọng của sinh viên, nhưng cũng là những nội dung khó có thể thực hiện thành công trong thời gian đi thực tập. Để thực hiện có kết quả các nội dung này đòi hỏi sinh viên phải có nhiều thời gian đồng thời phải được chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng, tâm thế, bản lĩnh vững vàng. Những điều đó ở sinh viên năm thứ 3 còn khá nhiều khó khăn, lúng túng. Chẳng hạn sinh viên gặp khó khăn nhất ở nội dung giáo dục học sinh chưa ngoan, thể hiện sinh viên thường gặp khó khăn khi tiếp cận với học sinh cá biệt, chưa tạo được quan hệ tình cảm gắn bó thầy – trò, chưa thực sự tìm hiểu được nguyên nhân và biện pháp giáo dục phù hợp nên chỉ thu được một số kết quả nhất thời, mang tính vụ việc. 3. Một số ý kiến đề nghị Để góp phần giải quyết những khó khăn của sinh viên trong công tác thực tập giáo dục chúng tôi đã tập hợp kết quả trả lời ở những câu hỏi mở trong phiếu điều tra kết hợp với trao đổi phỏng vấn trực tiếp giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục và nêu lên một số đề nghị sau đây: - Đối với trường ĐHSP và các khoa trong trường + Cần quan tâm đúng mức và có kế hoạch phối hợp cụ thể, thường xuyên với các trường phổ thông để rèn luyện kỹ năng họat động giáo dục cho sinh viên, có kế họach cho sinh viên “cọ xát” với thực tế giáo dục phổ thông, trực tiếp tiếp xúc với đối tượng giáo dục từ năm thứ nhất. + Khi sinh viên về thực tập chủ nhiệm ở trường phổ thông nên phân công một lớp chỉ có từ 1 – 2 sinh viên là tốt nhất. Một lớp quá đông sinh viên thực tập chủ nhiệm sẽ không hiệu quả. Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm thời gian thực tập khỏang 2 tuần nữa để có cơ hội tìm hiểu, thâm nhập sâu hơn vào họat động giáo dục. + Thường xuyên tổ chức và tạo cơ hội cho sinh viên tham gia công tác Đòan, Hội, Câu lạc bộ, công tác xã hội, các hoạt động ngoại khóa, thi NVSP,... để sinh viên tổ chức các họat động Đòan, các họat động ngòai giờ lên lớp ở trường THPT dễ dàng hơn + Tăng thời gian và tạo điều kiện cho khoa Tâm lý – Giáo dục thực hiện việc rèn luyện hệ thống các kỹ năng họat động giáo dục cho sinh viên. - Đối với Khoa Tâam lý – Giáo dục + Khoa Tâm lý giáo dục, đặc biệt là bộ môn Giáo dục học cần xây dựng hệ thống kỹ năng họat động giáo dục cơ bản và qui trình rèn luyện hệ thống kỹ năng đó cho SV trong quá trình dạy học môn học. Chú trọng rèn luyện cho sinh viên hệ thống kỹ năng công tác chủ nhiệm lớp như KN xây dựng kế họach chủ nhiệm lớp; KN thiết kế và tổ chức các họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp; KN giải quyết các tình huống giáo dục; KN thiết lập các mối quan hệ giao tiếp ứng xử với giáo viên phổ thông, với cha mẹ học sinh; KN giáo dục học sinh cá biệt; KN kiểm tra và đánh giá kết quả họat động giáo dục... + Cải tiến nội dung, phương pháp dạy học các môn khoa học nghiệp vụ sư phạm, nhất là môn Giáo dục học theo hướng tinh giản lý thuyết, tăng cường giờ 87
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm thực hành nội khóa môn học (giải bài tập thực hành, xêmine, thảo luận nhóm, luyện tập kỹ năng…). - Đối với giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục ở trường phổ thông + Nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy, quan tâm, chia sẻ, thông cảm, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên tiếp xúc, va chạm và xử lý các tình huống thực tế giáo dục và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn với sinh viên; Góp ý chân thành các hạn chế của sinh viên. + Đưa ra các yêu cầu cao nhưng cụ thể đối với sinh viên. Đánh giá khách quan, công bằng kết quả thực tập giáo dục của sinh viên. - Đối với sinh viên thực tập giáo dục + Ý thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thực tập chủ nhiệm ở trường phổ thông để tích cực trang bị tri thức, rèn luyện các kỹ năng họat động giáo dục trong quá trình học tập. + Mạnh dạn, chủ động, tự tin, tự giác, tích cực, năng động, biết quan sát, biết lắng nghe, tự học hỏi từ bạn bè, thầy cô hướng dẫn, học sinh và các lực lượng giáo dục có liên quan ở trường phổ thông. + Có kế họach, phương pháp thực hiện các họat động giáo dục và kiên trì thực hiện, thường xuyên tự tổng kết, rút kinh nghiệm. + Gần gũi với học sinh lớp chủ nhiệm, kiên trì bám lớp, hướng dẫn học sinh học tập và hỗ trợ trong công tác Đoàn, tăng cường tự giáo dục tác phong, phẩm chất nghề giáo, các mối quan hệ giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp... Tóm lại: Trên đây là một số kết quả bước đầu trong việc nghiên cứu về thực trạng công tác rèn luyện kỹ năng họat động giáo dục của sinh viên trường ĐHSP TP. HCM mà tôi muốn đóng góp cho Hội thảo. Rất mong sự trao đổi, đóng góp ý kiến của quí thầy cô và đồng nghiệp. Chúc Hội thảo thành công./. 88
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu những khó khăn trong việc đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên năm hai tại Trường Đại học Quy Nhơn
9 p | 808 | 41
-
Vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hội nhập cuộc sống
5 p | 187 | 17
-
Hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có khó khăn về tâm lý
13 p | 112 | 11
-
Áp dụng IFRS tại Việt Nam: Những khó khăn và giải pháp cho các trường đại học đào tạo kế toán
9 p | 111 | 9
-
Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa Giáo dục chính trị và Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp
6 p | 78 | 7
-
Những khó khăn trong giáo dục đạo đức cho trẻ em ở gia đình thành phố hiện nay - Nguyễn Thị Quyên
0 p | 93 | 6
-
Quản trị công tác xã hội theo triết lý giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 60 | 6
-
Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố
7 p | 68 | 5
-
Những khó khăn trong cuộc sống của công nhân và tác động của nó tới động cơ thành đạt trong lao động của họ - ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa
12 p | 58 | 5
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
7 p | 109 | 5
-
Khó khăn của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tư vấn tâm lý học cho học sinh hiện nay và hướng khắc phục
5 p | 56 | 5
-
Công tác phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương với các trường mầm non triển khai thực hành thực tập trong đào tạo giáo viên mầm non
7 p | 39 | 4
-
Cố vấn học tập: Khó khăn và giải pháp khắc phục
9 p | 20 | 4
-
Đào tạo giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên theo mô hình A+B - Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp
4 p | 34 | 3
-
Công tác bồi dưỡng giáo viên ngữ văn tại các tỉnh thành phía Nam – những khó khăn, bất cập và giải pháp
9 p | 20 | 2
-
Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong công tác lưu trữ giai đoạn 1958-1990
8 p | 30 | 2
-
Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông hiện nay
8 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn