Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố
lượt xem 5
download
Bài viết này, tìm hiểu tình trạng di cư tự do của nhóm nữ lao động tại thành phố hiện nay, phân tích những trở ngại khó khăn và vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư tại thành phố, để từ đó đưa ra biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội nhằm trợ giúp nhóm nữ lao động di cư giải quyết những khó khăn trong cuộc sống dưới góc độ của ngành công tác xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0034 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 80-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG NỮ LAO ĐỘNG DI CƯ TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ Nguyễn Thị Mai Hương Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội, mang tính khách quan, tất yếu của sự phát triển. Do tác động của quá trình CNH, HĐH dòng người di cư tìm kiếm việc làm từ nông thôn ra thành phố ngày càng tăng và có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến người lao động di cư, trong đó có lao động nữ di cư tự do. Bài viết này, tìm hiểu tình trạng di cư tự do của nhóm nữ lao động tại thành phố hiện nay, phân tích những trở ngại khó khăn và vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư tại thành phố, để từ đó đưa ra biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội nhằm trợ giúp nhóm nữ lao động di cư giải quyết những khó khăn trong cuộc sống dưới góc độ của ngành công tác xã hội. Từ khóa: Công tác xã hội, lao động nữ, di cư. 1. Mở đầu Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội, mang tính khách quan, tất yếu của sự phát triển. Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước và do sự tác động của nền kinh tế thị trường nên sự chênh lệch về mức sống, khác biệt về thu nhập và phát triển không đồng đều giữa các vùng miền lãnh thổ ngày càng sâu sắc. Điều này, dẫn đến dòng di chuyển người lao động từ nông thôn ra thành phố để mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Nghiên cứu về di cư nói chung và nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, như các bài viết: Chiều cạnh giới của di dân lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Bài viết đã đề cập đến động lực di cư, những trở ngại khó khăn trong quá trình di cư và vị thế pháp lí của những người lao động nữ ra đô thị. Tác giả Phạm Bảo Dương, Nguyễn Thị Tình với bài Việc làm và đời sống của lao động nữ nông thôn làm việc tự do tại Hà Nội [7] phân tích tình trạng việc làm và đời sống của những người nữ lao động đang làm việc tại thành phố và đưa ra một vài kiến nghị. . . Tóm lại, vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiệp cận khác nhau. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội, khó khăn của người lao động di cư đang gặp phải và biện pháp can thiệp trợ giúp cho họ thì chưa có công trình nào đề cập đến. Do vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả có kế thừa một số tài liệu và điều tra, tìm hiểu về những vấn đề khó khăn của người lao động di cư tại thành phố để đưa ra biện pháp hỗ trợ của công tác xã hội nhằm trợ giúp nhóm nữ lao động di cư giải quyết những khó khăn trong cuộc sống tại thành phố. Ngày nhận bài: 21/1/2016. Ngày nhận đăng: 1/5/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Hương, e-mail: nguyenmaihuong_1983@yahoo.com 80
- Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tình trạng nữ lao động di cư tự do ra thành phố hiện nay Người lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố là: sự di chuyển của nhóm dân cư nông thôn trong độ tuổi lao động đến đô thị để tìm kiếm việc làm nhằm đảm bảo cuộc sống một cách tự phát, không có tổ chức. Người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố có những đặc trưng về giới, tuổi, học vấn, hôn nhân, nghề nghiệp. Nữ giới có xu hướng di cư ngày càng nhiều, hình thành nên một lực lượng quan trọng trong khu vực kinh tế phi chính thức tại đô thị, thường làm việc tập trung trong một số lĩnh vực và sống co cụm theo tiêu chí cùng quê, cùng nghề. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc sống của nhóm nữ lao động, có thể khái quát một số đặc điểm của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố như sau: - Về độ tuổi: tuổi trung bình của lao động nữ và nam tương đối khác biệt, nam là 32 và nữ là 36, trong đó hai nhóm nữ trong độ tuổi 36 - 43 và 44 - 60 chiếm tỉ lệ cao nhất với 26,1% và 25,6%, nhóm 28-35 tuổi chiếm 17,6%, hai nhóm nữ tuổi 18 - 23 và 24 - 27 có tỉ lệ thấp dần [8]. - Về học vấn: Học vấn là nền tảng cho những nỗ lực của lao động di cư trong việc nâng cao mức sống và chất lượng sống của hộ gia đình. Song, tình trạng học hết THCS rồi bỏ vẫn là phổ biến nhất trên mặt bằng chung với 63,3% trường hợp mẫu khảo sát. Ở trình độ tiểu học và THCS, nữ chiếm 13,9% và 68,5%, cao hơn nam (9,0% và 57,7%). Tỉ lệ người lao động di cư đạt trình độ PTTH của nam là 31,1%, cao gấp đôi nữ [8]. Trình độ học vấn thấp đã hạn chế cơ hội nghề nghiệp, ra thành phố, lao động di cư chấp nhận những công việc giản đơn, mùa vụ, mang lại thu nhập tức thì. Phần đông trong số họ chưa qua bất kì khoá đào tạo chuyên môn nào, cũng ít ai nghĩ đến việc đầu tư học nghề hoặc nâng cao trình độ. - Về hôn nhân: Những người lao động nư di cư tự do ra thành phố bao gồm nhóm chưa lập gia đình, tuy nhiên nhóm người đã lập gia đình và đi cùng chồng, mang theo con cái cũng chiếm phần lớn và một tỉ lệ ít thuộc nhóm đã li thân, li dị, góa. - Về việc làm của nhóm nữ lao động di cư ra thành phố: Lao động nữ nông thôn lên thành phố làm việc tự do với trình độ học vấn thấp, đa số chỉ học tới trung học cơ sở và tỉ lệ lao động được qua đào tạo nghề rất ít nên họ chỉ có thể làm những công việc chủ yếu dựa vào sức lao động. Họ chọn những công việc tự do, đơn giản, ít mạo hiểm, không đòi hỏi cao về trình độ và sự đầu tư lớn, như: người giúp việc, bán hàng rong, chờ việc ở chợ lao động, phục vụ, bán hàng thuê, công nhân, thợ may. . . Trong các loại hình lao động thì nhóm giúp việc có tính chất công việc ổn định và thường xuyên nhất, họ thường làm việc khoảng 10 - 11 tháng/năm. Con số đó ở nhóm bán hàng rong là 8 – 9 tháng/năm và thấp nhất là nhóm chờ việc tại chợ lao động 7 - 8 tháng/năm. Có sự chênh lệch này là do một nửa lao động bán hàng rong và phần lớn phụ nữ chờ việc tại chợ lao động chỉ lên Hà Nội làm việc vào khoảng thời gian nông nhàn, đến mùa vụ họ lại về thu hoạch, cấy hái... Còn đối với người giúp việc, họ thường xác định làm lâu dài, mặt khác thì sự ràng buộc với chủ nhà cũng là một yếu tố tác động đến thời gian làm việc. Động lực của quá trình di cư ra thành phố của nữ lao động chủ yếu là do nhân tố kinh tế mà trước hết là thu nhập và việc làm. Cuộc sống của người nông dân tại nông thôn bấp bênh, thời gian nhàn rỗi nhiều, thu nhập thấp đã thúc đẩy người nông dân rời bỏ đồng ruộng để ra thành phố tìm việc. Họ chấp nhận làm mọi công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm để mưu sinh, để có tiền gửi về cho gia đình con cái chăm lo học hành, mong có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặt khác, cuộc sống đô thị với những cơ hội mới về việc làm và thu nhập, môi trường hấp dẫn cũng là một lực hút để 81
- Nguyễn Thị Mai Hương hút người nông dân ở các vùng quê nghèo đến đây mong giải quyết được cuộc sống nghèo khổ, vất vả. 2.2. Những trở ngại và khó khăn của nữ lao động di cư ra thành phố Quá trình làm việc của nữ lao động di cư ra thành phố đã mang đến những thay đổi cho cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ. Những người phụ nữ đã lao động vất vả, ngày đêm, làm bất cứ các công việc gì đã mang lại nguồn tiền, vốn, hàng hóa. . . chuyển về cho gia đình, người thân dưới nhiếu hình thức khác nhau góp phần cải thiện cuộc sống của gia đình và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, những người lao động di cư nói chung đặc biệt là nhóm lao động nữ mưu sinh tại thành phố nói riêng gặp rất nhiều vấn đề và khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, những trở ngại và khó khăn đó là: - Khó khăn về điều kiện sống, công việc và thu nhập. Nhà ở và điều kiện sống của nữ lao động tại thành phố rất tồi tàn và tạm bợ. Nhiều nhà trọ nhếch nhác, điều kiện thiếu ánh sáng, không khí, thiếu điện, nước sạch, mọi người cùng chung nhà vệ sinh, mật độ người ở quá cao, không đảm bảo các quy định về sinh hoạt môi trường. Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo nhưng đó là lựa chọn bắt buộc để giảm thiểu tối đa chi phí. Công việc và an ninh việc làm không đảm bảo: Qua tìm hiểu công việc của những nữ lao động di cư tự do ra thành phố cho thấy: đặc tính công việc của người lao động di cư là thiếu ổn định và nguy hiểm, thường được biết đến với tên gọi là "các công việc 3D". Họ chủ yếu làm những công việc ngoài trời, nguy hiểm và độc hại. Họ còn cho biết mình đã từng bị tai nạn lao động khi làm việc. Những người nữ lao động di cư với công việc bấp bênh, không ổn định và đặc thù là lao động giản đơn nên thu nhập của họ thường không cao. Thu nhập trung bình của nhóm giúp việc là cao nhất, tiếp đến là nhóm bán hàng rong và nhóm chờ việc tại chợ lao động. Đa số những lao động này cho biết, thu nhập hiện tại là cao hơn so với mức thu nhập khi làm tại quê nhà, nhưng khi tính số tiền công trên một giờ làm việc, thì mức thu nhập này chưa thực sự tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Với thu nhập như vậy trừ đi chi tiêu hàng tháng họ cũng gửi về gia đình từ 1 – 1,5 triệu đồng/ tháng. - Khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Lao động nữ di cư là đối tượng ít được bảo vệ nhất trong môi trường làm việc. Hầu hết các chị phụ nữ làm nghề giúp việc, bán hàng rong hay ở chợ lao động. . . đều không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên họ có nguy cơ gặp những rủi ro về an toàn lao động, sức khỏe. Có những chị làm việc tại một số doanh nghiệp nhưng lại không được chủ kí hợp đồng nên khi có vấn đề về lao động thì không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, khi bị ốm đau, bệnh tật họ phải tự lo thuốc men dẫn đến họ ngại ngần trong việc chữa trị. Những chương trình y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản thường ít đến được người di cư tiếp cận. Vị thế về pháp lí: Việc tiếp cận với nhiều dịch vụ xã hội và các thủ tục hành chính khác đều gắn chặt với hộ khẩu, và đây là vấn đề bức xúc đối với nhiều người nữ lao động di cư không có hộ khẩu thường trú tại nơi họ sống và làm việc. Lao động nhập cư nếu không có hộ khẩu thường trú sẽ khó khăn trong xin việc làm là những ngành nghề ở khu vực chính thức, hạn chế việc học hành của con cái, vay vốn tín dụng, đăng kí xe. . . Từ những trở ngại đó khiến cho khó khăn mà những người nữ nhập cư và gia đình họ gặp phải thêm trầm trọng, tạo ra những rào cản và nảy sinh tiêu 82
- Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố cực trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội khác. - Vấn đề về tâm lí và sự kì thị. Về tâm lí: Bên cạnh những nguy cơ về sức khỏe thể chất, những khó khăn về tâm lí của người di cư cũng khá lớn. Là những nữ lao động nông thôn nhút nhát ra thành phố làm việc, họ có rất ít mối quan hệ thân thiết ở thành phố nên thường xuyên cảm thấy cô đơn, nhớ gia đình. Theo kết quả Điều tra của ISDS về đổi mới, bảo trợ xã hội và di cư nông thôn ra thành thị thì 45,3% người di cư gặp phải khó khăn là nhớ nhà. họ dễ có tâm trạng bất an, lo lắng và sợ hãi bởi khi bước vào một môi trường mới hoàn toàn, họ rất bỡ ngỡ và thiếu những kĩ năng để tự bảo vệ bản thân. Họ lo lắng về công việc của bản thân, sợ hãi trước những đe dọa, gây hấn của những thế lực xã hội đen, lo lắng cho gia đình, con cái ở nhà hay lo lắng cho cả gia đình khi đi theo mình di cư. . . Sự kì thị và khó khăn trong hòa nhập, thích nghi: Không chỉ vậy, những người nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố còn gặp phải sự kì thị của người bản địa cũng như có sự tự kì thị với chính bản thân mình. - Nữ lao động di cư có nguy cơ bị xâm hại. Lao động nữ làm những công việc dịch vụ như gánh rong, trong coi cửa hàng, quán xá, giúp việc giá đình thường hay có hoàn cảnh éo le, kể cả bị quấy rối tình dục. Do ở tình trạng dễ bị tổn thương, nên họ có thể rơi vào hoàn cảnh bị xâm hại tình dục hay làm gái mại dâm một cách không mong muốn. Thậm chí họ bị ép buộc phải bán dâm hoặc tự nguyện làm nghề này do không tìm kiếm được việc làm và muốn có thu nhập cao hơn. Nhóm phụ nữ di cư thường dễ bị tổn thương hơn so với các nhóm phụ nữ ở nhà, do thường bị xâm hại và bạo lực, gây nên những rủi ro lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Ngoài ra họ cũng có nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, mại dâm, vận chuyển buôn bán ma túy. . . ảnh hưởng đến chính bản thân họ và gia đình người di cư. - Nhu cầu của những nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố Di cư ra thành phố là một sự lựa chọn, một quyết định để thay đổi cuộc sống với mong muốn có công việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn của những nữ lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, nhóm nữ lao động di cư gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình ra thành phố. Vì vậy, việc tìm hiểu và đáp ứng những nhu cầu cho những người lao động di cư ra thành phố là để đảm bảo cuộc sống, giúp họ vượt qua khó khăn. Những nhu cầu cơ bản của người lao động di cư: Được hỗ trợ thông tin: thông tin về nơi đến, về việc làm, những địa chỉ sẽ đến làm việc; thông tin về kiến thức, kĩ năng để đối mặt với những thay đổi ở nơi đến; thông tin về chính sách, pháp luật, thủ tục pháp lí và các giấy tờ cần thiết. Đảm bảo sinh hoạt, lao động trong môi trường an toàn, vệ sinh: Những người lao động di cư đều mong muốn được sống và làm việc trong một môi trường an toàn, nơi cư trú, nhà ở đảm bảo những nhu cầu căn bản như điện, nước sạch và thức ăn hợp vệ sinh để có thể đảm bảo cho sức khỏe, có khả năng tái sản xuất sức lao động, tránh bị bệnh tật. Được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục tại thành phố: Mong muốn của những người nữ lao động nhập cư là làm sao có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế để chăm sóc, khám, điều trị bệnh khi cần bởi lẽ họ là nhóm có nguy cơ cao về tổn hại sức khỏe do phải làm việc trong môi trường độc hại, khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn, áp lực nhiều. Có việc làm, thu nhập ổn định: Những người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố có mục đích chủ yếu nhất là có được việc làm tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Do vậy, điều mà 83
- Nguyễn Thị Mai Hương phần lớn tất cả những người di cư mong muốn là khi tới nơi ở mới họ sẽ tìm được công việc làm có thu nhập tốt hơn, cao hơn, có công việc làm phù hợp với khả năng và ổn định, an toàn. Được hỗ trợ tâm lí: Trước những vấn đề khó khăn về tâm lí như nhớ nhà, lo lắng cho cuộc sống của bản thân và gia đình ở quê, căng thẳng, sợ hãi tại môi trường mới, những người di cư rất mong muốn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ về tâm lí để họ có thể giải quyết những khó khăn của mình, yên tâm sinh hoạt, làm việc tại nơi ở mới. 2.3. Một số biện pháp của Công tác xã hội trong hỗ trợ nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố Nhóm lao động nữ di cư cần được đặt như một nhóm yếu thế trong xã hội và là đối tượng trợ giúp của công tác xã hội và các tổ chức xã hội chứ không phải là nhóm quan tâm chỉ của chính quyền địa phương sở tại. Nhân viên công tác xã hội cần vận dụng các phương pháp và kĩ năng chuyên nghiệp để hỗ trợ cho nữ lao động di cư giải quyết những vấn đề và khó khăn gặp phải trong công cuộc mưu sinh tại thành phố, các biện pháp trợ giúp can thiệp dưới đây. 2.3.1. Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về di cư Nhân viên công tác xã hội thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến thông tin cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền ở tất cả các cấp, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về di cư và các cách giải quyết những hệ quả khi địa bàn có người lao động di cư sinh sống; Cung cấp cho lao động nữ di cư các kiến thức về an toàn và cách phòng tránh những rủi ro trong quá trình di cư; Phổ biến các chính sách, pháp luật về di cư. Nội dung truyền thông: Tùy từng hoàn cảnh và đối tượng truyền thông cụ thể, nhân viên công tác xã hội có thể cân nhắc để lựa chọn tuyên truyền những nội dung sau: - Thực trạng về cuộc sống của người lao động di cư ở các thành phố lớn; - Những vấn đề có thể gặp phải trong cuộc sống; - Hành trang cần thiết cho lao động nữ di cư; - Những địa chỉ trợ giúp trong những tình huống khẩn cấp; - Phòng chống buôn người, thủ đoạn mua bán người môi giới công việc và tác hại của hành vi mua bán người. 2.3.2. Hỗ trợ nhóm Mô hình CTXH nhóm có thể được nhân viên CTXH triển khai tại các cộng đồng, nơi có những nữ lao động di cư sinh sống, ví dụ có thể thông qua mô hình CTXH nhóm: Câu lạc bộ “Cùng tương trợ”. Mục tiêu chính: Những thành viên tham gia câu lạc bộ có được các kiến thức, kĩ năng cơ bản cho cuộc sống di cư tại thành phố. Câu lạc bộ có thể do Hội phụ nữ địa phương hoặc Đoàn thanh niên tổ chức và quản lí. Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ: - Làm quen, giới thiệu mục đích, các nội dung sinh hoạt nhóm, xây dựng nội quy của nhóm. - Thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư tại Hà Nội. - Những thủ tục pháp lí cần thiết để đăng kí tạm trú, tạm vắng hoặc nhập khẩu, nhập học cho con. - Những vấn đề liên quan đến an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Những vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. 84
- Công tác xã hội trong hỗ trợ đời sống nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố - Những vấn đề liên quan đến các chế độ: thai sản, ốm đau, tử tuất. - Các kĩ năng sống cơ bản: kĩ năng giao tiếp ứng xử với cộng đồng, kĩ năng tổ chức, sắp xếp cuộc sống, kĩ năng phòng tránh bạo lực, kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp và tư duy tích cực 2.3.3. Hỗ trợ cá nhân - Hỗ trợ tâm lí: Nhân viên CTXH lúc này đóng vai trò là người hỗ trợ chính về mặt tâm lí cho họ thông qua những buổi trò chuyện, chia sẻ. Sự thấu cảm, động viên của NV CTXH sẽ giúp họ an tâm, giải tỏa bớt lo lắng để chia sẻ và tiếp nhận những hỗ trợ tiếp theo. - Hỗ trợ pháp lí:Nhân viên CTXH cần hỗ trợ lao động nữ di cư trong các vấn đề liên quan đến luật pháp như: bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động hoặc đòi những quyền lợi hợp pháp như: tiền lương, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ về bảo hiểm, ốm đau hay thai sản..., những khía cạnh pháp lí mà người lao động di cư thường gặp phải trong cuộc sống như: giấy tờ thủ tục tạm trú, nhập khẩu, nhập học cho con cái khi chưa có hộ khẩu. . . - Định hướng, giáo dục, giới thiệu việc làm: Nhân viên CTXH cần tìm hiểu nguyện vọng, khả năng của các cá nhân nữ lao động cũng như điều kiện kinh tế, thị trường lao động tại cộng đồng của họ để có thể tư vấn, giới thiệu, lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp nhất. 3. Kết luận Dòng lao động di cư nông thôn – thành thị là xu hướng tất yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta. Xu hướng nữ giới tham gia quá trình di cư ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, những người lao động di cư ra thành phố nói chung và đặc biệt là nhóm nữ lao động di cư nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn, nguy cơ về sức khỏe, giáo dục, nhà ở, an sinh xã hội, xâm hại và bóc lột tình dục. Do vậy, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ đối với người lao động di cư. Với những khó khăn, vấn đề họ đang gặp phải thì cần có sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp. Do vậy, cần phải tăng cương các biện pháp trợ giúp chuyên nghiệp của công tác xã hội đễ hỗ trợ lao động nữ di cư tự do ra thành phố hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Nguyên Anh, 2005. Chiều cạnh giới của di dân lao động trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, số 2, tr.23-32. [2] Đặng Nguyên Anh, 2012. Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tạp chí Xã hội học, số 4, tr.40-45. [3] Đinh Quang Hà, 2010. Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội. Luận án tiến sĩ Xã hội học, Hà Nội. [4] Giáo trình Nhập môn công tác xã hội. Nxb Lao động, 2008. [5] Hoàng Văn Chức, 2004. Di dân tự do đến Hà Nội - thực trạng và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] MDG Achievement Fund, 2012. Giới và tiền chuyển về của lao động di cư. [7] Phạm Bảo Dương, Nguyễn Thị Tình, 2011. Việc làm và đời sống của lao động nữ nông thôn làm việc tự do tại Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, tập 10, số 4, tr.671-678. [8] Trần Nguyệt Minh Thu, 2013. Vài nét về nhóm lao động di cư tự do nông thôn – đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 2. 85
- Nguyễn Thị Mai Hương ABSTRACT Social work with famale migrant workers from rural to urban area Migration is an economic phenomenon – social and the inevitability of the development. Vietnam is in the process of industrialization and modernization, however, the economic growth was one of the causes of increases in inequality between regions, areas, as well as between groups of rich and poor people. This led to the movement of rural workers to urban areas to look forward to get a better life for themselves and their families. . . Research on migration in general and migration from rural areas to the city of Hanoi is an issue of interest to many researchers under the angles such as sociology, economics, social justice, the population... However, in view of the intervention of social work is still an issue that needs to be exploited.Therefore, within the scope of this article, the author relies on a number of difficult problems of migrant workers in the city to take measures to support social work. Keywords: Social works, woman works, migrant. 86
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc
18 p | 2192 | 480
-
Bài giảng Công tác văn thư trong các cơ quan tổ chức Đảng tổ chức chính trị xã hội - TS. Nguyễn Lệ Nhung
32 p | 744 | 127
-
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục, nghĩ về nền giáo dục hiện nay
3 p | 329 | 86
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 13.1 - Trần Văn Kham
33 p | 399 | 73
-
Thuyết trao quyền trong công tác xã hội
8 p | 723 | 64
-
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đặc trưng mục tiêu và đặc trưng phương thức của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
17 p | 242 | 61
-
Giáo án: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Hồ Tĩnh Tâm
2 p | 704 | 52
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 4: Đường lối phát triển kinh tế-xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh nước ta trong tình hình mới
11 p | 173 | 39
-
Bài giảng Kỹ năng biện hộ
36 p | 274 | 33
-
Bài giảng Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị chồng bạo hành - Nguyễn Quốc Phong
20 p | 242 | 32
-
Công tác xã hội học đường: Nhu cầu và vai trò hỗ trợ trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em trong các trường học
5 p | 78 | 12
-
Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam - Hoàng Triều Hoa
10 p | 77 | 8
-
Tiểu luận: Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
20 p | 46 | 6
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bài 8 - Nguyễn Thị Hồng
76 p | 151 | 6
-
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội
15 p | 119 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ năng thực hành xã hội
28 p | 28 | 4
-
Những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác đào tạo tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn