intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những kiến thức và lưu ý cần biết khi dạy con tập nói

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp trẻ tập nói sớm, mời các bạn cùng tham khảo những kiến thức và lưu ý cần biết khi dạy con tập nói dưới đây gồm có: Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn; Các phương pháp dạy con tập nói; Làm gì khi trẻ chậm nói? Những lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy bé tập nói;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những kiến thức và lưu ý cần biết khi dạy con tập nói

  1. NHỮNG KIẾN THỨC VÀ LƯU Ý CẦN BIẾT KHI DẠY CON TẬP NÓI
  2. Trước khi có khả năng nói bằng ngôn ngữ, trẻ bắt đầu bằng việc làm quen với những âm thanh và các từ ngữ vô nghĩa. Bé tập nói chuyện trong 3 năm đầu đời, khi mà bộ não đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Trong thời gian này, việc luyện tập nói chuyện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khả năng nói của bé. 1. Hành trình tập nói của trẻ qua các giai đoạn Sau khi sinh ra, trẻ chưa thể nói chuyện. Bé chỉ có thể biểu hiện bằng các cử chỉ như nhăn mặt, khóc, vặn vẹo để thể hiện các nhu cầu về thể chất và cảm xúc, từ sợ hãi, đói đến thất vọng, quá tải cảm giác. Cha mẹ chỉ có thể lắng nghe và giải thích tiếng khóc khác nhau thông qua ngôn ngữ hình thể. Điều kỳ diệu về sự phát triển ngôn ngữ rất nhanh của trẻ qua các giai đoạn được thể hiện như sau:  Bé nói chuyện lúc 3 tháng tuổi: Khi được 3 tháng tuổi, bé lắng nghe giọng nói, quan sát khuôn mặt lúc bạn nói chuyện cùng. Ngoài ra, bé cũng chú ý lắng nghe những âm thanh, giọng nói từ môi trường xung quanh. Nhiều bé thích nghe giọng nói và âm thanh khi còn trong bụng mẹ. Một số bé khác thích nghe giọng phụ nữ hơn nam giới.  Bé nói chuyện lúc 6 tháng tuổi: Khi được 6 tháng, bé bắt đầu bập bẹ nói những âm thanh khác nhau. Ví dụ, bé có thể nói "ba-ba" hoặc "da-da." Đến cuối tháng thứ 6 hoặc thứ 7, các bé có thể trả lời tên của chính mình, nhận ra ngôn ngữ mẹ đẻ và sử dụng giọng nói để bày tỏ trạng thái vui hay buồn. Một số cha mẹ háo hức diễn giải một chuỗi từ ngữ quen thuộc như "cha ơi", trong khi ở độ tuổi này, bé vẫn chỉ có thể bập bẹ nói những âm tiết ngẫu nhiên không có nghĩa.  Bé nói chuyện lúc 9 tháng tuổi: Sau 9 tháng tuổi, bé có thể hiểu một vài từ cơ bản như "không" và "tạm biệt". Bé cũng có thể bắt đầu sử dụng một phạm vi rộng hơn các âm thanh chứa phụ âm và điều chỉnh âm điệu giọng nói.  Bé nói chuyện lúc 12 - 18 tháng tuổi: Hầu hết các bé có thể nói một vài từ đơn giản như "mama" và "Dadda" vào cuối 12 tháng. Trẻ còn có thể trả lời hoặc ít nhất là hiểu được những đoạn nói chuyện ngắn của bạn chẳng hạn như “Con hãy đặt nó xuống”.  Bé nói chuyện lúc 18 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng nói một số từ đơn giản như nói tên người, đồ vật và các bộ phận trên cơ thể bạn. Trẻ có thể lặp lại những từ hoặc âm thanh cuối cùng trong câu nói được nghe trước đó từ bạn.  Bé nói chuyện lúc 2 tuổi: Đến 2 tuổi, các bé đã có khả năng xâu chuỗi một vài từ trong các cụm từ ngắn từ 2 - 4 từ, chẳng hạn như "Mẹ ơi, tạm biệt" hoặc "Con, sữa". Trẻ cũng đang học các từ ngữ chỉ sự vật như "cốc" và những từ mang ý nghĩa trừu tượng như "của con".  Bé nói chuyện lúc 3 tuổi: Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng sẽ mở rộng nhanh chóng và bé có khả năng hiểu biết về ngôn ngữ trừu tượng như "bây giờ", những cảm giác như "buồn" và các khái niệm không gian như "trong".
  3. Khi bé lên 3 tuổi, vốn từ vựng sẽ mở rộng nhanh chóng và bé có khả năng hiểu biết về ngôn ngữ trừu tượng 2. Các phương pháp dạy con tập nói Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói. Lúc đầu, các bé chỉ nói được một vài từ, trong khi chúng có thể hiểu từ 25 từ trở lên. Bạn có thể giúp bé học nói nếu bạn:  Quan sát: Em bé thể hiện mong muốn qua hành động như dơ 2 cánh tay lên muốn nói rằng bé muốn được ôm, đưa cho bạn một món đồ chơi để nói bé muốn chơi, gạt tay khỏi đĩa thức ăn để muốn nói rằng trẻ đã ăn đủ. Các bậc phụ huynh nên mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và trả lời để khuyến khích những nỗ lực nói chuyện đầu đời của trẻ.  Nghe: Phụ huynh nên chú ý đến tiếng nói bập bẹ của bé rồi nói lại chính xác cho bé nghe và phát âm theo. Bé sẽ cố gắng bắt chước tiếng nói của cha mẹ và thay đổi cao độ và âm sắc để phù hợp với từ ngữ nghe được. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với bé.  Khen ngợi: Bạn nên mỉm cười và tán thưởng những nỗ lực nói chuyện của bé. Qua động lực mà bố mẹ mang lại, bé sẽ tập nói nhanh hơn.  Bắt chước: Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ. Việc nghe những lời nói của bố mẹ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Khi nói chuyện với bé, bạn nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản nhưng chính xác.
  4.  Chi tiết: Nếu bé chỉ vào bàn và gây ồn ào, đừng chỉ cho bé ăn thêm thức ăn. Thay vào đó, bạn nên chỉ vào thức ăn và nói: "Con có muốn ăn thêm không? Con muốn ăn với món khác, phải không?"  Tường thuật: Nói về những thứ liên quan khi bạn rửa bát, mặc đồ, cho ăn và những thay đổi trên cơ thể bé như “Mẹ mang đôi tất chân màu xanh cho con nhé” hoặc “Mẹ đang cắt thịt gà nấu cho con ăn”. Việc làm này có thể giúp bé nghe được nhiều hơn.  Kiên nhẫn: Ngay cả khi bạn không hiểu bé nói gì, hãy tiếp tục cố gắng. Nhẹ nhàng lặp lại những gì bạn nghĩ là bé đang nói và hỏi xem điều đó có đúng không. Ngoài ra, bạn nên thể hiện tình yêu thương để bé cảm thấy được khen ngợi và tiếp tục cố gắng.  Chủ động: Trong giờ chơi, hãy theo dõi sự chú ý và sở thích của bé để thấy rằng giao tiếp là một trò chơi hai chiều nói và nghe, dẫn dắt và làm theo.  Chơi: Khuyến khích trẻ chơi, giả vờ và tưởng tượng thành tiếng để phát triển các kỹ năng bằng lời nói khi chúng đến độ tuổi tập đi.  Đọc lớn tiếng: Những đứa trẻ ham đọc là trẻ cảm thấy việc đọc sách thú vị và cảm thấy thư giãn. Trẻ thường nghe và hiểu lời nói của người lớn trước khi biết nói 3. Làm gì khi trẻ chậm nói? Chẩn đoán các vấn đề về khả năng nói của trẻ càng sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ tốt hơn trước khi đến tuổi đi học. Dưới đây là một vài kiểm tra cho trẻ chậm nói:  Kiểm tra thính giác: Có đến 3/ 1.000 trẻ sơ sinh bị mất thính lực, điều này có thể gây chậm phát triển giọng nói. Hầu hết các bệnh viện yêu cầu sàng lọc thính giác ngay sau khi sinh. Đưa bé đi kiểm tra thính giác trước 3 tháng tuổi nếu bé không vượt qua được sàng lọc thính giác ban đầu.  Thăm khám bệnh học ngôn ngữ: Các nhà bệnh học ngôn ngữ (SLP) có thể chẩn đoán và điều trị các rối loạn ngôn ngữ, giọng nói làm trì hoãn khả năng nói. Những lời khuyên và trò chơi hữu ích có thể được đề nghị trong việc cải thiện vấn đề về giọng nói và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.  Sàng lọc bệnh lý: Trẻ có thể được sàng lọc về các khuyết tật, về phát triển hoặc hành vi như rối loạn phổ tự kỷ hoặc nhận thức. Những rối loạn và bệnh tật mắc phải này có thể gây ra chậm phát triển giọng nói.  Tập nói chuyện với bé: Khuyến khích bé trong giai đoạn bắt đầu tập nói bằng cách dỗ dành, tập nói và hát thường xuyên. Trong khi giao tiếp với bé bạn nên trả lời tích cực và cho thấy sự quan tâm.
  5. 4. Những lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy bé tập nói Dạy bé tập nói bố mẹ cần nói chuyện với con thường xuyên Theo các nghiên cứu, từ giai đoạn thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập, cùng với thính giác phát triển bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ. Bố mẹ nói chuyện thường xuyên với con không chỉ là phương pháp đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cực cao. Trước khi tắm, thay tã, cho bé bú hay thực hiện bất kỳ việc gì, mẹ cũng nên bắt đầu bằng việc nói chuyện với con. Cách nói chuyện này vừa có tác dụng thông báo cho bé biết mẹ chuẩn bị những việc đó đồng thời có khả năng rèn luyện thính giác, giúp cho bé nói hiệu quả. Bố mẹ nên gọi tên bé Gọi tên là cách tạo cho bé sự chú ý cao, bởi dần dần tên của bé sẽ trở thành âm thanh quen thuộc được ghi nhớ lâu nhất. Giai đoạn này, bé bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như chacha, bàbà… Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó, bố mẹ nên sử dụng ánh mắt để giao tiếp với con. Tối kỵ tình trạng khi đang nói chuyện với con nhưng lại nhìn sang nơi khác hay đang thực hiện một việc khác không có liên quan gì. Theo các nghiên cứu, bằng cách gọi tên, giao tiếp bằng ánh mắt bé sẽ vô dùng dễ dàng đoán ra ý câu nói của mẹ, từ đó tập nói dễ dàng hơn.
  6. Có sự phản hồi rõ ràng Thông thường, khi dạy bé tập nói, đa số các mẹ chỉ tập trung vào từng câu nói mà quên mất sự phản hồi của mẹ. Thực tế sự phản hồi của mẹ khi nghe bé nói cũng rất quan trọng. Do vậy, mẹ đừng chỉ vỗ tay hay mỉm cười với trẻ. Tùy từng trường hợp, nhưng tốt nhất mẹ nên phản hồi trẻ bằng một câu nói thực tế, chẳng hạn như “Ồ, con nói đúng rồi đấy” hay “Mẹ biết rồi, mẹ thấy rồi….”. Khi dạy bé tập nói bố mẹ đừng quá quan trọng chất lượng Thay vì kỳ vọng trẻ có thể phát âm đúng ngay lần đầu tiên, mẹ nên tập trung vào những gì bé đang cố nói ra. Để có thể nói nhanh, trẻ phải cảm thấy tự tin khi nói chuyện với bố mẹ. Do vậy, để bé tập nói đúng quy trình, tâm lý thì bố mẹ đừng ồ ạt quan tâm đến chất lượng mà phải chú trọng dạy bé phát âm chuẩn và rõ ràng trước. Lời nói đi đôi với hành động Dạy bé tập nói, bố mẹ cần lưu ý, lời nói phải đi đôi với hành động. Ví dụ, bên cạnh thực hiện hành động cởi giày cho trẻ, mẹ nên đi kèm thêm câu nói “Để mẹ cởi giày cho con nhé!” hoặc “Chúng ta cùng cởi giày nào!”. Sự kết hợp này sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, cũng như biết được ngôn từ phù hợp với ngữ điệu, hoàn cảnh. Dạy bé tập nói phải tạo cho bé cơ hội Bé sẽ khó có thể nhanh biết nói, nếu không có cơ hội để thể hiện bản thân. Vì vậy, trước mỗi câu nói, câu hỏi, mẹ nên dừng lại 10-15 giây để bé có thể tiếp chuyện hoặc nói lên những gì mình nghĩ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giới thiệu với con thêm nhiều từ mới mỗi ngày, đưa bé đi chơi, hoặc tạo thêm những tình huống mới để trẻ có thể học thêm từ. Dùng từ ngữ đơn giản khi dạy bé tập nói Thời điểm bé tập nói mẹ tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với con. Bởi những từ ngữ đơn giản sẽ giúp bé dễ nhớ từ đó nhanh tập trung vào thông tin quan trọng hơn. Học mà chơi Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới, cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật. Do vậy, khi dạy bé tập nói bố mẹ cần kết hợp với các hoạt động mà tạo sự hứng thú như đọc truyện cùng bé, nhờ bé giúp đỡ mẹ, cất đồ chơi, tự đi lấy nước, hát những bài hát đơn giản… Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.
  7. Bé tập nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con. Dạy bé tập nói là việc quan trọng đến tư duy cũng như khả năng giao tiếp về sau. Chúc bố mẹ và con luôn vui khỏe!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1