intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - môn Ngữ văn ở THCS

Chia sẻ: Khánh Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

153
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là góp phần đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giúp các em giải trí, giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập và góp phần củng cố kiến thức và kĩ năng học tập Tiếng Việt cho học sinh. Tạo cho các em cơ hội phát huy trí tuệ, khả năng phân tích, tư duy sáng tạo. Giáo dục cho học niềm yêu thích, ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có thái độ tích cực, tinh thần tập thể, hợp tác khi giải quyết một vấn trong nhóm, tổ của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt - môn Ngữ văn ở THCS

  1. I. TÊN BIỆN PHÁP :"SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG  DẠY HỌC  PHÂN  MÔN TIẾNG VIỆT ­ MÔN NGỮ VĂN Ở THCS" II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1 . Lý do chọn biện pháp Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh học để  biết, học để  làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh  những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh   những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu  cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Để  thực hiện  được mục tiêu đó thì giáo dục cần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Đó là  một giải pháp then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện mục tiêu này. Một  trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và  học là đưa các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học. Chính  vì vậy mà việc tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt sẽ giúp cho tiết học trở  nên thoải mái, phát huy năng lực của học sinh và tăng thêm hứng thú cho giờ học,   qua đó để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.  Thực tế  những năm gần đây cho thấy việc dạy học Văn  ở  các trường nói  chung và trường tôi nói riêng gặp phải một điều đáng buồn là đa số học sinh tỏ ra   ít hứng thú với môn học này. Điều này xuất phát từ  nhiều nguyên nhân: Việc khó  lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, một phần do xu hướng cho rằng môn Ngữ  văn không có tính  ứng dụng cao như  các môn tự  nhiên. Nhưng còn một nguyên   nhân nữa cũng khá quan trọng là phần lớn giờ  dạy Văn mà đặc biệt là phân môn  Tiếng Việt vừa khô vừa khó  chưa thực sự tạo được sức hấp dẫn và sức cuốn hút   đối với học sinh. Vì thế  yêu cầu bức thiết đặt ra là mỗi giáo viên tùy theo điều   kiện và khả  năng thực tế  phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học cũng như  hình thức tổ  chức hoạt động dạy học để  giờ  học Tiếng Việt ngày càng hấp dẫn   và thú vị. Tôi thiết nghĩ việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Tiếng Việt sẽ giúp  các em học mà chơi, chơi mà học. Từ  đó việc tiếp thu kiến thức sẽ  trở  nên nhẹ  nhàng, không gây áp lực căng thẳng. Đồng thời, thông qua trò chơi, giáo viên còn  hình thành ở học sinh năng lực khám phá, năng lực tư duy, kỹ năng làm việc nhóm,  tăng tính đoàn kết, sự  hợp tác giữa các thành viên. Đó chính là mục tiêu của dạy  học theo hướng phát triển năng lực hiện nay.  Qua quá trình giảng dạy cũng như  dự  giờ  các đồng nghiệp, tôi thấy việc tổ  chức trò chơi trong các tiết học luôn tạo được sự lôi cuốn, sôi nổi, các em lĩnh hội   kiến thức một cách dễ dàng; củng cố, khắc sâu kiến thức vững vàng, tạo cho các  em niềm say mê trong học tập. Chính vì từ  những lý do trên mà bản thân tôi đã  1                                   
  2. mạnh dạn chọn biện pháp  "Sử  dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng   Việt ­  môn Ngữ văn ở THCS". 2. Mục đích của biện pháp  Việc áp dụng các trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt  ở  THCS   nhằm: ­ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt  ở THCS  theo hướng phát   huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân  phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện vận dụng kiến thức vào   thực tiễn. ­ Giúp các em giải trí, giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập và góp  phần củng cố kiến thức và kĩ năng học tập Tiếng Việt cho học sinh. ­ Tạo cho các em cơ hội phát huy trí tuệ, khả năng phân tích, tư duy sáng tạo. ­ Giáo dục cho học  niềm yêu thích, ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và  có thái độ tích cực, tinh thần tập thể, hợp tác khi giải quyết một vấn trong nhóm,   tổ của mình. 3. Cách thức tiến hành biện pháp Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục :   giáo dục bằng trò chơi. Sử  dụng các trò chơi trong dạy và học phân môn Tiếng   Việt kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với   yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn cách thức tổ  chức trò  chơi đa dạng về hình thức với nhiều mục đích khác nhau:  Trò chơi vận động, trò  chơi trí tuệ, trò chơi tạo tâm thế, trò chơi rèn các kỹ năng...Việc lựa chọn trò chơi  nào, vào hoạt động nào của bài học là điều giáo viên cần nghiên cứu cụ  thể  để  đảm bảo được mục tiêu của bài học, điều kiện của lớp học và tạo điều kiện cho  tất cả  các học sinh cùng được tham gia. Có như  vậy hệu quả  đạt được mới cao.   Sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt được thực hiện như sau:  3.1. Xác định sử  dụng trò chơi tương  ứng với các hoạt động của bài   dạy  Hiện nay, bài giảng của giáo viên được thiết kế theo hướng phát triển năng  lực học sinh với năm hoạt động như sau : ­ Hoạt động 1 : Khởi động ­ Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức ­ Hoạt động 3 : Luyện tập ­ Hoạt động 4 : Vận dụng ­ Hoạt động  5:  Tìm tòi, mở rộng *  Đối với hoạt động khởi động :  2                                   
  3. Các trò chơi thường được vận dụng để  tạo tâm thế  học tập hoặc kết hợp   với kiểm tra bài cũ. Hình thức trò chơi đa dạng, phong phú sẽ  giúp học sinh có sự  tò mò, kích thích, lôi cuốn sự chú ý và tạo tinh thần thoải mái khi giờ học bắt đầu. Trò chơi có thể tổ chức cho cá nhân hoặc cho nhóm lớn( Chia  theo dãy bàn  được bố trí trong phòng học hoặc  theo đội chơi ) *  Đối với hoạt động hình thành kiến thức: Các trò chơi thường được vận dụng để  giúp các em vừa chơi vừa tìm hiểu  được kiến thức trong bài. Vì vậy, sau khi áp dụng trò chơi, học sinh phải giải   quyết được nhiệm vụ : Hình thành đơn vị kiến thức nào trong bài học. Trò chơi thường được tổ  chức cho cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ  (2 người,  hoặc 4­ 6 người ) để tránh sự ồn ào, hoặc quá lộn xộn trong hoạt động. *  Đối với hoạt động luyện tập và vận dụng kiến thức : Các trò chơi thường  nhằm mục đích củng cố kiến thức hoặc kỹ năng vận  dụng kiến thức từ bài học. Trò chơi có thể áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm lớn để không khí sôi nổi  của giờ học được duy trì. *  Đối với hoạt  động tìm tòi, mở rộng: Trò chơi phù hợp với nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, thường gắn với nhiệm vụ  đã giao từ tiết trước khi học sinh phải mở rộng kiến thức, tìm tòi kiến thức ngoài  bài học  3.2. Tiến trình tổ chức trò chơi  Gồm các bước cơ bản sau : ­ Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi ­ Bước 2 : Hướng dẫn luật chơi. Bước này gồm những việc sau : +  Quy định số người trong các đội chơi, trọng tài +  Các dụng cụ dùng để chơi + Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, các đội chơi, thời gian + Cách đánh giá kết quả. ­ Bước 3 : Thực hiện trò chơi (Các đội  hoặc cá nhân  tiến hành chơi theo  hiệu lệnh) ­ Bước 4 :  Các đội chơi trình bày kết quả của đội mình. ­ Bướ 5 : Nhận xét sau cuộc chơi. + Công bố kết quả đội chơi của từng đội (trọng tài làm nhiệm vụ) + Một số  học sinh nêu  kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể  hiện. Để có thể làm được như trên, giáo viên cần thực hiện các công việc cụ thể  sau : 3                                   
  4. ­ Xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực, phẩm chất cần   hình thành  ở  mỗi bài dạy, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức để  giải quyết   các tình huống thực tiễn và năng lực sáng tạo. ­ Soạn bài, thiết kế các hoạt động dạy và học, các trò chơi có thể  áp dụng  sao cho phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh, với không gian lớp   học và đồ dùng dạy học hiện có. ­ Chuẩn bị phần thưởng, quà tặng phù hợp để khuyến khích học sinh.  ­ Vận dụng ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, thiết kế đồ  dùng  dạy học phục vụ  cho trò chơi, khuyến khích học sinh làm đồ  dùng  ứng dụng trò   chơi (hộp giấy, cây hoa dân chủ...) ­ Tập trung chú ý tới nhiều đối tượng học sinh, khuyến khích được học sinh  hào hứng sôi nổi tham gia trò chơi. ­  Không lạm dụng trò chơi quá nhiều trong một tiết học dẫn đến việc hình  thành kiến thức hời hợt hoặc để giờ học quá ồn ào, quá lộn xộn. Ví dụ cụ thể : Tôi xin thuyết trình  về việc áp dụng biện pháp sử dụng  trò  chơi trong phân môn Tiếng Việt 7 ­  bài THÀNH NGỮ * Mục tiêu của bài học : ­ Kiến thức : HS hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ ­  Kĩ năng:  Giải thích được nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng  thành ngữ có hiệu quả trong nói, viết. ­ Thái độ : Có ý thức sử dụng thành ngữ trong nói và viết ­ Năng lực, phẩm chất: Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực tự học,  năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng Công nghệ thông  tin. + Góp phần hình thành phẩm chất: tự chủ, tự tin... * Nội dung bài học gồm các phần : + Thế nào là thành ngữ ?                                                            + Sử dụng thành ngữ. Căn cứ vào mục tiêu và nội dung bài học như trên, tôi đã tổ chức các trò chơi   trong tiết học đó như sau : Trò chơi 1: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ (NHÌN HÌNH ĐOÁN THÀNH NGỮ) ­ Trò chơi này được tổ chức ở hoạt động khởi động. ­ Mục đích của trò chơi này là : Tạo hứng thú, lôi cuốn ở ngay đầu tiết học.  ­ Cách chơi như sau : +  GV chiếu  các hình  ảnh tương  ứng với các thành ngữ  (Nước mắt cá sấu, mắt   nhắm mắt mở, đầu voi đuôi chuột, nước đổ đầu vịt, lên voi xuống chó,... ) +  Hs chơi cá  nhân bằng cách quan sát hình ảnh trên máy chiếu và trả lời. 4                                   
  5. +  Sau khi các hình ảnh được giải bằng các thành ngữ tương ứng, giáo viên sẽ giới   thiệu vào bài mới.                              Trò chơi 2 : HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI ­ Trò chơi được tổ chức sau khi đã tìm hiểu xong nội dung bài học. Đồng thời cũng  là để thay đổi không khí căng thẳng của giờ học và giúp các em nhớ lại những nội   dung chính của bài học. ­ Mục đích của trò chơi : Rèn luyện cho HS khả  năng phản  ứng nhanh nhạy, sự  kết hợp giữa các thao tác vận động và suy nghĩ.  ­ Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy, bỏ vào hộp các mảnh giấy có ghi   các câu thành ngữ ­ Cách chơi như sau : Cả lớp chia thành hai đội chơi. Mỗi đội sẽ cử một thành viên  lên bốc thăm thành ngữ , sau đó diễn tả bằng hành động và các thành viên của đội   mình ghi đáp án ra bảng nhóm. Mỗi đội sẽ thực hiện trong vòng 3 phút. Đội nào có  nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng. Như vậy, hai trò chơi được tổ chức tương ứng với các hoạt động khởi động  và vận dụng sẽ giúp học sinh vừa được học, vừa được chơi, tránh tâm lí nặng nề  khi học bài, tạo cho tiết học sổi nổi và đạt hiệu quả. 4. Kết quả đạt được Qua thực tế sau khi tiến hành sử  dụng trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng  Việt, tôi thấy chất lượng bộ  môn ngày càng nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là giờ  học  trở nên sôi nổi, học sinh thích thú, chủ động tìm tòi và tiếp thu kiến thức. Kết quả  khảo sát chất lượng Tiếng Việt lớp 7 đầu và cuối năm học 2019­ 2020 đã cho  thấy hiệu quả của việc áp dụng biện pháp đó. Cụ thể là : * Kết quả khảo sát ban đầu:                      Lớp Sĩ số Trên trung bình Dưới trung bình G % K % TB % Yế % Kém % u 7 A 31 05 16,1 10 32,3 11 35,5 05 16,1 0 0 7B 31 06 19,4 08 25,8 12 38,7 06 19,4 0 0 * Kết quả sau khi áp dụng biện pháp : Lớp Sĩ số Trên trung bình Dưới trung bình G % K % TB % Yế % Kém % u 7A 31 08 25,8 14 45,2 08 25,8 01 3,2 0 0 7B 31 09 29,0 12 38,7  09 29,0 01 3,2 0 0 5                                   
  6.    Trên đây là biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của cá nhân tôi đã áp dụng  khá thành công trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường. Rất mong   được sự góp ý chân thành của Hội đồng bộ môn, Ban giám khảo để biện pháp này  ngày càng hoàn thiện hơn.                                                          Lệ Thủy, ngày 10 tháng 11 năm 2020 Xác nhận của Hiệu trưởng                                       Giáo viên                                                                                 Diệp Thị Diệu Linh 6                                   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2